Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
330 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Đề tài thuyết trình: GVHD: Th.S Lê Đạt Chí SVTH: Lê Ngọc Phượng Văn Anh Tuấn Lê Thảo Vy Nguyễn Hoàng Nam Lớp: TC11 – K33 TP.HCM – 11/2009 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………… MỤC LỤC Phần mở đầu 2 1.Khái niệm và mục đích của việc lập kế hoạch tài chính ngắn hạn 3 1.1Khái niệm về quản lí tài chính 3 1.2Tầm quan trọng của kế hoạch tài chính ngắn hạn 3 2.Vốn luân chuyển 4 2.1Khái niệm 4 2.2Thành phần 4 2.2.1Tài sản lưu động 4 2.2.2Nợ ngắn hạn 5 3.Mối liên kết giữa các quyết định tài trợ ngắn hạn và dài hạn 5 3.1Nhu cầu vốn tích luỹ 5 3.2Mối liên hệ giữa các quyết định tài trợ ngắn hạn và dài hạn 6 4.Theo dõi những thay đổi trong tiền mặt và vốn luân chuyển 7 4.1Mục đích 7 4.2Những thay đổi trong vốn luân chuyển 8 4.2.1Thay đổi trong tiền mặt 8 4.2.2Thay đổi trong vốn luân chuyển 10 4.3Lợi nhuận và dòng tiền 12 5.Lập ngân sách tiền mặt 13 5.1Tại sao phải dự trữ tiền mặt 13 5.2Khái niệm và mục đích của việc dự trữ tiền mặt 14 5.3Chuẩn bị ngân sách tiền mặt 14 5.3.1Dòng tiền thu vào 14 5.3.2Dòng tiền chi ra 15 6.Lập kế hoạch tài trợ ngắn hạn 18 6.1Các nguồn tài trợ ngắn hạn 18 6.2Các kế hoạch tài trợ ngắn hạn 18 6.2.1Kế hoạch thứ nhất 18 6.2.2Kế hoạch thứ hai 19 6.2.3Nhận xét 20 Phần kết luận 22 Tài liệu tham khảo 23 LỜI MỞ ĐẦU Có thể nói, quản lí và thiết lập kế hoạch tài chính là công việc rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp bởi vì nó ảnh hưởng đến cách thức và phương thức mà nhà quản lý thu hút vốn đầu tư để thành lập, duy trì và mở rộng công việc kinh doanh. Lập kế hoạch tài chính sẽ cho phép qụyết định lượng nguyên liệu thô doanh nghiệp có thể mua, sản phẩm công ty có thể sản xuất và khả năng công ty có thể tiếp thị, quảng cáo để bán sản phẩm ra thị trường. Khi có kế hoạch tài chính, chúng ta cũng có thể xác định được nguồn nhân lực doanh nghiệp cần. Trong chương trình môn Tài chính doanh nghiệp mà chúng em đang được học, phần lớn nội dung là đề cập đến lập kế hoạch tài chính dài hạn, về việc lập ngân sách vốn và lựa chọn cấu trúc vốn, xác định kế hoạch tăng trưởng và lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai. Đây là những quyết định mang tầm chiến lược nhưng để thực hiện được tốt các quyết định này doanh nghiệp cũng cần thiết lập những kế hoạch tài chính ngắn hạn cho từng thời kì hoạt động. Điều này là rất quan trọng vì nếu không có được những quyết định ngắn hạn đúng đắn thì có khả năng doanh nghiệp sẽ không thực hiện được mục tiêu của mình. Vậy, làm thế nào để lập được một kế hoạch tài chính ngắn hạn có hiệu quả, các bước để lập một kế hoạch ấy là gì, người giám đốc tài chính phải đặt ra các câu hỏi trên đề có thể đưa ra được một phương án tài chính tối ưu cho doanh nghiệp : tốn ít chi phí nhất mà lại đạt hiệu quả cao nhất. Nhận thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính ngắn hạn, nhóm 7 lớp TC11 chúng em đã đi nghiên cứu về vấn đề này bằng cách trả lời các câu hỏi trên. Qua đó chúng em đưa ra được các bước để thiết lập một kế hoạch tài chính ngắn hạn, và một ví dụ để minh họa cho các bước trên. Phần cuối của đề tài chúng em xin được đưa ra một vài ý kiến để lập được một kế hoạch tài chính ngắn hạn có hiệu quả. 1. Khái niệm và mục đích của việc lập kế hoạch tài chính ngắn hạn: 1.1. Khái niệm về quản lí tài chính: Quản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một doanh nghiệp để phân tích điểm mạnh điểm yếu của nó và lập các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, tài sản cố định và nhu cầu nhân công trong tương lai nhằm tăng lãi cổ tức của cổ đông. Việc quản lý tài chính bao gồm việc lập các kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn, đồng thời quản lý có hiệu quả vốn hoạt động thực của công ty. Kế hoạch tài chính dài hạn liên quan đến quyết định ngân sách vốn và lựa chọn cấu trúc vốn.Những quyết định này thường liên quan đến những tài sản và những khoản nợ dài hạn, do đó nó không được thay đổi dễ dàng và nó buộc doanh nghiệp phải theo một đường hướng hoạt động trong nhiều năm. Kế hoạch tài chính ngắn hạn liên quan đến những tài sản hay những món nợ ngắn hạn, do đó nó có thể được thay đổi dễ dàng, và người ra quyết định không phải bận tâm đến những vấn đề xa hơn trong tương lai. 1.2. Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính ngắn hạn: Như ở phần trước đã nói, các quyết định tài chính ngắn hạn thường liên quan đến những tài sản hay những khoản nợ ngắn hạn và thường những quyết định này được thay đổi dễ dàng. Tuy thế không phải là nó không có tầm quan trọng vì nó giúp cho công ty giải quyết được những vấn đề về nguồn tiền và tài trợ, nói cách khác nó cụ thể hóa đường lối chiến lược trong kế hoạch dài hạn bằng cách tìm nguồn tài trợ cho từng chiến lược cụ thể đã được đề cập trong kế hoạch dài hạn. -Kế hoạch tài chính dài hạn thường mang tính chiến lược và liên quan đến việc lập các mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong vòng từ 3 đến 5 năm. Một doanh nghiệp có thể xác định được cơ hội đầu tư có giá trị, xác định tỷ lệ nợ tối ưu , theo đuổi một chính sách cổ tức hoàn hảo nhưng vẫn thất bại vì không quan tâm đến việc thanh toán các hóa đơn. Vì vậy cần thiết phải lập kế hoạch tài chính ngắn hạn. Đặc điểm của kế hoạch tài chính ngắn hạn là liên quan đến vốn luân chuyển. Nguyên tắc tương thích giữa tài sản và nguồn vốn • Tài sản lưu động phải được tài trợ từ nguồn ngắn hạn. • Tài sản dài hạn phải được tài trợ từ nguồn dài hạn. Tuy nhiên, tính tương thích này có thể bị phá vỡ nếu nguồn tài trợ dài hạn huy động được sau khi tài trợ cho tài sản dài hạn còn dôi dư ra sẽ chuyển sang tài trợ cho một phần tài sản ngắn hạn. Nguồn tài trợ dài hạn dùng để tài trợ ngắn hạn được gọi là vốn luân chuyển. Do đó, bản chất của việc lập kế hoạch tài trợ ngắn hạn là xác định nhu cầu vốn luân chuyển. 2. Vốn luân chuyển: 2.1. Khái niệm: Khi quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng và các đối tượng khác phải xem xét kết cấu vốn và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán để từ đó có thể đối chiếu với yêu cầu kinh doanh hoặc khả năng huy động vốn, đầu tư vốn Và để xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào, ta thường đi sâu vào phân tích chỉ tiêu luân chuyển vốn. Vốn luân chuyển = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn Vốn luân chuyển là chìa khóa cho sự tồn tại của doanh nghiệp. Về mặt ngữ nghĩa, vốn luân chuyển là một thuật ngữ dùng để chỉ những gì còn lại sau khi bạn trừ đi các khoản nợ nần từ tài sản hiện có. Nhưng trên thực tế, đó là khoản tiền bạn vay từ ngân hàng để thanh toán các khoản chi phí hay để mua hàng hóa trong khi chờ đợi khách hàng thanh toán cho bạn. 2.2. Thành phần vốn luân chuyển: 2.2.1. Tài sản lưu động: - Tài sản lưu động là đối tượng lao động chỉ sử dụng được trong một chu kì sản xuất, bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào giá trị sản phẩm. -Thành phần của tài sản lưu động: • Khoản phải thu: là khoản tiền mà khách hàng thiếu doanh nghiệp khi nhận hàng hóa bán chịu. Những hóa đơn chưa thanh toán này, còn gọi là tín dụng thương mại hợp thành khoản phải thu. • Hàng tồn kho: gồm nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm. Việc lưu trữ hàng tồn kho không chỉ là chi phí tồn trữ mà còn là chi phí cơ hội. Tức là phần mất mát do đầu tư vốn vào hàng tồn kho mà không đầu tư vào các dự án khác. Số lượng hàng tồn kho được quyết định bởi: Nếu lượng hàng tồn kho nhỏ sẽ dễ gây thiếu hàng, không giao hàng đúng hẹn. nếu nhu cầu tăng cao, doanh nghiệp sẽ tốn chi phí cho huy động các nguồn lực sản xuất và sản xuất ngoài giờ. Nhưng điều đó làm giảm chi phí tồn kho. Nếu lượng hàng tồn kho lớn sẽ giảm rủi ro hết hàng nếu nhu cầu hàng tăng cao. Khi đó doanh nghiệp khỏi phải tốn chi phí huy động thêm các nguồn lực sản xuất hay sử dụng nguyên vật liệu thay thế đắt hơn. Nhưng chi phí tồn kho sẽ cao hơn. Nhiệm vụ quản trị hàng tồn kho là đánh giá những lợi ích và phí tổn này và tìm ra một cân đối hợp lý nhất. • Tiền mặt : gồm tiền giấy, tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn. • Chứng khoán thị trường: thương phiếu. Nhiệm vụ của giám đốc tài chính là hoạch định lượng tiền cần giữ và lượng tiền đầu tư vào chứng khoán thị trường. nếu như giữ tiền nhàn rỗi phải chịu phí tổn do đồng tiền bị mất giá nhưng đáp ứng được lượng tiền cung cấp trong ngắn hạn. 2.2.2. Nợ ngắn hạn: Để tài trợ cho nhu cầu đầu tư vào tài sản lưu động, các công ty có thể trông cậy vào nhiều khoản vay ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ có thời gian đáo hạn trong vòng một năm. Trong doanh nghiệp, nợ ngắn hạn bao gồm: vay ngắn hạn ngân hàng, các khoản phải trả cho người bán, công nhân viên, các khoản phải nộp cho Nhà nước và các khoản phải trả khác. Công ty cũng có thể vay từ các nguồn khác ví dụ như là bán thương phiếu, hay vay tiền dựa trên tài sản lưu động của mình hoặc bán tài sản lưu động. Nhiều khoản vay ngắn hạn thường không đảm bảo, nhưng công ty có thể đưa ra các khoản thu hay hàng tồn kho làm thế chấp. 3. Mối liên kết giữa các quyết định tài trợ ngắn hạn và dài hạn: 3.1. Nhu cầu vốn tích luỹ: Nhu cầu vốn tích lũy là nhu cầu vốn mà nhà đầu tư cần để đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp. Cụ thể là toàn bộc các khoản chi phí được tích lũy dần dần để mua máy móc thiết bị,hàng tồn kho, khoản phải thu và tài sản đề doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả . Đặc điểm : • Nhu cầu vốn tích lũy đầu tư cho cả tài sản lưu động và tài sản cố định. • Nhu cầu vốn tích lũy của doanh nghiệp luôn có sự biến động theo thời gian, từ đó làm cho doanh nghiệp co thể rơi vào tình trạng thừa hoặc thiếu tiền ở những thời điểm khác nhau. Để tài trợ cho nhu cầu vốn tích lũy doanh nghiệp luôn hướng đến nguồn tài trợ dài hạn trước, nếu thiếu thì huy động thêm bởi nguồn tài trợ ngắn hạn. Do đó, nhu cầu tài trợ ngắn hạn là sai biệt giữa tài trợ dài hạn và nhu cầu vốn tích lũy. 3.2. Mối liên hệ giữa các quyết định tài trợ ngắn hạn và dài hạn: Khi việc kinh doanh của doanh nghiệp tăng trưởng thì nhu cầu vốn tích lũy qua từng năm có xu hướng tăng lên thể hiện ở đồ thị sau: ( Với các đường tài trợ dài hạn là A + , A, B, C). Nhận xét : nhu cầu vốn tích lũy có thể được đáp ứng từ tài trợ dài hạn hoặc ngắn hạn. • Khi tài trợ dài hạn không đủ cho nhu cầu vốn tích lũy (đường tài trợ dài hạn C nằm dưới đường nhu cầu vốn tích lũy), doanh nghiệp phải huy động vốn ngắn hạn để bù vào phần còn thiếu. • Khi tài trợ dài hạn nhiều hơn nhu cầu vốn tích lũy (đường tài trợ A + , A nằm trên đường nhu cầu vốn tích lũy), doanh nghiệp sẽ có tiền mặt thặng dư cho đầu tư ngắn hạn. Như vậy, số tiền tài trợ dài hạn hay huy động được, căn cứ vào nhu cầu vốn tích lũy mà ấn định xem doanh nghiệp sẽ là người đi vay hay là người cho vay trong ngắn hạn. Có nhiều chiến lược tài trợ dài hạn khác nhau cho doanh nghiệp, có chiến lược tạo ra thặng dư tiền mặt nhưng cũng có chiến lược cho thấy một nhu cầu đi vay thường xuyên. Lựa chọn chiến lược nào sao cho hiệu quả nhất phải dựa trên nhiều yếu tố, trong đó cần chú ý đến: • Chiến lược sắp xếp phù hợp kỳ đến hạn của các tài sản và các khoản nợ. Tức là, các giám đốc tài chính tài trợ các tài sản có tuổi thọ dài như nhà máy và máy móc bằng khoản vay dài hạn và vốn cổ phần. Hầu hết các doanh nghiệp đầu tư thường xuyên vào vốn luân chuyển. Họ tài trợ đầu tư này từ các nguồn dài hạn. • Sự thuận tiện của thặng dư tiền mặt: Một doanh nghiệp với thặng dư tài trợ dài hạn không bao giờ phải lo lắng về việc đi vay để trả các hóa đơn tháng tới. Nhưng vấn đề có phải là như thế hay không? Các doanh nghiệp thường đem tiền mặt thặng dư mua trái phiếu kho bạc hay các chứng khoán thị trường khác. May lắm thì đây là đầu tư có NPV bằng không cho một doanh nghiệp đang phải nộp thuế. Như vậy, một đề xuất được đưa ra là các doanh nghiệp với một thặng dư tiền mặt thường xuyên nên giảm bớt chứng khoán dài hạn để cắt giảm tài trợ dài hạn xuống bằng hay thấp hơn nhu cầu vốn tích lũy của doanh nghiệp. 4. Theo dõi những thay đổi trong tiền mặt và vốn luân chuyển: 4.1. Mục đích: Để xem doanh nghiệp thừa hay thiếu tiền, nguyên nhân của việc thừa hay thiếu tiền là gì và quan trọng là chiến lược giải quyết lượng tiền thừa hay thiếu đó. Cụ thể: • Nếu thừa tiền, nên trả nợ hay đầu tư. • Nếu thiếu tiền, phải lập kế hoạch tài trợ ngắn hạn như thế nào, sẽ đi vay bằng hình thức nào: vay không thế chấp, có thế chấp hay giãn nợ. 4.2. Những thay đổi trong vốn luân chuyển: 4.2.1. Thay đổi trong tiền mặt: Để theo dõi sự thay đổi trong tiền mặt, doanh nghiệp lập báo cáo nguồn và sử dụng tiền mặt dựa trên bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập của công ty. Nguồn tiền mặt lớn nhất của công ty trước hết phải dựa vào dòng tiền hoạt động của công ty, tức là lãi ròng và khấu hao. Sau đó công ty có thể gia tăng nợ dài hạn, các khoản phải trả, cắt giảm hàng tồn kho. Sử dụng nguồn: thường cho các mục đích chia cổ tức, trả các khoản nợ ngắn hạn, gia tăng các khoản phải thu, đầu tư tài sản cố định, đầu tư chứng khoán thị trường. Ví dụ : Sau đây là một số thông tin về tình hình hoạt động tài chính của công ty Dynamic Mattress. Bảng cân đối kế toán năm 2003 và 2004 của Dynamic (Đvt: triệu $). 2003 2004 NGUỒN SỬ DỤNG Tài sản lưu động Tiền mặt 4 5 Chứng khoán thị trường 0 5 5 Hàng tồn kho 26 25 1 Khoản phải thu 25 30 5 Tổng tài sản lưu động 55 65 10 Tài sản cố định Tổng đấu tư 56 70 14 Trừ khấu hao -16 -20 4 Tài sản cố định thuần 40 50 TỔNG TÀI SẢN 95 115 Nợ ngắn hạn Vay ngân hang 5 0 5 Khoản phải trả 20 27 7 Tổng nợ ngắn hạn 25 27 Nợ dài hạn 5 12 7 Vốn cổ phần và lợi nhuận giữ lại 65 76 TỔNG NỢ VÀ VỐN CỔ PHẦN 95 115 Bảng báo cáo thu nhập năm 2004 của Dynamic Mattress. Doanh số Chi phí hoạt động Khấu hao Lãi vay Lãi trước thuế Thuế 50% Lãi ròng 350 -321 29 -4 25 -1 24 -12 12 (Ghi chú: Cổ tức: 1 triệu $. Lợi nhuận giữ lại: 11 triệu $.) [...]... những giả thuyết do các giám đốc tài chính đặc ra như nhu cầu về tiền mặt, lãi suất, giới hạn tài trợ từ nhiều nguồn… mà trên thực tế có thể thay đổi KẾT LUẬN Qua những phân tích trên đây, có thể thấy việc lập kế hoạch tài chính ngắn hạn có vẻ đơn giản về mặt lí thuyết, nhưng trên thực tế thì không phải như vậy Cơ sở của việc đưa ra quyết định tài chính ngắn hạn là mô hình tài trợ tối ưu Điều quan trọng... Cập nhật kế hoạch tài chính thông qua các báo cáo tài chính mới nhất của công ty Thường xuyên so sánh kết quả tài chính công ty thu được với các số liệu hoạt động của các công ty trong cùng ngành để biết được vị trí của công ty trong ngành Tìm ra và khắc phục điểm yếu của công ty Không ngại thay đổi kế hoạch tài chính nếu mục tiêu bạn đề ra quá thụ động hoặc vượt quá khả năng của công ty TÀI LIỆU... phải thu của doanh nghiệp 6.2 Các kế hoạch tài trợ ngắn hạn: 6.2.1 Kế hoạch thứ nhất: Ý tưởng của kế hoạch này như sau: sử dụng hạn mức tín dụng trước nếu cần đến 41 triệu đô la Nếu nhu cầu vượt quá hạn mức này thì sử dụng giãn nợ đồng thời bán 5 triệu chứng khoán Các giả thiết như sau: • Hạn mức tín dụng : 41 triệu • • • • • • Hệ số dư tiền mặt bù trừ : 20% Lãi suất hạn mức tín dụng:2.875%/quý Số dư... đến những trường hợp ngoài dự đoán như là doanh số sụt giảm hoặc chậm thu được nợ 6 .Lập kế hoạch tài trợ ngắn hạn: 6.1 Các nguồn tài trợ ngắn hạn: Hạn mức tín dụng : là khoản vay ngân hàng không cần thế chấp Doanh nghiệp có thể vay và trả bất cứ khi nào cần, miễn là không vượt quá mức giới hạn tín dụng Vì không có tài sản thế chấp nên công ty thường buộc phải duy trì một số dư bù trừ trong ký gửi Ngân... lập kế hoạch tài chính ngắn hạn như mô hình quy hoạch tuyến tính Chúng có ích khi doanh nghiệp phải đối phó với những vấn đề phức tạp với nhiều giải pháp phụ thuộc lẫn nhau và nhiều hạn chế cần sửa chữa Tuy nhiên khi đã lập được mô hình tốt nhất rồi thì giám đốc tài chính cũng cần cân nhắc thêm nhiều vấn đề trước khi đưa ra quyết định Vì đa số các mô hình là những chương trình tái tạo Chúng chỉ tính kết... động hoặc vượt quá khả năng của công ty TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Tài chính doanh nghiệp hiện đại, GS.TS Trần Ngọc Thơ (chủ biên), NXB Thống Kê, 2007 2 Tài chính doanh nghiệp, Trường Đại học Tài chính kế toán TP HCM, NXB Giáo dục, 1996 3 Phân tích tài chính & Tài trợ doanh nghiệp, Phạm Việt Hòa & Vũ Mạnh Thắng, NXB Thống kê, 1995 4 Quản trị tài chính, TS Nguyễn Văn Thuận, NXB Thống kê, 2001 ... thế hơn vay hạn mức tín dụng ở chỗ không phải để lại tiền kí quỹ 20%) - Có để lại danh mục chứng khoán dự phòng 2,5 triệu trong suốt năm - Tiền lãi phải trả rẻ hơn Kế hoạch 1 Kế hoạch 2 Quý 1 -0.12 -0.12 Quý 2 1.36 1.35 Quý 3 Quý 4 2.18 1.04 1.96 1.06 Tổng 4.46 4.25 Trong cả năm kế hoạch 2 sẽ tiết kiệm 4.46- 4.25=0.21 triệu $ tiền lãi phải trả Qua đây ta thấy kế hoạch 2 có vẻ tốt hơn kế hoạch thứ nhất... đưa ra được những giả định đúng từ đó mới lập được một mô hình tốt Để có thể lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn có hiệu quả, các nhà quản trị nên tiến hành theo các bước sau: • Xác định mục tiêu cá nhân và sự ảnh hưởng của mục tiêu cá nhân đến các mục đích tài chính của công ty để có thể điều chỉnh mục tiêu cá nhân cho phù hợp với mục đích của công việc • Thiết lập mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu về lợi... thể Hãy sử dụng kế hoạch tài chính dài hạn để đưa ra các dự báo về lợi nhuận, doanh số và so sánh với kết quả thực sự đạt được • Trong quá trình lập kế hoạch, nhà quản trị nên tập trung vào các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp và các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và vi mô có thể ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu đã đề ra Đồng thời phải phát triển các chiến lược dựa trên kết quả phân tích... -36.19 6.2.2 Kế hoạch thứ hai: Ý tưởng của kế hoạch này cũng vẫn là sử dụng hạn mức tín dụng trước nếu cần đến 41 triệu;bán 2.5 triệu chứng khoán quý đầu; không sử dụng công cụ giãn nợ mà một công ty tài chính cho Dynamic vay đến 80% các khoản phải thu, với lãi suất 15% /năm hay 3.75%/quý Chúng ta có giả thuyết như sau: • Hạn mức tín dụng : 41 triệu • Hệ số dư tiền mặt bù trừ : 20% • Lãi suất hạn mức tín . 15 6 .Lập kế hoạch tài trợ ngắn hạn 18 6.1Các nguồn tài trợ ngắn hạn 18 6.2Các kế hoạch tài trợ ngắn hạn 18 6.2. 1Kế hoạch thứ nhất 18 6.2. 2Kế hoạch thứ hai 19 6.2.3Nhận xét 20 Phần kết luận 22 Tài. của việc lập kế hoạch tài chính ngắn hạn 3 1.1Khái niệm về quản lí tài chính 3 1.2Tầm quan trọng của kế hoạch tài chính ngắn hạn 3 2.Vốn luân chuyển 4 2.1Khái niệm 4 2.2Thành phần 4 2.2. 1Tài sản. để lập được một kế hoạch tài chính ngắn hạn có hiệu quả, các bước để lập một kế hoạch ấy là gì, người giám đốc tài chính phải đặt ra các câu hỏi trên đề có thể đưa ra được một phương án tài chính