1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

NGHIÊN cứu một số đặc điểm DỊCH BỆNH sốt XUẤT HUYẾT và CHÂN TAY MIỆNG tại hà nội GIAI đoạn 2009 2011

3 512 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 255,23 KB

Nội dung

Y học thực hành (859) - số 2/2013 44 2. HCCH làm tăng nguy cơ mắc các BMV& BMN là 3,72 lần; tăng nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ type 2 3,86 lần. TàI LIệU THAM KHảO 1. Trần Hữu Dàng và cộng sự (2005):Hội chứng chuyển hóa: một vấn đề thời đại, kết quả một số nghiên cứu Huế. Y học thực hành, số 548: 371-79. 2. Phan Hải Phơng(2005):Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp có tuổi.Luận văn thạc sĩ y học,chuyên ngành lão khoa.ĐHYD TP. Hồ Chí Minh. 3. Hồ Thị Kim Thanh, Phạm Thắng: Nghiên cứu tỉ lệ mắc và các yếu tố liên quan của Hội chứng chuyển hóa ở một quần thể ngời cao tuổi Việt Nam. Hội nghị nội tiết và Đái tháo đờng Việt Nam lần thứ V, Y học thực hành số 674- 675, 8/2009. 4. Nguyễn Thị.Thu Thảo, Đoàn Văn Đệ, Nguyễn Thị Bích Đào: Hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân ĐTĐ týpe 2 mới chẩn đoán.Y học thực hành (798)- số 12/ 2011. 5. Alzahrani A, et al(2012): Prevalence and predictor of the metabolic syndrome among healthy Saudi Adults. British Journal of Diabetes & Vascular Disease 2012 12: 78. 6. Eglit T, Rajasalu T and Lember M (2012): Metabolic syndrome in Estonia: Prevalence and Associations with Insulin Resistance. International Journal of Endocrinology, Volum 2012, Acticle ID 951762, 6 pages. 7. Gharipour M et al (2006): Prevalence of the metabolic syndrome in an Iranian adults population; ARYA Journal, 2006, 1(3): 188 -192. 8. Kurktschiev T T et al (2010): High prevalence of the metabolic syndrome in populations at high and low cardiovascular rick in Bulgari; Journal of Diabetology, Feb 2010; 1:2. 9. Lao X Q et al (2012): Prevalence of the metabolic syndrome and cardiovascular rick factors in Adults in southern China; Biomed Central, 2012, 1264. 10. Lohsoonthorn V.,et al (2007): Prevalence Metabolic Syndrome. among Professional and Office workers in Bangkok, Thailand. J Med Assc Thai 2007; 90(9); 1908 - 15. 11. Tanaka H et al (2005): Prevalence of the metabolic syndrome among men in Okinawa; Lournal of Atherosclerosis and Thrombosis, 2005; Vol. 12 No. 5: 284 -288. 12. Thiruvagounder M et al (2010): Prevalence of the metabolic syndrome in a local population in India; Biochemia Medica 2010; 20(2): 249 -52. 13. Vargas E R, Vins M R A and Delisle H(2007): Prevalence of the metabolic syndrome and associated lifstyles in adults males from Oaxaca, Mexico; Salud publica de mexico/ Vol.49, No 2,Marza-abril de 2007. NGHIÊN CứU MộT Số ĐặC ĐIểM DịCH BệNH SốT XUấT HUYếT Và CHÂN - TAY MIệNG TạI Hà Nội GIAI ĐOạN 2009-2011 Lê Thị Ngọc Anh, Nguyễn Thị Thanh Xuân Trờng Đại học Y Hà Nội Đặng Hồng Hải, Hà Anh Minh Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ơng Tóm tắt Sử dụng phơng pháp mô tả cắt ngang, hồi cứu. Thu thập số liệu liên tục hàng năm tại Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội để khảo sát một số đặc điểm dịch bệnh tại Hà Nội trong giai đoạn 2009 - 2011. Kết quả cho thấy dịch Sốt xuất huyết có số trờng hợp mắc nhiều nhất, Tay chân miệng có xu hớng thấp hơn. Tỷ lệ mắc cao chủ yếu thuộc các quận nội thành, có xu hớng lan rộng ra các vùng ven nội thành. Hầu hết các trờng hợp mắc tập trung tại nhóm ngời trẻ tuổi < 39 tuổi. Sốt xuất huyết đợc xem là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho con ngời, trong đó trẻ em mắc bệnh sốt xuất huyết chiếm khoảng 70%, nhất là những trờng hợp trẻ mắc sốt xuất huyết Dengue nặng. Dịch Tay chân miệng chỉ tập trung ở nhóm <5 tuổi đặc biệt tập trung nhóm trẻ dới 3 tuổi. Không có sự khác biệt giữa giới nam và giới nữ. Dịch bệnh xảy ra vào tất cả các tháng trong năm, Tay chân miệng lại chủ yếu bùng phát vào mùa thu - đông từ tháng 7 - 12. Từ khóa: Dịch bệnh truyền nhiễm, Sốt xuất huyết, Tay chân miệng summary The study was conducted to review the data (Dengue hemorrhagic fever - and Hand, foot, and mouth disease HFMD) that collection every year at the Center for Preventive Medicine Hanoi to examine some of the characteristics of the disease in Hanoi in the period 2009 - 2011. The results showed Dengus hemorrhagic fever most cases, Hand, foot and mouth tend to be lower. High incidence mainly in the inner-city districts, tend to spread to the peri-urban areas. Most of the cases are concentrated in young people <39 year old. Dengue is considered one of the dangerous infectious diseases to humans, including children with dengue accounted for about 70%, especially in the case of children with severe dengue. Hand, foot and mouth just gather in groups < 5 year old special focus on children under 3 year old. There is no difference between men and women. Dengus occurred in all months of the year, Hand, foot and mouth outbreak mainly in autumn - winter from January 7-12. Keyworld: Infectious disease, dengue fever, hand, foot and mouth ĐặT VấN Đề Tại Việt Nam, trong những năm gần đây một số bệnh truyền nhiễm đã đợc loại trừ từ những năm trớc. Sốt xuất huyết (SXH), Tiêu chảy cấp (TCC) đã tái xuất hiện và có xu hớng gia tăng. Ngoài ra, còn có hơn 30 bệnh truyền nhiễm khác, nguy hiểm mới Y học thực hành (859) - số 2/2013 45 xuất hiện nh Tay chân miệng (TCM), SARS, cúm A (H5N1), cúm A (H1N1) làm mô hình bệnh truyền nhiễm đã có nhiều thay đổi và ngày càng phức tạp hơn [1]. Thành phố Hà Nội với dân số trên 6 triệu ngời, tốc độ đô thị hóa nhanh, phát triển nhiều khu dân c đông đúc, chật chội đã tạo điều kiện cho dịch bệnh truyền nhiễm phát triển, đặc biệt dịch Tay chân miệng, SARS, cúm A (H5N1), cúm A (H1N1), SXH đã làm ảnh hởng không nhỏ đến sức khỏe của cộng đồng, tình hình kinh tế, xã hội [1, 2]. Xuất phát từ tình hình đó, để có đợc góc nhìn tổng thể về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra tại Hà Nội, xây dựng kế hoạch xác định hớng lâu dài về chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ), đặc biệt trong phòng chống các vụ dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong cộng đồng nh sốt xuất huyết và tay chân miệng, chúng tôi đã tiến hành đề tài: Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin địa lý thể hiện số liệu y tế một số dịch bệnh phổ biến nhằm nghiên cứu, khảo sát một số đặc điểm dịch bệnh truyền nhiễm tại Hà Nội giai đoạn 2009 - 2011. ĐốI TƯợNG Và PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU 1. Đối tợng nghiên cứu: là số liệu các trờng hợp mắc bệnh SXH, Tay chân miệng đợc lu giữ tại Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) Hà Nội trong 3 năm từ 1/1/2009 - 31/12/2011. 2. Phơng pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang, hồi cứu. - Cỡ mẫu nghiên cứu: lấy mẫu toàn bộ số liệu lu trữ trong 3 năm từ 2009-2011. - Phơng pháp thu thập số liệu: Thống kê dựa trên các số liệu thu thập liên tục hàng năm qua các đợt dịch truyền nhiễm tại TTYTDP Hà Nội. 3. Phơng pháp xử lí số liệu: Xử lí theo phơng pháp thống kê y học phần mềm SPSS 13. KếT QUả 1. Phân bố dịch bệnh SXH và Tay chân miệng Bảng 1. Phân loại dịch bệnh truyền nhiễm tại Hà Nội theo năm từ 2009-2011 2009 2010 2011 SXH 16087 2994 4779 TCM 0 24 1577 Trong 3 năm 2009 - 2011, các dịch bệnh truyền nhiễm ghi nhận tại Hà Nội bao gồm: 1890 trờng hợp cúm A (H1N1), 23860 trờng hợp SXH, 1240 tiêu chảy cấp, đặc biệt xuất hiện dịch nguy hiểm Tay chân miệng là 1601 ca. SXH có số trờng hợp mắc nhiều nhất, đỉnh cao vào năm 2009 (16087 ca). Các bệnh dịch khác có xu hớng thấp hơn. Sốt xuất huyết là dịch bệnh có nhiều ngời mắc nhất, đỉnh điểm dịch vào 2009. Trờng hợp mắc chủ yếu tập trung vào khu vực nội, những năm sau dịch có xu hớng lan rộng ra các vùng ven nội. Dịch tay chân miệng bắt đầu xuất hiện từ năm 2010 (24 ca) và tăng nhanh chóng trong năm 2011 (1577 ca), các quận/ huyện có nhiều trờng hợp mắc là: Đống Đa, Hoàng Mai, Từ Liêm. Biểu đồ 1. Phân bố dịch Sốt xuất huyết theo quận/huyện từ 2009- 2011 Biểu đồ 2. Phân bố dịch Tay chân miệng theo quận/huyện từ 2009-2011 2. Phân bố dịch theo tuổi, giới 2.1. Phân bố dịch SXH, TCM theo tuổi, giới Biểu đồ 3. Phân bố dịch SXH theo tuổi/giới từ 2009 - 2011 Biểu đồ 4. Phân bố dịch bệnh Tay chân miệng theo tuổi/giới từ 2009 - 2011 Y học thực hành (859) - số 2/2013 46 Ca mắc sốt xuất huyết chủ yếu là ngời lớn, độ tuổi 15 - 39 chiếm 69,30%. Tỷ lệ SXH ở trẻ em < 15 tuổi chiếm tỷ lệ thấp 10%. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ là nh nhau. Hầu hết số trờng hợp mắc tay chân miệng là trẻ dới 5 tuổi 99,5%. Số trờng hợp mắc từ 5 - 15 tuổi rất thấp, chỉ chiếm 0,5%. Các nhóm tuổi lớn hơn không ghi nhận trờng hợp mắc. 2.2. Phân bố dịch bệnh SXH theo tháng Diễn biến dịch trong năm thờng giống nhau. Các trờng hợp mắc xuất hiện rải rác từ đầu năm sau đó số mắc liên tục gia tăng từ tháng 6, đạt đỉnh vào tháng 8, 9, 10 và giảm nhanh vào tháng cuối năm. Biểu đồ 5. Phân bố dịch bệnh SXH theo tháng từ 2009-2011 Biểu đồ 6. Phân bố dịch bệnh TCM theo tháng từ 2009-2011 Trong các tháng đầu năm từ 1 - 4, số mắc TCM rất thấp. Tháng 5,6,7 dịch rải rác. Số trờng hợp mắc bắt đầu tăng từ tháng 8-12, đỉnh dịch là tháng 11 (chiếm 25,85%). Tháng 12 dịch có xu hớng giảm. BàN LUậN Trong 3 năm, từ năm 2009 - 2011, dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra tại Hà Nội chủ yếu là SXH, Cúm A (H1N1), và Tiêu chảy cấp, trong đó dịch SXH có số trờng hợp mắc cao nhất và xuất hiện thêm bệnh dịch nguy hiểm Tay chân miệng. Tại Hà Nội, số lợng mắc SXH tăng đột biến vào năm 2009 (16.175 ca), có 4 trờng hợp tử vong, tăng gấp 7,6 lần so với cùng thời kì 2008 [5]. Bệnh nhân tập trung chủ yếu tại khu vực nội thành và ven nội, mật độ dân c cao. 54% bệnh nhân là học sinh, sinh viên, ngời lao động tự do và ngời ngoại tỉnh. Số trờng hợp nghi mắc chủ yếu là SD (17,4%) và SXHD độ I, II (82,6%), không có mắc độ III và IV. Số trờng hợp mắc cũng tập trung chủ yếu ở ngời lớn (87,7%). Tỷ lệ mắc/100.000 dân trung bình giai đoạn 2006-2010 là 119,06/100.000 dân, tỷ lệ tử vong/mắc trung bình là 0,09%. So với giai đoạn 1980-1998, tỷ lệ mắc/100.000 dân giảm 40%, tỷ lệ tử vong/mắc giảm 82%.[5] Bệnh Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do tác nhân gây bệnh chính là Coxackie virus A16, Echovirus, Enterovirus 71. Gần đây, bệnh chủ yếu do Enterovirus 71 gây ra. Là bệnh dịch nguy hiểm mới xuất hiện tại Hà Nội 2010, tăng nhanh chóng trong năm 2011. Hầu hết bệnh nhân là trẻ dới 5 tuổi (99%, 1.561 trẻ), trong đó chủ yếu là từ 2-4 tuổi (84%). Các quận, huyện có nhiều trờng hợp mắc là: Đống Đa, Hoàng Mai, Từ Liêm. KếT LUậN Trong 3 năm 2009 - 2011, các bệnh dịch bệnh truyền nhiễm tại Hà Nội nh Tay chân miệng, trong đó SXH có số trờng hợp mắc nhiều nhất. Dịch bệnh có tỷ lệ mắc không đồng đều giữa các quận/huyện nội và ngoại thành. Tỷ lệ mắc cao chủ yếu thuộc các quận nội thành: Đống Đa, Hai Bà Trng, Hoàng Mai, Thanh Xuân và có xu hớng lan rộng ra các vùng ven nội thành: Từ Liêm, Thờng Tín. Hầu hết các trờng hợp mắc tập trung tại nhóm ngời trẻ tuổi < 39 tuổi, sốt xuất huyết tập trung đông ở nhóm tuổi 15 - 39, thì dịch bệnh Tay chân miệng chỉ tập trung ở nhóm < 5 tuổi và dịch Sốt xuất huyết, tay chân miệng lại chủ yếu bùng phát vào mùa thu - đông từ tháng 7 đến tháng 12. Nghiên cứu dựa trên phân tích các số liệu sẵn có của TTYTDP Hà Nội và các văn bản báo cáo tổng kết liên quan đến dịch truyền nhiễm nên còn nhiều hạn chế, cha chi tiết diễn biến vụ dịch. Tuy nhiên, hiện tại có 2 loại dịch bệnh là sốt xuất huyết (SXH) và tay chân miệng (TCM) vẫn duy trì ở mức độ tơng đối cao so cùng kỳ và có xu hớng gia tăng với diễn biến phức tạp hơn. TàI LIệU THAM KHảO 1. Cục Y tế dự phòng (2012). Giám sát và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm ở các thành phố lớn tại Việt Nam. Hội nghị ANMC21, Hà Nội. 2. Bộ Y tế (2012). Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2012. 3. Cục Y tế dự phòng và Môi trờng - Bộ Y tế (2010). Niên giám thống kê bệnh truyền nhiễm 2009. 4. Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế (2011). Niên giám thống kê bệnh truyền nhiễm 2010. 5. Đỗ Thị Thanh Toàn, Nguyễn Thanh Bình và Lu Ngọc Hoạt (2012). Tác động của các yếu tố thời tiết lên sự lan truyền của bệnh sốt dengue/sốt xuất huyết dengue tại Hà Nội từ năm 1998-2009. Nghiên cứu Y học. 72(1), tr. 74. . 2,Marza-abril de 2007. NGHIÊN CứU MộT Số ĐặC ĐIểM DịCH BệNH SốT XUấT HUYếT Và CHÂN - TAY MIệNG TạI Hà Nội GIAI ĐOạN 200 9-2 011 Lê Thị Ngọc Anh, Nguyễn Thị Thanh Xuân Trờng Đại học Y Hà Nội. thể hiện số liệu y tế một số dịch bệnh phổ biến nhằm nghiên cứu, khảo sát một số đặc điểm dịch bệnh truyền nhiễm tại Hà Nội giai đoạn 2009 - 2011. ĐốI TƯợNG Và PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU 1. Đối. phòng Hà Nội để khảo sát một số đặc điểm dịch bệnh tại Hà Nội trong giai đoạn 2009 - 2011. Kết quả cho thấy dịch Sốt xuất huyết có số trờng hợp mắc nhiều nhất, Tay chân miệng có xu hớng thấp hơn.

Ngày đăng: 22/08/2015, 07:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN