1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích nguồn vốn của ngân hàng thương mại cổ phần phương tây cần thơ

26 603 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 289,5 KB

Nội dung

Phân tích nguồn vốn của ngân hàng thương mại cổ phần phương tây cần thơ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH _____________________________________ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG TÂY CẦN THƠ Giáo viên hướng dẫn: MAI LÊ TRÚC LIÊN Phân tích nguồn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây Cần Thơ GVHD: Mai Lê Trúc Liên ii SVTH: Nguyễn Thành Tuyên LỜI CẢM TẠ Em xin cảm ơn cô vì đã giúp em hoàn thành đề tài này. Phân tích nguồn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây Cần Thơ GVHD: Mai Lê Trúc Liên iii SVTH: Nguyễn Thành Tuyên Phân tích nguồn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây Cần Thơ MỤC LỤC Trang GVHD: Mai Lê Trúc Liên iv SVTH: Nguyễn Thành Tuyên Phân tích nguồn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây Cần Thơ DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Biểu đồ 1: Vốn chủ sở hữu của VietinBank các năm 2008-2010 15 v Bảng 1: NGUỒN VỐN CỦA VIETINBANK QUA CÁC NĂM 2008-2010 10 Bảng 2: VỐN HUY ĐỘNG CỦA VIETINBANK CÁC NĂM 2008-2010 12 Bảng 3: TỶ SỐ VỐN HUY ĐỘNG CỦA VIETINBANK CÁC NĂM 13 Bảng 4: VỐN VAY CỦA VIETINBANK CÁC NĂM 2008-2010 14 Bảng 5: CHỈ SỐ PHÂN TÍCH VỐN CHỦ SỞ HỮU CÁC NĂM 2008-2010 16 DANH MỤC HÌNH Trang Biểu đồ 1: Vốn chủ sở hữu của VietinBank các năm 2008-2010 15 DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng Nhà nước TCKT Tổ chức kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng CNTT Công nghệ thông tin GVHD: Mai Lê Trúc Liên v SVTH: Nguyễn Thành Tuyên Phân tích nguồn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nguồn vốn là cơ sở cần thiết cho sự tồn tại và hoạt động của Ngân hàng. Bất kì một ngân hàng nào muốn tiến hành các hoạt động cho vay hay cung cấp các dịch vụ đều phải có một số lượng vốn đủ lớn đảm bảo. Số vốn đó giúp ngân hàng ban đầu nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, thực hiện hoạt động tín dụng và mở rộng việc cung cấp các dịch vụ khác như: bảo lãnh, mua bán ngoại tệ… Trong quá trình hoạt động, nguồn vốn của ngân hàng không ngừng tăng lên, vượt xa số vốn tự có của ngân hàng nhờ hoạt động huy động vốn được thực hiện song song với các hoạt động trên. Ngân hàng huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau: từ dân cư, từ các doanh nghiệp hay trên thị trường vốn. Quy mô vốn của một ngân hàng càng lớn thì càng khẳng định được sức mạnh và uy tín của nó trên thị trường tài chính, tạo ra điều kiện tốt nhất cho sự hoạt động và phát triển của nó. Chính vì thế các ngân hàng không ngừng cạnh tranh nhau để thu hút được lượng vốn lớn trên thị trường bằng nhiều chiến lược khác nhau. Theo xếp hạng của VNR500-TOP 500 DOANH NGHIỆP LỚN NHẤT VIỆT NAM (VNR500) năm 2010 thì Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) lớn nhất Việt Nam. Với quy mô đó, ngân hàng này có những đóng góp tích cực và ảnh hưởng đi đầu đến sự ổn định nền kinh tế trong nước; dẫn đến vấn đề tăng trưởng bền vững càng được đặt ra hàng đầu trong công cuộc đổi mới và hội nhập. Vì lí do như vậy nên em đã chon đề tài nghiên cứu: “Phân tích nguồn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam ”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá tình hình nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể Phân tích tổng quát các loại nguồn vốn: vốn huy động, vốn vay, vốn chủ sở hữu … GVHD: Nguyễn Thị Lương Trang 1 SVTH: Nguyễn Thành Tuyên Phân tích nguồn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp phù hợp với tình hình nguồn vốn hiện tại của ngân hàng nhằm giảm chi phí và hạn chế rủi ro. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Phạm vi về không gian Đề tài tập trung nghiên cứu Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. 3.2. Phạm vi về thời gian Thời gian nghiên cứu từ năm 2008 đến năm 2010. 3.3. Phạm vi về nội dung Phân tích tình hình nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp được thu thập các báo cáo thường niên của NHTMCP Công thương Việt Nam. 4.2. Phương pháp phân tích số liệu Sử dụng phương pháp phân tích các chỉ số để cho thấy cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Đồng thời sử dụng phương pháp thống kê, so sánh và đối chiếu số liệu để đánh giá các chỉ tiêu phân tích trong bài nghiên cứu. GVHD: Nguyễn Thị Lương Trang 2 SVTH: Nguyễn Thành Tuyên Phân tích nguồn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm nguồn vốn Nguồn vốn trong ngân hàng thương mại (NHTM) được định nghĩa là toàn bộ tài sản bên nợ trong Bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Hay nói cách khác, nguồn vốn của NHTM là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập và huy động được để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh của mình. Bằng nghiệp vụ huy động vốn, có thể nói NHTM đã nắm trong tay nguồn tài lực rất lớn về mặt giá trị, tức là tiền tệ. Để tập hợp được nguồn tiền tệ như vậy các NHTM cũng phải trả những khoản phí nhất định, đó là tiền lãi phải trả cho các loại tiền gửi và các chi phí quản lý khác. Thông thường kết cấu nguồn vốn của các NHTM là như nhau nhưng xét về số lượng mỗi thành phần thì không ngân hàng nào giống nhau. Sự khác biệt đó xuất phát từ cách thức, mục tiêu huy động vốn của mỗi ngân hàng. Thông qua kết cấu nguồn vốn của mỗi ngân hàng người ta có thể đánh giá được rất nhiều điều về sự hoạt động cũng như khả năng quản trị ngân hàng của ban lãnh đạo. 1.1.2. Các nguồn hình thành nên nguồn vốn a. Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu hay còn gọi là vốn tự có của ngân hàng, bao gồm giá trị thực có từ 3 nguồn là vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và lợi nhuận giữ lại. + Vốn điều lệ: là số vốn ban đầu được ghi trong điều lệ hoạt động của các NHTM khi đi vào hoạt động. Vốn được các thành viên hay chủ sở hữu ngân hàng đóng góp, song không được thấp hơn mức vốn pháp định tối thiểu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định (năm 2008 vốn tối thiểu là 1000 tỷ đồng và đến năm 2010 đã nâng lên thành 3000 tỷ đồng). Dù chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng nó có ý nghĩa rất quan trọng vì là căn cứ pháp lý cho việc thành lập một ngân hàng. + Các quỹ dự trữ: Các quỹ của NHTM được hình thành và tạo lập trong quá trình hoạt động của ngân hàng nhằm sử dụng cho những mục đích nhất định. GVHD: Nguyễn Thị Lương Trang 3 SVTH: Nguyễn Thành Tuyên Phân tích nguồn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Tuy nhiên, khi số tiền quỹ chưa được dùng đến thì NHTM có thể tạm thời sử dụng để làm vốn kinh doanh. Và theo luật của các tổ chức tín dụng thì hàng năm tổ chức tín dụng phải trích từ lợi nhuận sau thuế để lập và duy trì các quỹ như: - Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ ( tỷ lệ 5%). - Các quỹ khác như: quỹ khen thưởng, quỹ đầu tư phát triển … + Lợi nhuận giữ lại: cũng từ lợi nhuận sau thuế, sau khi trích lập các quỹ dữ trữ và chia cổ tức cho các cổ đông theo tỷ lệ quy định thì phần lợi nhuận này sẽ được giữ lại để tái đầu tư theo mục tiêu chiến lược, chuẩn bị bổ sung vốn điều lệ hoặc trả nợ… Lợi nhuận giữ lại được thể hiện bên dưới vốn cổ phần chủ sở hữu trong bảng cân đối kế toán. b. Vốn huy động Huy động vốn từ tiền gửi của nhóm khách hàng là tổ chức kinh tế: Đây là nhóm khách hàng từ các doanh nghiệp hay từ các đơn vị kinh tế khác thường gửi tiền ở ngân hàng để thuận tiện cho việc kinh doanh và giao dịch. Đôi khi cũng gửi những món tiền gửi có kỳ hạn để sinh lời. + Tiền gửi thanh toán (không kỳ hạn): Khi gửi vào khách hàng có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào mà không cần báo trước với ngân hàng, vì nhằm mục đích giao dịch và thực hiện chi trả trong hoạt động kinh doanh là chủ yếu nên chỉ được hưởng một mức lãi suất rất thấp. Đây là một bộ phận vốn không ổn định. + Tiền gửi theo kỳ hạn: khi khách hàng gửi tiền vào sẽ có sự thỏa thuận với ngân hàng về thời hạn và chỉ được rút tiền khi đến hạn đã ký kết. Lãi suất nhận được sẽ cao hơn, nhưng nếu khách hàng rút tiền trước thời hạn thì chỉ hưởng mức lãi suất thấp hơn đã định tùy mỗi ngân hàng (thông thường là lãi suất không kỳ hạn). Đây là nguồn vốn ổn định, nên các NHTM có thể chủ động tận dụng tối đa nguồn này để đầu tư sinh lời. Ngân hàng còn áp dụng thời hạn gửi tiền càng lâu thì lãi suất càng cao. Huy động vốn từ tiền gửi của nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình, bao gồm: + Tiền gửi tiết kiệm: Là khoản tiền gửi của các cá nhân và hộ gia đình được gửi vào tài khoản tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi suất theo quy định. Hình thức này tạo cho ngân hàng một nguồn vôn ổn định; tuy GVHD: Nguyễn Thị Lương Trang 4 SVTH: Nguyễn Thành Tuyên Phân tích nguồn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam món tiền gửi là nhỏ lẻ nhưng được huy động từ số đông cá thể và gia đình nên cũng là một nguồn vốn kinh doanh lớn. + Tài khoản tiền gửi cá nhân: loại tiền gửi mà từng cá nhân mở tài khoản tại ngân hàng để thanh toán không dùng tiền mặt như sec hay các loại thẻ thanh toán. Hình thức này càng ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Đây cũng là cơ hội cho các ngân hàng đua nhau cung cấp các dịch vụ tiện ích để tạo ra những sản phẩm mới hiện đại, thu được phí và huy động được nguồn vốn nhàn rỗi từ khách hàng. Huy động vốn từ các chứng từ có giá: là các chứng nhận từ các tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn có thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi khi đáo hạn. Có nhiều loại từ các loại giấy tờ có giá ngắn hạn như kỳ phiếu, tín phiếu đến các loại dài hạn như trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn…Nguồn vốn này có thể giúp ngân hàng huy động một lượng vốn lớn trong ngắn hạn, và rất ổn định. Tuy nhiên, NHTM sẽ phải trả lãi suất cao hơn nhiều và ngân hàng chỉ phát hành giấy tờ có giá khi đã có kế hoạch về nguồn vốn cụ thể. Ngoài ra còn có thể huy động từ các loại tiền gửi khác như: tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi Kho bạc Nhà nước, tiền gửi các tổ chức tín dụng khác c. Vốn vay Trong trường hợp cần vốn gấp với số lượng lớn hoặc cần thiết để đền bù các thiếu hụt tạm thời thì NHTM buộc phải đi vay ngân hàng nhà nước hoặc vay các tổ chức tín dụng khác: Vay của ngân hàng nhà nước: Ngân hàng nhà nước cho vay với các hình thứ chính sau: + Cho vay theo hồ sơ tín dụng: hình thức tái cấp vốn của ngân hàng nhà nước cho NHTM đã cho vay đối với khách hàng. + Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá ngắn hạn. + Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố các giấy tờ có giá. + Ngoài ra còn cho vay bổ sung thanh toán bù trừ giữa các NHTM. Trường hợp khác, nếu được chính phủ chấn thuận thì còn có thể cho vay khi tạm thời mất khả năng thanh toán… Vay của các tổ chức tín dụng: Trường hợp không đáp ứng đủ nhu cầu thanh khoản buộc NHTM phải đi vay các ngân hàng khác, và ngược lại ngân hàng thừa GVHD: Nguyễn Thị Lương Trang 5 SVTH: Nguyễn Thành Tuyên [...]... Tuyên Phân tích nguồn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Tỷ số dư nợ trên vốn huy động cho thấy khả năng sử dụng vốn của ngân hàng; nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả Trong 3 năm 2008-2010, khả năng huy động vốn của ngân hàng là cao, ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy... Trang 10 SVTH: Nguyễn Thành Tuyên Phân tích nguồn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 2009 do ngân hàng tăng mức vốn điều lệ trong năm này đưa ngân hàng trở thành ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam Lợi nhuận giữ lại của ngân hàng cũng là nguồn vốn quan trọng để ngân hàng có thể mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh Căn cứ theo bảng số liệu thì nguồn vốn này có xu hướng tăng trong 3... SVTH: Nguyễn Thành Tuyên Phân tích nguồn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam TÀI LIỆU THAM KHẢO -1 Báo cáo thường niên từ năm 2008 - 2010 của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 2 Th.s Thái Văn Đại (2010) Nghiệp Vụ Kinh Doanh Ngân hàng Thương Mại, Trường Đại học Cần Thơ 3 Thông tư Số 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng 4... quan về ngân hàng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam, có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 150 Sở Giao dịch, chi nhánh và trên 900 phòng giao GVHD: Nguyễn Thị Lương Trang 7 SVTH: Nguyễn Thành Tuyên Phân tích nguồn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam dịch/ Quỹ tiết kiệm Ngân hàng còn... có nguồn vốn trung và dài hạn lớn hơn nguồn vốn ngắn hạn thì sẽ có cơ hội cho vay đầu tư cho các dự án trung và dài hạn nhiều hơn Tóm lại, nguồn vốn đóng vai trò cực kì quan trọng trong hoạt động kinh doanh của tất cả các ngân hàng GVHD: Nguyễn Thị Lương Trang 6 SVTH: Nguyễn Thành Tuyên Phân tích nguồn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG... Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam đông nước ngoài chưa đạt được theo như kế hoạch Tuy nhiên, đến ngày 10/03/2011, sau khi đối tác Công ty tài chính Quốc tế (IFC) hoàn tất thủ tục góp vốn, hệ số này đã đạt mức > 9% GVHD: Nguyễn Thị Lương Trang 17 SVTH: Nguyễn Thành Tuyên Phân tích nguồn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP CHO NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG.. .Phân tích nguồn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam ngân quỹ sẽ cho vay để hạn chế chi phí trả lãi huy động Đi vay có thể tận dụng được nguồn vốn lớn trong thời gian ngắn nhưng lãi suất vay cao hơn vốn huy động nhiều d Các nguồn vốn khác Ngoài ra, ngân hàng còn có thể tận dụng các nguồn vốn do ủy thác đầu tư, tài trợ của chính phủ hoặc của nước ngoài để đầu... Số 1354/QĐTTg phê duyệt Phương án Cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam Ngày 25/12/2008, Ngân hàng Công thương Việt Nam thực hiện thành công việc chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng Ngày 08/07/2009, theo giấy phép thành lập và hoạt động của Thống đốc NHNN số 142/GP-NHNN Công bố Quyết định đổi tên Ngân hàng Công thương Việt Nam thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam; tên giao... khác nhau Trong những năm qua, nguồn vốn của ngân hàng có những thay đổi như sau: GVHD: Nguyễn Thị Lương Trang 9 SVTH: Nguyễn Thành Tuyên Phân tích nguồn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Bảng 1: NGUỒN VỐN CỦA VIETINBANK QUA CÁC NĂM 2008-2010 Đơn vị tính Tỷ đồng 2008 2009 2010 Tỷ Tỷ Tỷ Thành phần Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng (%) (%) (%) 1 Vốn huy động 132.956 68,7 167.401... nhiều phòng giao dịch để huy động nhiều hơn vốn nhàn rỗi của khách hàng cá nhân và hỗ trợ đắc lực cho mảng dịch vụ bán lẻ GVHD: Nguyễn Thị Lương Trang 18 SVTH: Nguyễn Thành Tuyên Phân tích nguồn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Cần tăng quy mô về tài sản và vốn hàng năm trung bình 20-22% Tiếp tục đẩy nhanh lộ trình cổ phần hóa để tăng vốn chủ sở hữu, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tăng . này. Phân tích nguồn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây Cần Thơ GVHD: Mai Lê Trúc Liên iii SVTH: Nguyễn Thành Tuyên Phân tích nguồn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây Cần Thơ MỤC. Tuyên Phân tích nguồn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.1. SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG TMCP. Tuyên Phân tích nguồn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây Cần Thơ DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Biểu đồ 1: Vốn chủ sở hữu của VietinBank các năm 2008-2010 15 v Bảng 1: NGUỒN VỐN CỦA VIETINBANK

Ngày đăng: 20/08/2015, 16:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w