Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
50,5 KB
Nội dung
1 A. MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, trên bình diện nhận thức, văn nghệ và triết học có quan hệ khăng khít. Văn nghệ giống triết học ở chỗ muốn nhận thức những vấn đề phổ quát của tồn tại con người, tìm kiếm con đường giải phóng con người, cắt nghĩa thế giới. Chiến tranh và hòa bình của L.Tônxtôi, thơ Nguyên Trãi, thơ Nguyễn Du chứa đựng các khái quát sâu sắc về con người và lịch sử. Sau triết học, văn học là hình thái ý thức xã hội giàu triết lí nhất. Triết học ảnh hưởng rất lớn đến văn học. Chẳng hạn triết học Nho, Phật, Lão đối với văn học phương Đông, triết học duy lí đối với chủ nghĩa cổ điển Pháp, chủ nghĩa thực chứng đối với chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa Mác – Lênin với văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa hiện sinh với văn học hiện sinh. Nhìn chung triết học duy vật tiến bộ thường đưa văn học tới khuynh hướng tiến bộ, triết học duy tâm thường dễ đưa văn học thoát li đời sống. Những vấn đề cụ thể trong triết học cũng có mối liên hệ chặt chẽ với văn học. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là một trong những vấn đề cơ bản của triết học. Khi xem xét vấn đề này ta sẽ thấy được mối liên hệ giữa triết học và văn học rõ ràng hơn. Một mặt, ta thấy tồn tại xã hội, hay nói cách khác là hiện thực cuộc sống chính là cội nguồn của tác phẩm văn học. Văn học là một hình thái ý thức xã hội, bắt nguồn từ đời sống, phản ánh đời sống, bày tỏ một quan điểm, một cách nhìn, một tình cảm đối với đời sống . Mặt khác, văn học cũng như nghệ thuật nói chung, không giống các hình thái ý thức xã hội khác bởi có những đặc thù riêng mang tính thẩm mĩ về đối tượng, nội dung và phương thức thể hiện. Đặc biệt, ở tác phẩm văn học chúng ta còn thấy vai trò rất lớn của nhà văn – chủ thể thẫm mĩ trong quá trình sáng tác văn học. Vậy ở tiểu luận này, chúng ta sẽ cùng xem xét văn học nghệ thuật với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, và đặc biệt đó là một hình thái ý thức xã hội đặc thù. 2 B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỒN TẠI XÃ HỘI – HIỆN THỰC CUỘC SỐNG LÀ CỘI NGUỒN TÁC PHẨM VĂN HỌC 1. Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực và thời đại. 1.1. Nguồn gốc của văn nghệ Là cội nguồn đã nuôi dưỡng làm phát sinh và mang lại sức sống cho văn nghệ. Văn nghệ phát sinh trong lòng đời sống xã hội, lại là sản phẩm của nó, vậy phải tìm nguồn gốc của nó ở trong đời sống xã hội. Chủ nghĩa Mác đã khẳng định lao động là nhân tố quan trọng nhất của đời sống con người. Mác nói: “lao động là điều kiện tồn tại của con người, không phụ thuộc vào bất cứ hình thái xã hội nào, là tính tất yếu tự nhiên vĩnh viễn của con người. Nếu không có lao động thì sẽ không có sự trao đổi chất giữa con người với tự nhiên, tức là không có được bản thân sự sống của con người”. Do đó, lao động đã sáng tạo ra con người, xã hội ngừoi, sáng tạo ra các hình thức giao tiếp giữa người và người, và sáng tạo ra văn nghệ và hoạt động văn nghệ. Một mặt, lao động sáng tạo ra chủ thể thẩm mĩ, tức là con người có khả năng sáng tạo và thưởng thức các hiện tượng thẩm mĩ, bởi vì thẩm mĩ là một đặc trưng cơ bản của nghệ thuật. Mặt khác, lao động còn trực tiếp sáng tạo ra các hiện tượng thẩm mĩ trong đời sống. Và giá trị thẩm mĩ ấy phải gắn liền với thực tiễn. Tuy nhiên, chúng ta không nên hiểu đơn giản vấn đề là nghệ thuật bắt nguồn từ lao động theo kiểu lao động sáng tạo chủ thể thẩm mĩ với cảm giác người phát triển và nhu cầu thẩm mĩ, rồi để thỏa mãn nhu cầu ấy người ta làm ra tác phẩm nghệ thuật, vì rõ ràng ai cũng thấy được phạm vi của quan hệ thẩm mĩ và giá trị thẩm mĩ rộng hơn nhiều so với phạm vi nghệ thuật, bên cạnh đó nội dung nghệ thuật cũng không chỉ có một mình cái 3 thẩm mĩ. Do đó, sự ra đời của nghệ thuật không chỉ bắt nguồn trực tiếp từ lao động, mà nó có nguyên nhân trong nhu cầu tất yếu của xã hội hình thành dưới tác động của lao động. Nghệ thuật bề ngoài có vẻ không liên quan tới việc sản xuất trực tiếp nhưng thực ra là đáp ứng một nhu cầu tất yếu khách quan. Theo đồng chí Phạm Văn Đồng: “Văn học, nghệ thuật là một mặt hoạt động của con người nhằm hiểu biết, khám phá và sáng tạo thực tại xã hội, chủ yếu là con người, đời sống và cuộc chiến đấu của con người”. Như chúng ta đã biết, văn nghệ là một hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng, phản ánh tồn tại xã hội Các học thuyết cổ xưa ở phương Đông cho rằng cái quyết định cho sự thịnh suy của văn nghệ là do “đạo”, “đức”, “khí”, “lễ”, còn theo học thuyết phương Tây thế kỉ XVIII – XIX là do “hoàn cảnh”, “môi trường”,”chủng tộc”…. Các học thuyết đó không phân biết được yếu tố xã hội và tự nhiên, vật chất và ý thức, cái quyết định và cái phát sinh, do đó không tìm ra nguyên nhân đích thực chi phối sự tồn tại và phát triển của văn nghệ. Phân biết tồn tại xã hội và ý thức xã hội, xác định tồn tại xã hội là toàn bộ đời sống vật chất của con người, tách quan hệ sản xuất trong tồn tại xã hội ra như là một cơ sở hạ tầng trên đó dựng lên một kiến trúc xã hội gồm pháp quyền, chính trị, nhà nước và các hình thái ý thức xã hội phù hợp với nó, chư nghĩa Mác đã cung cấp một lí luận khoa học để lí giải nguyên nhân khách quan của sự phát triển văn nghệ cũng như vai trò của nó trong đời sống. Theo đó, cơ sở hạ tầng là cái nền tảng, cái quyết định những cái còn lại thuộc kiến trúc thượng tầng. Và mặt khác, văn học nghệ thuật cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, đều phụ thuộc vào cơ sở đó, được lí giải trên cơ sở đó. Xét về nội dung, nội dung của văn học đều do cơ sở kinh tế và trình độ sản xuất quy định. 4 Chẳng hạn, thời nguyên thủy, do sản xuất thấp kém, tổ chức xã hội trùng với tổ chức sản xuất, nội dung cơ bản của thần thoại là cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên. Đó là Nữ Oa và trời trong thần thoại Trung Quốc, là Mộc tinh trong thần thoại Việt Nam. Xã hội phong kiến trên cơ sở chế độ tư hữu ruộng đất của địa chủ, lãnh chúa, vương hầu, hoàng đế làm nảy sinh mâu thuẫn gay gắt giữa nông nô và địa chủ, giữa các dòng họ trị vì, giữa tộc người đi xâm lược và tộc người bị xâm lược. Cơ sở xã hội đó đã quy định tư tưởng tôn quân, chọn chủ mà thờ, dẫn đến cuộc đấu ranh giành ngôi chính thống như Sử kí của Tư Mã Thiên hay Tam quốc chí diễn nghĩa, Đông chu liệt quốc đã miêu tả. Sự ra đời của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, sự phát triển của thành thị, công nghiệp, buôn bán làm nảy sinh nhu cầu giải phóng cá tính chống lại quân quyền, thần quyền. Quá trình tích lũy tư bản chủ nghĩa mang lại cho văn học những mẩu người keo kiệt mới, những kẻ cho vay nặng lãi, những nạn nhân của sức mạnh đồng tiền như trong Tấn trò đời của Bandắc. Chủ nghĩa tư bản công nghiệp làm phát triển giai cấp công nhân với tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Cuộc đấu tranh để tự giải phóng của giai cấp vô sản mang lại cho văn họcchủ đề mới là đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc bị áp bức, sự phục sinh của những người nô lệ, sự tất yếu phải thay thế xã hội tư sản bằng xã hội chủ nghĩa cộng sản, chẳng hạn truyện và kí của Nguyễn Ái Quốc. Bên cạnh đó, cơ sở kinh tế là điều kiện cho sự ra đời, phát triển của các hình thức văn nghệ. Chẳng hạn thần thoại cổ chỉ ra đời trên cơ sở nghề nông phát sinh, khi con ngừoi biết được quan hệ nhân quả của các hiện tượng tự nhiên như mặt trăng, mặt trời, mưa, gió, bão, lũ…đối với canh tác chăn nuôi nhưng không hiểu chúng, quy cho chúng một sức mạnh siêu nhiên của thần. Sự tan rã của công xã nguyên thủy, vai trò lớn lao của lãnh tụ trong chiến tranh bộ lạc đã xuất hiện loại anh hùng ca trong văn học. Khuynh hướng khẳng định nguồn gốc siêu nhiên của các lãnh tụ đã làm cho họ có bộ mặt nửa 5 người nửa thần như Asin, Thánh Gióng…Sự phát triển của thành thị, thị dân và nghề in làm cho hình thức tiểu thuyết khác hẳn truyện dân gian. Như vậy, cơ sở kinh tế xã hội là yếu tố năng động phát triển, quy định sự tồn tại và phát triển của văn nghệ nói chung và văn học nói riêng cả về nội dung lẫn hình thức. 1.2. Tính giai cấp của văn học Tính giai cấp là thuộc tính tất yếu của văn nghệ trong xã hội có giai cấp. Về mặt hiện thực khách quan, có thể nói lịch sử xã hội loài người từ chế độ nô lệ đến nay là lịch sử đấu tranh giai cấp. Là tấm gương của hiện thực khách quan, văn nghệ không thể không mang tính giai cấp.Tính giai cấp trong văn nghệ chính là tính giai cấp trong hiện thực xã hội được ý thức bằng văn nghệ. Nhà văn trước hết là một con người trong xã hội. Và như LêNin đã nói: cá nhân trong xã hội bao giờ cũng thuộc về một giai cấp nhất định, không thể là một thành viên siêu giai cấp. Nhưng nhà văn không chỉ là một con người bình thường, mà là một nghệ sĩ rất nhạy cảm với những vấn đề cuộc sống, tính giai cấp ở họ do đó càng nhạy bén hơn: “nghệ sĩ là ngọn kiếm đầu tiên của giai cấp”, “nhà văn là tai, là mắt, là tiếng nói của giai cấp. Nhà văn có thể không có ý thức về điều đó, nhưng bao giờ nhà văn cũng là môt bộ phận, một cảm quan của giai cấp”. Và tính giai cấp của nhà văn cũng biểu hiện một cách phức tạp. Ta có thể nói tính gia cấp không chỉ xuyên thấm trong các tác phẩm văn học mà còn trong tiếp nhận và thưởng thức. Trong quá trình này tác phẩm văn học là một hiện tượng khách quan, vốn dĩ thấm nhuần tư tưởng giai cấp, còn chủ quan ở đây là công chúng bạn đọc cũng thuộc về một giai cấp nhất định. Biểu hiện của tính giai cấp trong tác phẩm văn học 6 Đầu tiên là về đề tài, đề tài mà nhà văn chọn, xét đến cùng đều liên quan đến lập trường quan điểm giai cấp, bao gồm cả quan điểm mỹ học của họ. Các nhà văn mang nặng ý thức hệ phong kiến thì thường viết về các đề tài gọi là cao quý, chúng ta thường thấy xuất hiện trong tác phẩm của họ như “tứ linh” (long, li, quy, phượng), “tứ quý” (mai, lan, cúc, trúc). Chủ nghĩa cổ điển phục nhà nước phong kiến tập trung ở phương tây, thường chia đề tài làm hai loại cao quý và thấp hèn. Nhìn rộng ra, giai cấp thống trị thường không muốn nhìn thẳng vào hiện thực. Các nhà văn phát ngôn cho họ thường lẩn tránh những vấn đề nón hổi trong xã hội. Tính giai cấp còn được bộc lộ ở tư tưởng chủ đề. Chính khi giải quyết vấn đề nêu ra trong tác phẩm, thì tư tưởng tình cảm, máu thịt của nhà văn mới thực sự bị lay động đến tận gốc rễ. Khái Hưng trong một số tiẻu thuyết có đề cập đến quan hệ giữa nông dân và địa chủ. Nhưng cái vỏ mị dân không đủ để che đậy sự lừa bịp bên trong. Trong gia đình Khái Hưng đã dựng nên hình ảnh một cặp vợ chồng địa chủ trẻ tuổi đầy lòng từ thiện, lấy việc chăm lo cải thiện đời sống tá điền làm sự nghiệp và lẽ sống. Đây là một chủ trương cải lương nhằm đưa ra để đối ứng thậm chí thách thức với con đường cách mạng mà những người cộng sản Việt Nam vạch ra cho quần chúng nông dân. Ngược lại Ngô Tất Tố với tiểu thuyết Tắt đèn đã đứng trên lập trường tiểu tư sản tiến bộ, kiên quyết bênh vực quyền lợi của nông dân, vạch trần những ách đè nén bất công, phơi bày bộ mặt của giai cấp địa chủ phong kiến. Tính giai cấp còn bộc lộ trong việc xây dựng nhân vật, đặc biệt là nhân vật lí tưởng. Mỗi giai cấp đều căn cứ vào điều kiện sống và vai trò lịch sử của mình, nêu ra những yêu cầu cao về tư tưởng và đạo đức cho mẫu người lí tưởng của giai cấp mình. Văn học là phương tiện thể hiện và tuyên truyền đắc lực cho mẫu người đó. Những tác phẩm trung cổ ở châu âu thường tô vẽ các nhân vật hiệp sĩ cao thượng, quả cảm, trung thực, xem đó là hình ảnh lí tưởng của tần lớp quý tộc thượng lưu. Văn học mang nặng ý thức hệ phong kiến ở phương Đống thường lấy mẫu người quân tử làm trung tâm, hoặc những nhân vật như liệt nữ, trượng phu,… nói chung là những con người mang nặng đạo đức và lễ giáo phong kiến, xem nhẹ tình cảm và nguyện vọng riêng tư, cúc cung tận tụy 7 nhà nước phong kiến. Đến thời khủng hoảng của nhà nước phong kiến dòng văn học giàu tính nhân dân thường ca ngợi những nhân vật đối lập với mẫu người quân tử. Đó là những nghịch tử của giai cấp phong kiến hoặc là những người nông dân khởi nghĩa: Kim Trọng, Thúy Kiều, Từ Hải, Giả Bảo Ngọc… Các nhà văn trong thời kì giai cấp tư sản đang lên thường xây dựng những nhân vật lí tưởng thoát khỏi ràng buộc của lễ giáo và thần quyền, hành động có suy nghĩ và suy nghĩ để mà hành động: Hămlét, Ôtenlô…Và nhân vật lí tưởng trong nền văn học vô sản là những con người giác ngộ lí tưởng cách mạng, xuất hiện với tư thế người anh hùng mới, làm chủ cuộc đời và làm chủ vận mệnh của mình: Paven Vlaxốp trong người mẹ, Tiệp trong bão biễn… Dĩ nhiên tác phẩm văn học không chỉ viết về nhân vật lí tưởng nhưng khi viết về bất cứ loại nhân vật nài khác, tính giai cấp vẫn thể hiện ở chỗ nhà văn sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp dựa vào nhân vật lí tưởng của mình để đánh giá các nhân vật khác. Đặc biệt ở những tác phẩm mô tả con người phản diện làm nhân vật trung tâm, thì nhà văn lại thông qua việc phê phán những con người và cuộc sống đó để biểu hiện lí tưởng của mình. Tính giai cấp còn thể hiện ở hình thức và biện pháp nghệ thuật. Nền văn học tư sản trong giai đoạn suy đồi của nó, hoàn toàn xa rời nhân dân và hiện thực, cho nên đã dùng những hình thức bí hiểm, những biện pháp nghệ thuật li kì cổ quái. Hay xưa kia, mỹ học phong kiến thường mang tính chất quy phạm và thiếu dân chủ cho nên thường chia thể loại văn học ra hai loại cao quý và thấp hèn, và đối với mỗi thể loại văn học cũng thường có những quy định ngặt nghèo. Nền văn học chịu ảnh hưởng nặng nề của ý thức hệ phong kiến trước kia thường chỉ đề ca thơ, từ, phú, mà xem nhẹ kịch, tiểu thuyết… 8 2. Khi đời sống xã hội thay đổi, văn học cũng thay đổi Đời sống xã hội không ngừng thay đổi, không ngừng biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định của bề ngoài, còn thực tế nó không ngừng thay đổi bên trong bản thân nó. Bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hóa nào, cho dù nó có bảo thủ và cổ truyền đến đâu chăng nữa cũng luôn biến đổi; sự biến đổi trong xã hội hiện đại ngày càng rõ hơn, nhanh hơn, và điều này cho thấy rõ hơn là sự biến đổi đó không còn là điều mới mẻ, nó đã trở thành chuyện thường ngày. Mọi cái đều biến đổi và xã hội cũng giống như các hiện thực khác, không ngừng vận động và thay đổi. Tất cả các xã hội đều ở trong một thực trạng đứng yên trong sự vận động liên tục. khi đời sống xã hội thayđổi thì nội dung, hiện thực được phản ánh trong văn học cũng có sự thay đổi. Nền văn học Trung Đại ( thế kỉ XX – XIX) sự thống trị của xã hội phong kiến, nền kinh tế còn lạc hậu, chịu ảnh hưởng chủ yếu là văn hóa từ Trung Quốc, do nước ta nhiều năm bị phương Bắc đô hộ, nhân dân ta chịu sự áp bức cùng kiệt, đặc biệt là người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, không phải vô cớ mà nhiều tác phẩm văn học ra đời trong thời kì này lại trở thành kiệt tác, là tiếng kêu oán thán cho than phận người phụ nữ như Chinh Phụ Ngâm, Cung oán Ngâm, Truyện Kiều của Nguyễn Du hay những bài thơ của “bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương… Những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã đẩy người phụ nào vào cảnh cô đơn, phải xa chồng: “Xanh kia thăm thẳm tầng mây Vì ai gây dựng cho nên nỗi này” Hay đó là người phụ nữ sống trong cảnh chồng chung: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng” Đó là tiếng kêu đứt ruột của người phụ nữ: “Đau đớn thay phận đàn bà 9 Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” Trong Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du, tương truyền bài văn tế này ra đời sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn, ông đã cho thấy được thực trạng đất nước lúc bấy giờ. Ở văn học thời kì này, chúng ta còn thấy rất nhiều tác phẩm ca ngợi cuộc chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc như Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu… Bên cạnh đó, do chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc, nói chung và văn học phương Bắc nói riêng, ta thấy vẫn còn những tác phẩm văn học ở giai đoạn này được sáng tác theo những thể thơ của Trung Quốc, chịu những quy luật ràng buộc nghiêm ngặt về ngon từ… Sang cuối thế kỉ XIX, tình hình nước ta có nhiều thay đối, nước ta trở thành thuộc địa của pháp, sự du nhập của văn hóa Pháp nói riêng, văn hóa phương Tây nói chung đã làm cho xã hội nước ta có nhiều thay đổi, nước ta từ một nước phong kiến chuyển sang nước thuộc địa nửa phong kiến, nhân dân ta một cổ hai tròng sự cai trị hà khắc của thực dân Pháp, sự ra đời của những giai cấp mới…chính điều này đã làm cho văn học có bước chuyển mới. Chưa nói về nghệ thuật, chúng ta bàn về nội dung văn học lúc bấy giờ, hiện thực cuộc sống thay đổi thì hiện thực phản ảnh trong tác phẩm cũng có sự thay đổi. Thời kì đầu, đó là một xã hội nhố nhăng, tây không ra tây, ta không ra ta, là sự khốn khổ cùng cực của những người nông dân, chúng ta có thể bắt gặp những điều đó trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố… Tác phẩm Giông Tố của Vũ Trọng Phụng là bức tranh thu nhỏ về hiện thực xã hội lúc bấy giờ trong Giông tố, Vũ Trọng Phụng dẫn chúng ta từ thôn quê “xôi thịt” đến thành thị “bơ sữa”, từ những chốn ăn chơi truỵ lạc, gái đĩ, thuốc phiện đến những cảnh xa hoa - cũng không kém truỵ lạc - trong phòng Tịnh Tâm ở ấp Tiểu Vạn Trường Thành của Nghị Hách. Không kể những nhân vật chính, riêng những con người của xã hội cũ mà Vũ 10 Trọng Phụng vẽ bằng một hai nét trong Giông tố cũng đã nhiều vô kể. Ở thôn quê thì đủ các mặt hào lý, gặp cơ hội nào cũng có thể tổ chức ăn uống, hút xách, đem lý sự cùn ra mà cãi vã nhau, rồi chửi bới nhau, nhưng lên đến cửa quan thì run sợ, hèn nhát. Ở thành thị, thôi thì đủ hạng người, thượng vàng hạ cám. Những tay doanh nghiệp sắc sảo, gian hùng, “coi đời như canh bạc lớn”, “làm việc thiện để quảng cáo cho mình” có chân trong các hội ái hữu, nhưng “kỳ chung không có ai là bạn trên đời”, đã từng chủ tọa những ban giải thưởng văn chương nhưng chưa hề đọc hết một cuốn tiểu thuyết; những tay cổ động cho Phật giáo mà lại đi xây hàng dãy nhà xâm; những anh làm chủ ba bốn tiệm khiêu vũ mà đánh con gái hộc máu về tội ăn mặc tân thời; những anh vừa là chủ hiệu xe đám ma, và là chủ dược phong, bán tem cho Hội Bài trừ bệnh lao, mà lại bán cả thuốc lào mốc, v.v Tóm lại, tất cả những người tự xưng là “thượng lưu” nhưng kỳ thực chỉ biết có đồng tiền và danh hão, dùng mọi cách đầu cơ, mọi ngón bịp bợm. Theo tác giả thì đó là “những mẫu” hàng đặc biệt của công giới và thương giới". Ai từng sống ở Hà Nội lâu năm, nhất là vào khoảng 1930-1939, chắc có thể tìm thấy ở những nét sơ sài trên, một con người có thật, bằng xương bằng thịt, đã làm giàu một cách trắng trợn như thế và cũng đã trở nên những tai to mặt lớn của xã hội đương thời. Trong các tiệm hút của Hàng Buồm, hay trong các nhà hát ả đầu phố Khâm Thiên, Vũ Trọng Phụng lại có dịp cho chúng ta biết một hạng người khác, hạng người truỵ lạc. Không kể Vạn tóc mai, đứa con hoang của Nghị Hách, xỏ lá, xỏ xiên, nói xấu bố với nhà báo để “làm tiền” bố, có đủ mặt “các nhân viên làng bẹp, những thiếu phụ mặt bự những phấn, môi tái nhợt, tóc búi, cổ đeo kiềng, mặc áo tân thời cổ bánh bẻ”; những tên lính da trắng, da đen; một mụ đầm già. Rồi những ông giáo, ông cử nhân Tây học hẳn hoi, bề ngoài đạo mạo, nghiêm nghị, nhưng đến đây thì giở đủ trò đểu cáng. Tác giả Giông tố dùng ngòi bút phóng sự của mình để tả cuộc đời bẩn thỉu dâm đãng của thành phố Hà Nội dưới thời Pháp thuộc. [...]... thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” (Nam Cao) Văn học là tấm gương phản ánh thời đại, điều này không có gì phải bàn cãi nhưng cần lưu ý văn học phản ánh hiện thực theo một cách riêng, chứ không phải là rập khuôn, mô tả hiện thực trần trụi như những gì nó có Cần phải hiểu rõ văn học là một hình thái ý thức xã hội đặc thù , nó có những nét tương đồng với các hình thái ý thức xã hội. .. chỉnh thể có ý nghĩa khái quát Cấu tứ còn là làm sao dựng một hình thức đời sống có được một ý nghĩa, một nội dung, một tư tưởng, một quan niệm hoặc một trạng thái nhân sinh Đối với nhà văn, năng lực cấu tứ thể hiện ở nhiều cấp độ, ở một bài thơ, đó là việc làm cho bài thơ có một tính chỉnh thể xuyên suốt, một ý, một nội dung được thể hiện trong những hình khối, hình ảnh, ngôn từ phù hợp như một cơ thể... sĩ: “Trước hết, anh phải làm cho tôi cảm động, kinh hoàng, tê mê, anh phải làm cho tôi sợ hãi, run rẩy, rơi lệ hay căm hờn 2 Vai trò của nhà văn trong sáng tác văn học Tư chất nghệ sĩ của nhà văn Như đã nói ở trên, Văn học là sự phản ánh thế giới khách quan qua cái nhìn chủ quan của nhà văn, văn học là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, với tư cách là chủ thể thẫm mĩ, nhà văn, do đó, cũng phải có... của một hình thái ý thức xã hội thường biểu hiện ở đối tượng, nội dung, hình thức chiếm lĩnh đời sống, phương thức thể hiện… và văn nghệ cũng vậy 1.1 Về đối tượng và nội dung của văn nghệ: 1.1.1 Đặc trưng đối tượng Mĩ học duy vật khẳng định đối tượng văn học là toàn bộ thế giới khách quan Nhưng thế giới khách quan ấy được văn học chiếm lĩnh, nhìn nhận ở góc độ khác với các ngành khoa học khác: Văn học. .. muốn lấy ngón tay chọc thử” Tầm quan trọng của năng lực biểu hiện là tạo ra phẩm chất nghệ thuật của hình thức, một yêu cầu không thể thiếu được của một tác phẩm nghệ thuật 26 C KẾT LUẬN Như vậy, tồn tại xã hội, hiện thực xã hội là nguồn gốc của tác phẩm văn chương là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng văn học phát triển “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa... có thể là những người mẹ tuyệt vời: “Con đã về đây, ơi mẹ Tơm Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm Cho con, cho Đảng ngày xưa ấy Không sợ tù gông, chấp súng gươm” 14 CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA NHÀ VĂN TRONG VIỆC PHẢN ÁNH HIỆN THỰC VÀO TÁC PHẨM 1 Đặc trưng của văn nghệ - một hình thái ý thức xã hội đặc thù Văn nghệ bắt nguồn từ đời sống, phản ánh đời sống nhưng văn nghệ không giống các hình thái ý thức xã hội khác... quan Sự thật có thể là một, nhưng cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của nhà văn là muôn màu muôn vẻ, làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho xã hội Nhưng ở đây không phải là chúng ta tuyệt đối hóa vai trò của tài năng, năng khiếu của nhà văn Tài và khiều là hai yếu tố quan trọng của một nhà văn nhưng như vậy là chưa đủ Thực tế đã chứng minh rằng có nhiều người vốn không có năng khiếu nhưng nhờ sự rèn luyện... điệu, hình khối, ánh sáng, màu sắc để tạo hình tượng Đó là một năng lực tổng hợp Thứ ba là năng lực biểu hiện trong một hình thức đẹp Đối với nhà văn, đó là khả năng sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, các thể loại văn học, mà người xưa gọi là dùng từ đắt, câu thần, gây ấn tượng, lời thơ hài hòa réo rắt du dương Những áng văn chương kiệt xuất thường được gọi là “tấm thảm ngôn ngữ kì diệu”, là nói... thể hiện thái độ, tình cảm của nhà văn Tình cảm xã hội là tình cảm của một con người riêng biệt nhưng đã được ý thức trên cấp độ xã hội và được soi sáng bằng một lí tưởng xã hội nhất định Tình cảm xã hội thường đi đôi với lí tưởng thẩm mĩ tức những khát vọng cao cả nhất, tích cực nhất, nhân tính nhất của con nguời về cái tốt, cái đẹp, cái hoàn thiện trong các lĩnh vực khác nhau Do đó, các hình tượng... sống nhưng cũng vừa chuyển tải được tư tưởng và tình cảm của con người Đặc trưng của hình tượng nghệ thuật: 1.2.1 Hình tượng là một khách thể mang tính tinh thần Gọi hình tượng là những khách thể, bởi vì trước hết nó là những hình thức đời sống được nhà văn tưởng tượng sáng tạo để trình bày về một hiện thực đời sống nhất định Ai cũng có thể nhìn các hình tượng ấy như một cái bên gì bên ngoài, như một . của văn nghệ - một hình thái ý thức xã hội đặc thù Văn nghệ bắt nguồn từ đời sống, phản ánh đời sống nhưng văn nghệ không giống các hình thái ý thức xã hội khác. Đặc trưng của một hình thái ý thức. xét văn học nghệ thuật với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, và đặc biệt đó là một hình thái ý thức xã hội đặc thù. 2 B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỒN TẠI XÃ HỘI – HIỆN THỰC CUỘC SỐNG LÀ CỘI NGUỒN. triết học và văn học rõ ràng hơn. Một mặt, ta thấy tồn tại xã hội, hay nói cách khác là hiện thực cuộc sống chính là cội nguồn của tác phẩm văn học. Văn học là một hình thái ý thức xã hội, bắt