Để trả lời những câu hỏi này, cần thiết phải làm rõ mối quan hệ giữa triết học và khoa học xuyên suốt tiến trình lịch sử tồn tại và phát triển của bản thân triết học và khoa học vì thực
Trang 1HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
KHOA QUỐC TẾ VÀ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN
Đề tài: Hãy phân tích mỗi quan hệ giữa triết học và khoa học với tư cách là
một hình thái ý thức xã hội
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
1.1 Triết học là gì? 3
1.2 Khoa học là gì? 4
1.2.1 Tồn tại xã hội và ý thức xã hội 4
1.2.2 Ý thức khoa học 4
2 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI 6
2.1 Sự tác động của khoa học đối với sự phát triển của triết học 6
2.1.1 Thời kỳ cổ đại 6
2.1.2 Thời kỳ trung cổ 7
2.1.3 Thời kỳ Phục hưng 8
2.1.4 Thời hiện đại 9
2.2 Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học đối với sự phát triển khoa học 11
2.2.1 Thế giới quan và phương pháp luận 11
2.2.2 Chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học đối với sự phát triển khoa học 12
3 KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Triết học đóng vai trò rất to lớn trong quá trình phát triển của khoa học Và ngược lại, với mỗi gian đoạn phát triển của khoa học, triết học cũng có một bước phát triển Như Ph.Ăngghen đã từng nhận định: “Mỗi khi có những phát minh của khoa học tự nhiên thì chủ nghĩa duy vật cũng thay đổi hình thức” Do đó, việc nghiên cứu các tư tưởng Triết học không thể tách rời các giai đoạn phát triển của khoa học Có nhiều quan điểm khác nhau cho rằng: Triết học chưa bao giờ và cũng chẳng bao giờ là khoa học Quan điểm ngược lại cho rằng: Triết học là khoa học Như vậy, triết học và khoa học được hiểu như một lĩnh vực hay hai lĩnh vực khác nhau, chúng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của nhau ra sao? Giữa triết học và khoa học có quan hệ với nhau như thế nào? Để trả lời những câu hỏi này, cần thiết phải làm rõ mối quan hệ giữa triết học và khoa học xuyên suốt tiến trình lịch sử tồn tại
và phát triển của bản thân triết học và khoa học vì thực tế mối quan hệ giữa chúng phải gắn với những điều kiện lịch sử cụ thể, thời gian và không gian cụ thể Theo đó, bài viết gồm ba phần chính: phần một, trình bày cơ sở lý thuyết về triết học và khoa học Phần hai sẽ phân tích mỗi quan hệ giữa triết học và khoa học với tư cách là một hình thái ý thức xã hội Phần
ba tổng hợp những nội dung đã trình bày
Trang 41 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Triết học là gì?
Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên) tại một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp Ở Trung Quốc, người Trung Quốc hiểu triết học không phải là sự miêu tả mà là sự truy tìm bản chất của đối tượng, triết học chính là trí tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc của con người
Ở Ấn Độ, thuật ngữ dar'sana (triết học) có nghĩa là chiêm ngưỡng, nhưng mang hàm
ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải
Ở phương Tây, thuật ngữ triết học xuất hiện ở Hy Lạp Nếu chuyển từ tiếng Hy Lạp
cổ sang tiếng Latinh thì triết học là Philosophia, nghĩa là yêu mến sự thông thái Với người
Hy Lạp, philosophia vừa mang tính định hướng, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con người
Như vậy, cho dù ở phương Đông hay phương Tây, ngay từ đầu, triết học đã là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tại với tư cách
là một hình thái ý thức xã hội
Đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học, nhưng đều bao hàm những nội dung cơ bản giống nhau: Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh thể, tìm
ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có
hệ thống dưới dạng duy lý
Khái quát lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy Triết học ra đời do hoạt động nhận thức của con người phục vụ nhu cầu sống; song, với tư cách là hệ thống tri thức
lý luận chung nhất, triết học chỉ có thể xuất hiện trong những điều kiện nhất định sau đây:
Con người đã phải có một vốn hiểu biết nhất định và đạt đến khả năng rút ra được cái chung trong muôn vàn những sự kiện, hiện tượng riêng lẻ
Trang 5 Xã hội đã phát triển đến thời kỳ hình thành tầng lớp lao động trí óc Họ
đã nghiên cứu, hệ thống hóa các quan điểm, quan niệm rời rạc lại thành học thuyết, thành lý luận và triết học ra đời
Tất cả những điều trên cho thấy: Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn; nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội
1.2 Khoa học là gì?
1.2.1 Tồn tại xã hội và ý thức xã hội Tồn tại xã hội là sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội Các yếu tố tạo thành tồn tại xã hội là phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên – hoàn cảnh địa lý, dân số và mật độ dân số, … trong đó sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất
Ý thức xã hội là một tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm những quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống… nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định Lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội có cấu trúc hết sức phức tạp Có thể tiếp cận kết cấu của ý thức xã hội từ những phương diện khác nhau
Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội, ý thức xã hội bao gồm các hình thái khác nhau: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức khoa học, ý thức tôn giáo, ý thức thẩm mỹ, triết học,
Tồn tại xã hội và ý thức xã hội có mối quan hệ biện chứng Chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ rõ rằng: Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội Mỗi khi tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất thay đổi thì
tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, văn hóa nghệ thuật, … sớm muộn cũng thay đổi theo
1.2.2 Ý thức khoa học
Ý thức khoa học vừa là một hình thái ý thức xã hội, vừa là một hiện tượng xã hội đặc biệt Xem xét khoa học như một hình thái ý thức xã hội không thể tách rời xem xét nó như một hiện tượng xã hội
Trang 6Ý thức khoa học - với tính cách là một hình thái ý thức xã hội - là hệ thống tri thức phản ánh chân thực dưới dạng lôgic trừu tượng về thế giới đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn Đối tượng phản ánh của ý thức khoa học bao quát mọi lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và
tư duy Đó là một trong những sự khác biệt giữa ý thức khoa học với các hình thái ý thức xã hội khác
Hình thức biểu hiện chủ yếu của tri thức khoa học là phạm trù, định luật, quy luật Tri thức khoa học thâm nhập vào các hình thái ý thức xã hội khác, hình thành các khoa học tương ứng với từng hình thái ý thức đó Thí dụ: ý thức chính trị và chính trị học, ý thức đạo đức và đạo đức học, ý thức nghệ thuật và nghệ thuật học, ý thức tôn giáo và tôn giáo học
Nhờ tri thức khoa học, con người không ngừng vươn tới cái mới "sáng tạo ra một thế giới mới" và ngày càng làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân mình
Xét về đối tượng, các khoa học chia thành những khoa học tự nhiên - kỹ thuật, nghiên cứu các quy luật của tự nhiên, các phương thức chinh phục và cải tạo tự nhiên; và những khoa học xã hội nghiên cứu những hiện tượng xã hội khác nhau, các quy luật vận động, phát triển của chúng và cả bản thân con người như là một thực thể xã hội Cũng có khoa học nghiên cứu những vấn đề chung, quy luật chung, đó là triết học
Trong mỗi khoa học người ta phân thành các cấp độ: kinh nghiệm, tức là những tư liệu hiện thực đã tích luỹ được - sự tổng kết các quan sát và thí nghiệm; lý luận là sự khái quát kinh nghiệm thể hiện trong những lý thuyết về quy luật và nguyên lý tương ứng, cấp độ
lý luận của các khoa học cụ thể hợp lực với nhau trong sự giải thích các nguyên lý và quy luật đã phát hiện trên bình diện lý luận chung - bình diện triết học, hình thành mặt thế giới quan và phương pháp luận của toàn bộ nhận thức khoa học
Nguồn gốc sâu xa của sự hình thành khoa học là do nhu cầu phát triển sản xuất Cùng với sự phát triển của sản xuất và thực tiễn xã hội, khoa học cũng không ngừng phát triển Trong quá trình đó, vai trò của khoa học trong đời sống xã hội ngày càng tăng lên
Trang 7Mối quan hệ giữa triết học và khoa học là mối quan hệ hai chiều, nghĩa là, triết học và các khoa học đều có tác động biện chứng lẫn nhau Nếu như sự tác động của triết học đến khoa học có thể chia thành những giai đoạn và mỗi giai đoạn có những hình thức nhất định, thì ngược lại, sự tác động của khoa học đến sự phát triển của triết học không phải khi nào cũng rõ ràng và có khuynh hướng rõ rệt Từ chỗ lúc đầu là một sự hòa trộn đan xen giữa tri thức khoa học và triết học, dần dần là sự tách ra của khoa học và sau đó, khoa học bắt đầu ảnh hưởng đến sự phát triển của triết học
Trang 82 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI
2.1 Sự tác động của khoa học đối với sự phát triển của triết học
Như chúng ta đã biết, mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng đều gắn với điều kiện lịch sử, thời gian và không gian cụ thể Việc phân tích mối quan hệ giữa Triết học và khoa học theo đó cũng sẽ được phân tích xuyên suốt chiều dài lịch sử tồn tại và phát triển của chúng, điều này sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn trong việc xem xét mối quan
hệ giữa triết học và khoa học Triết học và khoa học tự nhiên xuất hiện, tồn tại, vận động và phát triển trên cơ sở những điều kiện kinh tế - xã hội và chịu sự chi phối của những quy luật nhất định Đồng thời, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển Lịch sử quá trình hình thành và phát triển hơn hai nghìn năm của triết học và khoa học tự nhiên đã cho thấy hai lĩnh vực tri thức này luôn luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, đồng thời còn chứng minh rằng triết học tìm thấy ở khoa học tự nhiên những cơ sở khoa học vững chắc để khái quát lên những nguyên lý, quy luật chung nhất của mình, còn khoa học tự nhiên lại tìm thấy trong triết học duy vật biện chứng thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn, sắc bén để đi sâu nghiên cứu giới tự nhiên
2.1.1 Thời kỳ cổ đại Trước khi triết học và khoa học xuất hiện, thế giới xung quanh được phản ánh trong ý thức nguyên thủy của loài người dưới hình thức thần thoại Trong thần thoại bên cạnh niềm tin vào các lực lượng thần thánh, siêu tự nhiên, thì các vấn đề về nguồn gốc, bản chất của thế giới có một vị trí đáng kể Triết học và thần thoại ra đời như một nỗ lực nhằm giải thích thế giới Thực chất triết học cũng tìm cách trả lời cho các vấn đề mà trước đó đã được đặt ra trong thần thoại, nhưng bằng một phương thức khác Triết học là sự phân tích lý luận các vấn đề ấy dựa trên lôgíc, các tri thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn Về mặt lịch sử, sự
ra đời của triết học trùng hợp với sự xuất hiện những mầm mống đầu tiên của tri thức khoa học, với sự hình thành nhu cầu nghiên cứu lý luận Chúng ta có thể thấy rõ điều này ở Hy Lạp cổ đại Triết học Hy Lạp cổ đại khi mới hình thành không độc lập với các tri thức khoa học, mà thực chất là đồng nhất với chúng để hình thành nên môn khoa học tổng hợp Các nhà triết học đầu tiên ở Hy Lạp đồng thời cũng là các nhà khoa học, như Thalets,
Trang 9Pithagore, Triết học đặt nhiệm vụ tìm hiểu và giải thích tự nhiên, xem xét thế giới như một chỉnh thể Trong nền triết học tự nhiên, các khoa học nói chung bị đẩy xuống vị trí thứ yếu
và bị chi phối bởi triết học Triết học tự nhiên thịnh hành ở phương Tây vào lúc khoa học thực nghiệm chưa phát triển, không đủ để tìm ra quy luật của các hiện tượng tự nhiên Chính
vì vậy mà trên thực tế, triết học tự nhiên là dòng triết học mang tính tư biện (speculation): Những giải thích của nó về thế giới chủ yếu là dựa trên những phỏng đoán và giả định
2.1.2 Thời kỳ trung cổ Trong thời kỳ trung cổ, khoa học tự nhiên và triết học gần như không có sự phát triển
do những ảnh hưởng và tác động nặng nề của thế giới quan tôn giáo Triết học phương Tây thời trung cổ là triết học - thần học tồn tại trong điều kiện khi mà tôn giáo thống trị mọi mặt đời sống tinh thần của xã hội, khi mà lý trí bị đánh bật và nhường chỗ cho niềm tin tôn giáo
Do đó, triết học và khoa học không thể không phụ thuộc vào thần học Triết học thời đại này mang tính kinh viện, xa rời cuộc sống hiện thực, không gắn với thực tế Chính vì vậy, mà khoa học tự nhiên trong giai đoạn này gần như không có sự phát triển Tư tưởng nổi bật trong giai đoạn này phải kể đến Rô-giê Bê-cơn, Ông chủ trương phê phán triết học kinh viện, đồng thời đề xướng khoa học thực nghiệm Tư tưởng này là tiếng chuông báo hiệu sự kết thúc của chủ nghĩa kinh viện giáo điều, mở đầu cho thời kỳ khoa học thực nghiệm Ông cho rằng, triết học mới phải là siêu hình học – khoa học lý luận chung giải thích mối quan hệ giữa các khoa học bộ phận, cũng như đem lại cho các khoa học đó những quan điểm cơ bản Bản thân siêu hình học phải được xây dựng dựa trên thành quả của các khoa học đó Tóm lại, xã hội phương Tây thời trung cổ đã chịu ảnh hưởng bao trùm của hai thế lực là thế quyền phong kiến và thần quyền Thiên chúa giáo Dù chế độ phong kiến là một bước tiến so với chế độ chiếm hữu nô lệ nhưng triết học thời kỳ này lại là một bước lùi so với triết học thời
kỳ cổ đại Theo đó, khoa học tự nhiên thời kỳ này cũng không có gì nổi bật Hay nói một cách khác, triết học lùi bước khoa học thời kỳ này cũng không thể rộng đường phát triển
2.1.3 Thời kỳ Phục hưng Vào thời phục hưng (Thế kỷ XV – XVI), ở Tây Âu, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành gắn liền với phong trào phục hưng văn hóa, hình thành từ Ý và lan sang các nước phương Tây khác như: Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Đức… Sau Ý, chủ nghĩa tư bản
Trang 10được hình thành ở Anh và các nước Tây Âu khác Cùng với đó, sự ra đời và phát triển của khoa học tự nhiên, những cải tiến kỹ thuật đã tạo điều kiện cho công – thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển vững chắc Bên cạnh sự phát triển của nền công – thương nghiệp tư bản chủ nghĩa là sự phân hóa giai cấp ngày càng rõ rệt Theo đó, giai cấp tư sản hình thành từ đội ngũ các chủ công trường thủ công, các chủ thầu, người cho vay nặng lãi…
và họ ngày càng có vai trò to lớn trong xã hội Giai cấp vô sản ra đời bằng việc quy tụ những người nông dân mất ruộng đất, những người nghèo khổ từ nông thôn di cư lên thành thị kiếm sống trong các công trường, xưởng thợ của giai cấp tư sản Chính sự biến đổi điều kiện kinh tế - xã hội đã góp phần đẩy mạnh sự phát triển của khoa học tự nhiên Các lĩnh vực như toán học, cơ học, địa lý, thiên văn … đã đạt được những thành tựu đáng kể và bắt đầu tách ra khỏi triết học tự nhiên – đã từng tồn tại trong thời cổ đại Trong bối cảnh đó, triết học cũng
đã thay đổi đối tượng và phạm vi nghiên cứu của mình Một loạt các khám phá khoa học đã tạo điều kiện thuận lợi cho triết học phát triển Tuy nhiên, những ngành khoa học này vẫn còn ở giai đoạn đầu của sự phát triển Trong từng lĩnh vực nghiên cứu khoa học đã thu được nhiều tài liệu phong phú và có giá trị Trong đó, cơ học là ngành phát triển nhất trong giai đoạn này Chẳng hạn, kết quả to lớn của Niutơn đạt được về cơ học đã ảnh hưởng đến
phương pháp nhận thức thế giới thời kỳ này Nhìn một cách toàn diện, khoa học tự nhiên thời kỳ này còn ở giai đoạn thu thập tài liệu; các ngành khoa học tự nhiên chỉ nghiên cứu những bộ phận riêng biệt của thế giới và sử dụng phương pháp thực nghiệm, phương pháp phân tích là chủ yếu Vì vậy, quan điểm cơ học và phương pháp thực nghiệm đã thấm nhuần vào các tư tưởng của con người lúc bấy giờ
Kể từ thời kỳ Phục hưng trở đi, ảnh hưởng của khoa học đến triết học càng ngày càng
rõ rệt Theo dõi sự phát triển của khoa học trong thời kỳ này, chúng ta thấy rằng quá trình phân ngành diễn ra nhanh chóng: Cơ học, vật lý học, hóa học, sinh vật học, địa lý, thiên văn học, lần lượt trở thành các khoa học độc lập Mỗi một khoa học tự xác định cho mình đối tượng nghiên cứu riêng Giới tự nhiên được chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau và trở thành đối tượng của những nghiên cứu độc lập Việc này là cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn phát triển đầu tiên của khoa học, khi mà nhiệm vụ chủ yếu là phải sưu tập, tích lũy các tài liệu Nhưng phương pháp được coi là cần thiết và chính đáng ấy của khoa học tự nhiên cũng đã