Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh mới giai đoạn 2008-2013 Nguyễn Thanh Thảo Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế Mã số 60 31 07 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Xuân Thiên Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quan hệ thương mại; Việt Nam; Nhật bản; Kinh tế đối ngoại; Kinh tế thế giới. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Với nền tảng 40 năm từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao cùng với Nhật Bản cũng là quốc gia ở trong khu vực có ảnh hưởng nền văn hóa lâu đời với Việt Nam. Sự gần gũi về địa lý, quan hệ gắn bó lâu đời trong lịch sử cùng với những lợi ích chiến lược trong giai đoạn hiện nay khiến Việt Nam và Nhật Bản ngày càng xích lại gần nhau hơn. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong 4 thập kỷ qua phát triển mạnh nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Mối quan hệ Việt Nam và Nhật Bản đã không ngừng phát triển, đặc biệt hai nước đã và đang tăng cường mạnh mẽ quan hệ kinh tế bao gồm thương mại và đầu tư. Quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh của Châu Á được hai bên thiết lập năm 2009 đã nói lên đầy đủ tầm quan trọng của mối quan hệ này. Không chỉ dành cho nhau sự ưu tiên hợp tác ở mức cao nhất, giao lưu nhân dân hai nước không ngừng được mở rộng. Năm 2013, lãnh đạo hai nước nhất trí chọn là “Năm Hữu nghị Việt-Nhật” và Chính phủ Việt Nam cũng đã xây dựng đề án tổ chức hàng loạt sự kiện để ghi dấu chặng đường 40 năm hợp tác. Tuy xét về mặt tăng trưởng và phát triển, Nhật Bản vẫn có độ chênh khá lớn so với Việt Nam, song hai nước vẫn luôn tìm được tiếng nói chung với những nét tương đồng về văn hóa, kinh tế, xã hội. Đó có lẽ cũng chính là lý do để mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước ngày một chắp cánh, đặc biệt phải kể đến lĩnh vực giao lưu thương mại. Hiện tại, quan hệ song phương đang phát triển tốt đẹp trên cơ sở gắn bó và lòng tin ngày càng được củng cố giữa hai dân tộc và hiện nay giới kinh doanh Nhật đang tiếp tục đánh giá Việt Nam là thị trường có sức hấp dẫn cao vì sự ổn định và có thể phát triển lâu dài. Việc phát triển quan hệ kinh tế thương mại sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho quốc gia trong lĩnh vực ngoại thương. Nhật Bản có một thị trường tiêu thụ rộng lớn cho các sản phẩm của Việt Nam như: dầu thô, hàng dệt may, giầy dép da, than, cafe… và các hàng nông sản khác. Nhờ đó, tích luỹ được một nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước, góp phần đáng kể vào công cuộc đổi mới đất nước. Mặt khác, thông qua nhập khẩu, nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam sẽ được thoả mãn với những hàng hoá có chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, nhiều tính năng tác dụng do Nhật Bản sản xuất. Đây cũng là một động lực để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước với hàng hoá nhập khẩu từ Nhật Bản. Hơn nữa khi tham gia vào quan hệ ngoại thương với Nhật, Việt Nam có thể nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại từ một nước có công nghệ tiên tiến như Nhật Bản, để từ đó đẩy mạnh, nhanh hơn quá trình CNH – HĐH đất nước, nâng cao năng xuất lao động cho nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, mặc dù Việt Nam và Nhật Bản là những nước cùng ở khu vực Châu Á, cùng với thuận lợi về giao thông biển. Trong nhiều năm liền, Nhật Bản luôn là bạn hàng số một của Việt Nam, nhưng đến những năm gần đây đã tụt xuống vị trí thứ hai hoặc thứ ba sau Trung Quốc và Mỹ. Vị thế của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Nhật Bản cũng còn rất khiêm tốn. Xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản chỉ chiếm thị phần còn hạn chế so với nhập khẩu của Nhật Bản. Tính chung kim ngạch mậu dịch hai chiều, Việt Nam luôn đứng sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Điều đó chứng tỏ quan hệ thương mại giữa hai bên chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh cùng mong muốn của cả hai bên. Bên cạnh sự tác động của nội lực kinh tế Việt Nam và Nhật Bản, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản cũng cần được xem xét dưới sự tác động của những bối cảnh kinh tế thế giới mới. Trong giai đoạn 2008 -2013 chúng ta có thể nhắc tới những sự kiện nổi bật liên quan tới quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản đó là Hiệp định đối tác toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) đã được ký kết. Cùng với đó, những vấn đề kinh tế thế giới cũng cần bàn tới đó là cuộc Khủng hoảng kinh tế ở Mỹ, Khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, xu thế toàn cầu hóa và gia tăng tiến trình khu vực hóa mậu dịch. Những bối cảnh trên tác động mạnh mẽ tới quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản. Vì vậy vấn đề cần được nghiên cứu đó là: Quan hệ thương mai Việt Nam – Nhật Bản đã tương xứng với tiềm năng vốn có của hai nước hay chưa? Dưới sự tác động của bối cảnh mới, liệu rằng Việt Nam – Nhật Bản có thể gia tăng quy mô hợp tác hay không? Việt Nam cần phải làm gì để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản? Để trả lời cho những câu hỏi và vấn đề nêu trên, tôi đã chọn đề tài: “Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh mới giai đoạn 2008-2013” làm đề tài tốt nghiệp luận văn thạc sỹ. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu. Cho đến nay, đã có nhiều tài liệu đề cập đến quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản. Các tài liệu thường xoay quanh các chủ đề chính đó là: Thương mại một số mặt hàng hoặc Khái quát thương mại Việt Nam – Nhật Bản Thương mại một số mặt hàng - Nguyễn Thị Huế (2009), Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, ĐH Kinh tế - ĐH Quốc Gia Hà Nội. Luận văn phân tích làm rõ thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đặc biệt là các mặt hàng gốm sứ, mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ, hàng sơn mài từ năm 1998 đến năm 2007 và đưa ra một cách khái quát những kết quả tích cực và hạn chế trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang Nhật Bản. Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. - Vũ Thị Lý (2012), Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, ĐH Kinh tế - ĐH Quốc Gia Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu những nhân tố tác động hình thành và nội dung của chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản. Đánh giá những mặt thành công và hạn chế của chiến lược này và khả năng vận dụng của các nước đi sau. Trên cơ sở những kinh nghiệm thực tế của Nhật Bản và thực tiễn của Việt Nam, luận văn đưa ra các kiến nghị nhằm góp phần phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Khái quát quan hệ hệ kinh tế, thương mại - Nguyễn Xuân Thiên (2008), Vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế Nhật Bản và một số gợi ý chính sách đối với Việt Nam. Nghiên cứu đã phân tích đánh giá vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế Nhật Bản. - Đưa ra những gợi ý thiết thực đối với Việt Nam nhằm góp phần xây dựng một nền văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phát huy yếu tố văn hóa đối với phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập. - Góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản Những nội dung chính: Nội dung của đề tài đã tập trung phân tích làm rõ những điểm sau: - Văn hóa Nhật Bản là một trong những nhân tố quan trọng nhất góp phần tạo nên sự thần kỳ về kinh tế của Nhật Bản, đặc biệt là những đặc điểm độc đáo của văn hóa Nhật Bản; - Tác động của văn hóa Nhật Bản đối với phát triển kinh tế ở cả tầm vĩ mô và vi mô. - Phân tích làm rõ những nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam và những quan điểm cơ bản của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam. - Đưa ra bốn gợi ý quan trọng về mặt chính sách nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phát huy yếu tố văn hóa đối với phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập. - Việc nghiên cứu đề tài trên không chỉ có ý nghĩa đối với Nhật Bản mà còn có ý nghĩa đối với Việt Nam. Các kết quả đã đạt được: - Công trình là tài liệu tham khảo bổ ích cho học viên cao học và sinh viên chuyên ngành Kinh tế quốc tế & Quốc tế học. - Góp phần thúc đẩy và phát triển giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với Nhật Bản, hướng tới Nhật Bản là “đối tác chiến lược”. - Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được công bố trên tạp chí Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương số 223 - ngày 8/7/2008. - Tống Thùy Linh (2009), Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản (thời kỳ 1990-2007), ĐH Kinh tế - ĐH Quốc Gia Hà Nội,. Luận văn trình bày trình bày một số vấn đề lý luận chung về thương mại quốc tế; những đặc điểm chủ yếu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Việt Nam và Nhật Bản; các nhân tố chủ yếu thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản. Phân tích quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản từ năm 1990 đến năm 2007, chỉ ra được những thành tựu như: sự tăng trưởng của thương mại hai chiều, sự cải thiện của cán cân mậu dịch, sự phát triển của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; đồng thời cũng chỉ ra một số hạn chế bất cập của quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản: sự phát triển của quan hệ thương mại Việt - Nhật chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi nước, cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu còn nghèo nàn, chậm được cải thiện, chất lượng hàng hoá xuất khẩu chưa cao. Đề xuất một số giải pháp chính sách đẩy mạnh quan hệ thương mại Việt - Nhật ở tầm vĩ mô và vi mô đối với Chính phủ và đối với doanh nghiệp. Đối với chính phủ, nên có kế hoạch cụ thể cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng của ngành thương mại, đẩy mạnh xây dựng công nghiệp phụ trợ, đặc biệt cải thiện các dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, bên cạnh đó cần xây dựng một chiến lược sản phẩm phù hợp và lựa chọn hình thức thâm nhập hiệu quả để tăng cường kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, cần lựa chọn chiến lược phù hợp để thâm nhập thị trường Nhật Bản như xuất khẩu, liên doanh và đầu tư trực tiếp, cần cố gắng thành lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh công ty tại Nhật và cần xây dựng một chiến lược hoạt động kinh doanh phù hợp với thế kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra các giải pháp chính sách ở tầm vĩ mô cho cả Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam. - Trần Anh Phương (2009), Thương mại Việt Nam – Nhật Bản trong tiến trình phát triển quan hệ giữa hai nước, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia. Công trình nghiên cứu được chia làm 3 chương. Chương 1, tác giả đã khái lược lịch sử quan hệ giao lưu giữa hai dân tộc Việt-Nhật qua nhiều thế kỷ từ trước khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay. Và trong 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao kể từ năm 1973 cho đến nay(2008), tác giả đã phân tích, chia thành 3 giai đoạn phát triển: Giai đoạn 1973 – 1978; Giai đoạn 1979 – 1991; Giai đoạn 1992 – 2008. Trong mỗi giai đoạn, tác giả đã nêu nhiều diễn biến và kết quả đạt được của mối quan hệ hai nước trong chính trị và hợp tác an ninh; giao lưu, hợp tác phát triển văn hoá, du lịch và đặc biệt là quan hệ kinh tế. Trong đó, nổi bật lên hợp tác thương mại trong tiến trình phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đã được tác giả phân tích khá sâu sắc. Trong chương 2, tác giả đã chia quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản thành 3 giai đoạn: Từ năm 1973 đến năm 1975; từ năm 1976 đến năm 1986 và từ năm 1987 đến năm 2008. Trong mỗi giai đoạn, tác giả đã phân tích và đưa ra nhiều số liệu có sức thuyết phục để lý giải về sự phát triển thương mại Việt - Nhật tuy có lúc thăng, trầm nhưng suốt 35 năm qua, hiệu quả của hoạt động kinh tế thương mại Việt - Nhật đã đóng góp rất to lớn vào quá trình phát triển bền vững mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. Tuy vậy quan hệ thương mại Việt - Nhật cũng còn một số hạn chế, bất cập do những nguyên nhân chủ quan của cả hai bên Việt Nam và Nhật Bản mà tác giả đã nêu ra. Với chương 3, tác giả đã phân tích những thuận lợi, khó khăn; đưa ra những dự báo triển vọng; đồng thời đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm phát triển mạnh hơn nữa quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản đến năm 2020. Theo tác giả, cả hai nước Việt- Nhật đều phải có những giải pháp nỗ lực hợp tác phát triển, phù hợp với tiềm năng và nhu cầu của cả hai nuớc trong bối cảnh khu vực hoá, toàn cầu hoá kinh tế hiện nay. Trước mắt, cả hai bên cần nhanh chóng ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) và do đó cả Hiệp định Thương mại tự do song phương Việt-Nhật (VJFTA) cũng sẽ được ký kết đồng thời. Tác giả đưa ra kiến nghị: “nước ta cần chủ động xây dựng chiến lược hợp tác phát triển toàn diện dài hạn với Nhật Bản từ nay đến năm 2020, trong đó đặc biệt coi trọng đến các quan hệ hợp tác phát triển kinh tế phù hợp với lợi thế so sánh và yêu cầu phát triển thực tiễn của mỗi nước”. - Ngọc Trịnh (2008), 35 năm quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản: một chặng đường phát triển, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á. Bài nghiên cứu cho rằng “Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và Việt Nam là thị trường ưu tiên trong chính sách của các nhà đầu tư Nhật Bản”. Tác giả đã nêu lên những nét nổi bật, thành tự của quan hệ 2 nước trong các lĩnh vực là Quan hệ thương mại, Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ở Việt Nam, Viện trợ phát triển chính thức và các vấn đề hợp tác cụ thể như: giáo dục, giao lưu văn hóa, du lịch… Các công trình trên đây đã nghiên cứu về quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản trong thời gian một số năm của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Các công trình nói trên đã nghiên cứu thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản, thuận lợi và khó khăn, đưa ra những giải pháp để giải quyết những khó khăn, bất cập đó. Tuy nhiên, các công trình nói tên mới chỉ đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn trong khoảng thời gian mà các tác giả nghiên cứu mà khoảng thời gian đó đã qua, hoặc là vấn đề mà các tác giả nghiên cứu chỉ một nội dung trong công trình mà các tác giả nghiên cứu hoặc nếu có tách riêng thì chỉ mới dừng ở một bài báo, một chương sách… nên tính khái quát là rất cao, không đi sâu nghiên cứu một cách sâu săc, vì thế không giải quyết được một các căn bản các vấn đề đặt ra trong quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản trong giai đoạn hiện tại. Cho nên tác giả luận văn nghiên cứu vấn đề này ở một phạm vi nghiên cứu mới, sâu sắc và toàn diện về thương mại hai nước. Hướng tiếp cận của luận văn là nghiên cứu trực tiếp thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản trong giai đoạn hiện nay, phát hiện những vấn đề nảy sinh, đề xuất những giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản phát triển hơn nữa phù hợp với những lợi ích kinh tế, chính trị của Việt Nam và Nhật Bản. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích Đưa ra thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản dưới sự tác động của bối cảnh mới của giai đoạn 2008-2013, Tìm ra thành tựu trong quan hệ hai nước và các mặt hạn chế từ phía Việt Nam Đề ra những giải pháp khắc phục và tận dụng những ưu đãi của Nhật Bản dành cho Việt Nam từ các hiệp định song phương và đa phương đã kí kết. Để đa ̣ t được các mục tiêu trên, đề tài sẽ thực hiê ̣ n các nhiê ̣ m vụ sau: - Thứ nhất, tìm hiểu và đa ́ nh gia ́ bối cảnh tác động tới tiềm năng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản. - Thứ hai, đa ́ nh gia ́ thực tra ̣ ng xuất khâ ̉ u, nhập khâ ̉ u của Viê ̣ t Nam với thị trường Nhật Bản giai đoạn 2008-2013 - Thứ ba, tô ̉ ng hơp ̣ quan đi ểm, định hướng và đề xuất gia ̉ i pháp nh ằm tiếp tục phát triển quan hê ̣ thương ma ̣ i Viê ̣ t Nam – Nhật Bản trong những năm tới 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh .mới (giai đoạn 2008-2013). Trong quan hệ thương mại, quan hệ về thương mại hàng hóa chiếm một phần quan trọng nên tác giả đã lựa chọn nghiên cứu về quan hệ thương mại hàng hóa. Về thời gian, luận văn nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2008 đến năm 2013. 5. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn sử dụng hệ phương pháp kết hợp logic và lịch sử, khái quát hoá và cụ thể hoá. Phương pháp so sánh để xác định xu hướng, mức độ biến động của hoạt động thương mại giữa hai nước. Phương pháp thông kê, thu thập số liệu thông tin tư ̀ sa ́ ch ba ́ o ,tư ̀ ca ́ c tô ̉ chư ́ c va ̀ Bô ̣ công thương, các tổ chức chính phủ khác 6. Những đóng góp mới của đề tài. - Hệ thống hóa các vấn đề thực tiễn về quan hệ hợp tác thương mại giữa hai nước dưới bối cảnh mới. - Phân tích mối quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản từ năm 2008 đến năm 2013, chỉ ra được những thành tựu, những tồn tại và lý giải để tìm ra nguyên nhân còn tồn tại giữa mối quan hệ của hai nước - Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại song phương hơn nữa trong tương lai. - Đưa ra một số dự đoán về triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản cho tới năm 2020. 7. Kết cấu của đề tài. Ngoài phần lời cảm ơn, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những nhân tố mới tác động tới quan hệ thương mại Việt Nam -Nhật Bản Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản Chương 3: Triển vọng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản Reference Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Nguyễn Khương Bình (2006), WTO với doanh nghiệp Việt Nam – Những cơ hội và thách thức hậu gia nhập WTO, Nhà xuất bản Lao động. 2. Ngô Xuân Bình (2008), “Nhận diện quan hệ Việt Nam –Nhật Bản”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 11. 3. Bộ công thương (2012), Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Nhà xuất bản Công thương. 4. Bộ công thương (2011), Hiệp định đối tác kinh tế toàn điện Asean – Nhật Bản (AJEPA) và Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), Nhà xuất bản Công thương. 5. Dương Phú Hiệp – Vũ Văn Hà (2004), Quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh quốc tế mới, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 6. Tống Thùy Linh(2009), Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản (thời kỳ 1990-2007), ĐH Kinh tế - ĐH Quốc Gia Hà Nội. 7. Kimura Hiroshi – Furuta Motoo – Nguyễn Duy Dũng (2005), Những bài học về quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, Nhà xuất bản Thống kê. 8. Vũ Văn Hà (2007), Quan hệ Trung Quốc – ASEAN – Nhật Bản trong bối cảnh mới và tác động của nó tới Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. 9. Hồ Việt Hạnh (2008), “Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản thông qua một số cuộc gặp quan trọng”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 11. 10. Trần Quang Minh – TS. Phạm Quý Long (2011), Xây dựng đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản - Nội dung và lộ trình, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa. 11. Trần Quang Minh- Ngô Xuân Bình (2005), Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản. Quá khứ, hiện tại và tương lai, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 12. Trần Quang Minh (2008), “Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản: thành tựu và triển vọng”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 11. 13. Trần Quang Minh (2007), “Quan hệ Nhật Bản – ASEAN trong bối cảnh hội nhập châu Á”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 9. 14. Trần Anh Phương (2009), Thương mại Việt Nam – Nhật Bản trong tiến trình phát triển quan hệ giữa hai nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 15. Võ Hải Thanh (2009), “Khủng hoảng kinh tế Mỹ và tác động của nó tới quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản”, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á. 16. Nguyễn Xuân Thiên (2008), Vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế Nhật Bản và một số gợi ý chính sách đối với Việt Nam, ĐH Kinh tế - ĐH Quốc Gia Hà Nội . 17. Ngọc Trịnh (2008), “35 năm quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản: một chặng đường phát triển”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á. Website 18. http://nghiencuubiendong.vn/quan-h-quc-t/3191-su-phat-trien-cua-co-che-hop- tac-asean-nhat. 19. http://nghiencuubiendong.vn/quan-h-quc-t/3407-nht-va-asean-sau-40-nm- quan-h 20. http://www.vietnamplus.vn/Home/Thuc-day-hop-tac-kinh-te-giua-ASEAN-va- Nhat-Ban/20137/206470.vnplus 21. http://www.baomoi.com/Kinh-te-Nhat-Ban-va-anh-huong-toi-Viet- Nam/45/11348387.epi 22. http://www.vietrade.gov.vn/tin-tuc/20-tin-tuc/2700-de-quan-he-thuong-mai- viet-nam-nhat-ban-them-nong-am.html 23. http://www.baomoi.com/Kinh-te-thuong-mai-Viet-Nam-Nhat-Ban-Phat-trien- chua-tung-co/45/7562045.epi 24. http://www.canthopromotion.vn/webnew/index.php?option=com_content&tas k=view&id=5569&Itemid=70 25. http://sgtt.vn/Goc-nhin/55205/Hiep-dinh-doi-tac-kinh-te-Viet-%E2%80%93- Nhat.html 26. http://vef.vn/2011-03-17-cuoc-tai-thiet-nhat-ban-la-co-hoi-cho-doanh nghiệp- viet-nam 27. http://www.ktdt.com.vn/news/detail/364304/thi-truong-viet-nam-ngay-cang- hap-dan-doanh-nghiep-nhat.aspx Tiếng Anh 28. http://www.nikkei.co.jp/events/asean40/pdf/narongchai.pdf 29. http://www.asean.or.jp/en/asean/know/relation.html 30. http://www.vietrade.gov.vn/en/index.php?option=com_content&view=article& id=1034:overview-of-vietnam-japan-relationship&catid=20:news&Itemid=287 31. http://news.xinhuanet.com/english/business/2013-03/26/c_132263529.htm . của luận văn là quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh .mới (giai đoạn 2008-2013) . Trong quan hệ thương mại, quan hệ về thương mại hàng hóa chiếm một phần quan trọng nên. tới quan hệ thương mại Việt Nam -Nhật Bản Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản Chương 3: Triển vọng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản Reference. thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản trong giai đoạn hiện nay, phát hiện những vấn đề nảy sinh, đề xuất những giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản phát triển