Vấn đề phát triển nguồn lực con người.

Một phần của tài liệu Hồ chí minh với vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn (Trang 47)

- Nguyên nhân của những thành tựu:

2.4.1 Vấn đề phát triển nguồn lực con người.

Nước ta vốn là một nước nông nghiệp, nghề trồng lúa nước đã có từ mấy ngàn năm trong lịch sử. Từ xưa đến nay trong các cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại, trong cuộc xây dựng đất nước nông dân luôn luôn là lực lượng quan trọng. Xác định đúng vai trò, vị trí của nông dân Đảng và nhà nước đã giải quyết tốt vấn đề nông dân qua từng thời kì cách mạng. Nhiều chính sách chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đã tập trung giải quyết tốt các vấn đề bức xúc trong nông nghiệp nông thôn và coi đó là vần đề chiến lược đảm bảo sự thành công của công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong công cuộc đổi mới Đảng đã lấy nông dân làm mặt trận hàng đầu, là khâu đột phá, “chỉ thị 100”/“nghị quyết 10” và các chỉ thị nghị quyết thông qua các đại hội, hội nghị Trung ương khóa V đến nay đã tập trung giải quyết các vấn đề then chốt trong nông nghiệp.

Đánh giá tầm quan trọng của giai cấp nông dân, đ/c Phạm Thế Duyệt ; “Nói đến lịch sử hàng ngàn năm của giai cấp nông dân Việt Nam trong bất cứ giai đoạn nào của lịch sử cũng phải nói đến và khẳng định vị trí quyết định, vai trò to lớn của nông dân Việt Nam. Đó là lực lượng đã khai sơn phá thạch để lập nên nhà nước Văn Lang đầu tiên của người Việt Cổ. Đó là những người đã vật lộn với thiên nhiên từng bước cải tạo nó và sáng lập nền văn minh nông nghiệp lúa nước rực rỡ hàng ngàn năm trước. Đó là lực lượng hùng hậu với lòng yêu nước thương nòi sâu sắc và ý chí kiên cường, quả cảm, sẵn sàng chiến đấu cùng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập tự do của tổ quốc.

Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương chính sách lớn nhằm giải phóng sức sản xuất, phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đại hóa đất nước. Do đó đời sống của người dân có nhiều cải thiện bao gồm cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Đó là kết quả tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, cơ chế thị trường, sự thay đổi của một số chính sách nông nghiệp và tác động của một số chính sách xã hội mới của Đảng và Nhà nước…cùng với sự vươn lên của người nông dân trước những thay đổi đó. Sự phát triển mạnh mẽ ấy đã tạo một phần đáng kể thúc đẩy nền kinh tế nước ta tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Sự mở cửa gia nhập ấy đã và đang tạo ra nhiều cơ hội mới cho sự phát triển đất nước, đồng thời nó cũng đang tác động đến các giai cấp tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là giai cấp nông dân nước ta. Bởi nước ta là một quốc gia mà gần 70% dân số làm việc và sinh sống ở khu vực nông thôn, gần 55% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.

Trở thành thành viên của WTO, Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển, trong đó nông nghiệp, nông thôn, nông dân đang ở trong quá trình vận động và biến đổi sâu sắc nhằm thích nghi với điều kiện mới. Đường lối phát triển nông nghiêp, nông thôn của Đảng mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân và được nông dân đồng tình, phát huy một cách sáng tạo trong điều kiện tăng tốc độ phát triển kinh tế và đẩy mạnh quá trình hội nhập theo bề sâu và bề rộng. Mặc dù có những chuyển biến đáng kể, song nông nghiệp, nông thôn, nông dân vẫn gặp nhiều khó khăn, yếu kém chưa được khắc phục. Trong quá trình hội nhập nảy sinh nhiều vấn đế mới ở nông thôn. Bản thân giai cấp nông dân có những biến động phức tạp, nhiều chiều ở nhiều mức độ

khác nhau. Sự biến động đó có mặt tích cực đồng thời có mặt tiêu cực ảnh hưởng đáng kể tới quá trình phát triến nông thôn.

Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông thôn, nông dân mở ra một vận hội mới cho sự đổi đời của người nông dân nước ta một cách toàn diện và sâu sắc. Đây có thể gọi là sự tiếp nối thắng lợi sau 20 năm đổi mới của đất nước. Kể từ cơ chế khoán 10 “cởi trói” cho người nông dân, giờ đây, nông thôn Việt Nam và cộng đồng cư dân ở nông thôn lại đứng trước cơ hội thay đổi lớn lao trên nhiều bình diện.

Lần dở lại lịch sử qua hai cuộc kháng chiến chống xâm lược, giữ gìn bờ cõi đất nước, giai cấp nông dân đã đóng góp xứng đáng cho cách mạng. Biết bao thế hệ, biết bao xương máu, mồ hôi của người nông dân đã đổ xuống cho đất nước độc lập, thống nhất, hòa bình, hạnh phúc như ngày hôm nay. Nông dân là giai cấp rường cột của cách mạng, trải qua nhiều hy sinh, chịu bao thiệt thòi, thách thức ngay cả trong tiến trình đổi mới, hội nhập và phát triển của dân tộc. Đảng, Nhà nước ta đã và đang suy nghĩ, định ra nhiều quyết sách để tri ân, chăm lo cuộc sống cho người nông dân – lực lượng quan trọng chiếm 70% dân số đất nước.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới vì vậy mang đậm ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Nó không chỉ là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng mà phải là một chương trình phát triển tổng hợp cả về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh. Trong chương trình này lấy nông dân là chủ thể, nông thôn là địa bàn. Ở đây, mọi nguồn lực của xã hội đều được huy động để phục vụ cho cuộc sống của người dân; chính quyền, hệ thống chính trị là để chăm lo cho lợi ích cộng đồng. Hoạt động chính trị - xã hội của mọi công dân trong một nông thôn mới là thành tố quan trọng nhất trong lối sống xã hội chủ nghĩa. Cho nên cùng với việc tổ chức và quản lý kinh tế, nơi đây phải chú trọng động viên tinh thần tích cực của đông đảo người dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Trong lĩnh vực này, việc phát huy dân chủ, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các thực thể trong nông nghiệp chính là để người nông dân được quyền “tự suy nghĩ” trên mảnh đất của chính mình. Đây chính là tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo lợi ích, đời sống một cách rất cụ thể, đa dạng đối với người dân. Bác nói: “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”. Vì thế, xây dựng nông thôn mới khác với xây dựng nông thôn đẹp. Tất nhiên, trong chương trình này sẽ là một vùng

quê có đường sá khang trang, trường học, bệnh xá, hội quán... đàng hoàng, đúng quy chuẩn hiện đại. Song, điều thiết yếu, quan trọng nhất là phải tạo cho được một nông thôn với một lớp người mới về cả nhận thức lẫn hành động. Họ phải là chủ thể, trung tâm để làm nên một vùng quê năng động, văn minh, giàu đẹp, một vùng quê văn hóa và văn hiến.

Người dân trong cộng đồng nông thôn mới được trang bị một vốn kiến thức để làm chủ xã hội, làm chủ cuộc sống. Với cơ chế tự quản dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, điều hành của chính quyền, họ biết bàn bạc, tập hợp nhau, huy động sức mạnh nội, ngoại lực để xây dựng nên một cuộc sống mới bên vững, hiện đại nhưng vẫn giữ được cốt cách, bản sắc của quê hương mình. Nhà nước tác động vào quá trình tự phát này, thông qua việc đầu tư nguồn lực ban đầu, động viên, khích lệ cho mọi mặt phát triển nở rộ hơn, với quy mô, trình độ cao hơn.

Trong chủ trương xây dựng nông thôn mới, phải có nhận thức và hành động đúng đắn, kết hợp hài hào phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Nếu chỉ dựa vào sức dân, nguồn lực dân tại chỗ thì sẽ rất khó và rất lâu mới có một nông thôn mới đúng tiêu chí. Song nếu chỉ trông chờ vào Nhà nước trên tất cả các mặt thì chỉ có một nông thôn “đẹp” mà chưa chắc sẽ có một nông thôn “mới”. Bởi lẽ, không ai có thể thay thế được người dân trong việc giữ gìn giá trị truyền thống, góp phần tạo dựng nên bản sắc rất riêng của nông thôn Việt Nam có được từ ngàn đời, giữ gìn được nền văn hóa truyền thống, cha ông ta đã phải chiến đấu, hy sinh không mệt mỏi. Ngày nay, thế hệ con cháu trong những nông thôn mới này có trách nhiệm tôn tạo cho nó đẹp hơn lên, chứ không thể để bị lai tạp, mai một. Không ai khác mà chính người nông dân ở đây mới là người sáng tạo nên một cuộc sống mới, với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đầy đủ tiện nghi tương đương với đô thị, với một bản sắc văn hóa được bảo tồn, một môi trường sống lành mạnh. Tất nhiên, đã nói đến nông thôn mới là phải nói đến một sự biến đổi về chất. Cư dân nơi đây phải có trình độ dân trí cao, đời sống tốt, việc làm ổn định. Đây chính là ước mơ ngàn đời của mọi người nông dân Việt Nam.

Để góp phần nâng cao nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn chúng ta cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

Để nâng cao thu nhập cho người nông dân cần phải quan tâm đến công tác giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kỹ thuật, kinh tế, chuyển giao công nghệ cho các nông dân và thế hệ trẻ. Thực tế hiện nay

lao động ở nông thôn nhất là thanh niên đang thiếu thông tin, thiếu những kiến thức về khoa học – kỹ thuật nông nghiệp và công nghệ mới trong sản xuất.

Được phổ biến kiến thức khoa học, kỹ thuật, được chuyển giao công nghệ là nhu cầu và nguyện vọng thiết tha nhất hiện nay của lực lượng lao động trẻ ở nông thôn. Họ quan tâm tới những vấn đề có thể áp dụng ngay được, giúp họ tháo gỡ những khó khăn hiện nay.

Do điều kiện về kinh tế và tính chất của sản xuất nông nghiệp nên việc tuyên truyền phổ biến kiến thức cho lao động nông thôn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nên mở các lớp tập huấn tại địa phương cung cấp tài liệu, hướng dẫn kỹ thuật tuyên truyền phổ biến bằng hệ thống truyền thanh, truyền hình của địa phương. Ngoài ra cần lồng ghép vào nội dung sinh hoạt của các câu lạc bộ thanh niên, câu lạc bộ gia đình trẻ, những buổi sinh hoạt đoàn thanh niên, hội nông dân, hội phụ nữ về kiến thức nghề nghiệp, khoa học kỹ thuật nông nghiệp, thông tin kinh tế, thị trường.

Đồng thời để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai nên việc đào tạo cán bộ quản lý giỏi về chuyên môn, khác với thực tế, lao động có tay nghề là một đòi hỏi thực tế khách quan. Các cấp chính quyền cần lựa chọn những đoàn viên, thanh niên ưu tú, lao động sản xuất giỏi đưa đi đào tạo có bài bản, cần thu hút những sinh viên tốt nghiệp ở các trường Đại học về công tác tại địa phương, có chính sách đãi ngộ xứng đáng và tạo môi trường công tác thuận lợi để khuyến khích những người đã được đào tạo, có trình độ cao về làm việc lâu dài trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nông thôn. Quy hoạch đào tạo đồng bộ các loại cán bộ cho sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ khuyến nông, cán bộ kế toán các doanh nghiệp, mà đặc biệt là chủ nhiệm và kế toán trong các hợp tác xã.

Trên cơ sở quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần phải đẩy mạnh việc phân công lại lao động nông thôn theo hướng tăng tỉ lệ lao động công nghiệp, dịch vụ nông thôn và giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp xuống dưới 50% vào năm 2015.

Tăng nguồn vốn ngân sách đầu tư nâng cấp, hiện đại hoá các cơ sở dạy nghề trong hệ thống giáo dục công lập; đồng thời đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp,

công ty có điều kiện tổ chức các hình thức đào tạo, dạy nghề tại chỗ cho người lao động để giảm bớt chi phí đào tạo, tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo lên trên 30% vào năm 2015, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Nhà nước cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích mạnh các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tận dụng khai thác tiềm năng thế mạnh về đất đai, tài nguyên và lao động tại chỗ để khai thêm đất mới, trồng rừng, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ,... tạo thêm nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập, ổn định và cải thiện đời sống cho người lao động ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Hồ chí minh với vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w