1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

đề cương ôn thi hình thái kinh tế xã hội

34 851 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 258,5 KB

Nội dung

LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI SỰ NHẬN THỨC CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. Lý luận hình thái kinh tế - xã hội do Mác - Ăngghen phát hiện ra vào những năm 40 của thế kỷ 19, được V.I.Lênin kế thừa và phát triển hay nói đúng hơn là vận dụng lý luận này vào CM tháng 10 Nga. Lý luận hình thái kinh tế - xã hội do Mác - Ăngghen phát hiện ra nhằm mục đích tìm hiểu quy luật chung nhất, sự vận động và phát triển của loài người. Những nhà XHHDT cho rằng lịch sử loài người bắt đầu từ chúa trời… Các nhà triết học Mác lại thấy rằng: lịch sử loài người không bắt nguồn từ bàn tay của chúa trời, mà nó được bắt đầu từ kinh tế, từ SXVC. Khi SXVC phát triển tới một trình độ nhất định, tất cả các quan hệ khác (văn hóa, tư tưởng, chính trị…) cũng phải thay đổi theo => XH nhất định sẽ tiến lên CNCS. HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI - NỀN TẢNG LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ. CNDVLS là một hệ thống các quan điểm của triết học Mác-Lênin về xã hội. Nội dung chủ yếu là nhận thức về xã hội trong tính chỉnh thể và phát hiện những quy luật vận động, phát triển phổ biến của lịch sử. Là một trong những cống hiến to lớn của Mác CNDVLS là bước phát triển có tính cách mạng trong lịch sử triết học. Học thuyết HTKTXH là một nội dung cơ bản của chủ nghĩa DVLS và cũng là một nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đây là học thuyết vạch rõ những quy luật cơ bản của sự vận động xã hội và vạch ra phương pháp khoa học để giải thích lịch sử. I. Sản xuất vật chất - cơ sở của đời sống xã hội.( quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội) “Đời sống xã hội, về thực chất là có tính thực tiễn”. Để tồn tại và phát triển, xã hội không ngừng hoạt động để tham gia vào: Sản xuất vật chất Sản xuất tinh thần Sản xuất ra bản thân con người Ba quá trình đó tác động biện chứng lẫn nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Trong đó: ● Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải tiến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người. 1 ● Vai trò của sản xuất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội . - Sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại xã hội. Con người muốn tồn tại và phát triển phải có cơm ăn, áo mặc, nhà ở và những các vật dụng cần thiết khác nhằm duy trì đời sống tự nhiên của con người. Những thứ đó ko có sẵn trong tự nhiên mà phải qua quá trình sản xuất vật chất. SXVC không chỉ tạo ra những tư liệu sinh hoạt đáp ứng nhu cầu sống của con người mà còn tạo ra những tư liệu sản xuất phục vụ cho quá trình sản xuất mà những tư liệu sản xuất còn là tiêu chuẩn để phân biệt các thời đại khác nhau. C.Mác đã chỉ rõ: “các thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng ản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào”. - Sản xuất vật chất sáng tạo ra con người và xã hội loài người Trong quá trình lao động sản xuất vật chất, con người biến đổi cả về hình thể lẫn trí tuệ. Đồng thời trong quá trình này, con người sáng tạo ra mọi mặt của đời sống xã hội. Tất cả các hoạt động và các quan hệ xã hội về nhà nước, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo… đều hình thành và biến đổi trên cơ sở SXVC. - Sản xuất vật chất là động lực thúc đảy sự phát triển xã hội. Sản xuất vật chất là quá trình con người làm biến đổi tự nhiên, xã hội và bản thân con người. Quá trình sản xuất cũng không ngừng phát triển. Điều này quyết định sự phát triển của các mặt đời sống xã hội, quyết định sự phát triển xã hội từ thấp đến cao. => Nền sản xuất xã hội bao gồm nhiều mặt, nhiều mối liên hệ, trong đó nổi lên hai loại liên hệ cơ bản: + Thứ nhất, quan hệ kinh tế - kỹ thuật: biểu hiện ở cách thức năng lực, trình độ của con người trong quá trình tác động vào tự nhiên để tạo ra sản phẩm cho xã hội. Quan hệ này được phản ánh trong khái niệm LLSX. + Thứ hai, quan hệ kinh tế - xã hội: thể hiện ở cách giải quyết vấn đề lợi ích kinh tế, là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất, trao đổi và tiêu dùng. Quan hệ này được phản ánh trong khái niệm QHSX. Về mặt nhận thức luận: LLSX và QHSX là hai loại quan hệ (không phải hai bộ phận) trong một thực thể thống nhất cấu thành PTSX của xã hội. Nghĩa là, từ hai góc tiếp cận để xem xét một thực thể PTSX. Nếu phân tích PTSX theo quan hệ giữa con người với tự nhiên thì đó là LLSX. Nếu phân tích PTSX theo quan hệ giữa con người với con người thì đó là QHSX. LLSX và QHSX nằm trong thể thống nhất của hai mặt đối lập trong PTSX xã hội nhất định. Chúng quy định chế ước lẫn nhau, tác động qua lại và thúc đảy nhau cùng phát triển theo quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ phát triển của LLSX. Nghĩa là trong sự thống nhất bao hàm sự mâu thuẫn đó thì LLSX giữ 2 vai trò quyết định sự vận động phát triển của QHSX, còn QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX. Sự thống nhất và mâu thuẫn không ngừng nảy sinh, tự giải quyết, là động lực vận động nội tại của PTSX, là cơ sở của lịch sử xã hội loài người. 1.2. Con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của lịch sử. Không có tự nhiên không có lịch sử xã hội thì không thể có con người. Con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài của giới hữu sinh. Lịch sử không phải do một nhân cách nào đó sử dụng con người làm phương tiện để đạt đến mục đích của mình, mà lịch sử xã hội loài người là lịch sử hoạt động của chính bản thân con người. Hoạt động của con người bao gồm sự thống nhất giữa mặt khách quan và mặt chủ quan của quá trình lịch sử. + Sự thống nhất giữa mặt khách quan và chủ quan của quá trình lịch sử là một vấn đề hết sức phức tạp. Do tính phức tạp đó mà các nhà triết học trước Mác nhận thức và giải quyết vẫn còn nhiều hạn chế, sai lầm: - Một là, nhấn mạnh vai trò của nhân tố chủ quan trong hoạt động của con người đến mức cho rằng đạo đức, ý thức hoặc lý tính có thể quyết định lịch sử (Platon, Béccơli, Hêghen). - Hai là, thừa nhận tính bị quy định của hoạt động con người nhưng lại không lý giải được tính khách quan nên đã sa vào quan niệm định mệnh về lịch sử. + Các nhà sáng lập ra CNDVLS đã làm sáng tỏ vấn đề mối quan hệ giữa mặt khách quan và mặt chủ qun của tiến trình lịch sử thông qua những lát cắt nhận thức luận khác nhau, những quan hệ gắn bó và bổ sung cho nhau. Đó là việc thông qua và giải quyết đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, giữa quy luật lịch sử và hoạt động có ý thức của con người, giữa tự do và tất yếu, giữa tự phát và tự giác trong sự phát triển của lịch sử. Trong việc giải quyết vấn đề đó, Mác đã xác lập nguyên tắc có tính phương pháp luận là tồn tại xã hội thì quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội và tác động đến sự phát triển của tồn tại xã hội. Mác nhấn mạnh: “không phải ý thức con người quyết định sự tồn tại của họ, trái lại chính sự tồn tại của họ quyết định ý thức của họ”. - Trên có sở nguyên tắc phương pháp luận đó, triết học Mác cho rằng xã hội là một bộ phận đặc thù của thế giới vật chất, vận động và phát triển tuân theo quy luật khách quan. Quy luật xã hội là những mối liên hệ bản chất, tất yếu, lặp đi lặp lại của các quá trình, các hiện tượng của đời sống xã hội, đặc trung cho khuynh hướng co bản phát trienr xã hội từ thấp đến cao. Giống như quy luật tự nhiên, quy luật xã hội có tính tất yếu khách quan, nhưng điều đó không có nghĩa là con người bó tay trước quy luật. Khi chưa nhận thức được quy luật thì con người hành động một cách tự phát, là nô lệ của tính tất yếu. Khi đã nhận thức được các quy luật và các điều kiện 3 của chúng thì con người có thể điều khiển hoạt động của mình phù hợp với yêu cầu của quy luật một cách tự giác, khi đó con người có tự do trong hoạt động của mình. Vơi ý nghĩa đó có thể thấy tự do chính là nhận thức và hành động theo cái tất yếu. - Quan niệm duy vật về lịch sử khoogn phủ nhận tác động của mục đích con người đối với tiến trình lịch sử, nhưng đòi hỏi phải nhận thức nó một cách khoa học. Nghĩa là quan niệm DV về lịch sử xem xét nhu cầu khách quan của sự xuất hiên các mục đích và những điều kiện để thực hiện mục đích đó. Điểm xuất phát để định ra mục đích là những điều kiện khách quan. Chính đời sống con người làm này sinh ở họ nhu cầu và lợi ích, đặt ra cho họ mục đích hoạt động. Ở đó sự quy định khách quan đã chuyển hóa thành sự quy định chủ quan; mặt khác để đạt được mục đích lại cần phải có những điều kiện khách quan thích hợp. Hoạt động của con người là quá trình chuyển tính chủ quan thành tính khách quan. Như vậy, quá trình lịch sử là quá trình hoạt động của con người tuân theo những quy luật khách quan. Quá trình lịch sử luôn là sự thống nhất giữa những quy luật vận động khách quan của xã hội và hoạt động có ý thwucs của con người. XÃ hội ngày càng tiến bộ, càng phát triển thì vai trò của nhân tố chủ quan ngày càng tăng lên, đó là xu hướng có tính quy luật của lịch sử. 2. Cấu trúc xã hội - Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội. 2.1. Cấu trúc xã hội. Thế giới vật chất là một thể thống nhất bao gồm nhiều cấp độ tổ chhuwcs khác nhau. Ở mỗi cấp độ nhất định đều có những yếu tố ổn định và những mối liên hệ, sự tác dộng lẫn nhau giữa chúng tạo thành cấu trúc của nó, mang lại cho nó tính chỉnh thể. Xã hội là một hệ thống cực kỳ phức tạp, vì vậy khi phân tích xã hội phải xem xét, tính toán sự tác động của nhiều nhân tố, phải vạch ra được những bộ phận chủ yếu và mối liên hệ giữa chúng. Điều đó là rất quan trọng về mặt phương pháp luận vì nó cho ta cái nhìn tổng quát về mặt xã hội. Chính các nhà triết học và các nhà xã hội học trước Mác đã không nhìn thấy điều đó, nên khi nghiên cứu về xã hội họ chỉ tiếp cận bộ phận, chỉ nhấn mạnh một yếu tố nào đó và gắn cho nó tính quy định. Cho nên các nhà triết học và xã hội học trước Mác không thể đưa ra một mô hình phản ánh xa xhooi trong tính chỉnh thể, trọn vẹn của nó. Khắc phục nhước điểm đó, CNDVLS xem xã hội như là một hệ thống bao gồm trong nó các lĩnh vực cơ bản: + Lĩnh vực kinh tế của đời sống xã hội, trong đó các quan hệ sản xuất, quan hệ kinh tế giữ vai trò là những quan hệ ban đầu, cơ bản và quyết định tất cả các quan hệ xã hội khác. 4 + Lĩnh vực xã hội: Quan hệ gia đình, tầng lớp xã hội, giai cấp, dân tộc, trong đó quan hệ giai cấp đóng vai trò chi phối. + Lĩnh vực chính trị: Các tổ chức, các thiết chế quyền lực, hệ thống pháp luật và tư tưởng chính trị. + Lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội: bao gồm tất cả cac hiện tượng tinh thần của xã hội từ tâm lý, truyền thống, đến hệ tư tưởng và các hình thái ý thức xã hội. 2.2. Những vấn đề cơ bản trong học thuyết HTKTXH. Đóng góp to lớn của chủ nghĩa DVLS là đã xác định đúng đắn vị trí, vai trò của các yếu tố, chỉ ra các chiều tác động qua lại giữa chúng, những liên hệ bản chất tất yếu giữa chúng, những liên hệ bản chất tất yếu giữa chúng làm cho cả hệ thống xã hội vận động và phát triển. Điều này được C.Mác trình bày cô đọng như sau: “Trong sư sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người ta có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với trình độ phát triển của các LLSX của họ. toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành một cơ cấu kinh tế của một xã hội, tức là cơ sở hiện thực, trên đó xây dựng nên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị, và tương ứng với cơ sở thực tại đó thì có những hình thái ý thức xã hội nhất định. PTSX đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung”. Quan điểm tổng quát đó được triển khai, phân tích bằng một hệ thống các phạm trù, quy luật như: a. Lĩnh vực kinh tế. Lĩnh vực kinh tế của đời sống xã hội được khái quát trong các phạm trù: PTSX, LLSX, QHSX và quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ của LLSX. Trong đó: ● Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người. PTSX là sự thống nhất giữa LLSX ở một trình độ nhất định với một QHSX tương ứng. Note: Mỗi phương thức sản xuất có hai mặt là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, biều hiện mối quan hệ song trùng giữa con người với tự nhiên và giữa con người với nhau trong quá trình sản xuất vật chất. 5 Phương thức sản xuất Quan hệ sản xuất Lực lượng sản xuất - Phương thức sản xuất có vai trò quyết định đối với tất cả các mặt của đời sống xã hội. Sự thay thế kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất trong lịch sử xã hội quyết định sự phát triển của xã hội loài người từ thấp đến cao I. Quy luật quan hệ sản xuất(QHSX) phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất (LLSX) ● LLSX biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất. Nó là thước đo năng lực thực tiễn của của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. LLSX gồm người lao động với sức khoẻ, trình độ, kỹ năng lao động của họ và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động. + Trong lực lượng sản xuất, yếu tố cơ bản nhất là con người - người lao động với thể lực, học vấn, kinh nghiệm kỹ năng, trình độ lao động Người lao động là chủ thể đóng vai trò quyết định trong quá trình sản xuất, họ tạo ra của cải vật chất cho xã hội (bao gồm: chất lượng lao động và số lượng lao động). V.I.Lênin đã nhấn mạnh: “LLSX hàng đầu của toàn thể nhân loại là người công nhân, là người lao động”. + Tư liệu sản xuất là những vật phẩm, yếu tố, điều kiện để con người tác động vào đối tượng nhằm tạo ra sản phẩm. Trong tư liệu sản xuất, công cụ lao động giữ vai trò quyết định công cụ lao động là yếu tố động nhất của lực lượng sản xuất. Cùng với quá trình tích luỹ kinh nghiệm, những phát minh và sáng chế kỹ thuật, công cụ lao động không ngừng được cải tiến, hoàn thiện và sự phát triển của công cụ đã làm biến đổi toàn bộ tư liệu sản xuất, quá trình sản xuất. Đây là nguyên nhân sâu xa của mọi biến đổi xã hội. Trình độ phát triển của công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn để phân biệt các thời đại kinh tế. 6 Lực lượng sản xuất Người lao động (có trí tuệ, kinh nghiệm sản xuất, kỹ năng lao động….) Tư liệu sản xuất Tư liệu lao động Đối tượng lao động Trí lực Thể lực Công cụ lao động Các tư liệu lđ khác Có sẵn tự nhiên Đã qua chế biến trong sự phát triển của LLSX, những tri thức khoa học đóng vai trò to lớn. Sự phát triển của tri thức khoa học gắn liền với sản xuất và là một động lực mạnh mẽ thức đảy LLSX phát triển. Hỏi: Trong thời đại ngày nay, khoa học công nghệ có vai trò gì đối với LLSX? Cần hiểu luận điểm “ngày nay tri thức khoa học phổ biến ngày càng trở thành LLSX trực tiếp của xã hội” ntn? Đáp: Ngày nay tri thức khoa học phổ biến ngày càng trở thành LLSX trực tiếp của xã hội. Thể hiện ở chỗ, tri thức khoa học đã thẩm thấu vào tất cả các quá trình sản xuất vật chất (sản xuất và tái sản xuất) thể hiện ở quan hệ về mặt sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức quản lý sản xuất, quan hệ về mặt phân phối sản phẩm làm ra. ● QHSX là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. * Vai trò, vị trí của từng mặt trong QHSX? Ba mặt trong QSXH luôn gắn bó với nhau trong đó quan hệ sở hữu có ý nghĩa quyết định đối với các quan hệ khác. - Quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản đặc trưng cho quan hệ sản xuất trong từng xã hội và nó giữ vai trò quyết định với tổ chức quản lý và quan hệ phân phối sản phẩm. - Quan hệ tổ chức, quản lý và quan hệ phân phối có tác động trở lại đối với quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, có thể thúc đảy hoặc kìm hãm quá trình sản xuất. Trong đó: 1. Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất có vai trò quyết định về mặt tổ chức, quy mô, tốc độ, hiệu quả và xu hướng của mỗi nền sản xuất cụ thể, do đó nó có khả năng đẩy nhanh hoặc kìm hãm các quá trình khách quan của sản xuất => biến dạng quan hệ sở hữu. 2. Quan hệ phân phối có khả năng kích thích trực tiếp vào lợi ích của con người nên nó tác động đến tháI đọ của người lao động trong quá trình sản xuất. Do đó nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sản xuất, cản trở sự phát triển của xã hội. => Tóm lại: Quan hệ tổ chức, quản lý và quan hệ phân phối có thể làm biến dạng quan hệ sở hữu, cản trở sự phát triển của xã hội. 7 QHSX Quan hệ sở hữu đối với TLSX Quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất Quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động - QHSX là hình thức xã hội của PTSX có tính chất ổn định tương đối so với sự phát triển không ngừng của LLSX. - Trong lịch sử có hai hình thức sở hữu: sở hữu tư nhân và sở hữu công cộng. Sở hữu tư nhân thì quan hệ giữa người với người là quan hệ bóc lột và bị bóc lột, còn sở hữu công cộng thì quan hệ là bình đẳng vì TLSX thuộc về thành viên trong cộng đồng. ● Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Thứ nhất, về trình độ của LLSX. - Trình độ của LLSX biểu hiện ở trình độ của công cụ lao động; trình độ kinh nghiệm và kỹ năng lao động của con người; trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội, trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất… ứng với trình độ của lực lượng sản xuất là tính chất của nó. - Tính chất của LLSX là tính chất của tư liệu sản xuất và của lao động. 8 Phương thức sản xuất Lực lượng sản xuất Quan hệ sản xuất Người lao động có trí tuệ, kinh nghiệm sản xuất, kỹ năng lao động Tư liệu sản xuất Các quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất Các quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất Các quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động Tư liệu lao động Đối tượng lao động Công cụ lao động Các tư liệu lao động khác Quyết định Tác động trở lại Thúc đẩy (Khi QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX) Kìm hãm (Khi QHSX không phù hợp mâu thuẫn với trình độ phát triển của LLSX) Cách mạng xã hội “Xiềng xích” Phương thức sản xuất mới Lực lượng sản xuất mới Quan hệ sản xuất mới Ví dụ: Khi trình độ của lực lượng sản xuất là thủ công thì tính chất của nó là tính cá nhân được biểu hiện khi người lao động sản xuất = những công cụ thủ công và trong quá trình lao động riêng lẻ để tạo ra sản phẩm của cá nhân. Khi trình độ của lực lượng sản xuất là cơ khí, hiện đại thì tính chất của nó là tính xã hội hóa biểu hiện khi người lao động sản xuất = máy móc đòi hỏi nhiều người cùng tham gia trong quá trình lao động để tạo ra 1 sản phẩm Ví dụ: công cụ l.động hiện đại → trình độ l.động của con người thấp → con người ko sử dụng được công cụ l.động Thứ hai, về v ai trò quyết định của LLSX đối với QHSX . Trong PTSX, LLSX là nội dung, QHSX là hình thức của nền sản xuất xã hội. ♦ LLSX có vai trò quyết định đối với QHSX (quyết định sự phân công lao động xã hội, do đó quyết định quan hệ sở hữu giữa các tập đoàn người khác nhau, từ đó quyết định quan hệ tổ chức lao động và phân phối sản phẩm). Biểu hiện: - LLSX ở trình độ nào phải có một QHSX ở trình độ tương ứng. - Sự vận động và phát triển của LLSX quyết định sự thay đổi của QHSX cho phù hợp với nó. ♦ LLSX quyết định cả những quan hệ xã hội khác (quan hệ giai cấp, dân tộc; các quan hệ chính trị, pháp quyền, tư tưởng, đạo đức, tôn giáo, gia đình…) ♦ LLSX và QHSX là hai mặt đối lập, trong đó LLSX là yếu tố cách mạng, luôn luôn biến động (công cụ lao động luôn được cải tiến, trình độ của người lao động không ngừng được nâng cao); QHSX lại là yếu tố tương đối ổn dịnh. Điều này sẽ dẫn tới mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đòi hỏi phải thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với lực lượng sản xuất. Sự thay đổi này có thể diễn ra theo hai cách: Thứ ba, về sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX . Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của phương thức sản xuất nên nó có tính độc lập tương đối, có thể tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất theo hai chiều hướng: ♦ QHSX phù hợp, thích ứng với trình độ phát triển của LLSX là động lực thúc đẩy LLSX phát triển. Thể hiện tất cả các mặt của quan hệ sản xuất đều tạo địa bàn đầy đủ cho LLSx phát triển, tạo điều kiện sử dụng và kết hợp một cách tối ưu giữa người lao động với tư liệu sản xuất => LLSX có thể phát triển hết khả năng của nó. Ví dụ: + nhà tư bản trả lương cao cho người l.động => người lao động tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong quá trình lao động + nhà tư bản đưa ra hình thức phân công l.động tốt và ứng dụng các thành tựu KHKT => năng suất l.động cao 9 ♦ QHSX không phù hợp, không thích ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ trở thành xiềng xích trói buộc, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự không phù hợp này có thể diễn ra theo hai chiều hướng: 1. QHSX lỗi thời, lạc hậu hơn so với LLSX (thường vào cuối giai đoạn của một phương thức sản xuất) 2. QHSX “tiên tiến” hơn một cách giả tạo so với trình độ phát triển của LLSX (như ở VN trước đây). Note: • Nhưng sự kìm hãm chỉ là tạm thời trong một giới hạn nhất định theo qui luật chung khi QHSX kìm hãm LLSX thì tất yếu nó sẽ phải thay thế bằng một QHSX mới phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển của LLSX. Tuy nhiên, việc giải quyết mâu thuẫn đó không giản đơn mà phải thông qua nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo xã hội của con người. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, để giải quyết mâu thuẫn đó phải thông qua đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội. • Một trong những tiêu chí quan trọng của sự phù hợp (không phù hợp) là NSLĐ bởi suy cho cùng nó là cái quyết định trật tự XH. Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX là quy luật phổ biến, tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại. Sự thay thế và phát triển các chế độ xã hội là do sự tác động của hệ thống các quy luật xã hội, trong đó quy luật trên là quy luật có bản nhất. II. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng(CSHT) và kiến trúc thượng tầng(KTTT) Lưu ý: ( Thực chất là việc giải quyết Mối quan hệ giữa lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực chính trị.) Được khái quát từ phạm trù cơ sở hạ tầng (CSHT), kiến trúc thượng tầng (KTTT) và quy luật CSHT quyết định KTTT. 1. KN Thứ nhất, về cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định. - Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể bao gồm: + QHSX thống trị. + QHSX tàn dư. + QHSX mầm mống. Trong đó QHSX thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, nó qui định xu hướng chung của đời sống kinh tế - xã hội, nói lên đặc trưng của CSHT đó. Tuy nhiên ở giai đoạn mới hình thành or giai đoạn cuối của mỗi hình thái kinh tế - xã hội, QHSX tàn dư và QHSX mầm mống lại giữ một vai trò đáng kể 10 [...]... 3.* Xây dựng nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là + Phù hợp yêu cầu phát triển LLSX ở nớc ta + Phù hợp xu hớng phát triển chung của nhân loại + Phù hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Câu 4 Hãy làm sáng tỏ thực chất của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nớc ta trên... đời sống xã hội Câu 3 Phân tích cơ sở triết học của đờng lối phát triển kinh tế trong giai đoạn đổi mới hiện nay ở nớc ta: Xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa -1.cơ sở triết học: Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lợng sản xuất là cơ sở triết học của đờng lối Xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ... cng vai trũ qun lý kinh t - xó hi phi c tip tc ci cỏch th tc hnh chớnh, hon thin h thng phỏp lut, phỏt huy quyn lm ch ca nhõn dõn 32 GI í Câu 1 (3 điểm) Tại sao nói sản xuất vật chất là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội? - Khái niệm SXVC - Sản xuất vật chất là điều kiện khách quan của sự sinh tồn xã hội - Là cơ sở hình thành nên tất cả các hình thức quan hệ xã hội khác - Là nhân... dng cỏc ũn by kinh t v lc lng vt cht trong tay Nh nc m bo cỏc t l cõn i trong nn kinh t quc dõn b Xõy dng kinh t nh nc v kinh t tp th hot ng cú hiu qu: - Kinh t nh nc v kinh t tp th cú vai trũ quyt nh nht i vi vic qun lý nn kinh t th trng nhiu thnh phn phỏt trin theo nh hng XHCN - Cỏc thnh phn kinh t ny cú vai trũ m ng v h tr cỏc thnh phn khỏc phỏt trin theo nh hng XHCN - Nh cỏc thnh phn kinh t ny m... v phc tp nờn phi tri qua thi k quỏ lõu di vi nhiu chng ng nhiu hỡnh thc tt chc kinh t cú tớnh cht quỏ + Xõy dng v phỏt trin nn kinh t th trng theo nh hng xó hi ch ngha - Kinh t th trng l thnh tu chung ca nn vn minh nhõn loi, l kt qu ca s phỏt trin LLSX ng thi thỳc y LLSX phỏt trin S khỏc nhau gia kinh t th trng TBCN vi kinh t th trng XHCN (mc ớch) - V.Nam kinh t th trng l kinh t th trng nh hng xó... TH TRNG NH HNG X HI CH NGHA VIT NAM 1 S cn thit khỏch quan phỏt trin kinh t th trng Vit Nam 1.1 S tn ti khỏch quan v ý ngha ca vic phỏt trin kinh t hng húa, kinh t th trng a Khỏi nim Kinh t th trng l mt hỡnh thc t chc kinh t phỏt trin cao ca kinh t hng hoỏ trong ú ton b cỏc yu t u vo v u ra ca sn xut u c thc hin qua th trng + Phõn bit kinh t th trng vi kinh t hng húa: KTTT KTTT hn hp Cỏc quan h KT... hoỏ cha cao + Cũn chu nh hng ln ca mụ hỡnh kinh t ch huy vi c ch tp trung quan liờu bao cp b Nn kinh t th trng vi nhiu thnh phn kinh t, trong ú kinh t Nh nc gi vai trũ ch o - Mi thnh phn kinh t cú bn cht kinh t khỏc nhau, chu s tỏc ng ca cỏc quy lut kinh t khỏc nhau, do ú bờn cnh tớnh thng nht ca cỏc thnh phn 19 kinh t chỳng cũn khỏc nhau v mõu thun khin cho nn kinh t th trng nc ta cú kh nng phỏt trin... th trn, th xó + C cu thnh phn kinh t: nc ta l c cu nhiu thnh phn 29 - C cu kinh t hp lý l iu kin thỳc y tng trng v phỏt trin kinh t Do ú, xõy dng c cu kinh t hp lý l yờu cu khỏch quan ca mi quc gia trong thi k CNH Xõy dng mt c cu kinh t c gi l ti u khi nú ỏp ng c cỏc yờu cu sau: + Phn ỏnh c v ỳng cỏc quy lut khỏch quan, nht l cỏc quy lut kinh t v xu hng vn ng phỏt trin kinh t - xó hi ca t nc + Phự... cụng li lao ng 2.1 Xõy dng c cu kinh t hp lý - C cu kinh t l tng th cỏc b phn hp thnh, cựng vi v trớ, t trng v quan h tng tỏc phự hp gia cỏc b phn trong h thng kinh t quc dõn - C cu ca nn kinh t bao gm: + C cu ngnh kinh t:c cu kinh t cụng - nụng nghip - dch v gn vi phõn cụng v hp tỏc kinh t quc t ngy cng sõu rng úng vai trũ l nhõn t quan trng nht trong phỏt trin c cu kinh t + C cu vựng: ng bng,trung... hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với chính trị và các mặt khác của đời sống xã hội trong giai đoạn đổi mới hiện nay ở nớc ta 1 Cơ sở triết học: Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thợng tầng (phan tich ton b ni dung mi quan h bin chng gia c s h tng v kin truc thng tng) gm co: - CSHT quyết định KTTT -> kinh tế quyết định chính trị và các mặt khác của đời sống xã hội - KTTT có tính độc . Khái niệm, kết cấu hình thái kinh tế - xã hội a. Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội - Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn. phát triển các hình thái kinh tế - xã hội. a. Sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên .(Tại sao nói sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là một quá. lịch sử đã có những dân tộc bỏ qua một vài hình thái kinh tế - xã hội nào đó để tiến lên hình thái kinh tế - xã hội cao hơn. - Chủ nghĩa xã hội đã hình thành và phát triển từ sau cách mạng tháng

Ngày đăng: 19/08/2015, 01:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w