1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hồ chí minh với vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn

60 336 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 483,5 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Y KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: HỒ CHÍ MINH VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG CỦA NGƯỜI VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bác Hồ Chí Minh – Người cha già của dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của Đảng và nhân dân ta, người chiến sĩ cộng sản quốc tế lỗi lạc, danh nhân văn hoá thế giới. Trước khi qua đời, Người đã để lại cho Đảng và nhân dân ta di sản lý luận vô cùng quý giá, thật sự là nguồn trí tuệ to lớn soi sáng công cuộc đổi mới sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, 2 kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế được hình thành rất sớm - từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX. Mặc dù không có một tác phẩm riêng biệt nào tập trung nói về tư tưởng kinh tế, nhưng thông qua các bài viết, phát biểu, nói chuyện của Người đã thể hiện nhiều luận điểm sâu sắc về kinh tế, đặc biệt là về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở nước ta. Theo Hồ Chí Minh, nông nghiệp luôn có một vị trí hết sức đặc biệt đối với xã hội. Phát triển nông nghiệp là nhân tố đầu tiên, là cội nguồn của mọi vấn đề xã hội. Sau khi giành được chính quyền trong Cách mạng tháng Tám, nhân dân ta bắt tay vào xây dựng xã hội mới trong điều kiện đất nước nghèo nàn, lạc hậu phải tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cực kỳ gian khổ. Mặc dù phải tập trung chỉ đạo cuộc chiến đấu ngoài tiền tuyến, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đặc biệt chú ý đến xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn. Người đã khẳng định: “Việt Nam là nước sống về nông nghiệp, nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trong mong vào nông dân, trong cậy vào nông nghiệp phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu, nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”. Người còn nói, bởi thế “chúng ta phải quý mỗi tấc đất như một tức vàng”, “loài người ai cũng “dĩ thực vi tiên” (nghĩa là trước cần phải ăn), nước ta thì “dĩ nông vi bản” (nghĩa là nghề nông làm gốc). _ Đây là nhiệm vụ của hệ thống chính trị và toàn xã hội, nó không chỉ khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực, tự cường vươn lên của nông dân mà còn đóng vai trò chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ môi trường sinh thái đất nước. Phát triển nông nghiệp, nông thôn là sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng và nhân dân ta, và Hương Sơn quê tôi là một huyện thuần nông nằm ở phía tây của tỉnh Hà Tĩnh, nhờ vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh và thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước nên trong những năm qua tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã đạt được nhiều khởi sắc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, nông thôn bắt nguồn từ thực tiễn hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, và đó là sự cụ thể hóa, Việt Nam hóa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề nông nghiệp, nông thôn. Những quan điểm và 3 phương pháp tư duy của Người vẫn đúng, hoàn toàn có thể tiếp thu và vận dụng vào phát triển nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở nước ta. Vì những lẽ đó tôi chọn đề tài:“Hồ Chí Minh với vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và vận dụng tư tưởng của Người vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2000-2010” để làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Kể từ sau Đại hội VII của Đảng đến nay, đề tài về tư tưởng Hồ Chí Minh đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các cơ quan, ban ngành và các nhà khoa học trong và ngoài nước. Liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu hiện nay đã có một số công trình chủ yếu được công bố như : - “Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế” của TS Phạm Ngọc Anh, Nxb CTQG, Hà Nội, 2003. - “Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh với xây dựng nền kinh tế định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay” của TS Nguyễn Huy Oánh, Nxb CTQG, Hà Nội năm 2004. - “Phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam” Nguyễn Văn Bích - Chu Tiến Quang, Nxb Nông nghiệp, năm 1999. - “Nông nghiệp các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trong những năm đổi mới” của TS Trương Minh Dục, Nxb Đà Nẵng năm 2006. -“Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa nông nghiệp với công nghiệp” của Hà Lệ Hằng đăng trên Tạp chí Sinh hoạt Lý luận, số 2, năm 2004. →( Nội dung chủ yếu của các đề tài trên là: nghiên cứu một số nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển kinh tế,về vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam,và khảo sát sự quán triệt, vận dụng, phát triển tư tưởng đó giai đoạn từ 1986 đến nay.) Liên quan đến nội dung đề tài khóa luận ở khoa lý luận chính trị trường Đại học Khoa Học hiện nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu về “Hồ Chí Minh với vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và vận dụng tư tưởng của Người vào phát triển nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2000-2010” 4 Những công trình trên đây có giá trị to lớn về lý luận, đó là sự mở đầu, có tính chất khai phá, nêu lên vấn đề để khóa luận của tác giả tiếp tục kế thừa, phân tích và đưa ra giải pháp vận dụng thúc đẩy thực tiễn sản xuất nông nghiệp ở địa phương huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh quê hương của tác giả. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Một là: Nắm vững những tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn và tình hình vận dụng những tư tưởng đó vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp ở nước ta thời gian qua nói chung, ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng để từ đó nâng cao nhận thức của bản thân và góp phần tuyên truyền tư tưởng của Bác Hồ về tầm quan trọng của công tác phát triển nền sản xuất nông nghiệp cho mọi người. Hai là: Đề xuất những phương hướng, giải pháp chủ yếu tiếp tục vận dụng có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần thúc đẩy phát triển, chuyển dịch mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnhHà Tĩnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao đời sống nhân dân trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Trình bày và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong tư tưởng Hồ Chí Minh. - Trình bày và làm sáng tỏ những tư tưởng chủ đạo của Hồ Chí Minh về phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp, về phát triển kinh tế tập thể, xã hội hoá nông nghiệp, xây dựng quan hệ sản xuất mới trong nông nghiệp. - Phân tích, đánh giá quá trình vận dụng những tư tưởng chủ đạo của Hồ Chí Minh về phát triển sản xuất nông nghiệp ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng, khẳng định những thành tựu đã đạt được, chỉ rõ hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại yếu kém trong việc vận dụng những tư tưởng đó ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua. - Đề xuất những phương hướng, giải pháp chủ yếu để tiếp tục quán triệt sâu sắc và vận dụng tốt tư tưởng Hồ Chí Minh vào thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh phát triển, chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Triết học, khóa luận tập trung nghiên cứu những tư tưởng chủ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nông nghiệp và tình hình vận dụng những tư tưởng đó vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian từ 2000 – 2010 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Khóa luận được xây dựng dựa vào phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, chủ yếu là sử dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa học, phương pháp lôgic kết hợp với lịch sử, phân tích, tổng hợp và thống kê đối chiếu thực tế và kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác. Nguồn tài liệu chủ yếu được sử dụng trong khóa luận là các tác phẩm kinh điển Mác, Ăngghen, Lênin và Hồ Chí Minh, văn kiện của Đảng, các tác phẩm tiêu biểu các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các tác phẩm và tài liệu có liên quan của các cơ quan, ban ngành. 6. Đóng góp của khóa luận Khóa luận đã góp phần luận giải làm sáng tỏ, sâu sắc những tư tưởng chủ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển sản xuất nông nghiệp. Khóa luận góp phần tổng kết, đánh giá quá trình hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta đối với thực tiễn phát triển sản xuất nông nghiệp, mà đặc biệt là hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Khóa luận đã đề xuất được những giải pháp chủ yếu để tiếp tục vận dụng có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh vào thúc đẩy phát triển mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Khóa luận góp phần đổi mới, hoàn thiện các chính sách về phát triển kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở trên địa bàn của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng, cả nước nói chung. 7. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận được kết cấu gồm 2 chương, 7 tiết, 60 trang. Chương1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM 6 1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong tư tưởng Hồ Chí Minh. 1.1.1 Cơ sở lý luận Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế được hình thành rất sớm - từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX. Mặc dù không có một tác phẩm riêng biệt nào tập trung nói về tư tưởng kinh tế, nhưng thông qua các bài viết, phát biểu, nói chuyện của Người đã thể hiện nhiều luận điểm sâu sắc về kinh tế, đặc biệt là về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở nước ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn là sự cụ thể hóa, Việt Nam hóa quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn. Xuất phát từ quan điểm duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẵng định: Sản xuất nông nghiệp là cơ sở của xã hội và là tiền đề của lịch sử. Vì thực tiễn đã chứng minh “nếu không có một năng suất nào đó của lao động thì sẽ không có một thời gian nhàn rỗi như thế cho người lao động; nếu không có một thời gian dôi ra như thế, thì cũng không có lao động thặng dư, và do đó cũng không có nhà tư bản”[21;722]; “Năng suất lao động nông nghiệp vượt quá nhu cầu cá nhân của người lao động là cơ sở của mọi xã hội”[22;409]; Năng suất lao động nông nghiệp là cái cơ sở tự nhiên không phải chỉ riêng cho lao động thặng dư trong lĩnh vực của bản thân ngành nông nghiệp mà còn là cái cơ sở tự nhiên để biến tất cả các ngành lao động khác thành những ngành độc lập và do đó là cái cơ sở tự nhiên cho giá trị thặng dư được tạo ra trong các ngành đó; Bất cứ giá trị thặng dư nào cũng thế, cả tương đối lẫn tuyệt đối, đều dựa vào năng suất lao động nhất định nào đó. Năng suất lao động ấy, mức năng suất ấy được dùng làm điểm xuất phát phải có trước hết là trong lao động nông nghiệp [22;490 - 491]. Và khi bàn về vai trò của sản xuất của cải vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội loài người, Ph.Ănghen đã khẳng định: “Trước hết con người cần phải có ăn, uống, ở, mặc, trước khi lo đến chuyện làm chính trị, khoa học, nghệ thuật và tôn giáo…” [18;264]. Đúng vậy, xã hội ngày 7 càng phát triển thì nhu cầu của con người về sản phẩm thiết yếu được sản xuất ra từ nông nghiệp ngày càng tăng và đa dạng, phong phú. Vì vậy, phải đặc biệt quan tâm phát triển sản xuất nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Hơn nữa, xét về mặt xã hội, cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại và xây dựng xã hội mới của giai cấp công nhân, Đảng Cộng sản chỉ có thể giành được thắng lợi trên cơ sở xây dựng được khối đại đoàn kết liên minh công nông vững chắc. Tổng kết các bài học kinh nghiệm của công xã Pari, chủ nghĩa Mác khẳng định: Để có thể giành và giữ chính quyền giai cấp vô sản thành thị phải liên minh với giai cấp nông dân, nếu không “bài ca” của giai cấp vô sản sẽ trở thành “bài ai điếu”. Khối liên minh ấy càng phải luôn luôn được giữ vững, tăng cường sau khi giành được chính quyền, thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ở những nước nông nghiệp nếu giai cấp công nhân không nhận thức đúng vị trí của vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thì những cải biến xã hội chủ nghĩa sẽ không tránh khỏi những thất bại. Kế thừa và phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, Lênin vị lãnh tụ của giai cấp vô sản toàn thế giới, có tầm nhìn rất đúng đắn, sâu sắc, nhất quán về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội của Lênin nỗi lên ba nội dung cơ bản là: Chính sách kinh tế mới (NEP)_ Công nghiệp hóa và xã hội chủ nghĩa_ Chế độ hợp tác xã, nhưng vấn đề trọng tâm của ba nội dung cơ bản ấy là vấn đề nông nghiệp, bao hàm cả nông dân và nông thôn trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vì Lênin cho rằng, muốn xây dựng công nghiệp thì phải bắt đầu từ nông nghiệp. Thấm nhuần những quan điểm trên của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong “Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam”, Hồ Chí Minh khẳng định: “Việt Nam là nước sống về nông nghiệp, nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu, nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”. Và như chúng ta đã thấy trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, một trong những vấn đề được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc nhất và có những bổ sung, phát triển sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đồng thời đây cũng là vấn đề được Người vận dụng phù hợp vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đem lại nhiều thành công rực rỡ trong hoạt động thực tiễn lúc sinh thời, 8 trong cả hai giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cũng chính trên vấn đề này, lịch sử từ thập kỷ 20 của thế kỷ XX cho đến nay đã kiểm chứng và cho phép đánh giá sự vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh so với nhiều lãnh tụ cách mạng cùng thời. 1.1.2 Cơ sở thực tiễn Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn bắt nguồn từ thực tiễn hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Các nhà khảo cổ, nông học đều nhất trí cho rằng Việt Nam là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước. Các sưu tập trống đồng cho ta nhiều họa tiết có liên quan về cây lúa trong đời sống dân cư cổ. Sách “Vân đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn đã thống kê: Riêng ở đồng bằng Bắc Bộ có tới 32 giống lúa tẻ và 29 giống lúa nếp, vùng Thuận Quảng có 23 giống lúa tẻ và 5 giống lúa nếp… Trong thời kỳ phong kiến, nhất là triều đại nhà Trần, nhà Lê đã rất quan tâm đến vấn đề phát triển nông nghiệp, đê điều, thủy lợi… vì vậy trong dân gian ngày hội mùa hay lễ mừng cơm mới ở đâu cũng là những ngày hội vui nhất trong năm. Nhưng dưới sự thống trị của phong kiến, đế quốc cái đói vẫn thường xuyên đe dọa cuộc sống của số đông dân cư là nông dân. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ “đồng bào nông thôn đóng góp nhiều nhất cho kháng chiến, hy sinh nhiều nhất cho Tổ quốc. Thế mà đồng bào nông dân lại là những người nghèo khổ nhất, vì họ thiếu ruộng” [25;587] . Cho nên khi trở thành vị đứng đầu nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu chương trình hành động đầu tiên của Chính phủ là cứu đói và tăng gia sản xuất; tấm bằng khen đầu tiên được dành cho thành tích giữ đê chống lụt; những sắc lệnh đầu tiên là bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò; những văn bản ngoại giao đầu tiên phục vụ cho sự nghiệp kiến quốc là: “Sẵn sàng gửi 50 thanh niên Việt Nam ưu tú sang học hỏi kỹ nghệ canh nông ở Hoa Kỳ…” Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đưa ra khái niệm về tư tưởng Hồ Chí Minh và khẳng định Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp là một bộ phận trong hệ thống tư tưởng kinh tế của Người. Những tư tưởng kinh tế nói chung, về phát triển nông nghiệp nói riêng của Hồ Chí Minh là một mẫu mực của sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác 9 Lênin và những quy luật kinh tế khách quan vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam. Tư tưởng về phát triển nông nghiệp của Hồ Chí Minh đã và đang là những cơ sở lý luận cho đường lối phát triển kinh tế nói chung, đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng của Đảng ta. 1.2 Vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Việt Nam là một đất nước nhỏ bé đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc, chịu sự tàn tàn phá của hàng triệu tấn bom đạn của kẻ thù. Nhà cửa, làng mạc bị huỷ hoại nặng nề. Sự hy sinh về con người và kinh tế là vô cùng to lớn. Trong cuộc chiến tranh với bọn thực dân, đế quốc chúng đã từng tuyên bố là sẽ tàn phá nền kinh tế Việt Nam, sẽ đưa nền kinh tế nước ta về thời kì đồ đá. Nhưng chúng không thể thực hiện được điều này vì đã gặp phải sự chống trả quyết liệt của quân và dân ta. Tuy nhiên chúng cũng phần nào thực hiện được ý định này là: đã tàn phá kiệt quệ nền kinh tế nước ta, vơ vét, huỷ hoại rất nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của nước ta, tàn phá các công trình, cơ sở kinh tế quan trọng. Một trong những thành phần kinh tế quan trọng và được coi là hậu phương của đất nước ta đó là thành phần kinh tế nông thôn cũng bị tàn phá ghê gớm. Và còn ảnh hưởng, kéo dài tới nền kinh tế nông thôn nước ta hiện nay. Phát triển nông nghiệp, nông thôn được Đảng và Nhà nước đưa lên vị trí hàng đầu trong đường lối chiến lược phát triển kinh tế đất nước vì hôm nay ở nước ta nông nghiệp vẫn còn chiếm bộ phận lớn, trong nền kinh tế sản xuất nhỏ lại chiếm bộ phận lớn trong nông nghiệp. Vì nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực và nguyên liệu đồng thời là nguồn xuất khẩu quan trọng, nông thôn là thị trường tiêu thụ to lớn nhất hiện nay, cho nên cần cải tạo và phát triển nông nghiệp thì mới có cơ sở để phát triển các ngành kinh tế khác. Phải cải tạo và phát triển nông thôn – nông nghiệp để tạo điều kiện cho việc công nghiệp hoá nước nhà. Phải có nền nông nghiệp phát triển thì công nghiệp mới có thể phát triển mạnh. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2002 Đảng ta vẫn coi phát triển nông nghiệp, nông thôn là cơ sở của tăng trưởng kinh tế ổn định xã hội và nâng cao đời sống nhân dân, là điều kiện không thể thiếu được trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nông nghiệp, nông thôn là khu vực đặc biệt của nền kinh tế. Sự phát triển của khu vực này có vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành công 10 [...]... ngư nghiệp Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn với địa bàn nông thôn Xét về mặt kinh tế - kỹ thuật, kinh tế nông thôn bao gồm nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Xét về mặt kinh tế - xã hội, kinh tế nông thôn bao gồm các thành phần kinh tế: kinh. .. hóa nước nhà Phải có một nền nông nghiệp phát triển thì công nghiệp mới có thể phát triển mạnh Công nghiệp phát triển thì nông nghiệp mới phát triển [28;545] Trong mối quan hệ đó, nông nghiệp là gốc, là chính Bởi vì, “nếu không phát triển nông nghiệp thì không có cơ sở để phát triển công nghiệp [28;180] Hồ Chí Minh chỉ rõ muốn phát triển nông nghiệp phải xây dựng nông thôn mới Sau khi giành được... hợp với thực tiễn Việt Nam và tình hình thế giới thì chắc chắn sẽ góp phần vào sự nghiệp ổn định và phát triển bền vững đất nước 1.3 Những tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển nền nông nghiệp 1.3.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nền sản xuất nông nghiệp toàn diện Phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện là một trong những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp. .. nhiều hạn chế 2.3 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Hương Sơn, Hà Tĩnh 32 2.3.1 Phát triển nền nông nghiệp toàn diện, tạo bước chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững Sự vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng về phát triển toàn diện sản xuất nông nghiệp ở Hương Sơn được thể hiện... cấu hạ tầng ở nông thôn, tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp trên địa bàn nông thôn và xây dựng nông thôn mới Tóm lại, theo tư tưởng Hồ Chí Minh nền nông nghiệp toàn diện là nền nông nghiệp bao gồm cả: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, có cơ cấu kinh tế nội bộ ngành hợp lý, cân đối, hài hoà, bổ sung cho nhau cùng phát triển mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, hiệu quả kinh tế cao và bền... Hồ Chí Minh xác định nông nghiệp là một mặt trận vừa giải quyết “thực túc binh cường” vừa là vấn đề chính trị, quân sự, văn hóa Người dạy: Ruộng rẫy là chiến trường Cuốc cày là vũ khí Nhà nông là chiến sỹ Hậu phương thi đua với với tiền phương Hồ Chí Minh có một tầm nhìn xa về công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn khi lý giải mối quan hệ giữa nông nghiệp với công nghiệp Người nói: “Công nghiệp và nông. .. câu đó, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Hai câu tuy đơn giải nhưng rất đúng lẽ Muốn nâng cao đời sống của nhân dân thì trước hết phải giải quyết vấn đề ăn (rồi đến vấn đề mặc và các vấn đề khác) Muốn giải quyết vấn đề ăn thì phải làm thế nào cho có đầy đủ lương thực Mà lương thực là do nông nghiệp sản xuất ra Vì vậy, phát triển nông nghiệp là cực kỳ quan trọng” [28;379] Vấn đề nông nghiệp theo Hồ Chí Minh không... phụ, ngành nghề truyền thống ở nông thôn Việc phát triển ngành nghề bổ sung cho nông nghiệp sẽ làm cho nền nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống nông dân Phát triển ngành nghề sẽ đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần công nghiệp, dịch vụ, giảm dần nông nghiệp Phát triển ngành nghề sẽ hình thành... tâm huyết để giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hồ Chí Minh có một tầm nhìn toàn diện và sâu sắc vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn Lý luận và thực tiễn về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo tư tưởng Hồ Chí Minh đã đem lại thành quả quan trọng trong xây dựng hậu phương miền Bắc, góp 15 phần tạo sức mạnh to lớn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc Hội nghị... Tư tưởng Hồ Chí Minh về đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, cải tiến nông cụ, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, thực hiện công nghiệp hoá để phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ nền sản xuất nhỏ, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu Với tư tưởng “quan trọng nhất là nông nghiệp , “coi nông nghiệp làm gốc, làm chính”, trong quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế của đất . LUẬN CHÍNH TRỊ Y KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: HỒ CHÍ MINH VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG CỦA NGƯỜI VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN. Vì những lẽ đó tôi chọn đề tài: Hồ Chí Minh với vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và vận dụng tư tưởng của Người vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện Hương Sơn,. Chương1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM 6 1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong tư tưởng Hồ Chí Minh. 1.1.1

Ngày đăng: 19/08/2015, 22:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w