1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tài liệu hướng dẫn giải các dạng bài tập xác suất trong các đề thi môn sinh học

12 778 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 185,5 KB

Nội dung

Tài liệu hướng dẫn cách giải các dạng bài tập liên quan đến xác suất trong các đề thi môn Sinh học, luyện thi THPT Quốc Gia, rất hay.Tài liệu hướng dẫn cách giải các dạng bài tập liên quan đến xác suất trong các đề thi môn Sinh học, luyện thi THPT Quốc Gia, rất hay.Tài liệu hướng dẫn cách giải các dạng bài tập liên quan đến xác suất trong các đề thi môn Sinh học, luyện thi THPT Quốc Gia, rất hay.Tài liệu hướng dẫn cách giải các dạng bài tập liên quan đến xác suất trong các đề thi môn Sinh học, luyện thi THPT Quốc Gia, rất hay.

A. LÍ THUYẾT TÍCH HỢP XÁC SUẤT 1/ Định nghĩa xác suất: Xác suất (P) để một sự kiện xảy ra là số lần xuất hiện sự kiện đó (a) trên tổng số lần thử (n): P = a/n  Thí dụ: P Thân cao x thân thấp  F1 100% thân cao  F2 787 thân cao : 277 thân thấp Xác suất xuất hiện cây thân cao là: 787/(787 + 277) = 0,74 2/ Các qui tắc tính xác suất 2.1. Qui tắc cộng xác suất • Khi hai sự kiện không thể xảy ra đồng thời (hai sự kiện xung khắc), nghĩa là sự xuất hiện của sự kiện này loại trừ sự xuất hiện của sự kiện kia thì qui tắc cộng sẽ được dùng để tính xác suất của cả hai sự kiện: P (A hoặc B) = P (A) + P (B) • Thí dụ : Đậu Hà Lan hạt vàng chỉ có thể có một trong hai kiểu gen AA (tỉ lệ 1/4) hoặc Aa (tỉ lệ 2/4). Do đó xác suất (tỉ lệ) của kiểu hình hạt vàng (kiểu gen AA hoặc Aa) sẽ là 1/4 + 2/4 = 3/4. 2.2. Qui tắc nhân xác suất • Khi hai sự kiện độc lập nhau, nghĩa là sự xuất hiện của sự kiện này không phụ thuộc vào sự xuất hiện của sự kiện kia thì qui tắc nhân sẽ được dùng để tính xác suất của cả hai sự kiện: P (A và B) = P (A) . P (B) • Thí dụ: Ở người, bệnh mù màu đỏ - xanh lục do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định. Không có gen trên nhiễm sắc thể Y. Bố, mẹ X A X a x X A Y, xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai đầu lòng bị bệnh là bao nhiêu? => Xác suất sinh con trai là 1/2 và xác suất con trai bị bệnh là1/2. Do đó: P ( trai bị bệnh) = 1/2.1/2 = 1/4 2.3. Qui tắc phân phối nhị thức • Khi xác suất của một sự kiện X là p và xác suất của sự kiện Y là q thì trong n phép thử, xác suất để sự kiện X xuất hiện x lần và sự kiện Y xuất hiện y lần sẽ tuân theo qui tắc phân phối nhị thức: trong đó n! = n(n – 1)(n – 2) 1 và 0! = 1 x + y = n  y = n – x và p + q = 1  q = 1 – p Do đó công thức trên còn có thể viết là: Thí dụ 1 Ở người gen b gây bệnh bạch tạng so với B qui định màu da bình thường. Một cặp vợ chồng kiểu gen đều dị hợp có 5 đứa con. Xác suất để có hai con trai bình thường, 2 con gái bình thường và một con trai bạch tạng là bao nhiêu? Phân tích • Xác suất sinh con trai hoặc con gái đều = 1/2 • Xác suất sinh con bình thường = 3/4 Tài liệu ôn tập SINH HỌC 12 – Chuyên đề : XÁC SUẤT SINH HỌC - Trang: 1 P( ) (1 ) − = − n x n x x X C p p P( ) (1 ) − = − n x n x x X C p p ! !( )! = − x n n C x n x ! ! ! x y n P p q x y = • Xác suất sinh con bệnh bạch tạng = 1/4 Như vậy theo qui tắc nhân: • Xác suất sinh 1 con trai bình thường = (1/2)(3/4) = 3/8 • Xác suất sinh 1 con gái bình thường = (1/2)(3/4) = 3/8 • Xác suất sinh 1 con trai bạch tạng = (1/2)(1/4) = 1/8 • Xác suất sinh 1 con gái bạch tạng = (1/2)(1/4) = 1/8 Do đó: Thí dụ 2 • Tính xác suất để một cặp vợ chồng sinh 4 người con: 1. gồm một trai, ba gái? 2. gồm một trai, ba gái, nhưng đầu lòng là trai? Phân tích • Các khả năng có thể xảy ra: T G G G = (1/2)(1/2)(1/2)(1/2) = (1/2) 4 hoặc G T G G = (1/2)(1/2)(1/2)(1/2) = (1/2) 4 hoặc G G T G = (1/2)(1/2)(1/2)(1/2) = (1/2) 4 hoặc G G G T = (1/2)(1/2)(1/2)(1/2) = (1/2) 4 P = (1/2) 4 + (1/2) 4 + (1/2) 4 + (1/2) 4 = 4 . (1/2) 4 =1/4 Như vậy 1. Phân phối nhị thức = qui tắc nhân + qui tắc cộng 2. Phân phối nhị thức được sử dụng khi không chú ý đến thứ tự của các sự kiện. 3. Qui tắc nhân được áp dụng trong trường hợp có lưu ý đến trật tự sắp xếp. B. TRẮC NGHIỆM ĐIỀN KHUYẾT 1/ Xác định tỉ lệ mỗi loại giao tử bình thường được sinh ra từ các cây đa bội : a) BBBbbb: BBB = BBb = Bbb = bbb = b) BBbbbb: BBb = Bbb = bbb = c) BBBBBBbb BBBB = BBBb = BBbb = 2/ Bệnh pheninketo niệu do một gen lặn nằm trên NST thường được di truyền theo quy luật Menden. một người đàn ông có cô em gái bị bệnh, lấy người vợ có anh trai bị bệnh. Biết ngoài em chồng và anh vợ bị bệnh ra, cả 2 bên vợ và chồng không còn ai khác bị bệnh.cặp vợ chồng này lo sợ con mình sinh ra sẽ bị bệnh. a. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng bị bệnh: b. Nếu đứa con đầu bị bệnh thì XS để sinh đứa con thứ hai là con trai không bệnh là 3/ Phép lai : AaBbDdEe x AaBbDdEe. Tính xác suất ở F1 có: a. KH trong đó tính trạng trội nhiều hơn lặn b. KH trong đó có ít nhất 2 tính trạng trội c. Kiểu gen có 6 alen trội d. Kiểu gen có 4 alen trội 4/Nhóm máu ở người do các alen I A , I B , I O nằm trên NST thường qui định với I A , I B đồng trội và I O lặn. a. Tần số nhóm máu AB lớn nhất trong quần thể bằng bao nhiêu nếu biết tần số người mang nhóm máu O là 25% và quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền về các nhóm máu b. Người chồng có máu A, vợ máu B.Họ sinh con đầu lòng thuộc nhóm máu O.Tính xác suất để : b1)2 đứa con tiếp theo có nhóm máu khác nhau b2) 3 đứa con có nhóm máu khác nhau Tài liệu ôn tập SINH HỌC 12 – Chuyên đề : XÁC SUẤT SINH HỌC - Trang: 2 5! 2 2 1 0 (3 / 8) (3 / 8) (1 / 8) (1 / 8) 2! 2! 1! 0! 4 1 30.(3 / 8) (1 / 8) 0,074 P = = = 5/ Gen I,II và III có số alen lần lượt là 2,3 và 4.Tính số kiểu gen tối đa có thể có trong quần thể ở các trường hợp: a. 3 gen trên nằm trên 3 cặp NST thường. b. Gen I và II cùng nằm trên một cặp NST thường,gen III nằm trên cặp NST thường khác c. Gen I và II cùng nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y,gen III nằm trên cặp NST thường. 6/ Ở người, bệnh mù màu đỏ lục do gen lặn trên NSTgiới tính X qui định, bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường.Các nhóm máu do một gen gồm 3 alen nằm trên cặp NST thường khác qui định. Xác định: a) Số kiểu gen nhiều nhất có thể có về 3 gen trên trong QT người? b) Số kiểu giao phối nhiều nhất có thể là bao nhiêu? 7/ Một cặp vợ chồng dự kiến sinh 3 người con và muốn có được 2 người con trai và 1 người con gái. Khả năng thực hiện mong muốn đó là bao nhiêu? 8/ Chiều cao cây do 3 cặp gen PLĐL, tác động cộng gộp quy định.Sự có mặt mỗi alen trội trong tổ hợp gen làm tăng chiều cao cây lên 5cm. Cây thấp nhất có chiều cao = 150cm. Cho cây có 3 cặp gen dị hợp tự thụ. Xác định: - Tần số xuất hiện tổ hợp gen có 1 alen trội, 4 alen trội. - Khả năng có được một cây có chiều cao 165cm 9/ Bộ NST lưỡng bội của loài = 24. Xác định: - Có bao nhiêu trường hợp thể 3 có thể xảy ra? - Có bao nhiêu trường hợp thể 1 kép có thể xảy ra? - Có bao nhiêu trường hợp đồng thời xảy ra cả 3 đột biến; thể 0, thể 1 và thể 3? 10/ Gen I và II lần lượt có 2, 3 alen. Các gen PLĐL. Xác định trong quần thể: - Số loại KG: Số KG đồng hợp về tất cả các gen: - Số KG dị hợp về tất cả các gen: Số KG dị hợp về một cặp gen: - Số KG có ít nhất có một cặp gen dị hợp: 11/ Bộ NST lưỡng bội của người 2n = 46. - Có bao nhiêu trường hợp giao tử có mang 5 NST từ bố? - Xác suất một giao tử mang 5 NST từ mẹ là bao nhiêu? - Khả năng một người mang 1 NST của ông nội và 21 NST từ bà ngoại là bao nhiêu? 12/ Bệnh máu khó đông ở người do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X,alen trội tương ứng quy định người bình thường. Một gia đình có người chồng bình thường còn người vợ mang gen dị hợp về tính trạng trên. Họ có dự định sinh 2 người con. Xác suất để có được ít nhất 1 người con không bị bệnh là bao nhiêu? 13/ Ở đậu Hà lan, tính trạng hạt màu vàng trội hoàn toàn so với tính trạng hạt màu xanh.Tính trạng do một gen quy định nằm trên NST thường. Cho 5 cây tự thụ và sau khi thu hoạch lấy ngẫu nhiên mỗi cây một hạt đem gieo được các cây F 1 . Xác định: a/ Xác suất để ở F 1 cả 5 cây đều cho toàn hạt xanh? b/ Xác suất để ở F 1 có ít nhất 1 cây có thể cho được hạt vàng? 14/ Một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số người bị bệnh bạch tạng là 1/10000. a. hãy tính tần suất các alen và thành phần các kiểu gen của quần thể về bệnh này. Biết bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường qu định b. Tính xác suất để 2 người bình thường trong quần thể này kết hôn nhau sinh ra người con trai đầu long bị bệnh bạch tạng 15/ Ở người, bệnh u xơ nang do alen a nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, người bình thường mang alen A.Có hai cặp vợ chồng bình thường và đều mang cặp gen dị hợp.Hãy xác định : a/ Xác xuất để có 3 người con trai của cặp vợ chồng thứ nhất đều mắc bệnh b/ XS để có 4 người con của cặp VC thứ hai có 3 người bình thường và 1 người mắc bệnh Tài liệu ôn tập SINH HỌC 12 – Chuyên đề : XÁC SUẤT SINH HỌC - Trang: 3 16/ Một cặp vợ chồng bình thường có một đứa con bị bệnh u xơ nang. Đây là một bệnh hiếm gặp, được quy định bởi một đột biến lặn trên NST thường di truyền theo định luật Menden. Cặp vợ chồng này dự định sinh thêm con. Hãy tính xác suất để đứa con tiếp theo : a/ Mang gen bệnh. b/ Không bị bệnh 17/ Khả năng uốn cong lưỡi thành hình chữ U ở người là một đặc tính di truyền do gen trội A quy định, gen lặn a quy định tính trạng không có khả năng đó. Các gen đó nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong một cộng đồng có 64% người có khả năng trên, 36% người không có khả năng trên. a/ Tần số tương đối của các alen A, a trong cộng đồng trên: b/ Một thanh niên không có khả năng trên lấy vợ có khả năng trên. Xác suất sinh con không có khả năng uốn cong lưỡi là: 18/ Ở người, tính trạng hói đầu được chi phối bởi một gen ôtôsôm, gen này là trội ở nam nhưng lặn ở nữ. Trong một cộng đồng, trong số 10000 người nam thì có 7225 người không bị hói đầu. Như vậy, trong số 10000 người phụ nữ sẽ có bao nhiêu người không bị hói đầu: 19/ Bệnh máu khó đông ở người là bệnh do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X gây ra, tỉ lệ giao tử chứa đột biến gen lặn chiếm 1% trong một cộng đồng. a/ Tần số gen của nam giới có thể biểu hiện bệnh trong quần thể này là: b/ Biết rằng quần thể có sự cân bằng về kiểu gen. Tần số nữ có biểu hiện bệnh là: TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN 1: Bệnh mù màu đỏ và lục ở người do gen đột biến lặn nằm trên NST X không có alen trên Y. Bệnh bạch tạng lại do một gen lặn khác nằm trên NST thường qui định. Một cặp vợ chồng đều không mắc cả 2 bệnh trên , người chồng có bố và mẹ đều bình thường nhưng có cô em gái bị bạch tạng. Người vợ có bố bị mù màu và mẹ bình thường nhưng em trai thì bị bệnh bạch tạng. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai mắc đồng thời cả 2 bệnh trên : A. 1/12 B. 1/36 C. 1/24 D. 1/8 2: Lai hai thứ bí quả tròn có tính di truyền ổn định,thu được F1 đồng loạt bí quả dẹt.Cho giao phấn các cây F1 người ta thu được F2 tỉ lệ 9 dẹt : 6 tròn : 1 dài. Cho giao phấn 2 cây bí quả dẹt ở F2 với nhau.Về mặt lí thuyết thì xác suất để có được quả dài ở F3 :A. 1/81 B. 3/16 C. 1/16 D. 4/81 3: Ở người, bệnh phêninkêtô niệu do đột biến gen gen lặn nằm trên NST thường. Bố và mẹ bình thường sinh đứa con gái đầu lòng bị bệnh phênin kêtô niệu. Xác suất để họ sinh đứa con tiếp theo là trai không bị bệnh trên là A. 1/2 B. 1/4 ` C. 3/4 D. 3/8 4: Phenylkêtô niệu và bạch tạng ở người là 2 bệnh do đột biến gen lặn trên các NST thường khác nhau. Một đôi tân hôn đều dị hợp về cả 2 cặp gen qui định tính trạng trên. Nguy cơ đứa con đầu lòng mắc 1 trong 2 bệnh trên là A. 1/2 B. 1/4 C. 3/8 D. 1/8 5: Ở một loài cây, màu hoa do hai cặp gen không alen tương tác tạo ra. Cho hai cây hoa trắng thuần chủng giao phấn với nhau được F 1 toàn ra hoa đỏ. Tạp giao với nhau đượcF 2 có tỉ lệ 9 đỏ : 7 trắng. Khi lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ cho tự thụ phấn thì xác suất để ở thế hệ sau không có sự phân li kiểu hình là:A. 9/7 B. 9/16 C. 1/3 D. 1/9 6: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định. Tại một huyện miền núi, tỉ lệ người bị bệnh bạch tạng là: 1/ 10000. Tỉ lệ người mang gen dị hợp sẽ là: A. 0,5% B. 49,5 %. C. 98,02%. D. 1,98 %. 7: Một cặp vợ chồng có nhóm máu A và đều có kiểu gen dị hợp về nhóm máu. Nếu họ sinh hai đứa con thì xác suất để một đứa có nhóm máu A và một đứa có nhóm máu O là A. 3/8 B. 3/16 C. 1/2 D. 1/4 8: Chiều cao thân ở một loài thực vật do 4 cặp gen nằm trên NST thường qui định và chịu tác động cộng gộp theo kiểu sự có mặt một alen trội sẽ làm chiều cao cây tăng thêm 5cm. Người ta cho giao phấn cây cao nhất có chiều cao 190cm với cây thấp nhất,được F1 và sau đó cho F1 tự thụ. Nhóm cây ờ F2 có chiều cao 180cm chiếm tỉ lệ: A. 28/256 B. 56/256 C. 70/256 D. 35/256 9: Trong một quần thể cân bằng có 90% alen ở lôcus Rh là R. Alen còn lại là r . Cả 40 trẻ em của quần thể này đến một trường học nhất định . Xác suất để tất cả các em đều là Rh dương tính là bao nhiêu? (RR, Rr: dương tính, rr: âm tính). A. (0,99) 40 . B. (0,90) 40. . C. (0,81) 40 . D. 0,99. 10: Ở đậu Hà lan: Trơn trội so với nhăn. Cho đậu hạt trơn lai với đậu hạt nhăn được F 1 đồng loạt trơn. F 1 tự thụ phấn được F 2 ; Cho rằng mỗi quả đậu F 2 có 4 hạt. Xác suất để bắt gặp qủa đậu có 3 hạt trơn và Tài liệu ôn tập SINH HỌC 12 – Chuyên đề : XÁC SUẤT SINH HỌC - Trang: 4 1 hạt nhăn là bao nhiêu? A. 3/ 16. B. 27/ 64. C. 9/ 16. D. 9/ 256. 11: Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường. Trong QT người cứ 100 người bình thường , trung bình có 1 người mang gen dị hợp về tính trạng trên. Một cặp vợ chồng không bị bệnh: 11a/ Xác suất sinh con bệnh:A. 0,025 B. 0,0025 C. 0,00025 D. 0,000025 11b/ Xác suất sinh con trai bình thường:A. 0,49875 B. 0,4999875 C. 0,999975 D. 0,9875 11c/ Nếu đứa con đầu của họ là gái bị bạch tạng thì xác suất để đứa con tiếp theo là trai bình thường là: A. 0,75 B. 0,375 C. 0,999975 D. 0,4999875 12: Ở cừu, gen qui định màu lông nằm trên NST thường. Gen A qui định màu lông trắng là trội hoàn toàn so với alen a qui định lông đen. Một cừu đực được lai với một cừu cái, cả hai đều dị hợp tử. Cừu non sinh ra là một cừu đực trắng. Nếu tiến hành lai trở lại với mẹ thì xác suất để có một con cừu cái lông đen là bao nhiêu ?A. 1/4 B. 1/6 C. 1/8 D. 1/12 13: Một đôi tân hôn đều có nhóm máu AB. Xác suất để đứa con đầu lòng của họ là con gái mang nhóm máu là A hoặc B sẽ là: A. 6,25% B. 12,5% C. 50% D. 25% 14/: Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường. Vợ và chồng đều bình thường nhưng con trai đầu lòng của họ bị bệnh bạch tạng : 14a / Xác suất để họ sinh 2 người con, có cả trai và gái đều không bị bệnh: A. 9/32 B. 9/64 C. 8/32 D. 5/32 14b/ Xác suất để họ sinh 2 người con có cả trai và gái trong đó có một người bệnh, một không bệnh A. 4/32 B. 5/32 C. 3/32 D. 6/32 14c/ Xác suất để họ sinh 3 người con có cả trai, gái và ít nhất có một người không bệnh A.126/256 B. 141/256 C. 165/256 D. 189/256 15: Quần thể người có sự cân bằng về các nhóm máu. Tỉ lệ nhóm máu O là 25%, máu B là 39%. Vợ và chồng đều có nhóm máu A, xác suất họ sinh con có nhóm máu giống mình bằng: A. 72,66% B. 74,12% C. 80,38% D. 82,64% 16: Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường,alen trội tương ứng quy định người bình thường. Một cặp vợ chồng bình thường nhưng sinh đứa con trai đầu lòng bị bạch tạng.Về mặt lý thuyết, hãy tính xác suất để họ: a. Sinh người con thứ 2 khác giới tính với người con đầu và không bị bệnh bạch tạng A. 3/4 B. 3/8 C. 1/8 D. 1/4 b. Sinh người con thứ hai là trai và người con thứ 3 là gái đều bình thường A. 9/64 B. 3/8 C. 3/16 D. 1/16 c. Sinh 2 người con đều bình thường: A. 3/4 B. 3/8 C. 9/16 D. 9/32 d. Sinh 2 người con khác giới tính và đều bình thường: A. 9/16 B. 3/4 C. 1/16 D. 9/32 e. Sinh 2 người con cùng giới tính và đều bình thường: A. 9/16 B. 3/4 C. 1/16 D. 9/32 g. Sinh 3 người con trong đó có cả trai lẫn gái và ít nhất có được một người không bị bệnh A. 189/256 B. 64/256 C. 32/256 D. 27/256 17: Khả năng cuộn lưỡi ở người do gen trội trên NST thường qui định, alen lặn qui định người bình thường. Một người đàn ông có khả năng cuộn lưỡi lấy người phụ nữ không có khả năng này, biết xác suất gặp người cuộn lưỡi trong quần thể người là 64%. Xác suất sinh đứa con trai bị cuộn lưỡi là: A. 0,16 B. 0,0625 C. 0,03215 D. 0,3215 18: Bệnh pheninketo niệu do một gen lặn nằm trên NST thường được di truyền theo quy luật Menden. một người đàn ông có cô em gái bị bệnh, lấy người vợ có anh trai bị bệnh. Biết ngoài em chồng và anh vợ bị bệnh ra, cả 2 bên vợ và chồng không còn ai khác bị bệnh.cặp vợ chồng này lo sợ con mình sinh ra sẽ bị bệnh. 18a/ Hãy tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng bị bệnh. A. 1/4 B. 1/8 C. 1/9 D. 2/9 18b/ Nếu đứa con đầu bị bệnh thì XS để sinh được đứa con thứ hai là con trai không bệnh là : A. 3/8 B. 1/18 C. 3/16 D. 4/9 19: U xơ nang ở người là bệnh hiếm gặp, được quy định bởi đột biến lặn di truyền theo quy luật Menđen.Một người đàn ông bình thường có bố bị bệnh và mẹ không mang gen bệnh lấy một ngưòi vợ Tài liệu ôn tập SINH HỌC 12 – Chuyên đề : XÁC SUẤT SINH HỌC - Trang: 5 bình thường không có quan hệ họ hàng với ông ta. Xác xuất để đứa con đầu lòng của họ bị bệnh này sẽ là bao nhiêu nếu trong quần thể cứ 50 người bình thường thì có 1 người dị hợp về gen gây bệnh. A. 0,3% B. 0,4% C. 0,5% D. 0,6% 20: Phép lai : AaBbDdEe x AaBbDdEe. Tính xác suất ở F1 có: 20a/ KH trong đó tính trạng trội nhiều hơn lặn A. 9/32 B. 15/ 32 C. 27/64 D. 42/64 20b/ KH trong đó có ít nhất 2 tính trạng trội A. 156/256 B. 243/256 C. 212/256 D.128/256 20c/ Kiểu gen có 6 alen trội A. 7/64 B. 9/64 C. 12/64 D. 15/64 21: Một phụ nữ nhóm máu AB kết hôn với một người đàn ông nhóm máu A, có cha là nhóm máu O 21a/ Xác suất đứa đầu là con trai nhóm máu AB, đứa thứ hai là con gái nhóm máu B. A. 1/32 B. 1/64 C. 1/16 D. 3/64 21b/ Xác suất để một một đứa con nhóm máu A, đứa khác nhóm máu B A. 1/32 B. 1/8 C. 1/16 D. 1/4 22: Ở cừu, gen A - có sừng, gen a - không sừng, kiểu gen Aa biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Gen nằm trên NST thường. Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng được F 1 , cho F 1 giao phối với nhau được F 2 , cho các cừu F 2 giao phối tự do.Theo lý thuyết, hãy xác định : 22a/ Xác suất gặp 1 con cừu cái không sừng trong QT ở F3: A. 1/3 B. 1/4 C. 3/8 D. 3/16 22b/ Xác suất gặp 1 con cừu đực không sừng trong QT ở F3 :A. 1/3 B. 1/4 C. 3/8 D. 1/8 22c/ Xác suất gặp 1 cá thể có sừng trong QT ở F3: A. 1/2 B. 1/4 C. 3/8 D. 1/3 23: Cà chua có bộ NST 2n = 24. Có bao nhiêu trường hợp trong tế bào đồng thời có thể ba kép và thể một? A. 1320 B. 132 C. 660 D. 726 24: Một mARN nhân tạo có tỉ lệ các loại nu A : U : G : X = 4 : 3 : 2 : 1 24a/ Tỉ lệ bộ mã có 2A và 1G : A. 5,4% B. 6,4% C. 9,6% D. 12,8% 24b/ Tỉ lệ bộ mã có chứa 2U : A. 6,3% B. 18,9% C. 12,6% D. 21,9% 24c/ Tỉ lệ bộ mã có 3 loại nu A,U và G : A. 2,4% B. 7,2% C. 21,6% D. 14,4% 24d/ Tỉ lệ bộ mã có chứa nu loại A :A. 52,6% B. 65,8% C. 78,4% D. 72,6% 25: Một người đàn ông có bố mẹ bình thường và ông nội bị bệnh galacto huyết lấy 1 người vợ bình thường, có bố mẹ bình thường nhưng cô em gái bị bệnh galacto huyết. Người vợ hiện đang mang thai con đầu lòng. Biết bệnh galacto huyết do đột biến gen lặn trên NST thường qui định và mẹ của người đàn ông này không mang gen gây bệnh. Xác suất đứa con sinh ra bị bệnh galacto huyết là bao nhiêu? A. 0,083 B. 0,063 C. 0,111 D. 0,043 26: Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ. Tiếp tục cho F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn được thế hệ con có tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ.Cho cây F1 tự thụ phấn được các hạt lai F2. 26a/ Xác suất để có được 3 cây hoa đỏ trong 4 cây con là bao nhiêu ? A. 0,31146 B. 0,177978 C. 0,07786 D. 0,03664 26b/ Cho các cây F2 tự thụ, xác suất để F3 chắc chắn không có sự phân tính: A. 3/16 B. 7/16 C. 9/16 D.1/2 27: Một người phụ nữ nhóm máu AB kết hôn với một người đàn ông nhóm máu A, có cha là nhóm máu O . Hỏi xác suất trong trường hợp sau: 27a. Đứa đầu là con trai nhóm máu AB, đứa thứ hai là con gái nhóm máu B. A . 1/8 B. 1/16 C. 1/32 D. 1/64 27b. Một đứa con nhóm máu A, một đứa khác nhóm máu B A. 1/4 B. 1/6 C. 1/8 D. 1/12 28: Bệnh máu khó đông và mù màu ở người do đột biến gen lặn trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Một gia đình có người chồng nhìn màu bình thường nhưng bị bệnh máu khó đông, người vợ bình thường mang gen dị hợp về tính trạng mù màu. Con gái của họ lấy chồng không bị 2 bệnh trên. Tính xác suất để cặp vợ chồng trẻ đó: 28a. Sinh con trai không bị mù màu A. 1/8 B. 3/8 C. 1/4 D. 3/16 28b. Sinh con trai không bị máu khó đôngA. 1/3 B. 1/4 C. 3/8 D. 5/16 28c. Sinh con không bị 2 bệnh trên A. 3/8 B. 51/4 C. 5/8 D. 3/16 28d. Sinh 2 người con có cả trai và gái đều bình thường đối với 2 bệnh trên Tài liệu ôn tập SINH HỌC 12 – Chuyên đề : XÁC SUẤT SINH HỌC - Trang: 6 A. 1/4 B. 1/6 C. 3/16 D. 1/8 29: Bệnh mù màu ở người do đột biến gen lặn trên NST X không có alen tương ứng trên Y.Một người phụ nữ bình thường có bố bị mù màu,lấy người chồng không bị bệnh mù màu: 29a/ Xác suất sinh con bị mù màu là: A. 1/2 B. 1/4 C. 3/4 D. 1/3 29b/ Xác suất sinh con trai bình thường là: A. 1/2 B. 1/4 C.3/4 D. 1/3 29c/ Xác suất sinh 2 người con đều bình thường là: A. 1/2 B. 1/3 C. 4/9 D. 9/16 29d/ Xác suất sinh 2 người con: một bình thường,một bị bệnh là:A. 9/16 B. 9/32 C. 6/16 D. 3/16 29e/ Xác suất sinh 2 người con có cả trai và gái đều bình thường là:A. 1/4 B. 1/8 C. 9/16 D. 9/32 29f/ Xác suất sinh 3 người con có cả trai,gái đều không bị bệnh là:A. 6/16 B. 9/16 C. 6/32 D. 9/32 30: Cà độc dược có bộ NST lưỡng bội =24 30a/ Số lượng NST ở thể 3 và thể 1 kép lần lượt là: A. 36 và 23 B. 36 và 24 C. 25 và 22 D. 25 và 66 30b/ Số thể 3 tối đa của loài A. 12 B. 24 C. 15 D. 27 30c/ Số thể một kép khác nhau có thể:A. 48 B. 66 C. 121 D. 132 31: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường. Một người đàn ông tóc xoăn lấy vợ cũng tóc xoăn, sinh lần thứ nhất được 1 trai tóc xoăn và lần thứ hai được 1 gái tóc thẳng. Xác suất họ sinh được người con trai nói trên là: A. 3/8. B. 3/4. C. 1/8. D. 1/4. 32: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường. Một người đàn ông tóc xoăn lấy vợ cũng tóc xoăn, sinh lần thứ nhất được 1 trai tóc xoăn và lần thứ hai được 1 gái tóc thẳng. Xác suất họ sinh được 2 người con nêu trên là: A. 3/16. B. 3/64. C. 3/32. D. 1/4. 33: Ở cà chua, A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tự thụ phấn được F1. Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ, trong đó có 2 quả kiểu gen đồng hợp và 1 quả có kiểu gen dị hợp từ số quả đỏ ở F1 là:A. 3/32 B. 2/9 C. 4/27 D. 1/32 34: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường. Người chồng tóc xoăn có bố, mẹ đều tóc xoăn và em gái tóc thẳng; người vợ tóc xoăn có bố tóc xoăn, mẹ và em trai tóc thẳng. Tính theo lí thuyết thì xác suất cặp vợ chồng này sinh được một gái tóc xoăn là A. 5/12. B. 3/8. C. 1/4. D. 3/4. 35: Ở cà chua, A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tự thụ phấn được F1. Xác suất lấy được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ có kiểu gen đồng hợp làm giống từ số quả đỏ thu được ở F1 là:A. 1/64 B. 1/27 C. 1/32 D. 27/64 36: Chiều cao cây do 5 cặp gen PLĐL tác động cộng gộp, sự có mặt mỗi alen trội làm cao thêm 5cm. Cây cao nhất có chiều cao 220cm. Về mặt lý thuyết, phép lai AaBBDdeeFe x AaBbddEeFe cho đời con 36a) Cây có chiều cao 190cm chiếm tỉ lệ A. 45/128 B. 30/128 C. 35/128 D. 42/128 36b) Cây có chiều cao 200cm chiếm tỉ lệ A. 24/128 B. 30/128 C. 18/128 D. 21/128 37: Cho biết chiều cao cây do 5 cặp gen PLĐL tác động cộng gộp. Nếu P thuần chủng khác nhau n cặp gen tương ứng, đời F2 có số cá thể có kiểu hình chiều cao trung bình chiếm tỷ lệ? A. 1/4 B.1/8 C. 63/256 D.1/2 38: Bệnh mù màu do đột biến gen lặn trên NST X ở đoạn không tương đồng với Y, alen trội qui định người bình thường. Vợ mang gen dị hợp có chồng bị bệnh mù màu. 38a) Xác suất để trong số 5 người con của họ có nam bình thường, nam mù màu, nữ bình thường , nữ mù màu là: A. 20/64 B. 15/64 C. 10/64 D. 5/64 38b) Xác suất để trong số 6 người con của họ có nam bình thường, nam mù màu, nữ bình thường , nữ mù màu là: A. 20/128 B. 195/512 C. 85/256 D. 15/512 39: Xác suất để một người bình thường nhận được 1 NST có nguồn gốc từ “Bà Nội” và 22 NST có nguồn gốc từ “Ông Ngoại” của mình : A. 506/4 23 B. 529/4 23 C. 1/4 23 D. 484/4 23 Tài liệu ôn tập SINH HỌC 12 – Chuyên đề : XÁC SUẤT SINH HỌC - Trang: 7 40 : Hai anh em sinh đôi cùng trứng. Người anh lấy vợ có nhóm máu B và sinh được người con có nhóm máu A, người em lấy vợ có nhóm máu O và sinh con đầu có nhóm máu O. Tính xác suất để: a. Cặp vợ chồng I sinh đứa con tiếp theo có nhóm máu khác người con đầu A. 1/4 B. 1/8 C. 3/4 D. 5/8 b. Cặp vợ chồng I sinh 2 người con có cùng nhóm máu A. 1/4 B. 1/8 C. 3/4 D. 5/8 c. Cặp vợ chồng I sinh 3 người con có nhóm máu hoàn toàn khác nhau A. 1/4 B. 1/8 C. 3/4 D. 3/8 d. Cặp vợ chồng I sinh 3 người con nhưng chỉ thuộc 2 nhóm máu khác nhau A. 9/16 B. 1/8 C. 3/4 D. 3/8 e. Cặp vợ chồng II sinh 2 người con có nhóm máu khác nhau A. 1/4 B. 1/2 C. 3/4 D. 1/8 g. Hai đứa con sinh ra từ 2 cặp vợ chồng trên có nhóm máu giống nhau A. 1/4 B. 1/8 C. 3/4 D. 5/8 h. Hai đứa con sinh ra từ 2 cặp vợ chồng trên có nhóm máu khác nhau A. 1/4 B. 1/8 C. 3/4 D. 5/8 41: Ở người 2n = 46 và giả sử không có trao đổi chéo xảy ra ở cả 23 cặp NST tương đồng. a) Xác suất sinh ra đứa trẻ nhận được hai cặp NST mà trong mỗi cặp có 1 từ ông nội và 1 từ bà ngoại là: A. (253) 2 /4 23 B. 506/4 23 C. 253.3 21 /4 23 D. 506.3 21 /4 23 b) Xác suất sinh ra đứa trẻ nhận được ít nhất một cặp NST mà trong mỗi cặp có 1 từ ông nội và 1 từ bà ngoại là: A. 1/4 23 B. 1-(1/4) 23 C. 3/4 23 D. 1-(3/4) 23 42: Một số người có khả năng tiết ra chất mathanetiol gây mùi khó chịu. Khả năng tiết ra chất này là do gen lặn m nằm trên NST thường gây nên, gen M quy định kiểu hình bình thường không có khả năng tiết mathanetiol, quần thể đạt cân bằng di truyền. Giả sử rằng tần số alen m trong quần thể người là 0,6. Có 4 cặp vợ chồng đều bình thường (không tiết ra chất mathanetiol) mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 đứa con. Xác suất để 4 đứa con sinh ra có đúng 2 đứa có khả năng tiết ra chất mathanetiol là A. 0,0667. B. 0,09. C. 0,0876. D. 0,0146. 43: Một người vô tình bỏ nhầm 4 quả trứng không được thụ tinh chung với 6 quả trứng đã được thụ tinh và sau đó lấy ra ngẫu nhiên 5 quả cho ấp. Xác suất để số trứng đem ấp nở được ít nhất 1 con trống: A. 7,28% B. 41,12% C. 63,88% D. 85,34% 44: Một cặp vợ chồng sinh người con gái thứ 1 máu AB, trai thứ 2 máu B và gái thứ 3 máu O. Xác suất để họ sinh 3 người con nói trên là bao nhiêu? A. 0,521% B. 0,195% C. 1,172% D. 1,563% 45: Vợ và chồng đều thuộc nhóm máu A, đứa con đầu của họ là trai máu O, con thứ là gái máu A. Người con gái của họ kết hôn với người chồng có nhóm máu AB. Xác suất để cặp vợ chồng trẻ này sinh 2 người con không cùng giới tính và không cùng nhóm máu là: A. 9/16 B. 9/32 C. 22/36 D. 11/36 46: Trong giảm phân I ở người, 10% số tế bào sinh tinh của bố có 1 cặp NST không phân li, 30% số tế bào sinh trứng của mẹ cũng có một cặp NST không phân li. Các cặp NST khác phân li bình thường, không có đột biến khác xảy ra. Xác suất để sinh một người con trai chỉ duy nhất bị hội chứng Đao (không bị các hội chứng khác) là: A. 0,008% B. 0,032% C. 0,3695% D. 0,739% 47: Ở cà chua, A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tự thụ phấn được F1. Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ, trong đó có 2 quả kiểu gen dị hợp và 1 quả có kiểu gen đồng hợp từ số quả đỏ ở F1 là:A. 1/16 B. 6/27 C. 12/27 D. 4/27 48: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường. Người chồng tóc xoăn có bố, mẹ đều tóc xoăn và em gái tóc thẳng, người vợ tóc xoăn có bố tóc xoăn , mẹ và em trai tóc thẳng. Tính theo lí thuyết thì xác suất vợ chồng này sinh được 1 con gái tóc xoăn A. 5/12 B. 3/8 C. 1/4 D. 3/4 49: Ở đậu hà lan, alen A: thân cao, alen a: thân thấp; alen B: hoa đỏ, elan b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Chọn ngẫu nhiễn Tài liệu ôn tập SINH HỌC 12 – Chuyên đề : XÁC SUẤT SINH HỌC - Trang: 8 2 cây thân cao, hoa đỏ ở F1 cho giao phấn với nhau. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tình theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân thấp, hoa trắng ở F2 A. 1/64 B. 1/256 C. 1/16 D. 1/81 50: Ở đậu hà lan, alen A: thân cao, alen a: thân thấp; alen B: hoa đỏ, elan b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Chọn ngẫu nhiễn 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F1 cho giao phấn với nhau. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tình theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân thấp, hoa trắng ở F2 A. 1/64 B.1/256 C. 1/9 D. 1/81 51: Ở đậu hà lan, alen A: thân cao, alen a: thân thấp; alen B: hoa đỏ, elan b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Chọn ngẫu nhiễn 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F1 cho giao phấn với nhau. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tình theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân cao, hoa trắng ở F2 A. 4/9 B. 2/9 C. 1/9 D. 8/9 52: Ở đậu hà lan, alen A: thân cao, alen a: thân thấp; alen B: hoa đỏ, elan b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Chọn ngẫu nhiễn 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F1 cho giao phấn với nhau. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tình theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân cao, hoa đỏ ở F2 A. 4/9 B. 2/9 C. 1/9 D. 8/9 53: Ở một loài cây, màu hoa do hai cặp gen không alen tương tác tạo ra. Cho hai cây hoa trắng thuần chủng giao phấn với nhau được F 1 toàn ra hoa đỏ. Tạp giao với nhau được F 2 có tỉ lệ 9 đỏ : 7 trắng. Khi lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ F2 cho tự thụ phấn thì xác suất để ở thế hệ sau không có sự phân li kiểu hình là: A. 9/7 B. 9/16 C. 1/3 D. 1/9 54: Ở đậu Hà lan: hạt trơn trội so với hạt nhăn. Cho đậu hạt trơn lai với đậu hạt nhăn được F 1 đồng loạt trơn. F 1 tự thụ phấn được F 2 ; Cho rằng mỗi quả đậu F 2 có 4 hạt. Xác suất để bắt gặp quả đậu có 3 hạt trơn và 1 hạt nhăn là: A. 27/ 256. B. 27/ 64. C. 9/ 16. D. 9/ 256. 55: Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường. Vợ và chồng đều bình thường nhưng con trai đầu lòng của họ bị bệnh bạch tạng. Xác suất để họ sinh 3 người con có cả trai, gái và ít nhất có một người không bệnhA.126/256 B. 141/256 C. 165/256 D. 189/256 56: Bố mẹ, ông bà đều bình thường, bố bà ngoại mắc bệnh máu khó đông. Xác suất để cặp bố mẹ này sinh con mắc bệnh là bao nhiêu ? A. 75% B. 12,5% C. 25% D. 50% 57. Ở người, bệnh mù màu đỏ và lục được quy định bởi gen lặn trên X, không có alen trên Y. Bố bị bệnh mù màu đỏ và lục, mẹ không biểu hiện bệnh. Họ có con trai đầu lòng bị bệnh mù màu đỏ và lục. Xác suất để họ sinh đứa con thứ 2 là con gái bị bệnh mù màu đỏ và lục lA. 75% B. 12,5% C. 25% D. 50% 58: Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắc trắng.Gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Phép lai : (AB/ab)X D X d x (AB/ab)X D Y cho F 1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 15%. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ ruồi đực F 1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ là A. 5%. B. 7,5%. C. 15%. D. 2,5%. 59: Ở cừu, gen A quy định có sừng, gen a quy định không sừng, kiểu gen Aa biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng được F 1 , cho F 1 giao phối với nhau được F 2 , cho các cừu F 2 giao phối tự do. Theo lý thuyết, a. Xác suất gặp 1 con cừu cái không sừng trong quần thể ở F 3 : A. 1/3 B. 1/4 C. 3/8 D. 3/16 b. Xác suất gặp 1 con cừu đực không sừng trong quần thể ở F 3 : A. 1/3 B. 1/4 C. 3/8 D. 1/8 60. ở người, gen A quy định mắt nhìn màu bình thường, alen a quy định bệnh mù màu đỏ và lục; gen B quy định máu đông bình thường, alen b quy định bệnh máu khó đông. Các gen này nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Gen D quy định thuận tay phải, alen d quy định thuận tay trái nằm trên NST thường. Số kiểu gen tối đa về 3 lô cút trên trong quần thể người là Tài liệu ôn tập SINH HỌC 12 – Chuyên đề : XÁC SUẤT SINH HỌC - Trang: 9 A. 27. B. 36. C. 39 D. 42. 61: Trong duần thể của một loài thú, xét hai lôcut: lôcut một có 3 alen là A 1 , A 2 , A 3 ; lôcut hai có 2 alen là B và b. Cả hai lôcut đều nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và các alen của hai lôcut này liên kết không hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, số kiểu gen tối đa về hai lôcut trên trong QT này là: A.18 B. 36 C.30 D. 27 62: Ở người, tính trạng nhóm máu do 3 alen I A , I B và I O quy định. Trong quần thể cân bằng di truyền có 36% số người mang nhóm máu O, 45% số người mang nhóm A. Vợ có nhóm máu A lấy chồng có nhóm máu B không có quan hệ họ hàng với nhau. a. Xác suất để họ sinh con máu O: A. 11,11% B. 16,24% C. 18,46% D. 21,54% b. Nếu họ sinh đứa con đầu là trai máu O thì khả năng để sinh đứa con thứ 2 là gái có nhóm máu khác bố và mẹ mình là: A. 44,44% B. 35,77% C. 42% D. 25% 63: Một gen có 2 alen nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng với Y, alen lặn quy định tính trạng bệnh, alen trội quy định tính trạng bình thường. Tỉ lệ người bị bệnh trong quần thể người là 0,0208. Hai người bình thường không có quan hệ họ hàng kết hôn với nhau, cho rằng quần thể có sự cân bằng di truyền về tính trạng trên. Xác suất sinh con bị bệnh của cặp vợ chồng là A. 1,92% B. 1,84% C. 0,96% D. 0,92% 64. Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt có khả năng nảy mầm trên đất bị nhiễm mặn, alen a quy định hạt không có khả năng này. Từ một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thu được tổng số 10000 hạt. Đem giao các hạt này trên một vùng đất bị nhiễm mặn thì thấy có 6400 nảy mầm. Trong số các hạt nảy mầm, tỉ lệ hạt có kiểu gen đồng hợp tính theo lí thuyết là A. 36%. B. 25%. C. 16%. D. 48%. 65. Ở người alen A - phân biệt được mùi vị là trội so với alen a - không phân biệt được mùi vị. Nếu trong 1 cộng đồng tần số alen a = 0,4 thì xác suất của một cặp vợ chồng đều phân biệt được mùi vị có thể sinh ra 3 con trong đó 2 con trai phân biệt được mùi vị và 1 con gái không phân biệt được mùi vị là? A. 1,97% B. 9,4% C. 1,7% D. 52% 66. Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Ở huyện A có 10 6 người, có 100 người bị bệnh bạch tạng. Xác suất bắt gặp người bình thường có kiểu dị hợp là: A. 1,98. B. 0,198. C. 0,0198. D. 0,00198 67. Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Trong quần thể người cứ 200 người có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh 1 đứa con bình thường là: A. 0,1308 B. 0,99999375 C. 0,9999375 D. 0,0326. 68. U xơ nang ở người là bệnh hiếm gặp, được quy định bởi đột biến lặn di truyền theo quy luật Menđen. Một người đàn ông bình thường có bố bị bệnh và mẹ không mang gen bệnh lấy một ngưòi vợ bình thường không có quan hệ họ hàng với ông ta. Xác xuất để đứa con đầu lòng của họ bị bệnh này sẽ là bao nhiêu nếu trong quần thể cứ 50 người bình thường thì có 1 người dị hợp về gen gây bệnh. A. 0,3% B. 0,4% C. 0,5% D. 0,6% 69. Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt dài. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền gồm 6000 cây, trong đó có 960 cây hạt dài. Tỉ lệ cây hạt tròn có kiểu gen dị hợp trong tổng số cây hạt tròn của quần thể này là A. 42,0%. B. 57,1%. C. 25,5%. D. 48,0%. 70. Nhóm máu ở người do các alen I A ,I B ,I O nằm trên NST thường quy định với I A , I B đồng trội và I O lặn. 70a/. Tần số nhóm máu AB lớn nhất trong quần thể bằng bao nhiêu nếu biết tần số người mang nhóm máu O là 25% và quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền về các nhóm máu: A. 12% B. 25% C. 12,5% D. 6,25% 70b/. Người chồng có nhóm máu A, vợ nhóm máu B. Họ sinh con đầu lòng thuộc nhóm máu O. Tính xác suất để : b1) Hai đứa con tiếp theo có nhóm máu khác nhau: A. 12,5% B. 25% C. 37,5% D. 50% b2) Ba đứa con có nhóm máu khác nhau: A. 6,25% B. 12,5% C. 25% D. 37,5% Tài liệu ôn tập SINH HỌC 12 – Chuyên đề : XÁC SUẤT SINH HỌC - Trang: 10 [...]... chồng đều thuộc nhóm máu A, đứa con đầu của họ là trai máu O, con thứ là gái máu A Người con gái của họ kết hôn với người chồng có nhóm máu AB Xác suất để cặp vợ chồng trẻ này sinh 2 người con không cùng giới tính và không cùng nhóm máu là: A 9/16 B 9/32 C 22/36 D 11/36 -Tài liệu ôn tập SINH HỌC 12 – Chuyên đề : XÁC SUẤT SINH HỌC - Trang:... 100 người da bình thường thì có một người mang gen bạch tạng Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bình thường của họ là A 0,005% B 0,9925% C 0,0075% D 0,9975% ***** -Tài liệu ôn tập SINH HỌC 12 – Chuyên đề : XÁC SUẤT SINH HỌC - Trang: 12 ... Giả sử rằng tần số alen m trong quần thể người là 0,6 Có 4 cặp vợ chồng đều bình thường (không tiết ra chất mathanetiol) mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 đứa con Xác suất để 4 đứa con sinh ra có đúng 2 đứa có khả năng tiết ra chất mathanetiol là A 0,0667 B 0,09 C 0,0876 D 0,0146 81: Một cặp vợ chồng sinh người con gái thứ 1 máu AB, trai thứ 2 máu B và gái thứ 3 máu O Xác suất để họ sinh 3 người con nói trên... dị hợp tự thụ phấn được F1 Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ, trong đó có 2 quả kiểu gen dị hợp và 1 quả có kiểu gen đồng hợp từ số quả đỏ ở F1 là: A 1/16 B 6/27 C 12/27 D 4/27 85:ở người A-phân biệt được mùi vị> a- ko phân biệt được mùi vị Nếu trong 1 cộng đồng TS alen a=0,4 thì xác suất của một cặp vợ chồng đều phân biệt được mùi vị có thể sinh ra 3 con trong dó 2 con trai phân biệt... HỌC 12 – Chuyên đề : XÁC SUẤT SINH HỌC - Trang: 11 83: Trong giảm phân I ở người, 10% số tế bào sinh tinh của bố có 1 cặp NST không phân li, 30% số tế bào sinh trứng của mẹ cũng có một cặp NST không phân li Các cặp NST khác phân li bình thường, không có đột biến khác xảy ra Xác suất để sinh một người con trai chỉ duy nhất bị hội chứng Đao (không bị các hội chứng khác) là: A 0,008% B 0,032% C 0,3695% D... nhất được 1 trai tóc xoăn và lần thứ hai được 1 gái tóc thẳng Xác suất họ sinh được người con trai nói trên là: A 3/8 B 3/4 C 1/8 D 1/4 74: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường Một người đàn ông tóc xoăn lấy vợ cũng tóc xoăn, sinh lần thứ nhất được 1 trai tóc xoăn và lần thứ hai được 1 gái tóc thẳng Xác suất họ sinh được 2 người con nêu trên là:A 3/16 B 3/64 C 3/32 D 1/4... được F1 Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ, trong đó có 2 quả kiểu gen đồng hợp và 1 quả có kiểu gen dị hợp từ số quả đỏ ở F1 là: A 3/32 B 2/9 C 4/27 D 1/32 76: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường Người chồng tóc xoăn có bố, mẹ đều tóc xoăn và em gái tóc thẳng; người vợ tóc xoăn có bố tóc xoăn, mẹ và em trai tóc thẳng Tính theo lí thuyết thì xác suất cặp... bình thường TL người bị bệnh trong QT người là 0,0208 Hai người bình thường không có quan hệ họ hàng kết hôn với nhau, cho rằng QT có sự CBDT về tính trạng trên Xác suất sinh con bị bệnh của cặp vợ chồng là A.1,92% B.1,84% C.0,96% D.0,92% 87: Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quyđịnh da bình thường Giả sử trong QT người, cứ trong 100 người da bình thường... người, tính trạng nhóm máu do 3 alen IA, IB và IO quy định Trong QT cân bằng di truyền có 36% số người mang nhóm máu O, 45% số người mang nhóm A Vợ có nhóm máu A lấy chồng có nhóm máu B không có quan hệ họ hàng với nhau 71a/ Xác suất để họ sinh con máu O: A 11,11% B 16,24% C 18,46% D 21,54% 71b/ Nếu họ sinh đứa con đầu là trai máu O thì khả năng để sinh đứa con thứ 2 là gái có nhóm máu khác bố và mẹ mình... thường Tỉ lệ người bị bệnh trong quần thể người là 0,0208 Hai người bình thường không có quan hệ họ hàng kết hôn với nhau, cho rằng QT có sự cân bằng di truyền về tính trạng trên Xác suất sinh con bị bệnh của cặp vợ chồng là A 1,92% B 1,84% C 0,96% D 0,92% 73: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường Một người đàn ông tóc xoăn lấy vợ cũng tóc xoăn, sinh lần thứ nhất được 1 trai . Xác suất sinh con trai hoặc con gái đều = 1/2 • Xác suất sinh con bình thường = 3/4 Tài liệu ôn tập SINH HỌC 12 – Chuyên đề : XÁC SUẤT SINH HỌC - Trang: 1 P( ) (1 ) − = − n x n x x X C p p P(. thuộc nhóm máu O.Tính xác suất để : b1)2 đứa con tiếp theo có nhóm máu khác nhau b2) 3 đứa con có nhóm máu khác nhau Tài liệu ôn tập SINH HỌC 12 – Chuyên đề : XÁC SUẤT SINH HỌC - Trang: 2 5! 2. được F 2 ; Cho rằng mỗi quả đậu F 2 có 4 hạt. Xác suất để bắt gặp qủa đậu có 3 hạt trơn và Tài liệu ôn tập SINH HỌC 12 – Chuyên đề : XÁC SUẤT SINH HỌC - Trang: 4 1 hạt nhăn là bao nhiêu? A.

Ngày đăng: 23/08/2015, 17:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w