1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

NGHIÊN cứu rối LOẠN LIPID máu TRÊN BỆNH NHÂN vảy nến

4 377 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 234,65 KB

Nội dung

Y H Ọ C TH Ự C HÀNH (88 6 ) - S Ố 1 1 /2013 31 NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN LIPID MÁU TRÊN BỆNH NHÂN VẢY NẾN NGUYỄN TRỌNG HÀO, Bệnh viện Da Liễu Tp. Hồ Chớ Minh, TRẦN HẬU KHANG, Bệnh viện Da Liễu Trung ương TÓM TẮT Đặt vấn đề: Vảy nến là bệnh da viêm mạn tính ảnh hưởng đến hơn 2% dân số. Bệnh có thể liên quan đến sự gia tăng bệnh suất và tử suất của các biến cố tim mạch, hội chứng chuyển hóa, rối loạn lipid máu…, nhất là ở những trường hợp vảy nến nặng và kéo dài. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát nồng độ lipid máu trên bệnh nhân vẩy nến so với người bình thường khỏe mạnh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh – chứng. Nhóm bệnh là 80 bệnh nhân vảy nến và nhóm chứng là 80 người bình thường khỏe mạnh (được mời ngẫu nhiên có chú ý đến tuổi và giới tính cho phù hợp với nhóm bệnh). Vảy nến được chẩn đoán dựa vào lâm sàng và giải phẫu bệnh. Cả 2 nhóm đều được đo nồng độ lipid máu (triglyceride, cholesterol toàn phần, HDLc, LDLc). Kết quả nghiên cứu: Nhóm bệnh có nồng độ triglyceride cao hơn (P = 0,03) và HDLc thấp hơn (P = 0,0009) so với nhóm chứng. Kết luận: Cần tầm soát và điều trị sớm rối loạn lipid máu trên bệnh nhân vảy nến nhằm phòng ngừa xơ mỡ động mạch và các biến chứng của nó. Từ khóa: vảy nến, rối loạn lipid máu SUMMARY SERUM LIPID ABNORMALITIES IN PATIENTS WITH PSORIASIS Background: Psoriasis is a chronic inflammatory dermatosis affecting more than 2% of the population. This disease may be associated with an increased morbidity and mortality from cardiovascular events, metabolic syndrome, serum lipid abnormalities…, especially in those with a severe and long duration of psoriasis. Objectives: To compare the lipid profile in psoriatic patients with non-affected individuals. Method: A case control study was performed in 80 patients with psoriasis and 80 sex and age- matched healthy individuals. Psoriasis was diagnosed on clinical and histopathologic criteria. The lipid profile, including serum level of triglyceride, total cholesterol, HDLc and LDLc were measured in both groups. Results: The serum triglyceride were significantly higher, and serum HDLc was significantly lower in patients with psoriasis (P = 0,03; 0,0009, respectively). Conclusion: It is necessary to do early screening and treatment of dyslipidaemia in patients with psoriasis to prevent the atherosclerosis and its complications. Keywords: psoriasis, dyslipidaemia ĐẶT VẤN ĐỀ Vảy nến là một bệnh da viêm mạn tính qua trung gian miễn dịch tác động trên da, móng và khớp, gặp trong khoảng 2% dân số chung. Hầu hết các trường hợp vảy nến có bản chất mạn tính và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh [1]. Trước đây vảy nến được xem là tình trạng viêm chỉ tác động trên da nhưng hiện nay được biết như là một bệnh viêm có tính hệ thống, giống như lupus đỏ hệ thống (systemic lupus erythematosus – SLE) và viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis – RA). Với những bằng chứng mới ủng hộ cơ chế viêm trong xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành, các nhà nghiên cứu giả thuyết rằng quá trình viêm hệ thống có thể là một trong những cơ chế liên kết các bệnh viêm mạn tính với xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch. Vì vậy không ngạc nhiên khi nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân vảy nến có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch [2]. Rối loạn lipid máu có vai trò rất quan trọng trong quá trình xơ vữa động mạch và là một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch chính yếu [3]. Nhiều bằng chứng đã chỉ ra mối liên quan mạnh mẽ giữa vảy nến và bất thường chuyển hóa acid béo. Đã có nhiều nghiên cứu trên bệnh nhân vảy nến cho thấy sự biến đổi nồng độ các lipid gây xơ vữa như tăng triglyceride, cholesterol toàn phần, LDLc (low-density lipoprotein cholesterol), VLDLc (very-low-density lipoprotein cholesterol), giảm nồng độ HDLc (high-density lipoprotein cholesterol) và biến đổi các apolipoprotein. Theo hiểu biết của chúng tôi, tại Việt Nam, hiện chưa có báo cáo nghiên cứu với số lượng mẫu đủ lớn để khảo sát nồng độ lipid máu trên bệnh nhân vảy nến, vì vậy chúng tôi mong muốn tiến hành đề tài “Nghiên cứu rối loạn lipid máu trên bệnh nhân vảy nến”, với những mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ rối loạn lipid máu bệnh nhân vảy nến so với người bình thường. 2. Xác định nồng độ lipid máu của bệnh nhân vảy nến so với người bình thường. 3. Xác định các yếu tố liên quan đến nồng độ lipid máu trên bệnh nhân vảy nến. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Bệnh nhân vảy nến đến khám tại Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01/2011 – 09/2012. Tiêu chuẩn chẩn đoán [1, 4] Chẩn đoán bệnh vảy nến dựa vào lâm sàng gợi ý. Thương tổn là mảng hồng ban tróc vảy có ≥ 1 trong các tính chất gợi ý: - Phân bố đối xứng - Ở mặt duỗi chi - Dấu hiệu Auspitz - Thương tổn giới hạn rõ - Vảy trắng bạc Chẩn đoán xác định dựa vào hình ảnh mô bệnh Y HỌC THỰC HÀNH (886) - SỐ 11/2013 32 học. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân - Nhóm bệnh: bệnh nhân đến khám hay nhập viện tại BV Da liễu thành phố Hồ Chí Minh được chẩn đoán vảy nến. - Nhóm chứng: người bình thường đến khám để xóa nốt ruồi hoặc người bình thường khỏe mạnh tình nguyện muốn xét nghiệm kiểm tra đường huyết, lipid máu. Nhóm chứng được mời ngẫu nhiên có chú ý đến giới và tuổi cho phù hợp với nhóm bệnh. - Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ - Người có bệnh gây tăng lipid máu thứ phát như: nhược giáp, hội chứng thận hư, suy thận mạn, bệnh mô liên kết. - Trong vòng 6 tháng có sử dụng các thuốc: ức chế bêta, thiazide, corticosteroid, retinoids, cyclosporin, và những thuốc hạ lipid máu. - Có thai hoặc đang cho con bú. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu: bệnh chứng. Cỡ mẫu: cỡ mẫu thuận tiện. Các bước tiến hành nghiên cứu: - Khám sàng lọc và xét nghiệm giải phẫu bệnh để xác định bệnh. - Bệnh nhân ký tên vào bản đồng thuận tham gia nghiên cứu. - Ghi lại số hồ sơ bệnh nhân trên sổ khám bệnh và lưu trên hệ thống máy tính của bệnh viện. - Bệnh nhân được làm bệnh án theo mẫu chung, chú ý đến tiền sử và bệnh sử, những thuốc đã và đang sử dụng, hoạt động thể lực, thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá, những yếu tố khởi phát hoặc làm bệnh nặng hơn - Hoạt động thể lực được định nghĩa là tập thể dục và/hay thể hình dẫn đến tăng thông khí hay thân nhiệt trong thời gian ít nhất là 30 phút; có 3 mức độ hoạt động thể lực dựa theo số lần mỗi tuần: không đều, 1 lần/tuần, > 1 lần/tuần. - Uống rượu bia được phân thành 5 mức độ dựa theo số lần uống mỗi tháng: không bao giờ, 1 lần/tháng, 2– 4 lần/tháng, 2 – 3 lần/tuần, > 3 lần/tuần. - Hút thuốc lá được phân thành 4 mức độ: không bao giờ, hàng ngày, thỉnh thoảng, trước đây. - Chỉ số khối cơ thể tính theo công thức: BMI = cân nặng (kg)/chiều cao (m) 2 . - Chỉ số độ nặng của vảy nến (PASI – Psoriasis area and severity index). PASI được phân độ như sau: mức độ nhẹ (< 10), mức độ vừa (từ 10 đến < 20) và mức độ nặng (≥ 20) [1]. - Máu tĩnh mạch được lấy buổi sáng lúc đói (bữa ăn cuối cách 12 tiếng) để đo nồng độ triglyceride, cholesterol toàn phần, HDLc, LDLc. - Sinh thiết thương tổn da làm xét nghiệm giải phẫu bệnh để chẩn đoán xác định. - Các xét nghiệm được tiến hành tại Khoa xét nghiệm – BV Da liễu TP.Hồ Chí Minh. Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm EpiInfo version 3.5.1. Các trị số được thể hiện bằng trung bình ± độ lệch chuẩn (TB ± ĐLC) hay tần số, tỷ lệ phần trăm để mô tả các biến số định tính. Kiểm định: dùng test t để so sánh 2 trị số trung bình, test Chi 2 để so sánh 2 tỷ lệ. P < 0,05 được xem như có ý nghĩa thống kê. Vấn đề y đức Kết quả nghiên cứu này giúp cho việc xử trí bệnh vảy nến một cách toàn diện hơn. Các đối tượng nghiên cứu được thông báo, giải thích và đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu. Các xét nghiệm trong nghiên cứu (sinh hóa và giải phẫu bệnh) được tiến hành miễn phí. Tất cả các thông tin cá nhân và bệnh tật đều được giữ bí mật thông qua việc mã hoá trên máy vi tính để đảm bảo quyền lợi riêng tư của người tham gia nghiên cứu. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Có 80 bệnh nhân vảy nến và 80 người nhóm chứng với một số đặc điểm sau đây: Bảng 1. So sánh đặc điểm chung giữa 2 nhóm bệnh và chứng Đ ặc điểm Nhóm b ệnh (n = 80) Nhóm ch ứng (n = 80) So sánh Gi ới Không khác biệt Nam 44 (55%) 44 (55%) N ữ 36 (45%) 36 (45%) Tu ổi 41,9 ± 14,2 (từ 18 – 90) 43,6 ± 15,3 (từ 20 – 77) P = 0,75 Huyết áp tâm thu (mmHg) 120,7 ± 13,9 116,4 ± 11,4 P = 0,03 Huy ết áp tâm trương (mmHg) 74,6 ± 9,4 71,6 ± 8 P = 0,03 BMI (kg/m 2 ) 21,9 ± 3,4 22,1 ± 3,3 P = 0,71 Ho ạt động thể lực Không đ ều 73% 79% P = 0,11 1 l ần/tuần 7% 11% > 1 l ần/tuần 20% 10% Hút thu ốc lá Không bao gi ờ 68% 72% P = 0,24 Hàng ngày 17% 8% Th ỉnh thoảng 7% 8% Trư ớc đây (đ ã b ỏ) 8% 12 % Uống rượu, bia Không bao gi ờ 68% 66% P = 0,14 1 lần/tháng 20% 30% 2 – 4 l ần/tháng 7% 2% 2 – 3 l ần/tuần 3% 2% > 3 l ần/tuần 2% 0% Nh ận xét: HA tâm thu v à tâm trương nhóm b ệnh cao h ơn so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê. Bảng 2. So sánh tỷ lệ rối loạn lipid máu của 2 nhóm bệnh và chứng Lo ại lipid máu Nhóm b ệnh (n = 80) Nhóm chứng (n = 80) P Tăng Cholesterol TP 24% 16% 0,24 Tăng Triglyceride 21,3% 8,8% 0,03 Gi ảm HDLc 18,8% 2,5% 0,0009 Tăng LDLc 15% 11,3% 0,48 Nhận xét: Tỷ lệ tăng Triglyceride nhóm bệnh cao hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ giảm HDLc nhóm bệnh cao hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê. Y H Ọ C TH Ự C HÀNH (88 6 ) - S Ố 1 1 /2013 33 Bảng 3. So sánh nồng độ lipid máu giữa 2 nhóm bệnh và chứng Lo ại lipid máu (mm/dl) Nhóm bệnh (n = 80) Nhóm chứng (n = 80) P Cholesterol TP 5,46 ± 1,16 5,34 ± 1,19 0,52 Triglyceride 1,84 ± 1,09 1,50 ± 1,03 0,04 HDLc 1,23 ± 0,49 1,42 ± 0,34 0,005 LDLc 3,39 ± 0,97 3,24 ± 0,96 0,33 T ỷ lệ cholesterol TP/HDLc 4,33 ± 0,88 3,99 ± 1,83 0,14 Nhận xét: nồng độ Triglyceride nhóm bệnh cao hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê. Nồng độ HDLc nhóm bệnh thấp hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê. Bảng 4. Nồng độ lipid máu ở bệnh nhân vảy nến theo độ nặng của bệnh (chỉ số PASI) Lo ại lipid (mm/dl) Nh ẹ (PASI < 10) n = 38 V ừa (PASI 10 – 20) n = 30 N ặng (PASI > 20) n = 12 So sánh Triglyceride 1,87 ± 0,98 1,70 ± 0,96 2,10 ± 1,67 P = 0,55 P (Vừa- Nặng) = 0,39 Cholesterol TP 5,36 ± 1,15 5,57 ± 1,15 5,50 ± 1,24 P = 0,76 P (Nhẹ-Vừa) = 0,45 HDLc 1,40 ± 0,66 1,31 ± 0.23 1,15 ± 0,23 P = 0,30 P (Nhẹ- Nặng) = 0,17 LDLc 3,30 ± 1,05 3,51 ± 0,96 3,24 ± 0,68 P = 0,59 P (Vừa- Nặng) = 0,38 Nhận xét: nồng độ các loại lipid máu không thay đổi theo Pasi BÀN LUẬN Về giới, nam chiếm tỷ lệ xấp xỉ so với nữ (55% so với 45).Theo Fitzpatrick, tỷ lệ nam và nữ bệnh vảy nến ngang nhau [4]. Tỷ lệ giới tính trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự với một nghiên cứu khác ở Iran.Về tuổi, trung bình là 41,9 cũng gần giống nghiên cứu này [5]. So sánh các đặc điểm chung (về giới, tuổi, BMI, hoạt động thể lực, hút thuốc lá, uống rượu bia) giữa 2 nhóm bệnh và chứng không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Do vậy ta có thể so sánh nồng độ lipid máu giữa 2 nhóm với sự hạn chế tối đa các yếu tố gây nhiễu. Trong số 4 loại lipid máu được định lượng, nồng độ triglyceride nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng, trong khi nồng độ HDLc nhóm bệnh thấp hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nồng độ cholesterol TP và LDLc giữa hai nhóm không có sự khác biệt (p > 0.05). Xét về mặt tính chất sinh bệnh xơ vữa động mạch, LDLc và triglyceride là những loại lipid có hại, càng cao càng nguy hiểm, trong khi HDLc là lipid có lợi, càng cao càng tốt. Cholesterol TP cao thì có thể HDLc cao hoặc LDLc cao hoặc cả 2 đều cao. Do vậy nếu chỉ làm cholesterol TP để đánh giá rối loạn lipid máu là không đúng. Trong thực hành lâm sàng, người ta thường xét nghiệm định lượng TG, cholesterol toàn phần (cholesterol TP) và HDLc, sau đó dùng công thức tính LDLc = cholesterol TP – HDLc – TG/2,2 (nếu các giá trị được tính theo đơn vị mm/L). Hiện nay người ta ít hoặc không xét đến trị số của cholesterol TP nữa vì những lý do nêu trên. Khi nói đến rối loạn lipid máu là nói đến LDL, HDL và triglyceride. Vì giữa cholesterol TP và HDLc có tác động trái ngược nhau nên người ta tính tỷ lệ cholesterol TP/HDLc để đánh giá mức độ nguy cơ. Các nghiên cứu cho thấy nguy cơ bệnh mạch vành ở nam giới gia tăng nếu tỷ lệ này lớn hơn 5 [3]. Có nhiều nghiên cứu về nồng độ lipid máu trên bệnh nhân vảy nến so với người bình thường khỏe mạnh nhưng cho kết quả không thống nhất. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của các trị số giữa bệnh nhân và nhóm chứng thay đổi theo từng nghiên cứu như: khác biệt về cholesterol TP [5, 6, 7, 8, 9, 10] , về LDLc [5, 6, 9, 10] , về HDLc [7, 10, 11, 12], về triglycerid [5, 6, 9, 10, 12]. Chỉ một số ít nghiên cứu cho kết quả không có sự khác biệt về nồng độ lipid máu giữa nhóm vảy nến và nhóm chứng. Những kết quả không nhất quán kể trên có thể do sự biến đổi nhanh chóng nồng độ lipid máu và ảnh hưởng của chế độ ăn, theo mùa, chủng tộc, di truyền, hormone cũng như những yếu tố khác chưa biết rõ. Tuy nhiên, đa số các tác giả đã cho thấy bản chất tạo mảng xơ vữa của các rối loạn lipid và khẳng định rằng vảy nến có mối liên quan rõ với các bất thường lipid và bệnh tim mạch. Có nhiều nghiên cứu tiến hành trên số lượng lớn bệnh nhân và nhóm chứng, sử dụng các phương pháp thống kê cao cấp; do vậy kết quả đạt được rất có ý nghĩa. Trong số những bệnh nhân vảy nến, tỷ lệ các yếu tố nguy cơ tim mạch như đái tháo đường type 2, cao huyết áp, béo phì, nghiện thuốc lá cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, HA tâm thu và tâm trương nhóm bệnh cao hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê. Chúng ta cần lưu ý kết quả này trong thực hành lâm sàng nhằm tầm soát những dấu hiệu sớm của bệnh tim mạch nói chung và tăng huyết áp nói riêng trên người vảy nến. Vẫn có những tranh cãi về biến đổi lipid máu là nguyên phát hay thứ phát trong bệnh vảy nến, hay có thể do tác dụng của một số thuốc điều trị vảy nến như cyclosporine và retinoids. Vảy nến là bệnh da viêm mang tính di truyền phức tạp, cơ chế sinh bệnh vẫn chưa được biết rõ. Một số tác giả cho rằng vảy nến, giống như xơ vữa động mạch, là một bệnh tự miễn. Hiện nay có rất nhiều bằng chứng lâm sàng và thực nghiệm ủng hộ vai trò quan trọng của tế bào T trong sinh bệnh học của vảy nến và xơ vữa động mạch. Lâm sàng của 2 bệnh đều là hiện tượng viêm có thể do các cytokine tế bào T, đặc trưng cho đáp ứng của tế bào T-helper 1. Chính xác kháng nguyên nào khởi phát vảy nến vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên gần đây người ta thấy vai trò của bất thường lipid tự nó cũng tác động lên hệ thống miễn dịch. Các tự kháng thể chống LDL oxy hóa đã được tìm thấy trong bệnh vảy nến. Theo những khám phá này, bất thường lipid trong bệnh Y HC THC HNH (886) - S 11/2013 34 vy nn va khi phỏt hin tng x va ng mch va phỏt trin v duy trỡ phn ng viờm ti da. Tuy nhiờn trong nghiờn cu ca chỳng tụi, c nng LDLc v cỏc loi lipid khỏc khụng cú s liờn quan vi ch s PASI. Lý do ti sao cú nhng bin i v chuyn húa lipid trờn bnh nhõn vy nn vn cha c gii thớch mt cỏch thuyt phc trờn y vn. S hot húa h thng min dch trong bnh vy nn cú th dn n mt s bin i lipid ca bnh nhõn. Tuy nhiờn nhng bin i ny cú l cũn liờn quan n mt s bt thng ca h tiờu húa. H tiờu húa cú vai trũ trong phõn gii, bin i v tng hp nhiu hp cht hu c, trong ú cú lipid. Trờn bnh nhõn vy nn, ngi ta thy cú nhng bt thng v cu trỳc v chc nng hu ht cỏc on ca ng tiờu húa [12]. T nghiờn cu ny, chỳng tụi hy vng rng trong tng lai s cú nhiu nghiờn cu hn na theo hng kho sỏt nhng ri lon ni khoa nh hi chng chuyn húa, yu t nguy c tim mch trờn bnh nhõn vy nn Vit Nam cng nh ỏnh giỏ vai trũ ca cỏc thuc h lipid mỏu trờn din tin lõm sng vy nn. KT LUN Qua nghiờn cu nng lipid mỏu trờn 80 bnh nhõn vy nn cho thy nng triglyceride cao hn v HDLc thp hn so vi nhúm chng. Do ú cn tm soỏt v iu tr sm ri lon lipid mỏu trờn bnh nhõn vy nn nhm phũng nga x m ng mch v cỏc bin chng ca nú. Ngoi ra, cn cú thờm nhng nghiờn cu sõu hn v hi chng chuyn húa, yu t nguy c tim mch trờn bnh nhõn vy nn Vit Nam cng nh ỏnh giỏ vai trũ ca cỏc thuc h lipid mỏu trờn din tin lõm sng vy nn. TI LIU THAM KHO 1. Phm Vn Hin. Bnh vy nn. Da liu hc. NXB Giỏo dc Vit Nam, H Ni 2009, tr 57 62. 2. Kremers HM, McEvoy MT, Dann FJ, Gabriel SE. Heart disease in psoriasis. J Am Acad Dermatol 2008;58:347-352. 3. Gilbert Thompson et al. Dyslipidaemia in Clinical Practice, 2 nd edition, 2006. 4. Gudjonsson JE, Elder JT. Psoriasis. Fitzpatricks Dermatology in General Medicine 2008: 169 193. 5. Akhyani M, Ehsani AH, Robati RM, Robati AM. The lipid profile in psoriasis: a controlled study. J Eur Acad Dermatol Venereol 2007;21:1330-32. 6. Javidi Z, Meibodi NT, Nahidi Y. Serum lipids abnormalities and psoriasis. Indian J Dermatol 2007: 52: 8992. 7.Mallbris L et al. Psoriasis is associated with lipid abnormalities at the onset of skin disease. J Am Acad Dermatol 2006;54:614-21 8.Rocha-Pereira P, Santos-Silva A, Rebelo I, Figueiredo A, Quintanilha A, Teixeira F. Dyslipidemia and oxidative stress in mild and in severe psoriasis as a risk for cardiovascular disease. Clin Chim Acta 2001;303:33-9. 9.Tam LS, Tomlinson B, Chu TTW, et al. Cardiovascular risk profile of patients with psoriatic arthritis compared to controls the role of inflammation. Rheumatology 2008: 47:718723 10. Tekin NS, Tekin IO, Barut F, Sipahi EY. Accumulation of oxidized low density lipoprotein in psoriatic skin and changes of plasma lipid levels in psoriatic patients. Mediators Inflamm 2007: 2007: ID 78454, 5 pages. 11. Pietrzak A, Kadzielewski J, Janowski K, et al. Lipoproteid (a) in patients with psoriasis: association with lipid profiles and disease severity. Int J Dermatol 2009: 48: 379387. 12. Pietrzak A, Jastrzebska I, Krasowska D et al. Serum pancreatic lipase [EC 3.1.1.3] activity, serum lipid profile and peripheral blood dendritic cell populations in normolipidemic males with psoriasis. J Mol Catal B Enzym 2006: 40: 144154. NHIễM ĐƠN BàO ĐƯờNG RUộT ở TRẻ EM Hà NộI Và MộT Số YếU Tố LIÊN QUAN Nguyễn Thị Hồng Liên, Nguyễn Thu Hơng, Trần Thanh Dơng Vin St rột - Ký sinh trựng - Cụn trựng Trung ng TểM TT Nhim n bo ng rut l mt nguyờn nhõn hay gp gõy ri lon tiờu húa, c bit trờn tr em. Nghiờn cu ny ó tin hnh xột nghim 1.288 mu phõn hc sinh la tui tiu hc ti mt s qun huyn ni ngoi thnh H Ni. Mc ớch nhm tỡm hiu v tỡnh hỡnh nhim n bo ng rut trờn tr em. Nghiờn cu ó s dng hai phng phỏp xột nghim phõn hay dựng l k thut trc tip v Ether-Formalin. T l nhim n bo ng trờn tr em chung l 5,12%. Cú 5 loi n bo hc sinh hay mc ó c tỡm thy nh E. coli l 2,25%, E. histolitica l 1,55%, G. lamblia l 1,16%, E. harmani l 0,47 %, E. nana l 0,08%. Trong ú, hc sinh tiu hc ti ni thnh nhim n bo ng rut l 3%, ngoi thnh l 6,98%. Mt s yu t liờn quan nh mụi trng sng, ngh nghip ca gia ỡnh, s dng h xớ khụng hp v sinh, tỡnh trng suy dinh dng. Kt qu nghiờn cu ny cho thy nhim n bo thc s nh hng n sc khe ca hc sinh. T khúa: Nhim n bo, hc sinh tiu hc, H Ni, ni thnh, ngoi thnh. SUMMARY INTESTINAL PROTOZOAN INFECTION AMONG CHILDREN IN HANOI AND SOME HIGH RISK FACTORS Intestinal protozoan infection is a common cause of gastrointestinal disorders, especially in children. This study was conducted 1.288 stool samples of . cáo nghiên cứu với số lượng mẫu đủ lớn để khảo sát nồng độ lipid máu trên bệnh nhân vảy nến, vì vậy chúng tôi mong muốn tiến hành đề tài Nghiên cứu rối loạn lipid máu trên bệnh nhân vảy nến ,. soát và điều trị sớm rối loạn lipid máu trên bệnh nhân vảy nến nhằm phòng ngừa xơ mỡ động mạch và các biến chứng của nó. Từ khóa: vảy nến, rối loạn lipid máu SUMMARY SERUM LIPID ABNORMALITIES. 31 NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN LIPID MÁU TRÊN BỆNH NHÂN VẢY NẾN NGUYỄN TRỌNG HÀO, Bệnh viện Da Liễu Tp. Hồ Chớ Minh, TRẦN HẬU KHANG, Bệnh viện Da Liễu Trung ương TÓM TẮT Đặt vấn đề: Vảy nến

Ngày đăng: 19/08/2015, 20:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w