Y HC THC HNH (864) - S 3/2013 26 CáC CHỉ Số LĂNG QUĂNG AEDES AEGYPTI Và AEDES ALBOPICTUS TRONG MùA MƯA, NắNG TạI HAI TỉNH HậU GIANG Và BìNH DƯƠNG Nguyễn Thị Mỹ Tiên, Trần Ngọc Hữu, Trần Phúc Hậu, Lý Huỳnh Kim Khánh và CS Vin Pasteur Thnh ph H Chớ Minh TểM TT Vộc t truyn bnh St Xut Huyt (SXH) ti Vit Nam l Aedes aegypti v Aedes albopictus. ỏnh giỏ chớnh xỏc ni sinh sn tim nng ca mui SXH l vn then cht trong chin lc dit vộc t phũng chng SXH . Nghiờn cu kho sỏt 2971 dng c cha nc (DCCN) t nhiờn, nhõn to vo mựa ma, mựa nng ti 800 h gia ỡnh ca cỏc tnh Bỡnh Dng v Hu Giang nm 2011 bng phiu iu tra v b dng c kho sỏt vộc-t tỡm cỏc ch s, t l nhim, t l tp trung lng qung, nhng Aedes trong DCCN, xỏc nh mi liờn quan gia t l DCCN nhim lng qung vi cỏc c tớnh ni ti, a lý, mựa, t l mui Ae.aegypti v Ae.albopictus trng thnh. Ti Bỡnh Dng, khu vc nụng thụn, loi DCCN ch yu b nhim lng qung vo mựa ma, nng l lu khp nh (<100L) chim 30,2% - 54,8%; trong khi khu vc thnh th loi DCCN b nhim chớnh vo mựa ma l lu khp (<100L) chim 24,5% cũn vo mựa nng l ph thi (40,4%). khu vc nụng thụn ca tnh Hu Giang, loi DCCN b nhim chớnh vo mựa ma, nng l lu khp cú dung tớch trung bỡnh hoc ln (100L) chim 68,7% - 83,6% trong khi khu vc thnh th ca tnh ny, loi DCCN b nhim chớnh vo mựa ma l lu khp (100L) chim 83%, cũn vo mựa nng l h <1000L (32,3%). Cú np y kớn, cú thiờn ch trong DCCN l cỏc c tớnh bo v DCCN khụng b nhim lng qung. Mui Ae.aegypti v Ae.albopictus u hin din hai tnh. T nhng lng qung ngun c xỏc nh, cn tp trung dit ngun v lu ý s cú mt ca vộc t ti hai tnh ny vo mựa ma nng trong chin lc kim soỏt vộc t. T khúa: Bỡnh Dng, Hu Giang, Aedes aegypti, Aedes albopictus, lng qung LARVAE INDICES OF AEDES AEGYPTI AND AEDES ALBOPICTUS IN WET AND DRY SEASONS IN HAU GIANG AND BINH DUONG PROVINCES SUMMARY Dengue vectors in Vietnam include Aedes aegypti and Aedes albopictus. To accurately identify potential breeding grounds of dengue mosquito plays a crucial role in campaigns against the vectors to tackle dengue. This cross-sectional survey studied 2,971 natural and artificial water containers in 800 households in Binh Duong and Hau Giang provinces in the wet and dry season in 2011 using a survey form and an entomological survey tool-kit. The study aims to measure larvae/pupae indices of A. aegypti and A. albopictus in surveyed containers with regard to the dry and wet season. In rural Binh Duong, the key breeding sites for dengue larvae in both wet and dry seasons were small jars<100L (30,2% - 54,8%) while in the urban area key breeding sites were small jars<100L in wet season (24,5%) and discarded containers in the dry season (40,41%). In Rural Hau Giang the key breeding sites in both wet and dry seasons were medium or large jars100L (68,7% - 83,6%) while in the urban area key breeding sites were jars100L in the wet season ( 83%) and box tank<1000L in the dry season (32,3%). Being fully covered with lids, having predators in water containers were protective factors against infestation of dengue larvae. Ae.aegypti and Ae.albopictus were present in containers in both provinces. Given the identified key breeding sites by wet and dry season, it is necessary to specifically target these sites for vector control activities. Keywords: Binh Duong, Hau Giang, Aedes aegypti, Aedes albopictus, larvae. T VN St Xut Huyt l bnh do vi rỳt Dengue gõy ra v c truyn qua trung gian mui Aedes (Stegomyia)[1, 2]. Khu vc ụng Nam , mui Ae.aegypty l vộc t chớnh, Ae.albopictus xỏc nh l vộc t th hai [17], bnh cú lan truyn nhng ni cú s hin din ca vộc t [5]. B Y T Vit Nam khng nh hai loi mui truyn bnh St Xut Huyt l Ae.aegypti v Ae.albopictus [1]. Nm 2011, s ca mc St Xut Huyt ca khu vc phớa Nam (60574 ca) cao gp 126 ln so vi Tõy Nguyờn , gp 17,7 ln so vi min Trung v gp 11 ln so vi min Bc[4], chng t gỏnh nng bnh tt ch yu l khu vc phớa Nam. Trong giai on 2004-2007, chi phớ iu tr St Xut Huyt ó l gỏnh nng kinh t ln so vi thu nhp bỡnh quõn u ngi mt thỏng Vit Nam (70 ụ la M vo nm 2007). Nm 2010, thu nhp bỡnh quõn u ngi mt thỏng 73 ụ la M, trong khi ú chi phớ iu tr cho mt ca St Xut Huyt ngi ln ó l 77,6 ụ la M v nu cú sc l 126,2 ụ la M [3]. Cú mi liờn quan cht ch gia vi rỳt- vộc t - vt ch[18], tt nhiờn s can thip vo c ba khõu l tt nht, nhng trờn thc t phn ln n lc phũng chng tp trung vo khõu kim soỏt vộc t [19]. Kinh nghim trờn th gii cho thy phũng chng St Xut Huyt tn gc phi kim soỏt lng qung [12, 13]. Vic ỏnh giỏ chớnh xỏc ni sinh sn tim nng ca mui SXH v cỏc yu t lm nh hng n tỡnh trng nhim ca dng c cha nc nhng iu kin sinh thỏi khỏc nhau l cn Y HỌC THỰC HÀNH (864) - SỐ 3/2013 27 thiết. Khu vực nông thôn và thành thị của tỉnh Bình Dương và Hậu Giang vào thời điểm mùa nắng mưa là những sinh thái hoàn toàn khác nhau của khu vực miền Đông và Tây. Vấn đề đặt ra ở đây là trong những điều kiện khác nhau thì tỉ lệ dụng cụ chứa nước bị nhiễm lăng quăng, nhộng Aedes biến thiên như thế nào và có mối liên quan giữa việc DCCN bị nhiễm với các đặc tính hay không. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin quan trọng cho các nhà côn trùng học và dịch tễ chọn lựa chiến lược cụ thể, hiệu quả trong phòng chống Sốt Xuất Huyết. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả khảo sát 2971 DCCN trong và xung quanh nhà tại 800 hộ gia đình ở Phường Phú Hòa (10°58' Bắc, 106°41'Đông), thị xã Thủ Dầu Một (thành thị); Xã Hòa Lợi (11° 5'Bắc, 106°40'Đông), huyện Bến Cát (nông thôn)– tỉnh Bình Dương vào mùa nắng: 04/2011 (lượng mưa trung bình: 20.54mm, ToTB = 27.32oC; số giờ nắng trung bình/tháng: 240giờ, H(%)TB =75); mùa mưa: 10/2011 (lượng mưa trung bình: 176.67mm, ToTB=28.01oC, số giờ nắng trung bình/tháng: 187giờ, H(%)TB=86.86) và Phường 7 (9°45'Bắc, 105°25'Đông), thành phố Vị Thanh (thành thị), xã Long Trị (9°42'Bắc, 105°37'Đông), huyện Long Mỹ (nông thôn)- tỉnh Hậu Giang vào mùa nắng: 03/2011 (lượng mưa trung bình:42.28mm, ToTB= 27.2oC; Số giờ nắng trung bình/tháng:187 giờ, H(%)TB =79.4); mùa mưa: 08/2011 (lượng mưa trung bình: 290.43mm, ToTB = 27.74oC; số giờ nắng trung bình/tháng:140giờ, H(%)TB =87.43). Để đảm bảo tính giá trị, công thức ước lượng cỡ mẫu dựa vào tỷ lệ nhà bị nhiễm lăng quăng Aedes theo thực tế tỉnh báo cáo hàng tháng. Với mong muốn kết quả tìm thấy có giá trị nằm trong khoảng 10% giá trị thật, 100 nhà/mùa/nơi được chọn vào nghiên cứu. Hộ gia đình được khảo sát theo cụm, không đi trùng nhà. Chỉ số Breteau (BI) được đánh giá dựa trên ngưỡng cảnh báo nguy cơ của Bộ Y Tế (BI>50). Thể loại DCCN bị nhiễm và lăng quăng tập trung nhiều nhất là ổ sinh sản tiềm năng của muỗi SXH [10, 18]. Lăng quăng và nhộng được thu thập bằng pipet hoặc “Kỹ thuật vợt 5 vòng”[15]. Lăng quăng và nhộng ở mỗi nhà được tách theo nhóm trong, ngoài nhà. Muỗi trưởng thành được định loại theo tiêu chuẩn củaWRBU (The Walter Reed Biosystematics Unit, Entomology Branch, Walter Reed Army Institute of Research, USA). Thu thập dữ kiện Đặc điểm mỗi vật chứa được thu thập bằng phiếu gồm: thể loại, vị trí, dung tích (lít), mực nước (%), nguồn nước, nắp đậy, phương pháp xử lý nước, kỹ thuật lấy mẫu, lăng quăng. Bộ dụng cụ điều tra theo tiêu chuẩn WHO được sử dụng để thu mẫu lăng quăng và nhộng trong mỗi vật chứa sử dụng. Lăng quăng tuổi I, II được dùng để xác định vật chứa bị nhiễm, lăng quăng III, IV, nhộng được định lượng bằng cách đếm rồi ước tính [20]. Mẫu thu thập được tách riêng từng nhà theo 2 nhóm trong và ngoài nhà. Nuôi Lăng quăng và nhộng thu thập trên thực địa được đưa về nuôi cho phát triển thành muỗi tại phòng thí nghiệm của Khoa Côn Trùng Động Vật Y Học, Viện Pasteur Tp. HCM. Muỗi trưởng thành được định danh khi nở. Phân tích số liệu Số liệu sẽ được kiểm tra khi có khuyết hay có giá trị khác thường trong phiếu khảo sát. Dữ liệu từ phiếu được mã hóa, làm sạch. Mối liên quan giữa hai tỉ lệ được phân tích bằng phép kiểm chi bình phương (χ2), tất cả kiểm định được thực hiện với mức ý nghĩa 0,05 (p<0,05). Trong trường hợp phép kiểm chi bình phương (χ2) không thích hợp, sử dụng phép kiểm chính xác Fisher. Dùng PR (tỉ số của 2 tỉ lệ lưu hành) để tìm mối liên quan giữa các biến số quan tâm, khoảng tin cậy 95% và trị số p tương ứng của từng biến số được tính toán và trình bày. Phân tích đa biến bằng mô hình hồi quy logistic giữa các biến số quan tâm. Phân tích được thực hiện bằng phần mềm Stata 12.0. KẾT QUẢ Hai đợt khảo sát vào mùa mưa, nắng của 800 nhà ở 4 xã phường cho thấy các thể loại vật chứa rất đa dạng bao gồm 13 thể loại. Số vật chứa mùa nắng (51%) nhiều hơn mùa mưa (49%). Xét theo khu vực nông thôn và thành thị của từng tỉnh, các thể loại chiếm ưu thế mùa nắng cũng chiếm ưu thế vào mùa mưa. Tách riêng hai mùa mưa nắng (bảng 1), vào mùa nắng nếu Lu, khạp <100L được sử dụng chính trữ nước ở nông thôn Bình Dương (55%) thì Lu, khạp ≥ 100L lại là vật chứa chính ở nông thôn Hậu Giang (62%); Khu vực thành thị Bình Dương có nhiều vật chứa linh tinh (73%), phế thải (68%) nhưng ở Hậu Giang rất ít hai thể loại này (6-8%). Bảng 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu, tần số, tỉ lệ (n=2971) Mùa nắng (n= 1519) Mùa mưa (n=1452) Loại DCCN Xã Hòa Lợi (n=295) P.Phú Hòa (n=341) Xã Long Trị (n=449) Phường 7 (n=434) Xã Hòa Lợi (n=278) P.Phú Hòa (n=284) Xã Long Trị (n=491) Phường 7 (n=399) n (%) n (%) n (%) n (%) n (%) n (%) n (%) n (%) Hồ vuông lớn(≥ 500L) 14 (48.48) 10 (34.48) 2 (6.9) 3 (10.34) 4 (19.05) 7 (33.33) 5 (23.81) 5 (23.81) Hồ tròn >1000L 35 (66.04) 15 (28.3) 3 (5.66) 0 (0) 24 (54.55) 14 (31.82) 3 (6.82) 3 (6.82) Hồ UNICEF(>2000L) 2 (25) 0 (0) 2 (25) 4 (50) 0 (0) 0 (0) 2 (50) 2 (50) Hồ khác <1000L 2 (1.42) 0 (0) 3 (2.13) 136(96.45) 8 (40) 9 (45) 1 (5) 2 (10) Lu, khạp ≥ 100L 14 (2.71) 23 (4.46) 315(62.05) 164(31.78) 8 (1.37) 22 (3.77) 301(51.54) 253(43.32) Lu, khạp <100L 102 (54.84) 19 (10.22) 38 (20.43) 27 (14.52) 41 (23.98) 19 (11.11) 55 (32.16) 56 (32.75) Phuy (≤160L) 24 (15.19) 38 (24.05) 20 (12.66) 76 (48.1) 5 (9.62) 13 (25) 16 (30.77) 18 (34.62) Xô thùng chậu nhựa (≤25L) 56 (26.92) 82 (39.42) 57 (27.4) 13 (6.25) 58 (24.58) 54 (22.88) 82 (34.75) 42 (17.8) Y HỌC THỰC HÀNH (864) - SỐ 3/2013 28 Bể cá cảnh 9 (27.27) 24 (72.73) 0 (0) 0 (0) 10 (90.91) 1 (9.09) 0 (0) 0 (0) Chân chén 4 (26.67) 0 (0) 8 (53.33) 3 (20) 2 (18.18) 2 (18.18) 7 (63.64) 0 (0) Bình bông 16 (17.78) 72 (80) 0 (0) 2 (2.22) 35 (54.69) 25 (39.06) 1 (1.56) 3 (4.69) Phế thải 8 (23.53) 23 (67.64) 0 (0) 3 (8.82) 27 (29.03) 55 (59.14) 5 (5.38) 6 (6.45) Khác 9 (18.75) 35 (72.92) 1 (2.08) 3 (6.25) 56 (39.72) 63 (44.68) 13 (9.22) 9 (6.38) Tổng cộng 295 (19.42) 341 (22.45) 449 (29.56) 434 (28.57) 278 (19.15) 284 (19.56) 491 (33.82) 399 (27.48) Xã Hòa Lợi – huyện Bến Cát- Bình Dương (BD); Phường Phú Hòa- TP.Thủ Dầu Một – Bình Dương (BD) n: số dụng cụ chứa nước ; Xã Long Trị- huyện Long Mỹ- Hậu Giang (HG) ; Phường 7 – TP.Vị Thanh- Hậu Giang(HG) * DCCN có ích (DCCN sinh hoạt): dụng cụ chứa nước được gia đình sử dụng sinh hoạt hàng ngày cho việc ăn, uống, vệ sinh. Bao gồm: Hồ vuông lớn ≥ 500L, hồ tròn >1000L, hồ UNICEF, hồ khác <1000L, lu khạp ≥ 100L, lu khạp <100L, phuy, xô thùng chậu nhựa. Dụng cụ linh tinh phế thải: dụng cụ không chứa nước sinh hoạt hàng ngày của gia đình, ở ngoài hoặc một góc nhà: chân chén, bình bông, phế thải, bể cá cảnh, những DCCN ngoài các thể loại kể trên. Ba chỉ số sử dụng phổ biến trong giám sát quần thể Aedes: chỉ số Breteau (BI) cho biết mối tưong quan giữa DCCN có lăng quăng và số nhà điều tra, chỉ số vật chứa (CI) là tỉ lệ phần trăm DCCN có lăng quăng (nhộng), chỉ số nhà (HI) là tỉ lệ phần trăm nhà có lăng quăng (nhộng). Ngoài ra chỉ số mật độ lăng quăng (CSMĐLQ) và chỉ số mật độ nhộng (CSMĐN) cũng được dùng để đánh giá số lượng lăng quăng (nhộng) trung bình trên 01 nhà điều tra. Phường Phú Hòa, xã Hòa Lợi (Bình Dương) vào mùa nắng có chỉ số BI dưới mức cảnh báo (BI< 50), sang đến mùa mưa thì các chỉ số BI ở các nơi cũng bắt đầu tăng vượt ngưỡng. Hậu Giang có chỉ số BI cao ở các nơi khảo sát kể cả mùa mưa và mùa nắng (BI>50). Bảng 2. Các chỉ số lăng quăng Aedes theo mùa Chỉ số MÙA NẮNG MÙA MƯA Bình Dương Hậu Giang Bình Dương Hậu Giang Xã Hòa Lợi Phường Phú Hòa Xã Long Trị Phường 7 Xã Hòa Lợi Phường Phú Hòa Xã Long Trị Phường 7 BI 41 32 60 77 52 64 127 102 HI (%) 24 24 39 44 36 38 66 51 CI (%) 13,9 9,55 15,42 18,97 20,31 27 25,87 25,69 CSMĐLQ (con/nhà) 16,29 23,88 24,98 145,58 28,19 28,06 58,45 108,14 CSMĐN (con/nhà) 4,55 2,2 5,48 11,18 3,08 2,58 4,12 10,19 DCCN nhiễm lăng quăng: Tại Xã Hòa Lợi (BD) vào mùa nắng vật chứa bị nhiễm chủ yếu là lu khạp <100L (43.9%), vào mùa mưa nhóm khác (40,38%) (chậu kiểng, ly nước cúng ở bàn thờ, chén đựng mũ cao su…) bị nhiễm nhiều. Ở phường Phú Hòa (BD), mùa nắng, phế thải là vật chứa chính bị nhiễm (25%), mùa mưa là nhóm khác, phế thải (50%). Xã Long Trị, phường 7 (HG) trong hai mùa lu khạp >100L có tỉ lệ nhiễm LQ cao (69-75%). Ở Bình Dương mùa nắng vật chứa chủ yếu bị nhiễm là DCCN có ích, mùa mưa là nhóm linh tinh phế thải. Hậu Giang chủ yếu bị nhiễm ở DCCN có ích (lu khạp và phuy). DCCN nhiễm nhộng: Mùa mưa ở xã Hòa Lợi (BD), thể loại DCCN khác chiếm tỉ lệ nhiễm nhộng cao nhất (48,28%), mùa nắng lu khạp <100L nhiễm chính (39,13%), trong khi ở phường Phú Hòa qua hai mùa khảo sát, phế thải là thể loại nhiễm nhộng chủ yếu (>55%). Mùa nắng nhóm DCCN có ích bị nhiễm 45% và nhóm linh tinh, phế thải nhiễm 55%, qua mùa mưa nhóm linh tinh, phế thải chiếm ưu thế (70,58%) hơn nhóm DCCN có ích (29,42%). Vào mùa mưa nắng, xã Long Trị (HG) có tỉ lệ nhiễm nhộng gần như tuyệt đối ở nhóm DCCN có ích, trong mùa mưa chỉ một tỉ lệ nhỏ chân chén (2,27%) bị nhiễm nhộng Aedes. Dù là mùa mưa hay nắng, thể loại lu khạp cũng là thể loại dụng cụ chứa nước bị nhiễm nhộng chính. Bảng 3. Tỉ lệ tập trung lăng quăng Aedes trong dụng cụ chứa nước bị nhiễm theo mùa Loại DCCN Tỉ lệ tập trung của lăng quăng Aedes trong dụng cụ chứa nước Bình Dương Hậu Giang Xã Hòa Lợi (huyện Bến Cát) Phường Phú Hòa (Tp. Thủ Dầu Một) Xã Long Trị (huyện Long Mỹ) Phường 7 (Tp. Vị Thanh) Mưa (n=2891) Nắng (n=1629) Mưa (n=2806) Nắng (n=2388) Mưa (n=5845) Nắng (n=2498) Mưa (n=10814) Nắng (n=14558) Tần số Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ Hồ vuông lớn ≥ 500L 80 2,84 0 0 191 6,81 175 7,33 0 0 0 0 0 0 0 0 Hồ tròn > 1000L 71 2,52 95 5,83 411 14,65 132 5,53 0 0 0 0 0 0 0 0 Hồ UNICEF (>2000L) 0 0 0 0 0 0 0 0 257 4,4 0 0 0 0 0 0 Y HỌC THỰC HÀNH (864) - SỐ 3/2013 29 Hồ khác <1000L 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 4706 32.33 Lu, khạp ≥ 100L 0 0 92 5,65 218 7,77 336 14,07 4018 68,74 2088 83,59 8983 83,07 3993 27.43 Lu, khạp < 100L 852 30,22 892 54,76 688 24,52 530 22,19 1240 21,21 347 13,89 1711 15,82 4043 27.77 Phuy (≤160L) 0 0 0 0 22 0,78 0 0 134 2,29 60 2,4 46 0,43 1771 12.17 Xô thùng chậu nhựa (≤25L) 129 4,58 247 15,16 221 7,88 13 0,54 2 0,03 3 0,12 61 0,56 45 0.31 Bể cá cảnh 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Chân chén 0 0 20 1,23 0 0 0 0 48 0,82 0 0 0 0 0 0 Bình bông 696 24,69 17 1,04 85 3,03 237 9,92 0 0 0 0 4 0,04 0 0 Phế thải 149 5,29 104 6,38 514 18,32 965 40,41 0 0 0 0 5 0,05 0 0 Khác 842 29,87 162 9,94 456 16,25 0 0 146 2,5 0 0 4 0,04 0 0 Nơi có tỉ lệ tập trung lăng quăng nhiều nhất là nơi sinh sản tiềm năng của muỗi SXH. Ổ lăng quăng nguồn của nông thôn BD mùa mưa nắng là Lu, khạp < 100L (30,22 – 54,76%), thành thị BD mùa mưa là Lu, khạp < 100L (24,52%), mùa nắng là phế thải (40,41%). Bảng 4 Kết quả định loại muỗi từ lăng quăng Aedes thu thập ngoài thực địa Địa điểm Mùa nắng Mùa mưa Ae.aegypti Ae.albopictus Ae.aegypti Ae.albopictus Cái Đực Cái Đực Cái Đực Cái Đực Phường 7 Trong n 496 % (92,54) 420 n - % - n 268 % (31,94) 295 n - % - (HG) Ngoài 40 (7,46) 39 - - 571 (68,06) 523 15 (100) Tổng cộng 536 459 839 818 15 X.Long Trị Trong 15 (20,55) 33 - - 143 (20,37) 151 1 (50) 1 (HG) Ngoài 58 (79,45) 75 1 (100) 559 (79,63) 232 1 (50) Tổng cộng 73 108 1 702 383 2 1 X.Hòa Lợi Trong 19 (11,59) 9 5 (18,52) - - - - (BD) Ngoài 145 (88,41) 112 22 (81,48) 22 27 (100) 41 41 (100) 45 Tổng cộng 164 121 27 22 27 41 41 45 P. Phú Hòa Trong 7 (2,06) 3 7 (8,33) 3 5 (12,2) 5 1 (0,6) 1 (BD) Ngoài 332 (97,94) 448 77 (91,67) 82 36 (87,8) 63 165 (99,4) 131 Tổng cộng 339 451 84 85 41 68 166 132 (-) không hiện diện Bảng 5. Phân tích mối liên quan giữa DCCN nhiễm lăng quăng Aedes và các đặc tính Đặc tính của DCCN Tỉ lệ nhiễm LQ (%) p PR KTC 95% p Thành thị 20 0.773 Nông thôn 19,8 0,9 0,783-1,042 0,165 Mùa nắng 14,7 <0,001 Mùa mưa 25 1,11 0,936-1,313 0,231 DCCN có ích 21,3 0,004 DCCN linh tinh, phế thải 16,6 0,61 0,509-0,713 <0,001 DCCN trong nhà 16,9 <0,001 DCCN ngoài nhà 22 0,98 0,837-1,146 0,799 Thể tích nước 1- 25 (%) 17,4 0,126 Thể tích nước 26- 50 (%) 21,9 Thể tích nước 51- 75 (%) 21,7 Thể tích nước 76 -100 (%) 18,5 DCCN không đậy kín 22,6 <0,001 DCCN được đậy kín 11,6 0,35 0,278-0,44 <0,001 DCCN không có thiên địch 20,5 <0,001 DCCN có thiên địch 14,1 0,61 0,456-0,8 <0,001 DCCN sông 7,8 <0,001 DCCN mưa 58,4 0,45 0,334-0,612 <0,001 DCCN máy 18,9 0,58 0,473-0,716 <0,001 DCCN giếng 15 0,35 0,276-0,447 <0,001 Y HỌC THỰC HÀNH (864) - SỐ 3/2013 30 Với PR=0,61 (KTC95%= 0,509-0,713) cho thấy DCCN linh tinh, phế thải ít bị nhiễm hơn DCCN sinh hoạt, DCCN được đậy nắp kín PR=0,35 (KTC95%= 0,278-0,44) và có thiên địch PR=0,61 (KTC95%= 0,456-0,8) bị nhiễm lăng quăng ít hơn các DCCN không có hai đặc tính này. BÀN LUẬN Nếu so sánh với kết quả khảo sát ở một số điểm tại thành phố Hồ chí Minh của Ataru Tsuzuki tại quận 8, năm 2009 [7, 8], nơi đang trong quá trình đô thị hóa mạnh thì các chỉ số côn trùng ghi nhận được tại các điểm nghiên cứu ở Bình Dương và Hậu Giang thấp hơn (ngoại trừ BI, CI, HI của xã Long Trị (HG) vào mùa mưa cao hơn). Sự chậm trễ của việc lắp đặt hệ thống cung cấp nước và những hố rãnh phát sinh trong quá trình xây dựng tạo thành ổ sinh sản tiềm năng của lăng quăng Ae.aegypti có thể là nguyên nhân gây ra sự khác biệt này. Khảo sát cho thấy các chỉ số côn trùng ở xã can thiệp và xã chứng trước khi lắp đặt hệ thống nước cung cấp nước BI=121-125; CI= 28,4% - 30,6%; HI=53,9% - 56,8% là rất cao. Theo Tomas Jelinek (Trung tâm Du lịch và Y học Nhiệt đới Berlin (Germany) viết trong quyển Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm hiện đại 2010 [16] cũng cho thấy có sự khác biệt về chỉ số côn trùng giữa 2 mùa mưa và nắng, mùa mưa số DCCN cũng tăng đáng kể so với mùa nắng, dẫn tới số DCCN bị nhiễm cũng tăng, hậu quả là chỉ số côn trùng tăng nhiều so với mùa nắng. Tác giả cũng khẳng định chỉ số ấu trùng mỗi nhà tăng trong mùa mưa do số lượng DCCN tăng thêm dùng để trữ nước mưa. Tâm lý trữ nước của người dân cũng ảnh hưởng đến chỉ số côn trùng. Theo nghiên cứu của Roberto Barrera ở thị trấn ven biển của Puerto Piritu, Bang Anzoategui, đông bắc Venezuela 1993 [9] có đến 60% người dân cho rằng dù họ được cung cấp nước, và việc sử dụng nước thật thuận lợi nhưng họ cũng vẫn giữ thói quen lưu trữ nước thật nhiều. Tác giả H. Padmanabha nghiên cứu tại 03 thành phố Armenia, Bucaramanga , Barranquilla (Colombia) năm 2010 [14] cũng khẳng định có mối liên hệ giữa sinh thái Ae. aegypti và hành vi lưu trữ nước. Nơi sinh sản chủ yếu của lăng quăng Aedes: DCCN có nắp đậy, có thiên địch của lăng quăng/nhộng trong DCCN là những đặc tính chủ yếu ảnh hưởng đến quần thể véc tơ trong vật chứa. Kết quả cho thấy ở Bình Dương và Hậu Giang DCCN trong tình trạng hở và không có hiện diện thiên địch thì có nhiều lăng quăng/nhộng; sự kết hợp giữa hai yếu tố này sẽ tạo ra nơi sinh sản tiềm năng của lăng quăng Aedes. Kết quả nghiên cứu của Ataru Tsuzuki tại quận 8,TP. Hồ Chí Minh (2009) [7] cho thấy, dù điều tra ở thời điểm nào thì thể loại DCCN bị nhiễm cao nhất vẫn là đồ vật linh tinh phế thải, kế đến xô thùng chậu nhựa và lu khạp nhiễm xấp xỉ nhau. Kết quả này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu ở hai điểm của Bình Dương. Tác giả C.D. Chen (2009) đã tiến hành một cuộc khảo sát tìm nơi sinh sản nguồn Aedes xung quanh khuôn viên của trường Đại học Malaya, Kuala Lumpur [10], kết quả cho thấy nếu DCCN bị nhiễm thì tỉ lệ ngoài nhà bị nhiễm là 86.15%, tỉ lệ DCCN trong nhà bị nhiễm là 13,9%, có tám loại vật chứa được ghi nhận bị nhiễm lăng quăng Aedes: vật chứa bằng nhựa (32,8%), xô nhựa < 25 lít (23,8%), các loại hồ (20 %), bình bông (18,8%), chai lọ (14,7%), lon (13,3%), dĩa hứng nước chậu kiểng (11,9%). Như vậy có đến 50% vật chứa linh tinh phế thải bị nhiễm lăng quăng. Kết quả này cũng xấp xỉ với tỉ lệ nhiễm (> 65%) của nhóm linh tinh phế thải vào mùa mưa ở hai điểm nghiên cứu tại Bình Dương. Một khảo sát Estrella Irlandez Cruz được thực hiện tại năm bệnh viện công tại Metro Manila ở Philippines 2001-2002 [11] cho thấy các vật chứa trữ nước luôn có nắp đậy, nhưng không ngăn chặn sự sinh sản của muỗi. Điều này có thể do nắp đậy không kín hoặc người sử dụng thường xuyên mở nắp rồi quên đậy lại. Kết quả khảo sát ở Bình Dương và Hậu Giang cho thấy hầu hết các thể loại vật chứa đều bị nhiễm nhưng lăng quăng và nhộng Aedes chỉ tập trung chủ yếu ở một vài vật chứa chủ yếu. Theo tác giả Arthur Getis nhận định về mô hình không gian của véc tơ SXH tại Iquitos, Peru [6] cũng cho thấy các dụng cụ bị nhiễm lăng quăng thường xuyên chưa chắc là ổ chứa chính của muỗi Ae. Aegypti. Kết quả định loại muỗi: Bình Dương và Hậu Giang đều có sự xuất hiện của hai loại véc tơ Ae.aegypti và Ae.albopictus. Mùa nắng không phát hiện nhưng qua mùa mưa thì bắt đầu xuất hiện. Tại Hậu Giang việc có mặt của muỗi Ae. albopictus là một điều ngạc nhiên, vì từ trước đến nay người ta vẫn nghĩ rằng với sinh cảnh đặc trưng của Đồng bằng sông Cửu Long thì ít khi nào có mặt của loại véc tơ này.Sự tồn tại cùng một lúc hai véc tơ có vẻ hợp lý với Bình Dương hơn có thể do Bình Dương ít có vật chứa nhân tạo so với Hậu Giang. KẾT LUẬN Sự biến thiên các chỉ số Aedes: Các chỉ số Aedes BI, CI, HI trong mùa nắng thấp hơn trong mùa mưa, nhưng CSMĐLQ và CSMĐM thì trong mùa nắng cao hơn trong mùa mưa; các chỉ số Aedes BI, CI, HI ở nông thôn cao hơn thành thị, ngược lại mật độ của lăng quăng và nhộng ở thành thị cao hơn nông thôn; các chỉ số của miền Tây cao hơn miền Đông. Mối liên quan giữa tỉ lệ nhiễm và các đặc tính Khu vực (thành thị và nông thôn), thể tích nước, mùa, vị trí không ảnh hưởng đến việc DCCN bị nhiễm lăng quăng. Bất kì khi nào dụng cụ có chứa nước nếu có sự tồn tại của trứng thì sẽ có lăng quăng. Các đặc tính trong một dụng cụ chứa nước: công năng của nhóm chứa nước (có ích hay linh tinh phế thải), tình trạng nắp đậy, hiện diện thiên địch, nguồn nước thực sự là các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm lăng quăng của DCCN. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y Tế (2011) Hướng dẫn Giám sát và phòng chống sốt xuất huyết Dengue Việt Nam. Y HỌC THỰC HÀNH (864) - SỐ 3/2013 31 2. Nguyễn Thị Kim Tiến (2010) Giám sát và phòng chống dịch sốt Dengue và sốt Dengue xuất huyết, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 15-16, 42-43, 90-93. 3. Nguyễn Thị Kim Tiến, Lương Chấn Quang (2007) "Ước tính chi phí điều trị Sốt Xuất Huyết Dengue ở Khu vực phía Nam". Tạp chí Y Học dự phòng, tập XX, Bộ Y Tế, 3, (111), tr 85 - 92. 4. Văn phòng Dự án phòng chống SXH khu vực phía Nam (2011) Báo cáo tổng kết hoạt động phòng chống SXH. Viện Pasteur. Hồ Chí Minh. 5. Alexander Krämer, Md. Mobarak Hossain Khan (2010) Global Challenges of Infectious Disease Epidemiology. Modern Infectious Disease Epidemiology. Springer Science and Business Media, 6. Arthur Getis, Amy C. Morrison, Kenneth Gray, Thomas W. Scott (2003) “Characteristics of the Spatial Pattern of the Dengue Vector, Aedes aegypti, in Iquitos, Peru”. Spatial Pattern of the Dengue Vector. Am J Trop Med Hyg, 494–505 7. Ataru Tsuzuki, Trang Huynh, Loan Luu, Takashi Tsunoda, Masahiro Takagi (2009) "Effect of water supply system installation on distribution of water storage containers and abundance of Aedes aegypti immatures in urban premises of Ho Chi Minh City, Viet Nam". Dengue Bulletin, 33. 8. Ataru Tsuzuki, Trang Huynh, Takashi Tsunoda, Loan Luu, Hitoshi Kawada, Masahiro Takagi (2009) "Effect of Existing Practices on Reducing Aedes aegypti Pre-adults in Key Breeding Containers in Ho Chi Minh City, Vietnam". The American Society of Tropical Medicine and Hygiene, 80, (5), 752–757. 9. Barrera R, Avila J, Gonzalez-Tellez S (1993) "Unreliable supply of potable water and elevated Aedes aegypti larval indices: a causal relationship?". Journal Of The American Mosquito Control Association, 9, (2). 10. Chen C.D, H.L. Lee, S.P. Stella-Wong, K.W. Lau, M. Sofian-Azirun (2009) "Container survey of mosquito breeding sites in a university campus in Kuala Lumpur, Malaysia". Dengue Bulletin, 33. 11. Estrella Irlandez Cruz, Ferdinand V. Salazar, Wilfredo E. Aure, Elizabeth P. Torres (2008) "Aedes survey of selected public hospitals admitting dengue patients in Metro Manila, Philippines". Dengue Bulletin, 32. 12. Frederic Lardeux, Yves Sechan, Stephane Loncke, Xavier Deparis, Jules Cheffort, Marc Faaruia (2002) "Integrated Control of Peridomestic Larval Habitats of Aedes and Culex Mosquitoes (Diptera: Culicidae) in Atoll Villages of French Polynesia". Journal Of Medical Entomology, 39, (3). 13. Harrington Laura C., Thomas W. Scott, Kriangkrai Lerdthusnee, Russell C.Coleman (2005) "Dispersal of the dengue vector aedes aegypti within and between rural communities". Am. J. Trop. Med. Hyg., 72, (2), 209–22. 14. Padmanabha H., E. Soto, M. Mosquera, C. C. Lord, L. P. Lounibos (2010) "Ecological Links Between Water Storage Behaviors and Aedes aegypti Production: Implications for Dengue Vector Control in Variable Climates". EcoHealth 7, 78–90. 15. Tessa B. Knox, Nguyen thi Yen, Vu sinh Nam, Michelle l. Gatton, Brian h. Kay, Peter a. Ryan (2007) "Critical Evaluation of Quantitative Sampling Methods for Aedes aegypti (Diptera: Culicidae) Immatures in Water Storage Containers in Vietnam". Journal Of Medical Entomology, 24, (2). 16. Tomas Jelinek (2010) Vector-Borne Transmission: Malaria, Dengue, and Yellow Fever. Modern Infectious Disease Epidemiology. 17. World Health Organization (WHO) (1999) Regional guidelines on Dengue DHF of prevention and control (searo-29). 18. World Health Organization (WHO) (2011) Dengue Vectors. Comprehensive Guidelines for Prevention and Control of Dengue and Dengue Haemorrhagic Fever. 19. World Health Organization (WHO) (2011) Vector Management and Control. Comprehensive Guidelines for Prevention and Control of Dengue and Dengue Haemorrhagic Fever. South-East Asia Region. 20. World Health Organization (WHO) (2011) Operational guide for assessing the productivity of Aedes aegypti breeding sites. UNICEF/UNDP/World Bank/WHO Special Programme for Research and Training in Tropical Diseases. . ngưỡng. Hậu Giang có chỉ số BI cao ở các nơi khảo sát kể cả mùa mưa và mùa nắng (BI>50). Bảng 2. Các chỉ số lăng quăng Aedes theo mùa Chỉ số MÙA NẮNG MÙA MƯA Bình Dương Hậu Giang Bình Dương. 26 CáC CHỉ Số LĂNG QUĂNG AEDES AEGYPTI Và AEDES ALBOPICTUS TRONG MùA MƯA, NắNG TạI HAI TỉNH HậU GIANG Và BìNH DƯƠNG Nguyễn Thị Mỹ Tiên, Trần Ngọc Hữu, Trần Phúc Hậu, Lý Huỳnh Kim Khánh và. HI trong mùa nắng thấp hơn trong mùa mưa, nhưng CSMĐLQ và CSMĐM thì trong mùa nắng cao hơn trong mùa mưa; các chỉ số Aedes BI, CI, HI ở nông thôn cao hơn thành thị, ngược lại mật độ của lăng