1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư kinh doanh bất động sản tại tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex)

79 713 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 612,5 KB

Nội dung

Chương 1: Thực trạng hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản tại tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex). Chương 2: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản tại tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex).

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 2

CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ KINHDOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XNK& XD VIỆT NAM VINACONEX 6

I Lý thuyết về đầu tư bất động sản 6

1 Khái niệm và Đặc điểm 6

1.1 Khái niệm 6

1.2 Đặc điểm 7

2 Phân loại đầu tư bất động sản 8

2.1 Theo nguồn vốn 8

2.2 Theo nội dung đầu tư 9

2.3 Theo hình thức đầu tư 9

3 Vốn và nguồn vốn đầu tư bất động sản 9

3.1 Vốn đầu tư bất động sản 9

3.2 Nguồn huy động: 10

4 Các giai đoạn của quá trình đầu tư bất động sản 11

4.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 11

4.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư 12

4.3 Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư 12

5 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư kinh doanh bất động sản 13

5.1 Kết quả đầu tư 13

5.2 Hiệu quả đầu tư 16

Trang 2

6 Vài nét về hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản ở Việt Nam hiện

2 Nội dung đầu tư 33

2.3 Đầu tư kinh doanh khách sạn – khu du lịch 42

2.4 Đầu tư kinh doanh trung tâm thương mại 46

2.5 Đầu tư kinh doanh khu công nghiệp 50

3 Quản lý của tổng công ty đối với hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản 52

3.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 52

3.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư 53

3.3 Giai đoạn vận hành 55

IV Đánh giá chung về hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản củatổng công ty Vinaconex 56

1 Phân tích hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản của tổng công ty theo mô hình S.W.O.T 56

1.1 Điểm mạnh (S – Strengths) 56

1.2 Điểm yếu (W - Weaknesses) 57

1.3 Cơ hội (O – Opportunities) 58

Trang 3

1.4 Thách thức (T – Threats) 59

2 Đánh giá hiệu quả đầu tư 59

2.1 Hiệu quả tài chính 60

2.2 Hiệu quả kinh tế xã hội 62

3 Một số hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 64

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠITỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XNK & XD VIỆT NAMVINACONEX 66

I Định hướng của tổng công ty về chiến lược phát triển hoạt động đầutư kinh doanh bất động sản 66

1 Chiến lược chung 66

2 Chiến lược phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản 67

II Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư kinh doanhbất động sản tại tổng công ty Vinaconex 69

1 Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức và nhân sự 69

2 Nhóm giải pháp về kỹ thuật và công nghệ 71

3 Nhóm giải pháp về vốn 71

4 Nhóm giải pháp về chiến lược kinh doanh 73

5 Nhóm giải pháp về quảng bá và phát triển thương hiệu 74

KẾT LUẬN 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

 ODA: Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistant)  FDI: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

 KLV ĐTTH: Khối lượng vốn đầu tư thực hiện

Trang 5

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

A Bảng biểu:

 Bảng 1.1 Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư bất động sản của tổng công ty Vinaconex trong giai đoạn 2003 – 2008

 Bảng 1.2 Tỷ trọng vốn đầu tư bất động sản trong tổng vốn đầu tư của tổng công ty Vinaconex trong giai đoạn 2003 – 2008

 Bảng 1.3 Cơ cấu vốn đầu tư bất động sản của tổng công ty Vinaconex giai đoạn 2003 – 2008.

 Bảng 1.4 Tỷ trọng từng nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư bất động sản của tổng công ty Vinaconex giai đoạn 2003 – 2008.

 Bảng 1.5 Vốn đầu tư kinh doanh bất động sản của tổng công ty Vinaconex giai đoạn 2003 – 2008 theo từng nội dung.

 Bảng 1.6 Tỷ trọng vốn đầu tư kinh doanh bất động sản của tổng công ty Vinaconex giai đoạn 2003 – 2008 theo từng nội dung.

 Bảng 1.7 Tổng hợp vốn đầu tư kinh doanh chung cư cao tầng và KĐT mới của tổng công ty Vinaconex giai đoạn 2003 – 2008.

 Bảng 1.8 Một số dự án đầu tư chung cư cao tầng & khu đô thị mới Vinaconex đã và đang thực hiện hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư.

 Bảng 1.9 Tổng hợp vốn đầu tư kinh doanh cao ốc văn phòng cho thuê của tổng công ty Vinaconex giai đoạn 2003 – 2008.

 Bảng 1.10 Tổng quan về 2 dự án cao ốc văn phòng đang được thực hiện của tổng công ty Vinaconex

 Bảng 1.11 Tổng hợp vốn đầu tư kinh doanh khách sạn – khu du lịch của tổng công ty Vinaconex giai đoạn 2003 – 2008.

 Bảng 1.12 Một số dự án đầu tư khách sạn – khu du lịch Vinaconex đã và đang thực hiện hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư

Trang 6

 Bảng 1.13 Tổng hợp vốn đầu tư kinh doanh trung tâm thương mại của tổng công ty Vinaconex giai đoạn 2003 – 2008.

 Bảng 1.14 Các dự án đầu tư trung tâm thương mại Vinaconex đã và đang thực hiện

 Bảng 1.15 Tổng hợp vốn đầu tư kinh doanh khu công nghiệp của tổng công ty Vinaconex giai đoạn 2003 – 2008.

 Bảng 1.16 Các dự án đầu tư khu công nghiệp Vinaconex đang thực hiện và tìm kiếm cơ hội đầu tư

 Bảng 1.17 Doanh thu tăng thêm trên vốn đầu tư trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản của tổng công ty Vinaconex (giai đoạn 2003 – 2008)  Bảng 1.18 Lợi nhuận tăng thêm trên vốn đầu tư trong lĩnh vực đầu tư kinh

doanh bất động sản của tổng công ty Vinaconex (giai đoạn 2003 – 2008)  Bảng 1.19 Mức đóng góp cho NSNN từ lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động

sản của tổng công ty Vinaconex (giai đoạn 2003 – 2008)

 Bảng 1.20 Số chỗ việc làm tăng thêm từ lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản ủa tổng công ty Vinaconex (giai đoạn 2003 – 2008)

B Hình vẽ

 Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức của tổng công ty Vinaconex

 Hình 1.2 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư kinh doanh bất động sản tại tổng công ty Vinaconex (giai đoạn 2003 – 2008)

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Kể từ khi chính thức mở cửa, hội nhập lại với khu vực và Thế Giới, đặc biệt là từ khi Hoa Kỳ chính thức xóa bỏ lệnh cấm vận với nước ta năm 1995, Việt Nam đã và đang có những sự chuyển mình thật sự hết sức mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng luôn ở mức cao (bình quân từ 1995 là khoảng 7%/năm), đời sống người dân không ngừng được cải thiện và cùng với đó là sự xuất hiện ngày một nhiều của những công trình, những khu đô thị mới, những tòa cao ốc vô cùng hiện đại và hoành tráng như: khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, Nam Thăng Long (Ciputra), tòa nhà trụ sở tập đoàn dầu khí quốc gia, trung tâm thương mại Vincom, các khách sạn năm sao Daewoo, Sofitel, Melia, Caravelle… Tất cả cho thấy một điều, Việt Nam đang thực sự là mảnh đất rất màu mỡ đối với những nhà đầu tư kinh doanh bất động sản cả ở trong và ngoài nước.

Hiểu rõ được điều này, kể từ những năm đầu thế kỷ 21 tới nay, tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đã sớm tham gia vào thị trường bất động sản đầy tiềm năng trong nước với hàng loạt các dự án quy mô lớn như: khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính, khách sạn Holiday View, trung tâm thương mại Tràng Tiền, tòa nhà Vinaconex Tower… Trong suốt quá trình thực hiện này, Vinaconex đã đạt được rất nhiều những thành tựu đáng kể cả với tổng công ty nói riêng và với toàn xã hội nói chung, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại ở đó một số hạn chế cần phải sớm khắc phục để đưa tổng công ty trở thành một nhà đầu tư lớn không chỉ đối với Việt Nam mà còn trên toàn Thế Giới.

Chính vì vậy, rất hy vọng rằng đề tài “Thực trạng và một số giải pháp nâng

cao hiệu quả đầu tư kinh doanh bất động sản tại tổng công ty cổ phần xuất nhập

khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex)” mà em đã nghiên cứu và thực hiện dưới

đây sẽ đưa ra những cái nhìn chân thật nhất về tình hình hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản tại tổng công ty và qua đó tìm ra được những hướng đi, những giải pháp đúng đắn nhất.

Đề tài gồm có 2 chương:

Trang 8

Chương 1: Thực trạng hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản tạitổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex).

Chương 2: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư kinhdoanh bất động sản tại tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng ViệtNam (Vinaconex).

Do còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm cũng như những khó khăn khách quan trong việc thu thập số liệu nên chuyên đề của em vẫn còn những thiếu sót không tránh khỏi, bởi vậy, em rất mong sẽ nhận được sự đóng góp, phê bình từ các thầy cô giáo cũng như tất cả các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn thạc sỹ Phan Thu Hiền đã rất nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn để em có thể hoàn thành một cách tốt nhất chuyên đề này!

Trang 9

CHƯƠNG 1

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNGSẢN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XNK & XD VIỆT NAM

I Lý thuyết về đầu tư bất động sản

1 Khái niệm và Đặc điểm

1.1 Khái niệm

Tại hầu hết các nước, bất động sản được coi là đất đai và những tài sản có liên quan đến đất đai Tuy nhiên, tại mỗi một quốc gia khác nhau thì những khái niệm về đất đai cũng như những tài sản liên quan kia lại không giống nhau Chẳng hạn, tại Nga, bất động sản được quy định là “mảnh đất” chứ không phải là đất đai nói chung (Điều 130 Luật dân sự cộng hòa liên bang Nga), hay ở Thái Lan, người ta quan niệm “bất động sản là đất đai và những vật gắn liền với đất đai, bao gồm cả những quyền gắn với việc sở hữu đất đai” (Điều 100 Luật dân sự Thái Lan) Như vậy, có thể khẳng định rằng khái niệm bất động sản là rất rộng và đa dạng, hoàn toàn tùy thuộc vào các quy định cụ thể của pháp luật mỗi nước.

Theo bộ luật Dân sự năm 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bất động sản được hiểu là:

“Bất động sản là các tài sản bao gồm: Đất đai; nhà, công trình xây dựnggắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; cáctài sản khác gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định”

Vậy, có thể khái niệm về hoạt động đầu tư bất động sản như sau:

Đầu tư bất động sản là sự bỏ ra hay sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra đất đai, các công trình và các tài sản khác gắn liền với công trình đó.

Trang 10

1.2 Đặc điểm

Với việc có thể được xem như là một trong những hoạt động điển hình nhất của đầu tư phát triển, hoạt động đầu tư bất động sản bao gồm những đặc điểm như sau:

 Quy mô tiền vốn và vật tư cần thiết cho hoạt động đầu tư bất động sản thường là rất lớn Ví dụ như tòa tháp đôi Petronas (Malaysia) được xây dựng với chi phí 1,2 tỷ đô la hay dự án khổng lồ Dubai world có tổng mức đầu tư kỷ lục là hơn 38 tỷ đô la.

 Vốn đầu tư nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện hoạt động đầu tư.

 Lao động cần cho các dự án bất động sản cũng rất lớn, đặc biệt là đối với những dự án trọng điểm, quy mô lớn.

 Thời kỳ đầu tư (thời gian tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến lúc dự án được hoàn thành và đưa vào vận hành, khai thác) kéo dài Nhiều dự án bất động sản có thời gian đầu tư có lên đến 5 hay 10 năm

 Thời gian vận hành khai thác các bất động sản sau khi đã hoàn tất công cuộc đầu tư xây dựng là rất dài Ví dụ điển hình là tòa nhà chọc trời Empire State (Hoa Kỳ) được đưa vào vận hành từ năm 1931 nhưng vẫn còn tồn tại tới tận ngày nay.

 Các bất động sản sau khi được hoàn thành sẽ phát huy tác dụng ngay tại nơi nó được tạo dựng nên Chính vì vậy, quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư sẽ chịu những ảnh hưởng rất lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, chính trị hay xã hội của vùng hay địa phương đó.

 Độ rủi ro tương đối cao Trong đó, rủi ro bao gồm có từ nguyên nhân chủ quan (trình độ kỹ thuật, công nghệ, quản lý…) và nguyên nhân khách quan (điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội…).

Trang 11

2 Phân loại đầu tư bất động sản

+ Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước + Vốn của các doanh nghiệp nhà nước.

 Vốn huy động từ dân cư và khu vực tư nhân.

b) Vốn từ nước ngoài

 Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA – Official Development Assistant (thường chiếm tỉ trọng ít trong đầu tư bất động sản).

 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI – Foreign Direct Investment  Vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại Quốc Tế.

 Vốn huy động từ thị trường vốn Quốc Tế.

2.1.2 Vi môa) Bên trong

 Tích lũy từ nội bộ doanh nghiệp  Khấu hao hàng năm.

b) Bên ngoài

Trang 12

2.2 Theo nội dung đầu tư

Phân theo nội dung, đầu tư bất động bao gồm các loại:  Đầu tư chung cư cao tầng và khu đô thị mới  Đầu tư cao ốc văn phòng.

 Đầu tư khách sạn – khu du lịch  Đầu tư trung tâm thương mại  Đầu tư khu công nghiệp.

 Một số loại hình khác: khu công nghệ cao, chợ

2.3 Theo hình thức đầu tư

 Đầu tư trực tiếp  Đầu tư gián tiếp  Liên doanh liên kết.

3 Vốn và nguồn vốn đầu tư bất động sản

3.1 Vốn đầu tư bất động sản

 Khái niệm:

Trang 13

Vốn đầu tư bất động sản là những hàng hóa sẵn có để sử dụng làm yếu tố đầu vào trong quá trình đầu tư bất động sản (Theo kinh tế học cổ điển).

Với vai trò là yếu tố đầu vào như vậy, vốn đầu tư bất động sản có thể bao gồm: tiền bạc, máy móc, công cụ lao động, bản quyền, bí quyết công nghệ hay nhân

Nguồn huy động vốn đầu tư bất động sản là phần tích lũy của các cá nhân, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và chính phủ ở trong cũng như ngoài nước có thể được đưa vào quá trình đầu tư tạo ra các bất động sản.

 Phân loại:

Trang 14

+ Nguồn bên trong: Từ chính các doanh nghiệp (Lợi nhuận để lại, thặng

+ Đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình tạo ra các bất động sản + Thúc đẩy và mở rộng các mối quan hệ kinh tế quốc tế.

+ Nâng cao uy tín của quốc gia cũng như các doanh nghiệp trên trường quốc tế.

4 Các giai đoạn của quá trình đầu tư bất động sản

Như đã nói ở phần đặc điểm, là một hình thái điển hình của hoạt động đầu tư phát triển, quá trình đầu tư bất động sản đương nhiên bao gồm tất cả các giai đoạn của đầu tư phát triển, đó là:

+ Giai đoạn chuẩn bị đầu tư + Giai đoạn thực hiện đầu tư.

+ Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư.

4.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Là giai đoạn đầu tiên của quá trình đầu tư, giai đoạn này tạo tiền đề và quyết định sự thành bại cho cả hai giai đoạn sau Các công việc cần phải làm trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư bao gồm:

+ Nghiên cứu phát hiện cơ hội đầu tư + Nghiên cứu tiền khả thi.

Trang 15

+ Nghiên cứu khả thi (Lập dự án).

+ Đánh giá và quyết định (Thẩm định dự án).

Vấn đề quan trọng nhất được đặt ra trong giai đoạn đầu tiên này là chất lượng, tính chính xác của các kết quả nghiên cứu, tính toán cũng như dự đoán Làm tốt được các công tác này, giai đoạn sau sẽ có điều kiện thuận lợi để hoạt động, nhanh chóng phát huy hết năng lực vận hành dự kiến, qua đó nhanh chóng thu hồi được vốn đầu tư để dần tiến đến có lợi nhuận.

4.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư

Các công việc của giai đoạn này bao gồm có:

+ Hoàn tất các thủ tục để triển khai thực hiện đầu tư + Thiết kế và lập dự toán thi công xây lắp công trình + Thi công xây lắp công trình.

+ Chạy thử và nghiệm thu sử dụng.

Trong giai đoạn thực hiện đầu tư, vấn đề thời gian được xem là quan trọng hơn cả Ở giai đoạn này, vốn đầu tư nằm khê đọng, không sinh lời trong suốt những năm tháng thực hiện Do đó, thời gian thực hiện đầu tư mà càng kéo dài thì vốn ứ đọng sẽ càng nhiều, tổn thất sẽ càng lớn Thêm vào đó, còn phải kể đến những thiệt hại ngoài dự tính như từ thiên tai gây ra đối với dự án Chính vì vậy, chủ đầu tư cần phải hết sức sát sao đối với tiến độ đã đề ra hoặc đã điều chỉnh đối với các dự án bất động sản.

4.3 Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư

Đây là giai đoạn nhằm hiện thực hóa các mục tiêu ban đầu của dự án Thông thường, giai đoạn này thường được chia ra làm ba phân đoạn nhỏ khác là:

+ Giai đoạn sử dụng chưa hết công suất.

+ Giai đoạn sử dụng công suất ở mức cao nhất.

Trang 16

+ Giai đoạn công suất giảm dần và kết thúc dự án.

Nếu các kết quả do giai đoạn thực hiện đầu tư tạo ra đảm bảo tính đồng bộ, giá thành hợp lý, chất lượng tốt, đúng tiến độ, địa điểm thích hợp hay quy mô tối ưu thì hiệu quả hoạt động của các kết quả này và mục tiêu cụ thể của dự án chỉ còn phụ thuộc hoàn toàn vào quá trình tổ chức quản lý hoạt động của các kết quả Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với giai đoạn cuối cùng của quá trình đầu tư bất động sản là phải thành lập ra được một đội ngủ quản lý có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm để vận hành các khu đô thị mới, các cao ốc văn phòng cho thuê, các khách sạn – khu nghỉ mát, các trung tâm thương mại hay các khu công nghiệp.

Nói tóm lại, đối với bất cứ một dự án đầu tư phát triển nói chung hay một dự án đầu tư bất động sản nói riêng nào đó thì tầm quan trọng của cả ba giai đoạn đều cần phải hết sức quan tâm, tuy nhiên, giai đoạn đầu tiên vẫn được coi là quan trọng nhất vì nó tạo ra tiền đề, cơ sở để hai giai đoạn sau có thể phát huy được một cách tốt nhất.

5 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư kinh doanh bất động sản

5.1 Kết quả đầu tư

Trang 17

Trong đó:

+ TPDNi: thị phần của doanh nghiệp i.

+ qi: số sản phẩm mà doanh nghiệp i bán ra thị trường + n: tổng số doanh nghiệp.

c) ý nghĩa:

Cho biết được khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp để từ đó có các chiến lược, chủ trương hợp lý nhất.

5.1.2 Khối lượng vốn đầu tư thực hiện

a) Khái niệm:

Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền đã chi ra để tiến hành các hoạt động của công cuộc đầu tư, bao gồm: công tác xây dựng, công tác mua sắm và lắp đặt thiết bị, công tác quản lý và chi phí khác.

b) Phương pháp xác định:

KLVĐTTH = CPXD + CPTB + CPGPMB + CPQL + CPTV + CP ≠ Trong đó:

+ KLVĐTTH: Khối lượng vốn đầu tư thực hiện.

+ CPXD: Chi phí xây dựng, bao gồm: Chi phí xây dựng công trình, phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ, san lấp mặt bằng, xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ…

+ CPTB: Chi phí thiết bị, bao gồm: Chi phí mua sắm thiết bị, đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có), vận chuyển, lưu kho, lưu bãi (nếu có), thuế và bảo hiểm, lắp đặt thiết bị và thí nghiệm…

+ CPGPMB: Chi phí giải phóng mặt bằng, bao gồm: Chi phí đền bù nhà cửa, vật kiến trúc cũ, cây trồng trên đất, tái định cư…

Trang 18

+ CPQL: Chi phí quản lý, bao gồm: Chi phí lập báo cáo đầu tư, tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc, thẩm định, lựa chọn nhà thầu, quản lý chất lượng, tiến độ, tuyên truyền, quảng cáo.

+ CPTV: Chi phí tư vấn, bao gồm: Chi phí khảo sát, thiết kế xây dựng, giám sát, lập hồ sơ mời thầu…

+ CP ≠: Chi phí khác, bao gồm: Thẩm tra tổng mức đầu tư, rà phá bom mìn, bảo hiểm công trình, di chuyển thiết bị thi công, đảm bảo an toàn giao thông phục vụ công trình…

c) Ý nghĩa:

Làm căn cứ để tính toán hiệu quả đầu tư sau này.

5.1.3 Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm

a) Khái niệm:

+ Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập và hiện giờ đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng và có thể đưa vào hoạt động được ngay cùng với lượng máy móc thiết bị đã được mua sắm, lắp đặt và đủ điều kiện đưa vào sử dụng Tài sản cố định huy động chính là sản phẩm của công cuộc đầu tư, ví dụ: bệnh viện, nhà cửa, trung tâm thương mại, khách sạn…

+ Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ của các tài sản cố định đã được huy động vào sử dụng để sản xuất ra những sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ Nói cách khác, năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm chính là công suất hoặc năng lực phát huy tác dụng của các tài sản cố định đã được huy động, ví dụ như: số giường nằm của một bệnh viện, hay số phòng của một trường học…

Trang 19

b) Phương pháp xác định:

Giá trị tài sản cố định huy động được tính theo công thức: F = Ivb + Ivr – C - Ive

Trong đó:

+ F: Giá trị các tài sản cố định được huy động trong kỳ.

+ Ivb: Vốn đầu tư được thực hiện ở các kỳ trước chưa được huy động chuyển sang kỳ nghiên cứu (xây dựng dở dang đầu kỳ).

+ Ivr: Vốn đầu tư được thực hiện trong kỳ.

+ C: Chi phí trong kỳ không tính vào giá trị tài sản cố định, bao gồm: chi phí do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch họa… và giá trị khối lượng được hủy bỏ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

5.2 Hiệu quả đầu tư

5.2.1 Hiệu quả tài chính

a) Doanh thu tăng thêm trên vốn đầu tư:

+ N1: Doanh thu tăng thêm trên vốn đầu tư.

+ ∆DT: Doanh thu tăng thêm.

+ I: Vốn đầu tư  Ý nghĩa:

Trang 20

Phản ánh một đồng vốn bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu b) Lợi nhuận tăng thêm trên vốn đầu tư:

+ N2: Lợi nhuận tăng thêm trên vốn đầu tư.

+ ∆LN: Lợi nhuận tăng thêm.

+ I: Vốn đầu tư.

 Ý nghĩa:

+ Cho biết thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận khi bỏ ra một đồng vốn đầu tư bỏ ra.

+ Phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp c) Hệ số huy động tài sản cố định của doanh nghiệp:

+ N3: Hệ số huy động TSCĐ của doanh nghiệp.

+ F: Giá trị TSCĐ mới được đưa vào sử dụng trong kỳ.

Trang 21

+ I: Vốn đầu tư  Ý nghĩa:

+ Phản ánh mức độ đạt được kết quả cuối cùng trong tổng vốn đầu tư đã thực hiện.

+ Cho biết doanh nghiệp có đầu tư dàn trải hay không d) Suất đầu tư của doanh nghiệp:

+ N4: Suất đầu tư của doanh nghiệp.

+ I: Vốn đầu tư trong kỳ.

+ ∆NLSX: Năng lực sản xuất tăng thêm của doanh nghiệp trong kỳ  Ý nghĩa:

+ Phản ánh mức độ hao phí vốn cho một đơn vị NLSX.

+ Cho phép đánh giá các biện pháp tiết kiệm trong hoạt động đầu tư.

5.2.2 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội

Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội bao gồm 2 nhóm chính: + Nhóm chỉ tiêu định lượng.

+ Nhóm chỉ tiêu định tính.

Trang 22

+ N6: Mức tiết kiệm ngoại tệ.

+ ∆NITT: Số ngoại tệ thực thu tăng thêm.

Trang 23

+ N7: Số lao động tăng thêm nhờ hoạt động đầu tư.

+ ∆LD: Số lao động tăng thêm.

+ I: Vốn đầu tư.

5.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu định tính

 Nâng cao trình độ, tay nghề của người lao động.

 Mức độ đáp ứng các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

6 Vài nét về hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản ở Việt Nam hiện nay

Có thể nói, hơn lúc nào hết, hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản ở Việt Nam đang hết sức sôi động, đặc biệt là sau khi thị trường bất động sản nước ta đang dần tan băng kể từ đầu năm 2009 nhờ một loạt các tín hiệu rất tích cực từ phía Chính phủ mà tiêu biểu là chính sách kích cầu đang được thực hiện Việc các ngân hàng hạ mạnh lãi suất cũng như việc Chính phủ công bố các biện pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế vừa qua chắc chắn sẽ tạo ra những tác động hết sức tích cực đến thị trường bất động sản Việt Nam và đây thực sự là cơ hội để các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước tiếp tục rót vốn vào các dự án đã, đang và sắp thực hiện của mình.

Thực tế đã chứng minh, bên cạnh những dự án bất động sản đã hoàn thành và đưa vào khai thác như: Khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính, cao ốc văn phòng M5 (Hà Nội), khu đô thị Phú Mỹ Hưng (Thành phố Hồ Chí Minh)… thì càng ngày càng có thêm rất nhiều dự án lớn với quy mô đồ sộ đã và sẽ chuẩn bị được khởi động như: Tổ hợp cao ốc Keangnam Landmark Tower, khu đô thị mới Bắc An Khánh, trung tâm thương mại Chợ Mơ, khách sạn năm sao HanoiPlaza, khu công nghiệp Bắc Phú Cát (Hà Nội), khu đô thị mới An Vân Dương (Thành phố Huế) hay khu đô thị mới Thảo Điền, The Vista (Thành phố Hồ Chí Minh)… mà đi cùng với đó là sự hiện diện của một loạt các nhà đầu tư đến cả từ trong và ngoài nước như: Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam – Vinaconex, Tổng

Trang 24

công ty cổ phần Sông Đà, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, tổng công ty lắp máy Lilama (Việt Nam), Posco, Keangnam (Hàn Quốc), Accor (châu Âu), Intercontinental (Mỹ) và sắp tới đây là các “đại gia” đến từ Trung Đông như IFA hay Kingdom Hotel Investment… Chắc chắn, sự có mặt của các tổ chức, các tập đoàn trên sẽ góp phần tạo nên một bức tranh sôi động với nhiều màu sắc của thị trường bất động sản tại Việt Nam năm 2009 và qua đó làm tăng tính cạnh tranh trong hoạt động đầu tư bất động sản tại dải đất hình chữ S.

II Giới thiệu về tổng công ty Vinaconex

1 Quá trình hình thành và phát triển

Trải qua 20 năm trưởng thành và phát triển, đến nay Vinaconex đã trở thành một tổng công ty đa doanh hàng đầu trong ngành xây dựng Việt Nam với chức năng chính là: kinh doanh bất động sản, xây lắp, tư vấn đầu tư - thiết kế - khảo sát quy hoạch, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, xuất khẩu chuyên gia và lao động ra nước ngoài hay đặc biệt là đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng hàng đầu nhằm chuyển đổi cơ cấu và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, phấn đấu trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước.

Được thành lập ngày 27/09/1988, tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex), tiền thân là công ty dịch vụ và xây dựng nước ngoài (có nhiệm vụ quản lý cán bộ và công nhân ngành xây dựng của Việt Nam làm việc ở nước ngoài), với trên 70 đơn vị đầu mối trực thuộc đã xác định đa doanh, đa lĩnh vực và đa sản phẩm là mục tiêu lâu dài

Ngày 20/11/1995, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng bộ xây dựng đã có quyết định số 992/BXD-TCLĐ về việc thành lập lại tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) theo mô hình tổng công ty 90 với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động rộng hơn Theo quyết định này, Vinaconex được bộ xây dựng cho phép tiếp nhận một số công ty xây dựng trực thuộc bộ về tổng công ty.

Trang 25

Khác với các đơn vị khác trực thuộc bộ xây dựng, ngay từ khi mới thành lập, Vinaconex đã xác định phương châm kinh doanh đa ngành và hiện là một trong những tổng công ty đa doanh hàng đầu của bộ xây dựng với chức năng chính là xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng, cấp thoát nước và môi trường, xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác; đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và đầu tư vào các lĩnh vực như sản xuất vật liệu xây dựng, các khu đô thị, khu công nghiệp, các dự án điện, nước…

Thêm vào đó, nhằm tận dụng được tiềm năng của thị trường vốn để nâng cao năng lực cạnh tranh và sản xuất cũng như mở rộng quy mô, Vinaconex đã mạnh dạn đi đầu trong việc cổ phần hoá, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp Ngày 01/12/2006 được coi là một dấu ấn quan trọng của Vinaconex khi tổng công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình tổng công ty cổ phần Đây là một bước ngoặt hết sức có ý nghĩa, đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình xây dựng tổng công ty trở thành một tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam và khu vực

Tổng công ty hiện có trên 70 đơn vị đầu mối trực thuộc hoạt động trên khắp mọi miền của đất nước với đội ngũ hơn 40.000 cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân viên (trong đó có nhiều người đã được đào tạo và làm việc tại nước ngoài), có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm Trong quá trình phát triển của mình, Vinaconex luôn coi trọng và xác định chữ tín với khách hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu Đến nay, tổng công ty đã thực sự tạo dựng được uy tín và thương hiệu trên thị trường, được các khách hàng trong và ngoài nước quan tâm, tôn trọng, đánh giá cao và đặt niềm tin để thiết lập quan hệ hợp tác kinh doanh trong các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm.

2 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) hiện nay bao gồm các bộ phận:

 Đại hội đồng cổ đông

Trang 26

 Hội đồng quản trị  Ban tổng giám đốc  Ban kiểm soát

 Các đơn vị hạch toán phụ thuộc  Các phòng ban chức năng

 Các ban quản lý dự án trọng điểm  Các văn phòng đại diện

 Các đơn vị có vốn góp chi phối của tổng công ty

 Các đơn vị có vốn góp không chi phối của tổng công ty Các bộ phận này có quan hệ phụ thuộc với nhau theo sơ đồ sau:

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức của tổng công ty Vinaconex

3 Một số lĩnh vực hoạt động chủ yếu

Từ chỗ chỉ là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu lao động, trải qua quá trình phát triển không ngừng, đến nay Vinaconex đã một trong những tổng công ty đa doanh lớn nhất Việt Nam với các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu:

Trang 27

Đầu tư và kinh doanh bất động sản

+ Đầu tư và kinh doanh các khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

+ Đầu tư và kinh doanh nhà và văn phòng cho thuê.

+ Đầu tư và kinh doanh các khu nghỉ mát, khu vui chơi giải trí + Đầu tư và kinh doanh các trung tâm thương mại.

+ Đầu tư và kinh doanh khách sạn + Các loại hình khác

Xây lắp

+ Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, sân bay, bến cảng, thủy lợi, đường hầm.

+ Xây dựng các công trình văn hóa thể thao, vui chơi giải trí, du lịch, khách sạn, công sở, trường học, bệnh viện, bưu điện.

+ Xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

+ Xây dựng các công trình cấp thoát nước, xử lý chất thải, môi trường + Xây dựng các công trình thủy điện, nhiệt điện, đường dây, trạm biến áp đến 500kV.

+ Xây dựng cầu, đường, kè, đê, đập thủy lợi thủy điện, công trình ngầm + Các loại hình khác.

Trang 28

Sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng + Gioăng phớt cao su + Khung cửa nhựa.

+ Tư vấn đấu thầu.

+ Tư vấn giám sát và quản lý dự án.

+ Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn + Thẩm tra dự án đầu tư.

+ Lập quy hoạch.

Xuất khẩu lao động và xuất nhập khẩu

+ Xuất khẩu lao động và chuyên gia.

Trang 29

+ Xuất nhập khẩu phục vụ ngành xây dựng + Xuất nhập khẩu phục vụ ngành hàng tiêu dùng.

Đầu tư tài chính

+ Phát hành chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) + Góp vốn.

+ Thành lập công ty tài chính  Giáo dục đào tạo

+ Giáo dục phổ thông (từ mầm non tới phổ thông trung học).

Trang 30

Đối với một dự án đầu tư bất động sản, vốn tài chính luôn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng bởi đây là những dự án thường đòi hỏi mức vốn đầu tư không hề nhỏ, thậm chí là rất lớn Điều này thực sự đúng đối với tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu & xây dựng Việt Nam khi mà Vinaconex thường xuyên dành một phần lớn trong tổng vốn đầu tư hàng năm của mình để rót cho hoạt động đầu tư bất động sản, đặc biệt là trong giai đoạn 2003 – 2008, giai đoạn mà hầu hết các dự án lớn của Vinaconex như: khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính, khu đô thị mới Bắc An Khánh, tòa nhà Vinaconex Tower, khách sạn Holiday View, khu đô thị du lịch Cái Giá (Cát Bà) hay khu công nghiệp Bắc Phú Cát… đều đang được triển khai một cách hết sức khẩn trương.

Dưới đây là các bảng số liệu khái quát về quy mô, tốc độ tăng trưởng cũng như tình hình bỏ vốn vào hoạt động đầu tư bất động sản của tổng công ty Vinaconex trong giai đoạn 2003 – 2008.

Bảng 1.1 Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư bất động sản của tổng công ty Vinaconex trong giai đoạn 2003 – 2008.

Trang 31

Bảng 1.2 Tỷ trọng vốn đầu tư bất động sản trong tổng vốn đầu tư

của tổng công ty Vinaconex trong giai đoạn 2003 – 2008.

Năm Vốn đầu tư bất động sản

(Nguồn: Ban đầu tư - tổng công ty Vinaconex)

Nhìn chung trong giai đoạn này, vốn dành cho đầu tư bất động sản của Vinaconex luôn ở mức cao (dù có biến động khá thất thường do tính chất đặc thù của công cuộc đầu tư xây dựng công trình), đạt bình quân 1.124,82 tỷ đồng/năm, tỷ trọng bình quân ở mức 32,275%/năm Điều đó thực sự chứng tỏ một cách hết sức rõ rệt về sự quan tâm của tổng công ty đối với vấn đề vốn tài chính dành cho hoạt động đầu tư này.

Cũng qua hai bảng số liệu trên, đặc biệt là từ bảng 1.1 về quy mô và tốc độ tăng trưởng, dễ thấy tổng vốn dành cho hoạt động đầu tư bất động sản của Vinaconex là không ổn định qua các năm, đặc biệt là trong hai năm 2006 và 2007, tổng vốn dành cho hoạt động đầu tư bất động sản của tổng công ty tăng đột biến, đây có thể xem là điều dễ hiểu bởi trong hai năm này, cùng với những dự án đang được thực hiện theo đúng tiến độ và chuẩn bị đi vào vận hành khai thác như: khu đô

Trang 32

thị mới Trung Hòa – Nhân Chính, trung tâm thương mại Hà Đông, trung tâm thương mại Thanh Hóa… thì những dự án lớn nhất của Vinaconex như: tòa nhà Vinaconex Tower, khu công nghiệp Bắc Phú Cát, khu đô thị du lịch Cái Giá (Cát Bà, Hải Phòng), khu đô thị mới Thảo Điền hay trung tâm thương mại Chợ Mơ… đều lần lượt được bắt tay vào khởi công.

Rõ ràng với tổng số vốn bỏ ra cho giai đoạn 2003 – 2008 lên đến 6.748,92 tỷ đồng, Vinaconex thực sự cho thấy đầu tư kinh doanh bất động sản đã và vẫn đang là lĩnh vực mũi nhọn của mình.

1.2 Nguồn vốn

Để có thể có đủ khả năng đầu tư vào một dự án nào đó nói chung và đặc biệt là các dự án bất động sản nói riêng, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng không thể tự huy động từ nguồn vốn nội tại của mình bởi lẽ nó thường đòi hỏi một lượng vốn rất lớn mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng được Vinaconex dù là một trong những tổng công ty hàng đầu của Việt Nam với tiềm lực tài chính hùng hậu cũng không phải là một ngoại lệ Chính vì lẽ đó mà tổng công ty đã sớm có những phương án nhằm huy động tạo vốn từ một số nguồn vốn như:

+ Tín dụng đầu tư phát triển nhà nước + Nước ngoài.

+ Tín dụng thương mại + Vốn tự có.

+ Các nguồn vốn khác.

Trong đó, nguồn tín dụng thương mại và các nguồn khác (chủ yếu là huy động từ khách hàng) chiếm tỷ trọng đáng kể nhất Điều này được chứng minh qua 2 bảng số liệu về cơ cấu nguồn vốn và tỷ trọng từng nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư bất động sản tại tổng công ty Vinaconex trong giai đoạn 6 năm kể từ 2003 đến 2008 như sau

Trang 33

Bảng 1.3 Cơ cấu vốn đầu tư bất động sản của tổng công ty Vinaconex

(Nguồn: Ban đầu tư - tổng công ty Vinaconex)

Nhìn qua bảng số liệu 1.3, dễ thấy được sự áp đảo về giá trị tuyệt đối của hai nguồn vốn tín dụng thương mại và nguồn vốn khác so với ba nguồn còn lại là tín dụng đầu tư phát triển nhà nước, vốn nước ngoài và vốn tự có Để có được cái nhìn chi tiết hơn về cơ cấu của từng nguồn vốn, ta có bảng số liệu 1.4 và đồ thị hình 1.2

Trang 34

về tỷ trọng từng nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư bất động sản của tổng công ty Vinaconex giai đoạn 2003 – 2008 như sau

Bảng 1.4 Tỷ trọng từng nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư bất động sản của tổng công ty Vinaconex giai đoạn 2003 – 2008.

Trang 35

Hình 1.2 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư kinh doanh bất động sản tại tổng công ty Vinaconex (giai đoạn 2003 – 2008)

Qua bảng số liệu và đồ thị, dễ thấy trong cơ cấu vốn đầu tư bất động sản của Vinaconex, vốn tín dụng thương mại và nguồn vốn khác (trong đó chủ yếu từ huy động khách hàng) là 2 nguồn vốn chủ đạo, lần lượt chiếm tỷ trọng bình quân trong giai đoạn 2003 – 2008 tới 44,32% và 32,36% Bên cạnh đó, ta cũng không khó để nhận thấy được sự tăng trưởng rất mạnh về tỷ trọng của nguồn vốn khác (từ 34,67% năm 2003 lên 47,81%), chứng tỏ chiến lược của tổng công ty trong việc tìm kiếm

Trang 36

vốn cho các dự án bất động sản chính là việc huy động nguồn lực nhàn rỗi ngay từ các khách hàng của mình.

2 Nội dung đầu tư

Thực trạng hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản của tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) trong những năm qua được thể hiện rất rõ nét qua 5 nội dung đầu tư chủ yếu sau:

+ Đầu tư kinh doanh chung cư cao tầng và khu đô thị mới + Đầu tư kinh doanh cao ốc văn phòng cho thuê.

+ Đầu tư kinh doanh khách sạn – khu du lịch + Đầu tư kinh doanh trung tâm thương mại + Đầu tư kinh doanh khu công nghiệp.

Trước khi đi vào phân tích từng nội dung cụ thể trên, ta nghiên cứu các bảng số liệu 1.4 về vốn đầu tư kinh doanh bất động sản và bảng 1.5 về tỷ trọng vốn đầu tư kinh doanh bất động sản của Vinaconex giai đoạn 2003 – 2008 theo từng nội dung như sau:

Bảng 1.5 Vốn đầu tư kinh doanh bất động sản

của tổng công ty Vinaconex giai đoạn 2003 – 2008 theo từng nội dung.

Trang 37

-2005 237 101 - 46 90

(Nguồn: Ban đầu tư - tổng công ty Vinaconex)

Bảng 1.6 Tỷ trọng vốn đầu tư kinh doanh bất động sản

của tổng công ty Vinaconex giai đoạn 2003 – 2008 theo từng nội dung.

Trang 38

Qua hai bảng số liệu trên, rất dễ nhận thấy, đầu tư kinh doanh chung cư cao tầng và khu đô thị mới chính là nội dung chủ đạo trong hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản của tổng công ty với tỷ trọng bình quân giai đoạn 2003 – 2008 lên đến 61,87%, tiếp theo lần lượt là trung tâm thương mại (17,36%) và khách sạn – khu du lịch với 11,10% Hai nội dung còn lại do mới được tổng công ty khai thác những năm gần đây (cụ thể, khu công nghiệp năm 2006 và văn phòng cho thuê năm 2007) nên chỉ chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn: 4,48% đối với nội dung đầu tư kinh doanh cao ốc văn phòng và 5,19% đối với khu công nghiệp.

Bên cạnh đó phải nói đến sự sụt giảm rất đáng kể cả về số tuyệt đối và tương đối của hai nội dung đầu tư khách sạn – khu du lịch và trung tâm thương mại, lần lượt là từ 110,5 tỷ đồng (tương đương 15,20% tổng vốn đầu tư bất động sản) năm 2003 xuống còn 40 tỷ đồng (6,36%) năm 2008 đối với khách sạn – khu du lịch và từ 215,46 tỷ đồng (29,64%) năm 2003 xuống 36,01 tỷ đồng (5,75%) đối với trung tâm thương mại Nguyên nhân của hiện tượng này có thể lý giải là do có sự xuất hiện kể từ giai đoạn 2006 - 2007 của hai mảng đầu tư mới: cao ốc văn phòng và khu công nghiệp

Sau đây, chúng ta đi sâu vào nghiên cứu từng nội dung cụ thể trong hoạt động đầu tư bất động sản của Vinaconex.

2.1 Đầu tư kinh doanh chung cư cao tầng và khu đô thị mới

Như đã phân tích ở trên, đây có thể xem là nội dung đầu tư chủ đạo và quan trọng nhất của Vinaconex Bảng số liệu tổng hợp về vốn đầu tư kinh doanh chung cư cao tầng và khu đô thị mới giai đoạn 2003 – 2008 dưới đây là minh chứng rõ rệt cho điều này.

Trang 39

Bảng 1.7 Tổng hợp vốn đầu tư kinh doanh chung cư cao tầng và KĐT mới của tổng công ty Vinaconex giai đoạn 2003 – 2008.

(Nguồn: Ban đầu tư - tổng công ty Vinaconex)

Với mục tiêu xuyên suốt mau chóng trở thành tổng công ty xây dựng hàng đầu của Việt Nam và mau chóng vươn ra tầm Thế Giới, ngay từ cuối năm 2001, tổng công ty Vinaconex đã sớm đi tắt đón đầu xu thế mới khi bắt đầu khởi động dự án khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính với tổng mức đầu tư lên đến gần 1.400 tỷ đồng Đây được coi là bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển của Vinaconex khi lần đầu tiên tổng công ty thâm nhập vào một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ: Đầu tư kinh doanh khu đô thị mới Dự án này cũng đã thực sự đưa Vinaconex lên hàng đại gia trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam khi mà cho đến giờ, Trung Hòa – Nhân Chính vẫn là một trong những khu đô thị được ưa chuộng vào bậc nhất Hà Nội.

Không dừng lại ở đó, đến giữa 2006 (năm mà vốn đầu tư cho mảng chung cư cao tầng và khu đô thị mới của tổng công ty đạt kỷ lục 1.400 tỷ đồng, chiếm

Ngày đăng: 16/04/2013, 09:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức của tổng công ty Vinaconex - Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư kinh doanh bất động sản tại tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex)
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức của tổng công ty Vinaconex (Trang 27)
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức của tổng công ty Vinaconex - Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư kinh doanh bất động sản tại tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex)
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức của tổng công ty Vinaconex (Trang 27)
Dưới đây là các bảng số liệu khái quát về quy mô, tốc độ tăng trưởng cũng như tình hình bỏ vốn vào hoạt động đầu tư bất động sản của tổng công ty Vinaconex trong giai đoạn 2003 – 2008. - Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư kinh doanh bất động sản tại tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex)
i đây là các bảng số liệu khái quát về quy mô, tốc độ tăng trưởng cũng như tình hình bỏ vốn vào hoạt động đầu tư bất động sản của tổng công ty Vinaconex trong giai đoạn 2003 – 2008 (Trang 31)
Bảng 1.1. Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư bất động sản  của tổng công ty Vinaconex trong giai đoạn 2003 – 2008. - Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư kinh doanh bất động sản tại tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex)
Bảng 1.1. Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư bất động sản của tổng công ty Vinaconex trong giai đoạn 2003 – 2008 (Trang 31)
Bảng 1.2. Tỷ trọng vốn đầu tư bất động sản trong tổng vốn đầu tư của tổng công ty Vinaconex trong giai đoạn 2003 – 2008. - Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư kinh doanh bất động sản tại tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex)
Bảng 1.2. Tỷ trọng vốn đầu tư bất động sản trong tổng vốn đầu tư của tổng công ty Vinaconex trong giai đoạn 2003 – 2008 (Trang 32)
Bảng 1.3. Cơ cấu vốn đầu tư bất động sản của tổng công ty Vinaconex giai đoạn 2003 – 2008. - Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư kinh doanh bất động sản tại tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex)
Bảng 1.3. Cơ cấu vốn đầu tư bất động sản của tổng công ty Vinaconex giai đoạn 2003 – 2008 (Trang 34)
Bảng 1.3. Cơ cấu vốn đầu tư bất động sản của tổng công ty Vinaconex  giai đoạn 2003 – 2008. - Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư kinh doanh bất động sản tại tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex)
Bảng 1.3. Cơ cấu vốn đầu tư bất động sản của tổng công ty Vinaconex giai đoạn 2003 – 2008 (Trang 34)
Bảng 1.4. Tỷ trọng từng nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư bất động sản  của tổng công ty Vinaconex giai đoạn 2003 – 2008. - Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư kinh doanh bất động sản tại tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex)
Bảng 1.4. Tỷ trọng từng nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư bất động sản của tổng công ty Vinaconex giai đoạn 2003 – 2008 (Trang 35)
Bảng 1.4. Tỷ trọng từng nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư bất động sản  của tổng công ty Vinaconex giai đoạn 2003 – 2008. - Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư kinh doanh bất động sản tại tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex)
Bảng 1.4. Tỷ trọng từng nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư bất động sản của tổng công ty Vinaconex giai đoạn 2003 – 2008 (Trang 35)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w