Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hóa đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công

Một phần của tài liệu Hồ chí minh với vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn (Trang 43)

- Nguyên nhân của những thành tựu:

2.3.3 Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hóa đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công

nghệ.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hương Sơn lần thứ XIX, XX là sự cụ thể hóa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng về ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, thực hiện công nghiệp hoá để phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp.

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX ( 2000 - 2005)

Để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa gắn liền với công nghiệp chế biến, Đại hội đảng bộ huyện lần thứ XIX xác định: “Hướng phát triển của khoa học và công nghệ là gắn nghiên cứu với sản xuất, chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất và đời sống” [11;18]. Trước hết là phải tập trung vào mấy nội dung chủ yếu sau:

+ Ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả những tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ sinh học, tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ né tránh thiên tai, từng bước cơ giới hóa và thủy lợi hóa những nơi có điều kiện, thực hiện tốt việc phòng trừ dịch bệnh. Đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến lâm; bảo vệ thực vật, thú y; cải tạo vườn tạp gắn với chương trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, nông thôn. Tập trung thực hiện tốt chương trình sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn heo,...

+ Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý thực sự có năng lực cho ngành nông nghiệp để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với từng người sản xuất. Tiến hành rà soát và bố trí lại đội ngũ cán bộ ngành

nông lâm, ưu tiên bố trí các chuyên gia, kỹ thuật viên, tuyên truyền viên cho chương trình khuyến nông và các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông lâm nghiệp.

+ Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn nông thôn, chú trọng công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản. Kết hợp giữa trang bị mới công nghệ hiện đại, với việc cải tiến và hiện đại hoá các cơ sở hiện có, các ngành nghề truyền thống. Phát triển các làng nghề, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nhất là những làng nghề truyền thống tại xã Sơn Thịnh, Sơn Tân, Thị trấn Phố Châu tạo bước phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế.

+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ kinh tế phục vụ sản xuất và đời sống, đặc biệt là thuỷ lợi, giao thông, điện lực, nước sạch, trường học, trạm xá. Tập trung đẩy mạnh tiến độ thi công trình thuỷ lợi đập Cao Thắng, hoàn chỉnh hệ thống kênh mương nội đồng, xây dựng phương án thuỷ lợi hoá toàn huyện trong những năm tiếp theo.

-Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX(2005 - 2010)

Thực hiện chủ trương của Đại hội đảng bộ tỉnh và căn cứ vào Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Huyện ủy Hương Sơn đã ban hành Chương trình hành động số 07- CTr/TU ngày 21/6/2002 về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010.

Chương trình hành động số 07- CTr/TU của Huyện ủy đã xác định: Tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính; đồng thời phát triển mạnh các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm cho khu vực nông thôn. Cụ thể từng ngành cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:

+ Về nông nghiệp:

. Đối với cây lương thực: Tập trung nâng cao năng suất, chất lượng bảo đảm vững chắc an ninh lương thực. Tăng cường áp dụng các thành tựu mới của khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản, chế biến. Đối với xã vùng cao cần phải ưu tiên đầu tư thủy lợi nhỏ, xây dựng ruộng, vườn bậc thang và hỗ trợ giống tốt, vật tư kỹ thuật nông nghiệp để giúp nông dân nâng cao khả năng canh tác, đảm bảo nhu cầu lương thực, ổn định cuộc sống.

. Đối với cây công nghiệp, rau quả. Sớm hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp như cao su, chè,.. cây ăn quả phục vụ các nhà máy chế biến của tỉnh và vùng trồng rau, trồng hoa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Chú ý áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong việc chọn, tạo, nhân giống để nâng cao năng suất; từng bước đưa cơ giới hóa vào trong sản xuất, phát triển cơ sở chế biến công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu.

. Đối với ngành chăn nuôi: Đẩy mạnh chăn nuôi lợn, gà theo hướng công nghiệp với nhiều loại giống tốt, chú ý khâu phòng chống dịch bệnh. Phát triển nuôi hươu, trâu, bò, dê; quy hoạch, hướng dẫn đầu tư các cơ sở giết, mổ, đảm bảo vệ sinh thực phẩm và môi trường.

. Đối với lâm nghiệp: Thực hiện tốt việc giao khoán, khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng. Lựa chọn các giống cây phù hợp, nhất là cây nguyên liệu để khuyến khích trồng rừng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu mua, tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân cũng như phát triển các cơ sở chế biến lâm sản.

. Đối với thủy sản: Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản, củng cố, phát triển các cơ sở chế biến thủy sản, nâng cao khả năng xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm thủy sản. Chú ý khâu giống, chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng và đảm bảo vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường trong nuôi trồng chế biến thủy sản.

+ Về nông thôn:

. Xây dựng các đề án hình thành các cụm sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện, mạnh dạn đưa các nhà máy chế biến nông sản, các cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng nhiều lao động về địa bàn nông thôn, tạo sự liên kết chặt chẽ, bền vững giữa người sản xuất với nhà máy chế biến, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

. Tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn. Thực hiện sắp xếp lại dân cư, nhất là ở các xã vùng cao, hình thành các thị trấn, thị tứ, hệ thống chợ nông thôn.

. Tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng làng, xã, xóm, thôn văn hóa; phát huy những mặt tích cực của phong tục, tập quán, bài trừ tệ nạn xã hội trong nhân dân. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục, chăm sóc y tế, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho nhân dân nông thôn.

Trên cơ sở Chương trình hành động và các Nghị quyết chuyên đề của Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Hương Sơn đã phê duyệt các Đề án phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện, cụ thể là:

- Đề án chuyển đổi sản xuất lúa từ 3 vụ sang 2 vụ/năm;

- Đề án phát triển vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến; - Đề án kiên cố hoá kênh mương;

- Đề án phát triển kinh tế thuỷ sản giai đoạn 2000 - 2010; - Đề án phát triển giao thông nông thôn, miền núi;

- Đề án phát triển thương mại giai đoạn 2001 - 2010;

- Đề án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cụm, điểm công nghiệp nông thôn giai đoạn 2005 - 2008 và định hướng đến năm 2015.

- Dự án mô hình phát triển nông thôn (cấp xã) theo mô hình công nghiệp hoá hiện đại hoá, hợp tác hoá, dân chủ hoá.

- Ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư vào nuôi trồng thuỷ sản; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, gia trại phê duyệt kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2005, 2006 - 2010.

Việc cụ thể hoá tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Huyện uỷ bằng các chương trình, đề án cụ thể như đã nêu trên là giải pháp điều hành hiệu quả, tác động tích cực, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện trong thời gian qua.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của khoa học, kỹ thuật và công nghệ đối với quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế nói chung và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Thực hiện di huấn của Người trong những năm qua Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Đặc biệt là giai đoạn 2005 - 2010, đã triển khai 10 đề tài nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ với số vốn đầu tư gần 3 tỷ đồng; trong đó, lĩnh vực nông, lâm nghiệp có 7 đề tài với vốn đầu tư gần 2,5 tỷ đồng và lĩnh vực thuỷ sản có 3 đề tài với vốn đầu tư hơn 500 triệu đồng. Hoạt động khoa học, công nghệ đã tập trung phục vụ nhiệm vụ trọng tâm của ngành và mang lại hiệu quả thực tiễn cao như: các đề tài về lai tạo, tuyển chọn giống cây trồng, giống gia súc; xây

dựng các mô hình phát triển kinh tế nông trại, gia trại, nuôi hươu, bò lai sind, các loại rau sạch, ứng dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thuỷ sản; phòng trừ sâu hại, bảo vệ thực vật;... Khoa học, công nghệ đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng và thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện.

Việc cơ giới hoá sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đã được quan tâm. Cùng với khâu làm đất và vận chuyển, thì khâu thu hoạch và chế biến sau thu hoạch bước đầu cũng đã được quan tâm, hiện có 3 máy gặt đập liên hợp, hàng trăm máy cắt lúa cơ giới và các loại máy móc chế biến thức ăn gia súc...Huyện đã phê duyệt và thực hiện phương án hỗ trợ nông dân 25 máy nông nghiệp các loại để cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp. Song, nhìn chung cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp còn ở mức thấp, chủ yếu tập trung vào khâu làm đất sản xuất lúa. Tình trạng ruộng đất canh tác nhỏ lẻ, tản mạn, manh mún gây khó khăn cho việc cơ giới hoá sản xuất.

Sản xuất nông nghiệp và kết cấu hạ tầng kinh tế có bước phát triển đã làm cho đời sống nông thôn có những thay đổi lớn theo hướng đô thị hoá, hiện đại, văn minh. Một số địa phương đã tiến hành quy hoạch xây dựng lại khu dân cư nông thôn, hình thành thị trấn, thị tứ gắn với vùng cây nguyên liệu, cây công nghiệp, cụm tiểu, thủ công nghiệp, làng nghề, hệ thống giao thông làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh sôi động hơn

2.4 Giải pháp định hướng chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp,nông thôn ở Hương Sơn, Hà Tĩnh trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Hồ chí minh với vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w