Theo đó, các hình thái ý thức xã hội bao gồm: chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, khoa học, thẩm mỹ… Mỗi hình thái ý thức xã hội đều bao gồm trong nó hai trình độ phản ánh là trình
Trang 1A LỜI MỞ ĐẦU
Bên cạnh tồn tại xã hội, ý thức xã hội là một phạm trù cơ bản, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống triết học Ý thức xã hội là một hình thức cao phản ánh thực tại khách quan, hình thức mà chỉ ở riêng con người mới có được Đời sống tinh thần của xã hội được phân tích thành các hình thái ý thức xã hội Đây là một phương pháp tiếp cận phổ biến trong nghiên cứu khoa học và nhân văn Phương pháp tiếp cận này có tính chất phong phú của đời sống tinh thần xã hội bởi ở mỗi hình thái ý thức lại có những đặc trưng riêng Theo đó, các hình thái ý thức xã hội bao gồm: chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, khoa học, thẩm mỹ… Mỗi hình thái ý thức xã hội đều bao gồm trong nó hai trình độ phản ánh là trình độ phản ánh
tâm lý và trình độ phản ánh ở mức độ tư tưởng xã hội Với đề tài: “Phân tích các hình thái ý thức xã hội cụ thể: ý thức khoa học, ý thức tôn giáo, ý thức thẩm mỹ”, nội dung bài luận sẽ đi sâu vào phân tích một cách cụ thể ba trong số các hình
thái của ý thức xã hội đó là: ý thức khoa học, ý thức tôn giáo và ý thức thẩm mỹ
B NỘI DUNG
I Khái quát chung về ý thức xã hội
1 Khái niệm
Ý thức xã hội dùng để chỉ mặt tinh thần của đời sống xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội; bao gồm trong đó toàn bộ đời sống tư tưởng
và tâm lý xã hội, được biểu hiện phong phú trong sinh hoạt tư tưởng, văn hóa, tập quán… của mỗi cộng đồng xã hội
Thuộc về đời sống tinh thần của xã hội, ý thức xã hội không tự tồn tại cảm tính như các hình thức tồn tại của vật chất tự nhiên mà phải thông qua các hình thức văn hóa của xã hội Thông thường có thể nhận biết nó qua ba hình thức cơ bản
và phổ biến: 1) Các sinh hoạt tư tưởng mang tính học thuật (như sinh hoạt chính trị, pháp luật, khoa học,…) của cộng đồng xã hội; 2) Các sinh hoạt văn hóa của cộng
Trang 2đồng xã hội (như sinh hoạt lễ hội truyền thống, tôn giáo, nghệ thuật,…); 3) Các tập tục và nếp sống mang đặc trưng văn hóa của mỗi cộng đồng người
2 Kết cấu của ý thức xã hội
Ý thức xã hội gồm các hiện tượng tinh thần, những bộ phận, những hình thái khác nhau phản ánh tồn tại xã hội bằng những phương thức khác nhau Tùy theo góc độ xem xét, có thể phân chia ý thức xã hội thành các dạng khác nhau Cụ thể như:
Căn cứ vào cấp độ và giới hạn nhận thức, chia ra thành: Ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận:
+ Ý thức xã hội thông thường: là những tri thức, những qua niệm của con người
hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa Ví dụ: khi trời chuẩn bị mưa, mọi người khi chuẩn bị ra ngoài đều có ý thức mang theo áo mưa
Ý thức xã hội thông thường tuy trình độ thấp hơn so với ý thức lý luận nhưng
nó lại phản ánh sinh động, trực tiếp nhiều mặt cuộc sống hàng ngày của con người, thường xuyên chi phối cuộc sống đó Ý thức xã hội thông thường là tiền đề quan trọng cho sự hình thành của học thuyết khoa học
+ Ý thức lý luận: là những tư tưởng, quan điểm được hệ thống hóa, khái quát hóa
thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật Ý thức lý luận có khả năng phản ánh khái quát, sâu sắc, chính xác, nó có khả năng vạch ra mối quan hệ bản chất của sự vật trong tồn tại xã hội Ví dụ: Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra lý luận về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân
và vì dân
Căn cứ vào nội dung, tính chất của các bộ phận hợp thành thì ý thức xã hội được chia ra: Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng
+ Tâm lý xã hội: bao gồm toàn bộ những tình cảm, tâm trạng, tập quán,… của cộng
đồng người được hình thành một cách tự phát từ cuộc sống con người
Trang 3Tâm lý xã hội biểu hiện rất phức tạp bởi ở những cộng đồng người khác nhau, ở những điều kiện khác nhau, cuộc sống khác nhau sẽ biểu hiện khác nhau Trong quá trình phản ánh tồn tại xã hội, tâm lý xã hội có tính lây lan
+ Hệ tư tưởng: là những quan điểm tư tưởng đã được khái quát hóa, hệ thống hóa
dưới dạng các học thuyết về chính trị, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo, khoa học,…
Hệ tư tưởng hình thành tự giác trong quá trình tích cực của tư duy Hệ tư tưởng không đồng nhất với chân lý, nếu nó phản ánh đúng hiện thực mới là chân lý, còn không phản ánh đúng hiện thực thì không phải là chân lý
II Phân tích ý thức khoa học, ý thức tôn giáo, ý thức thẩm mỹ
1.Ý thức khoa học
a)Khái niệm
Ý thức khoa học vừa là một hình thái ý thức xã hội, vừa là một hiện tượng xã hội đặc biệt Việc xem xét khoa học như một hình thái ý thức xã hội không thể tách rời xem xét nó như một hiện tượng xã hội
Với tư cách là một hì.nh thái ý thức xã hội, có thể hiểu: Ý thức khoa học là
hệ thống tri thức phản ánh chân thực dưới dạng logic trừu tượng về thế giới đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn Đối tượng phản ánh của ý thức khoa học bao quát
mọi lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy
Ví dụ: Các định luật của Newton về chuyển động là tập hợp ba định luật cơ
học phát biểu bởi nhà bác học người Anh Isaac Newton, đặt nền tảng cho cơ học cổ điển (còn gọi là cơ học Newton) Nội dung 3 định luật:
Định luật 1 Newton: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu
tác dụng của các lực có hợp lực bằng không thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều
Định luật 2 Newton: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên
vật Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật
Trang 4Định luật 3 Newton: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một
lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực Hai lực này có cùng giá trị, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều
Hình thái ý thức khoa học khác các hình thái ý thức xã hội khác ở chỗ:
+ Phạm vi phản ánh của nó rất rộng lớn, bao quát toàn bộ thế giới khách quan trong khi các hình thái ý thức xã hội khác chỉ phản ánh một mặt một khía cạnh nào đó của đời sống xã hội mà thôi;
+ Khoa học có thể tồn tại dưới dạng hệ thống lý luận chung nhất hoặc dưới dạng cụ thể là các tri thức chuyên ngành;
+ Những tri thức của khoa học là những tri thức chân thực phản ánh đúng đắn khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm Vì vậy, khoa học đối lập với tôn giáo (tôn giáo phản ánh hiện thực hư ảo và dựa vào lòng tin về một lực lượng siêu nhiên);
+ Khoa học phản ánh hiện thực khách quan một cách trừu tượng các khái niệm, phạm trù, quy luật là ngôn ngữ chuyên môn hoá, là công cụ của tư duy khoa học; + Khoa học giữ vị trí quan trọng trong sự nhận thức hiện thực, là cơ sở trí tuệ cho các hình thái ý thức xã hội khác trong quá trình phản ánh hiện thực
b) Hình thức và kết cấu
Hình thức biểu hiện chủ yếu của ý thức khoa học là phạm trù, định luật, quy luật,… Ý thức khoa học thâm nhập vào các hình thái ý thức xã hội khác, hình thành các khoa học tương ứng với từng hình thái ý thức đó Thí dụ: ý thức chính trị và chính trị học; ý thức đạo đức và đạo đức học, ý thức nghệ thuật và nghệ thuật học,
Kết cấu ý thức khoa học
Kết cấu của ý thức khoa học rất phức tạp, tùy theo góc độ xem xét mà khoa học được chia thành nhiều kết cấu khác nhau Xét theo đối tượng nghiên cứu, có thể phân khoa học thành: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn và khoa học về tư duy Các khoa học đó đều có mục đích khám phá những quy luật vận
Trang 5động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy Triết học là một khoa học bởi nó nghiên cứu những quy luật chung nhất của mọi tồn tại trong tự nhiên, xã hội và tư duy, xây dựng nên phương pháp luận chung cho việc nghiên cứu tự nhiên, xã hội
và tư duy
Trong mỗi khoa học có thể phân chia thành các cấp độ kinh nghiệm và lý luận (hay lí thuyết) Cấp độ kinh nghiệm là những tư liệu hiện thực đã tích lũy được qua sự tổng hợp quan sát, thí nghiệm; lý luận là sự khái quát kinh nghiệm thể hiện trong những lý thuyết về quy luật và nguyên lý tương ứng Cấp độ lý luận của các khoa học cụ thể kết hợp với nhau trong sự giải thích các nguyên lý và quy luật chung được phát hiện ở tầm nghiên cứu triết học, hình thành thế giới quan và phương pháp luận của toàn bộ nhận thức khoa học
Ví dụ: Qua việc Newton quan sát khi quả táo rơi xuống đất, nó còn nảy lên
khỏi mặt đất sau đó mới nằm im và quan sát đứa cháu trai của mình chơi với quả bóng nhỏ, Newton cảm thấy sự vận động của quả bóng và mặt trăng thật giống nhau Có hai loại lực đã tác dụng vào quả bóng, thứ nhất là lực đẩy ra hướng ngoài
và thứ hai là lực kéo của dây chun Và tương tự cũng có hai loại lực tác dụng lên mặt trăng, đó là lực đẩy của vận động mặt trăng và lực kéo của trọng lực trái đất, và cũng chính do có trọng lực nên quả táo mới rơi xuống đất (đây là cấp độ kinh nghiệm, tích lũy được qua quan sát) Từ đó ở cấp độ lý luận, Newton đã phát minh
ra định luật vạn vật hấp dẫn Định luật vạn vật hấp dẫn cùng công thức toán học của nó đã trờ thành nền tảng cơ sở của ngành vật lý học, là một trong những định luật khoa học quan trọng nhất của nhân loại
c) Vai trò
Ý thức khoa học bao gồm khoa học cơ bản vạch ra những quy luật chung, những phương hướng, phương pháp chung cho khoa học ứng dụng Còn khoa học ứng dụng vạch ra những nguyên tắc, quy tắc, phương pháp cụ thể để ứng dụng trực tiếp vào hoạt động cải biến tự nhiên và xã hội
Trang 6Ngày nay, trong sự tự động hóa sản xuất, tri thức khoa học được kết tinh trong mọi nhân tố của lực lượng sản xuất - trong đối tượng lao động, kỹ thuật, quá trình công nghệ và cả trong những hình thức tổ chức tương ứng của sản xuất; người lao động không còn là nhân tố thao tác trực tiếp trong hệ thống kỹ thuật mà chủ yếu
là vận dụng tri thức khoa học để điều khiển quá trình sản xuất; khoa học cho phép hoàn thiện các phương pháp sản xuất, hoàn thiện việc quản lý kinh tế Hơn nữa khoa học còn trở thành một ngành hoạt động sản xuất với quy mô ngày càng lớn, bao hàm hàng loạt các viện, phòng thí nghiệm, trạm, trại, xí nghiệp với số cán bộ khoa học ngày càng tăng, vốn đầu tư ngày càng lớn, hiệu quả đầu tư ngày càng cao
Do những biến đổi căn bản về vai trò của khoa học đối với sản xuất mà khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
2 Ý thức tôn giáo
Ý thức tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hiện thức khách quan
một cách hư ảo, xuyên tạc Về bản chất tôn giáo, Ăng ghen viết: “Tất cả mọi tôn
giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc con người – của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang những hình thức siêu trần thế”.
a)Kết cấu
Ý thức tôn giáo với tư cách là hình thái ý thức xã hội bao gồm tâm lý tôn giáo và tư tưởng tôn giáo Đứng về mặt lịch sử thì đây là hai giai đoạn phát triển của ý thức tôn giáo, nhưng giữa chúng có sự liên hệ, tác động qua lại và bổ sung cho nhau Tâm lý tôn giáo đem lại cho hệ tư tưởng tôn giáo một tính chất đặc trưng, một sắc thái tình cảm riêng và ngược lại tư tưởng tôn giáo “thuyết minh” những hiện tượng tâm lý tôn giáo, khái quát chúng, làm cho chúng biến đổi theo những chiều hướng nhất định Theo đó, có thể hiểu:
+ Tâm lý tôn giáo: là toàn bộ những biểu tượng, tình cảm, tâm trạng thói quen của
quần chúng về tín ngưỡng tôn giáo Ví dụ: đối với những người theo đạo Thiên Chúa giáo thì họ có thói quen cầu nguyện hàng ngày, họ thích cầu nguyện bất cứ
Trang 7khi nào có thể, họ cầu nguyện ngay cả khi nói chuyện với người khác hoặc làm việc, và đó là cầu nguyện liên ly Nhất là mỗi sáng thức dậy, họ tập trung dành cho Chúa những giây phút đầu ngày trước khi làm các công việc khác
+ Tư tưởng tôn giáo: là các quan niệm, quan điểm tôn giáo do các giáo sĩ, các nhà
thần học tạo ra và truyền bá trong xã hội Ví dụ: đối với Thiên chúa giáo thì họ quan niệm “Thiên Chúa toàn năng toàn trí tạo ra tất cả”, còn với những người theo Phật giáo họ lại quan niệm “Mọi sự vật không tự sinh tự diệt mà có quan hệ với nhau theo quy luật Nhân – Quả, luân hồi xoay chuyển từ dạng này sang dạng khác”
Đối với thức khoa học, ý thức thẩm mỹ, ý thức đạo đức, ý thức chính trị, ý thức pháp luật có thể thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử hoặc những điều kiện khác nhau nhưng ý thức tôn giáo được coi là một loại ý thức tồn tại dai dẳng nhất Ví dụ như Thiên chúa giáo đã có lịch sử khoảng 2015 năm, Phật giáo có lịch sử khoảng
2588 năm Nguyên nhân để lý giải điều này ở chỗ niềm tin tôn giáo là thành tố quan trọng nhất của ý thức tôn giáo, trong khi đó một khi niềm tin đã ăn sâu bám rễ vào ý thức thì rất khó thay đổi Có thể nói việc đụng chạm đến niềm tin, tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân, cộng đồng có thể gây nên những hệ lụy ghê gớm
b)Vai trò
Ý thức tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội thực hiện chức năng chủ yếu của mình là chức năng đền bù - hư ảo trong một xã hội cần đến sự đền bù - hư ảo Chức năng đó làm cho tôn giáo có một đời sống lâu dài, một vị trí đặc biệt trong xã hội Chức năng đền bù - hư ảo nói lên khả năng của tôn giáo có thể bù đắp, bổ sung một cách hư ảo cái hiện thực mà trong đó con người còn bất lực trước những sức mạnh tự nhiên và những điều kiện khách quan của đời sống xã hội Những mâu thuẫn của đời sống hiện thực, những bất lực thực tiễn của con người được giải quyết một cách hư ảo trong ý thức họ Vì vậy, tôn giáo luôn được các giai cấp thống trị sử dụng như một công cụ áp bức tinh thần, một phương tiện củng cố địa vị thống trị của họ
Trang 8Trong xã hội có đối kháng giai cấp, cuộc đấu tranh của quần chúng bị bóc lột chống kẻ bóc lột giữ vai trò quyết định trong việc loại bỏ nguồn gốc xã hội của tôn giáo Vì vậy, không được coi nhẹ việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng duy vật khoa học, đồng thời không ngừng nâng cao nhận thức mọi mặt của quần chúng
Dựa trên những quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng và Nhà nước ta luôn thi hành chính sách tôn giáo đúng đắn – chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo của mọi công dân Không phân biệt về quyền lợi nghĩa vụ giữa người có tín ngưỡng tôn giáo và người không
có tín ngưỡng tôn giáo Tuyệt đối không xâm phạm đến tình cảm tôn giáo của công dân Đồng thời Nhà nước kiên quyết xử lý theo pháp luật những kẻ âm mưu lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để chống Tổ quốc và chế độ xã hội chủ nghĩa
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết đồng bào theo hoặc không theo một tôn giáo nào trong cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Và trong giai đoạn hiện này, Đảng và Nhà nước tiếp tục có những chính sách củng cố tinh thần đoàn kết đó, chăm lo phát triển khoa học, văn hóa, nâng cao đời sống của đồng bào; phát huy những giá trị tốt đẹp và văn hóa đạo đức tôn giáo, từng bước hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo góp phần vào công cuộc phát triển của đất nước, dần hoàn thiện mục tiêu xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong thời gian sớm nhất
3 Ý thức thẩm mỹ
a)Khái niệm
Ý thức thẩm mỹ hình thành và xuất hiện sớm trong lịch sử loài người Trong quá trình lao động, con người từng bước tách mình khỏi tự nhiên, tìm cách làm chủ
tự nhiên theo yêu cầu cuộc sống của mình Quá trình tiếp xúc với tự nhiên, với người khác đã tạo nên ở con người những cảm xúc, hứng thú về cái đẹp Do đó, thưởng thức và sáng tạo cái đẹp trở thành nhu cầu trong đời sống tinh thần của từng
cá nhân và xã hội
Trang 9Hình thái ý thức thẩm mỹ được hiểu là sự phản ánh hiện thực vào ý thức con người trong quan hệ với nhu cầu thưởng thức và sáng tạo “cái đẹp” Trong các
hoạt động thưởng thức và sáng tạo cái đẹp thì nghệ thuật là hình thức biểu hiện cao nhất của ý thức thẩm mỹ
Ví dụ: với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, khi phản ánh về mặt Trăng,
khoa học chỉ quan tâm về những gì mà mặt Trăng vốn có (như đường kính, chu kì quay, áp suất khí quyển trên bề mặt của mặt Trăng hay khoảng cách từ mặt Trăng đến Trái Đất,…), còn các nghệ sĩ lại quan tâm phản ánh về vẻ đẹp của mặt Trăng, nhất là sự gợi cảm của ánh trăng,…
Ý thức thẩm mỹ bao gồm: cảm xúc, thị hiếu, quan điểm và lý tưởng thẩm
mỹ Sự phát triển của tư duy thẩm mỹ đến sự hình thành một khoa học triết học đặc thù là mỹ học Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau có quan điểm, tư tưởng thẩm mỹ khác nhau và quan điểm lý tưởng thẩm mỹ của từng người cũng khác nhau Ý thức thẩm mỹ biến đổi thường xuyên trong lịch sử và phụ thuộc vào tồn tại xã hội Song quan điểm thẩm mỹ đúng đắn bao giờ cũng tiếp nhận và sáng tạo những giá trị vĩnh hằng của nhân loại đó là chân – thiện – mỹ (chân lý – đạo đức – cái đẹp) Ý thức thẩm mỹ tồn tại trong tất cả các hoạt động tích cực, sáng tạo của con người Trong các hoạt động ấy nghệ thuật là hình thức biểu hiện cao nhất của ý thức thẩm mỹ và
ý thức thẩm mỹ trở thành cái chủ yếu trong hoạt động nghệ thuật
Cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, nghệ thuật bắt nguồn từ tồn tại xã hội Nếu khoa học và triết học phản ánh thế giới hiện thực bằng khái niệm, phạm trù, quy luật thì nghệ thuật phản ánh thế giới một cách sinh động, cụ thể bằng hình tượng nghệ thuật Hình tượng nghệ thuật tuy cũng phản ánh bản chất của đời sống hiện thực nhưng phản ánh thông qua cái cá biệt, cụ thể - cảm tính, sinh động Sự phát triển của nghệ thuật cả về nội dung và hình thức không thể tách khỏi sự phát triển của tồn tại xã hội Nhưng nghệ thuật có tính độc lập tương đối rất rõ nét trong
sự phát triển của mình Nó không phải bao giờ cũng phản ánh tồn tại xã hội một cách trực tiếp, dễ thấy
Trang 10Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng gắn bó mật thiết với đời sống hiện thực Khi phản ánh thế giới hiện thực, nghệ thuật xây dựng các hình tượng điển hình , tác động đến lý trí và tình cảm của con người , xây dựng ở con người những hành vi đạo đức tốt đẹp thậm chí thúc đẩy con người hành động để thay đổi hiện thực theo hướng tích cực
Trong xã hội có giai cấp, nghệ thuật có tính giai cấp Biểu hiện của nó là nó chịu sự tác động của các quan điểm chính trị của một giai cấp Tuy nhiên một tác phẩm nghệ thuật để tồn tại lâu dài với thời gian và là giá trị chung cho tất cả các giai cấp qua các thời đại thì nghệ thuật đó còn phải mang tính nhân loại Tính giai cấp của nghệ thuật cách mạng và tiến bộ không mâu thuẫn với tính nhân loại mà còn làm sâu sắc hơn tính nhân loại đó Chính vì vậy có những tác phẩm nghệ thuật
ra đời cách đây hàng trăm năm nhưng đến nay vẫn còn mang nguyên giá trị của nó, hoặc có những tác phẩm ở quốc gia khác nhưng lại được truyền bá và lan rộng ra các quốc gia còn lại
b) Đặc điểm
Là một hình thái ý thức xã hội, ý thức thẩm mỹ cũng giống như bất kỳ một hình thái ý thức thức nào khác Mọi nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử được vận dụng cho các hình thái ý thức nói chung đều được vận dụng cho ý thức thẩm
mĩ Như mọi hiện tượng ý thức khác, ý thức thẩm mỹ nảy sinh, hình thành và phát triển trên cơ sở thực tiễn đời sống xã hội Cụ thể, ý thức thẩm mỹ bao gồm các đặc điểm:
Thứ nhất, Ý thức thẩm mỹ của con người nảy sinh trong lao động và phát
triển trong sự gắn bó với lao động Trong quá trình hoạt động lao động sản
xuất, con người cải tạo tự nhiên trên cơ sở nhận thức thế giới trong tính thống nhất của bản chất và biểu hiện của nó Con người tạo ra sản phẩm lao động dựa trên cơ
sở vận dụng tiêu chuẩn vì tính hoàn thiện của sản phẩm Các sản phẩm làm ra làm con người hài lòng vì nó thỏa mãn nhu cầu vật chất Ðồng thời, nó thể hiện tài nghệ của mình Con người nhận được niềm vui, khoái cảm bởi tính hoàn thiện và hài hòa