NGHIÊN cứu sự BIẾN đổi NỒNG độ ITERLEUKIN 6 HUYẾT TƯƠNG BỆNH NHÂN bị CHẤN THƯƠNG sọ não TRONG 72 GIỜ đầu

3 356 0
NGHIÊN cứu sự BIẾN đổi NỒNG độ ITERLEUKIN 6 HUYẾT TƯƠNG BỆNH NHÂN bị CHẤN THƯƠNG sọ não TRONG 72 GIỜ đầu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Y HỌC THỰC HÀNH (893) - SỐ 11/2013 164 NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ ITERLEUKIN-6 HUYẾT TƯƠNG BỆNH NHÂN BỊ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO TRONG 72 GIỜ ĐẦU NGUYỄN VIẾT QUANG Trưởng khoa Gây mê Hồi sức A bệnh viện Trung Ương Huế TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm tiến hành khảo sát nồng độ của interleukin-6 huyết tương ở bệnh nhân chứng thương sọ não giai đoạn 72 giờ đầu đồng thời tìm ra mối liên quan giữa interleukin-6 huyết tương với các yếu tố tiêu lượng như tuổi, glucose máu, số lượng bạch cầu và thang điểm Glasgow của các bệnh nhân trên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu ngang được tiến hành trên 35 bệnh nhân được khám lâm sàng và CT xác định bị chấn thương sọ não. Bệnh nhân được lấy máu và định lượng IL-6 trong vòng 72h đầu. Kết quả: Giá trị IL-6 trung bình trên nhóm bệnh là: 200,39 pg/ml. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị trung bình của IL-6 ở 2 giới, ở 2 nhóm bệnh nhân sống và tử vong và giữa hai nhóm bệnh nhân nặng( Glasgow≤8) và nhẹ ( Glasgow>8), p<0,05. Đồng thời nghiên cứu chỉ ra rằng, có sự tương quan thụân IL-6 vởi tuổi bệnh nhân(r=0,4 p<0,05), có sự tương quan thuận giữa IL-6 huyết tương với số lượng bạch cầu ở bệnh nhân (r= 0,18 p<0,05) và có sự tương quan nghịch giữa IL-6 và thang điểm Glasgow(r=-0,66, p<0,05). Kết luận: IL-6 càng tăng thì tiên lượng bệnh càng nặng. SUMMARY Objectives: This study conducted to examine the concentration of plasma interleukin-6 in patients with traumatic brain injury in first 72h and the link between plasma interleukin-6 and other prognostic factor such as age, blood glucose, WBC and Glasgow Coma Scale of patients. Subjects and method: A horizontal study was conducted on 35 patients were examined clinically and confirmed with CD brain injury. Patients have blood drawn and quantified IL-6 in first 72 h. Results: IL-6 value averaged over a group of patients: 200,39 pg/ml. There are difference of the average value of IL-6 between tho two gender, between the two groups of patients: life and death and between the 2 groups of patients with sever( Glasgow≤8) and mild (Glasgon >8), p<0.05.Also reseach shows that there is a positive correlation between IL-6 with patient’s age(r=0,4, p,0,05), a positive correlation between plasma IL-6 with WBC of patient(r= 0.18, p<0,05) and there is a negative correlation between IL-6 and Glasgow Coma Scale (r=-0,66, p<0,05).Conclusin: IL-6 increases,the more severe prognosis. ĐẶT VẤN ĐỀ Chấn thương sọ não là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp hằng ngày, nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông, tai nạn lao động và tai nạn trong sinh hoạt. Hậu quả của chấn thương sọ não rất nặng nề, đa số bệnh nhân thường tử vong do phù não nặng, áp lực nội sọ tăng cao không kiểm soát được. Hậu quả của tai nạn thường rất nặng nề gây tổn thức cho bệnh nhân, gia đình bệnh nhân cũng như toàn xã hội. Ở Việt Nam tai nạn là một vấn đề nhức nhối của xã hội, một trong những hậu quả gây nguy hiểm nhất do tai nạn gây ra là chấn thương sọ não. Hằng năm theo thống kê của Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia có khoảng 13.000 người tử vong do tai nạn giao thông. Hiện nay Y học rất phát triển, tuy nhiên kết quả điều trị chưa được như ý muốn, tỷ lệ tử vong còn cao, di chứng dể lại cho bệnh nhân không tử vong quá nặng nề. Bên cạnh các yếu tố tiên lượng kinh điển như tuổi bệnh kèm, tăng fibrinogen, tăng CRP tăng ICP.Hiện nay người ta nhận thấy IL-6 tăng trong chấn thương sọ não được xem như một yếu tố tiên lượng rất giá trị.Vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề này với hai mục tiêu: 1. Khảo sát nồng độ của interleukin-6 huyết tương ở bệnh nhân chứng thương sọ não giai đoạn cấp. 2.Tìm ra mối liên quan giữa interleukin-6 huyết tương với các yếu tố tiên lượng như tuổi, glucose máu, số lượng bạch cầu và thang điểm Glasgow của các bệnh nhân trên. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng * 35 bệnh nhân vào điều trị khoa Gây mê Hồi Sức A Bệnh viện TW Huế. Từ tháng 1/2012 đến tháng 4/2012 2. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu ngang - 35 bệnh nhân sau khi nhập viện, được chẩn đoán chấn thương sọ não, được chụp cắt lớp vi tính sọ não xác định chấn thuơng sọ não( máu tụ ngoài màng cứng, dưới màng cứng, trong não) * Bệnh nhân được lấy máu định luợng IL-6 * Lấy máu lúc 7 giờ sáng. * Xét nghiệm IL-6 được làm tại khoa Hoá-Sinh bệnh viện TW Huế. Xử lý số liệu theo chương trình SPSS 15.0 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu: 41±14 Giá trị trung bình của IL-6 trong nhóm nghiên cứu: 200,39 pg/ml. 1. Giá trị trung bình của IL-6 giữa nam và nữ Bảng 1: Giới N IL-6 p Y HỌC THỰC HÀNH (893) - SỐ 11/2013 165 Nam 29 239,92 <0,05 Nữ 06 62,05 2. Giá trị trung bình của IL-6 ở các dạng tổn thương não trên CT scan Bảng 2: Tổn thương n IL-6 p NMC 14 18,04 <0,05 DMC 09 347,57 Trong não 12 20,34 3. Giá trị trung bình của IL-6 ở bệnh nhân sống và tử vong Bảng 3: K ết quả n IL - 6 p Sống 29 146,45 <0,05 Tử vong 06 211,54 4. Giá trị trung bình của IL-6 ở bệnh nhân có Glasgow ≤ 8 điểm và Glasgow >8 điểm Bảng 4: Glasgow n IL - 6 P ≤ 8 29 220,18 <0,05 >8 05 42,10 5. Tương quan giữa IL-6 huyết tương với các yếu tố tiên lượng 5.1. Tương quan giữa IL-6 với tuối bệnh nhân bị chấn thương sọ não Biểu đồ 1: Tương quan giữa giá trị IL6 huyết tương với tuổi bệnh nhân Nhận xét: Có sự tương quan thuận giữa IL-6 với tuổi bệnh nhân (r=0,4 p<0,05) 5.2. Tương quan giữa IL-6 với thang điểm Glasgow Biểu đồ 2: Tương quan giữa giá trị IL6 huyết tương với điểm glasgow bệnh nhân Nhận xét: Có sự tương quan nghịch giữa IL-6 và thang điểm glasgow (r=0,66, p<0,05) 5.3.Tương quan giữa IL-6 với số lượng bạch cầu Biểu đồ 3: Tương quan giữa giá trị IL6 huyết tương với số lượng bạch cầu bệnh nhân Nhận xét: Có sự tương quan thuận giữa IL-6 huyết tương với số lượng bạch cầu ở bệnh nhân (r=0,18, p<0,05) 5.4. Tương quan giữa giá trị IL-6 với Glucose máu Biểu đồ 4: Tương quan giữa giá trị IL6 huyết tương với Glucose máu bệnh nhân Nhận xét: Không có sự tương quan giữa IL-6 huyết tương với Glucose máu bệnh nhân. BÀN LUẬN Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy giá trị trung bình của IL-6 huyết tương là 200,69 pg/ml. Kết quả này khá phù hợp với các nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước. Theo Georgene Hergenroeder và cộng sự: Gía trị IL-6 dao động giữa 150-200 pg/ml trong giai đoạn cấp. Dù còn nhiều giả thiết khác nhau về nguồn gốc của IL-6 nhưng đa phần các tác giả đều nhất trí với ý kiến có sự tăng giá trị IL-6 huyết tuơng trong chấn thương sọ não. Điều này cũng được nhắc đến trong các nghiên cứu của Georgene Hergenroeder và cs ( 2010), Kossmann T và cs (1996), Smith và cs( 1998). Có sự khác biệt giữa giá trị IL-6 huyết tương ở 2 giới, nguyên nhân có thể là do đặc thù ở nước ta, tai nạn giao thông chiếm tỉ lệ cao trong chấn thương sọ não và nam giới thường là đối tượng chính trong tai nạn gjao thông. Qua nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng có sự khác biệt về giá trị IL-6 huyết tương ở nhóm người bệnh nhân sống và tử vong cũng như nhóm bệnh nhân có Glasgow ≤ 8 và Glasgow > 8. Điều này cũng đã được nhắc đến trong các nghiên cứu của Craig D. Winter và cs( 2004): IL-6 ở bệnh nhân tử vong cao hơn mức độ của IL-6 được tìm thấy ở những bệnh nhân sống sót (P= 0,04) hay của Christian Woiciechowsky và cs (2002): Ở nhóm bệnh nhân tử vong có nồng độ IL-6 huyết tương trung bình cao hơn nhóm bệnh nhân Y HỌC THỰC HÀNH (893) - SỐ 11/2013 166 sống sót. Còn theo nghiên cứu của Craig D. Winter và cs( 2004); Có sự tương quan nghịch giữa giá trị IL-6 huyết tương và thang điểm Glasgow (r2=0,34,p=0,03, n=14). Theo tác giả Flassbender:IL- 6 càng cao thì bệnh càng nặng. Một số tác giả trong và ngoài nước như Ngô Dũng, Konukoglu D và cs (2006), Masataka Nakamura và cs (2012) nhận thấy có sự liên quan giữa tăng Glucose máu với giá trị IL- 6 huyết tương.Tuy nhiên trong nghiên cứu chúng tôi cho thấy điều ngược lại. Điều này là do trong quá trình điều trị đa phần các bệnh nhân điều được kiểm soát glucose máu nên nên kết quả không phù hợp. Còn đối với số lượng bạch cầu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu giá trị IL-6 huyết tương ở ngày đầu tiên sau mổ nên quá trình điều trị chưa ảnh hưởng nhiều đến kết quả xét nghiệm.Vì vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng có sự tương quan thuận giữa số lượng bạch cầu với giá trị IL-6 huyết tương ở bệnh nhân cũng tương đồng với nghiên cứu của các tác giả Gome R và cs (1994).Theo Eđuardo Esteve (2002), IL-6 huyết tương có mối tương quan với tuổi (r=0,241, P=0,016). Nghiên cứu chúng tôi cũng cho thấy có sự tương quan thuận giữa 2 yếu tố trên. KẾT LUẬN - IL-6 tăng nhiều ở bệnh nhân CTSN - Khi nồng độ IL-6 càng cao thì tiên lượng bệnh càng nặng. - Do vậy, nếu ngăn chặn được sự gia tăng IL-6 huyết tương bệnh nhân thì điều trị chấn thương sọ não giai đoạn cấp sẽ hiêu quả hơn. KIẾN NGHỊ Định lượng IL-6 huyết tương thường quy ở các bệnh nhân chấn thương sọ não ở giai đoạn cấp để có huớng tiên lượng đúng nhằm điều trị có hiệu quả hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Dũng(2008), Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ glucose và cortisol huyết tương ở bệnh nhân chấn thương sọ não cấp tại bệnh viện TW Huế, luận văn thạc sĩ. 2. Nguyễn Viết Quang(2003), Nghiên cứu nồng độ IL-6 và cortisol huyết tương ở bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, Luận án tiến sĩ. 3. Phạm Thị Ngọc Thảo (2009), Khảo sát nồng độ TNF-a, IL-1, IL-6, IL-8, IL-10 trong nhiễm khuẩn huyết, đề tài cấp cơ sở bệnh viện Chợ Rẫy. 4. Bo Soderquist et al (1995), Interleukin-6, C- Reactive Protein, Lactoferrin and White Blood Cell Count in Patients with S.aureus Septicemia, Scandinavian Journal of Infectious Diseases, Vol. 27, No. 4, Pages 375-380. 5. Christian Woiciechowsky et al (20020 Early IL-6 Plasma Concentrations Correlate with Severity of Brain Injury and Pneumonia in Brain-Injured Patien ts,J Trauma;52:339-345. 6 Craig D. Winter et al, 2004 Parenchymal interleukin-6 levels correlate with improved outcome after traumatic brain injury, Brain, pp 127,315-320 7. Eduardo Esteve et al (2002), Serum Interleukin-6 Correelates With Endothelial Dysfunction in Healthy Men Independently of Insulin Sensitivity, Kidney International, 61,1143-1152 8.Georgene W Hergenroeder et al (2010), Serum IL- 6: a candidate biomarker for intracranial pressure elevation following isolated traumatic brain injury, Journal of Neuroinflammation,7:19 9. Gomez R et al (19940, The value of amnictic fluid interleukin-6, white blood cell count, and gram stain in the diagnosis of microbial invasion of the amniotic cavity in patients at term,Am J Reprod Immunol, 329(3); 200- 10. 10. Jun Wei et al(1992), Increase of plasma IL-6 concentration with age in healthy subjects, Revised. 11. Konukoglu D et al (2006), relationship between serum concentrations of interleukin-6 and tumor necrosis factor alpha in female Turkish subjects with normal and impaired glucose tolerance, Horm Metab Res, pp 38(1):34-7. 12. Kossmann T et al (1996), Interleukin-6 released in human cerebrospinal Fluid following traumatic brain injury may trigger nerve growth factor production in astrocytes, Brain Res, 713(1-2):143-52. 13. Masataka Nakamura et al (2012), Correlation between high blood IL-6 level, hyperglycemia, and glucose control in septic patients, Critical Care, 16:R58. 14. Smith RE et al (1998), TNF and IL-6 mediate MIP-1 alpha expression in bleomycin-induced lung injury, J Leukoc Biol, 64(4):528-36. . 11/2013 164 NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ ITERLEUKIN- 6 HUYẾT TƯƠNG BỆNH NHÂN BỊ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO TRONG 72 GIỜ ĐẦU NGUYỄN VIẾT QUANG Trưởng khoa Gây mê Hồi sức A bệnh viện Trung. Dũng(2008), Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ glucose và cortisol huyết tương ở bệnh nhân chấn thương sọ não cấp tại bệnh viện TW Huế, luận văn thạc sĩ. 2. Nguyễn Viết Quang(2003), Nghiên cứu nồng độ. được sự gia tăng IL -6 huyết tương bệnh nhân thì điều trị chấn thương sọ não giai đoạn cấp sẽ hiêu quả hơn. KIẾN NGHỊ Định lượng IL -6 huyết tương thường quy ở các bệnh nhân chấn thương sọ não

Ngày đăng: 19/08/2015, 20:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan