Thí điểm đánh giá môn học tại trường đại học Thủy lợi Nguyễn Hương Giang Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn Thạc sĩ. Đo lường và đánh giá trong giáo dục Nghd: PGS.TS. Phạm Văn Quyết Năm bảo vệ: 2013 Abstract: Nghiên cứu đánh giá thí điểm một vài môn học tại trường đại học thủy lợi nhằm giúp nhà trường có cái nhìn khái quát về chất lượng của từng nhóm môn học về các mặt: tổ chức môn học, nội dung chương trình đào tạo, kiểm tra đánh giá của môn học,… từ đó có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm của từng loại môn học. Đồng thời đưa ra bộ công cụ đánh giá dùng chung cho tất cả các môn học của trường đại học Thuỷ Lợi, tiến đến đưa bộ công cụ này vào lấy ý kiến sinh viên bằng trực tuyến. Keywords: Đánh giá giáo dục; Đảm bảo chất lượng; Đánh giá môn học Contents: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nền giáo dục Việt Nam tương lai sẽ ra sao? câu hỏi khiến nhiều người lo ngại. Việc nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam đang trở nên khó khăn và cấp bách hơn bao giờ hết, do đó rất cần sự chung sức của các cơ sở giáo dục đào tạo trong nước và sự giúp đỡ của các cơ sở giáo dục ngoài nước để nền giáo dục Việt Nam ngày càng phát triển. Các cơ sở giáo dục đào tạo trong nước nói chung đang cố gắng nâng cao chất lượng đào tạo của mình bằng rất nhiều phương pháp khác nhau, các trường đại học nói riêng dựa vào sự đóng góp ý kiến của người học, người sử dụng lao động, hay tự đánh giá mình… để rút ra những mặt mạnh, những mặt còn tồn tại, để từ đó có biện pháp cho phù hợp. Lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên hay đánh giá môn học hiện nay là một trong những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nó giúp cho: Giảng viên muốn biết việc giảng dạy của mình có hiệu quả hay không; Cán bộ quản lý muốn biết các môn học có thu hút được nhiều sinh viên hay không; Hiệu trưởng, trưởng Khoa muốn có những minh chứng cụ thể trong việc đánh giá cán bộ của mình. Thấy được tầm quan trọng nên hiện nay đã có nhiều trường đại học trong nước triển khai công tác này, đặc biệt là sau khi Bộ Giáo dục và đào tạo ra công văn số 1276/BGDDT-NG ngày 20/2/2008 về việc Hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Tuy nhiên hai khái niệm chất lượng hoạt động giảng dạy và đánh giá môn học là hoàn toàn khác nhau. Hầu hết các trường đại học đều sử dụng phương pháp dùng bảng hỏi và phát đến tay từng sinh viên để lấy ý kiến. Tuy vậy phát vào thời điểm nào là hợp lí, dùng bộ công cụ nào cho phù hợp và phân tích thế nào để đảm bảo tính khách quan, đáng tin cậy. Trường đại học Thủy lợi hiện nay mới chỉ thực hiện một số hoạt động đảm bảo chất lượng như: Lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên; Đánh giá một số chương trình đào tạo; Đánh giá môn học mới chỉ thực hiện đơn lẻ theo yêu cầu của một vài bộ môn, bộ công cụ đánh giá môn học do bộ môn tự thiết kế phù hợp với môn học của họ. Do đó để mở rộng hoạt động này thành nhiệm vụ bắt buộc thì cần phải có bộ công cụ đánh giá chung cho tất cả các môn học của trường đại học Thuỷ lợi. Chọn đề tài “Thí điểm đánh giá môn học tại trường đại học Thuỷ lợi” nhằm điều chỉnh và đưa ra bộ công cụ chuẩn phục vụ cho việc đánh giá môn học của nhà trường, thêm vào đó để nhà trường thấy được ý nghĩa quan trọng của công tác này và nó không thể thiếu trong hoạt động đảm bảo chất lượng của trường. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của đề tài là nghiên cứu là đánh giá thí điểm một vài môn học tại trường đại học thủy lợi nhằm giúp nhà trường có cái nhìn khái quát về chất lượng của từng nhóm môn học về các mặt: tổ chức môn học, nội dung chương trình đào tạo, kiểm tra đánh giá của môn học,… từ đó có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm của từng loại môn học. Đồng thời đưa ra bộ công cụ đánh giá dùng chung cho tất cả các môn học của trường đại học Thuỷ lợi, tiến đến đưa bộ công cụ này vào lấy ý kiến sinh viên bằng trực tuyến. 3. Giới hạn nghiên cứu - Đánh giá 5 môn học đại diện cho nhóm các môn học: Đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành. - Thời gian: Học kỳ I năm học 2011-2012. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Câu hỏi nghiên cứu Việc thử nghiệm đánh giá các môn học ở trường ĐHTL đạt được những kết quả như thế nào ? 4.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.3.1. Khách thể nghiên cứu: - Sinh viên đang theo học: các khóa tín chỉ 50,51,52,53. - Giáo viên đang giảng dạy tại trường: các môn được đánh giá - Cán bộ quản lý của trường (có liên quan đến công tác đào tạo) 4.3.2. Đối tượng nghiên cứu: - Các môn học đánh giá: Cơ học cơ sở 1; Thủy lực công trình; Cơ kết cấu; Tư tưởng Hồ Chí Minh và Kỹ thuật & tổ chức xây dựng. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 5.1. Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu thành công sẽ đóng góp thêm vào các công trình nghiên cứu về vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo của trường ĐHTL đó là SV đánh giá môn học. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá thí điểm môn học tại trường ĐHTL có tác dụng tích cực tới SV, GV và nhà trường. Dựa trên kết quả thu được, nghiên cứu đưa ra những đề xuất với lãnh đạo trường ĐHTL, với GV, CBQL nhằm mục đích nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo của nhà trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Thị Tú Anh (2008), Nghiên cứu đánh giá chất lượng giảng dạy đại học tại học viện báo chí và tuyên truyền. Luận văn Ths chuyên ngành Đo lường và đánh giá trong GD. [2] Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng giáo dục đại học, NxB Đại học Quốc gia Hà nội, Hà nội. [3] Lê thị Hồng Duyên (2011), "Tác động của việc đánh giá hoạt động giảng dạy từ phía người học đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên”. Luận văn Ths chuyên ngành Đo lường và đánh giá trong GD. [4] Sái Công Hồng (2008), Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên-Tỉnh Vĩnh Phúc . Luận văn Ths chuyên ngành Đo lường và đánh giá trong GD. [5] Trần Thị Hoài (2007), Các tiêu chí đánh giá Đề cương môn học của chương trình đào tạo đại học theo tín chỉ ở đại học quốc gia hà nội. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho các trường đại học Việt Nam”, do Viện Nghiên cứu Giáo dục tổ chức năm 2007. [6] Nguyễn Phương Nga (2011), Bàn về các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục đại học. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn (số 27), tr. 59-65. [7] Lê Đức Ngọc (2006), Đo lường và đánh giá thành quả học tập. Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục – ĐHQGHN. [8] Lê Đức Ngọc (2003), Bài giảng: “Đo lường và đánh giá trong giáo dục”. [9] Lâm Quang Thiệp (2003), Về hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Việt Nam (trong cuốn Giáo dục học đại học); NxB Đại học quốc gia Hà Nội. [10] Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục-ĐHQGHN (2005). GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Chất lượng và đánh giá, tr.121-123. [11] Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục-ĐHQGHN (2005). GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Chất lượng và đánh giá, tr. 129-130. [12] Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục-ĐHQGHN (2005). GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Chất lượng và đánh giá, tr 363. [13] Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đại học (Ban hành kèm theo Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo). [14] www.ktkd.ueh.edu.vn/Kiem%20dinh/Phieudanhgiamonhoc.pdf, ngày cập nhật 18.10.2013 [15]https://spreadsheets.google.com/viewform?formkey=dDBXbmRNUHNoLWc1MnJJaFJ CMnpHS3c6MQ, cập nhật ngày 18.10.2013 [16]https://docs.google.com/viewer?a=v&q=cache:75HwbB3umnEJ:www.hutech.edu.vn/kha othi/docalls/giangvien/Bieu%2520mau%2520SV%2520danh%2520gia%2520GV%2520%28LT _TH%29.doc+&hl=vi&gl=vn&pid=bl&srcid=ADGEESjUYK- bL2d_a2vzkREfnosfqZBqyVY4GUHSx3n7M5tABk7eo2jCgGmQC- 9RyEzzGKTLEZViWuD1dGxKb0gd7tL8q9- zKZOJ0b5JN0fEM_asInsg75kh2KReTBWNp4Kc2RWObPw&sig=AHIEtbTDG1bg- rbKNXT4NMFlIC6Hxzqrag, cập nhật ngày 18.10.2013 Tài liệu nước ngoài [18] Raymond Benton, Jr.,Loyola University Chicago "USING STUDENT COURSE EVALUATIONS TO DESIGN FACULTY DEVELOPMENT WORKSHOPS " Journal Academy of Educational Leadership Journal, Volume 15, Number 2, 2011 [19] Beatrice Tucker, Sue Jones, Leon Straker, Joan Cole "Course Evaluation on the Web: Facilitating Student and Teacher Reflection to Improve Learning" Journal NEW DIRECTIONS FOR TEACHING AND LEARNING, no. 96, 2003. [20] http://www2.byui.edu/CourseEvaluations/FormForViewing.htm, ngày cập nhật 3.11.2013 [21] http://web.mit.edu/se-project/images/MIT-eval-form-SciEng.pdf, ngày cập nhật 3.11.2013 [22] http://www.washington.edu/oea/services/course_eval/about.html, ngày cập nhật 3.11.2013 . buộc thì cần phải có bộ công cụ đánh giá chung cho tất cả các môn học của trường đại học Thuỷ lợi. Chọn đề tài Thí điểm đánh giá môn học tại trường đại học Thuỷ lợi nhằm điều chỉnh và đưa ra. Thí điểm đánh giá môn học tại trường đại học Thủy lợi Nguyễn Hương Giang Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn Thạc sĩ. Đo lường và đánh giá trong giáo. Abstract: Nghiên cứu đánh giá thí điểm một vài môn học tại trường đại học thủy lợi nhằm giúp nhà trường có cái nhìn khái quát về chất lượng của từng nhóm môn học về các mặt: tổ chức môn học, nội dung