1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

LIÊN QUAN GIỮA TĂNG TRIGLYCERIDE máu và độ NẶNG VIÊM tụy cấp THEO lâm SÀNG và THEO TIÊU CHUẨN RANSON

4 459 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 263,39 KB

Nội dung

Y HỌC THỰC HÀNH (903) - SỐ 1/2014 11 Nhận xét: phần lớn người trả lời phỏng vấn đều cho rằng biến chứng của THA là đột quỵ (90%), sau đó là suy tim (76,7%), đau đầu (51,8%), giảm trí nhớ (21%), suy thận (14,3%), giảm thị lực và mù lòa (12,9%), mệt mỏi và gày sút (10,3%). KẾT LUẬN 1. Hiểu biết của người dân về bệnh tăng huyết áp - 99% đối tượng trả lời phỏng vấn biết phải theo dõi huyết áp để phát hiện tăng huyết áp - 99,6% ĐTNC nắm được bệnh THA là bệnh nguy hiểm, và 93,4% đối tượng được hỏi biết cần phải đo HA thường xuyên, hàng ngày. Nhưng đạt cả 10 nội dung hiểu biết về bệnh THA chỉ có 2,4% (51 người) - Kiến thức của ĐTNC đạt được khi nắm được trên 5/10 nội dung về bệnh THA. Kết quả cho thấy, kiến thức này của ĐTNC chỉ có 55,7% đạt. 2. Hiểu biết của người dân về các biến chứng liên quan đến bệnh THA - 90% người cho rằng biến chứng của THA là đột quỵ, tiếp sau đó là suy tim chiếm 76,7%, đau đầu (51,8%), giảm trí nhớ (21%), suy thận (14,3%), giảm thị lực và mù lòa (12,9%), mệt mỏi và gày sút (10,3%). - Hiểu biết về các biến chứng ở nam và nữ có sự khác biệt ở các biến chứng suy tim; giảm trí nhớ; mệt mỏi, gầy sút với p < 0,05. KIẾN NGHỊ - Tuy hiểu biết về một số tiêu chí khá cao nhưng hiểu biết chung về bệnh THA mới chỉ đạt trên 50% vì vậy vấn đề tuyên truyền về bệnh THA vẫn cần đặt ra cho người dân - Cần tăng cường truyên truyền về các biến chứng của bệnh THA để người dân nắm rõ và phòng bệnh tốt hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2010). “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp” 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 8 năm 2010. Việt Nam. 2. Macmahon S et al (2004). "The epidemiological association between blood pressure and stroke: implications for primary and secondary prevention." Hypertens Res 17 (suppl 1): S23-S32. 3. Nguyễn Kim Hạnh (2008). Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở Người cao tuổi tại phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội năm 2008. Y tế công cộng Hà Nội, Đại học Y tế công cộng. Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ. 4. Nguyễn Lân Việt, N. M. H., Phạm Trần Linh, Nguyễn Công Hà, Đỗ Phương Anh, Trần Thị An, Phạm Như Hùng, (2008). "Nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi thực hành của người dân tại Quảng Ninh về điều trị tăng huyết áp." Tạp chí Tim mạch học. 5. Phạm Gia Khải, Đ. Q. H., Nguyễn Thị Bạch Yến, Phạm Hồng Thi, Nguyễn Lân Việt, Lê Anh Tuấn, Nguyễn Hòa Bình (2000). "Đặc điểm dịch tễ học bệnh Tăng huyết áp tại Hà nội." Kỷ yếu toàn văn các đề tài tham dự đại hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam lần VIII, TP. Huế, Việt Nam,. 6. Phạm Gia Khải, N. L. V., Phạm Thái Sơn, và cộng sự, (2003). "Tần suất Tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ỏ các tỉnh phía Bắc Việt Nam 2001-2002." Tạp chí Tim mạch học 33: 9-15. 7. Sharma. Arya M; Grassi, G. (2001). " Obesity and hypertension: cause or consequence?" Journal of hypertension 19(12): 2125-2126. 8. Tổng cục thống kê (2011), Dự báo dân số Việt Nam 2009 - 2049, Hà Nội, truy cập ngày 26/6/2011, tại trang web http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=217 9. Thom T, H. N., rosamond W, et al, ((2006)). Heart Disease and strole statistics - 2006 Update: A report from the American Heart Association Statistics Committee and stroke Statistics Subcommittee, Circulation. 113: 85-151. 10. Trần Đỗ Trinh, v. c. s. (1992). "Điều tra dịch tễ học bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam." Kỷ yếu công trình NCKH 1991-1992: 279-281. LIÊN QUAN GIỮA TĂNG TRIGLYCERIDE MÁU VÀ ĐỘ NẶNG VIÊM TỤY CẤP THEO LÂM SÀNG VÀ THEO TIÊU CHUẨN RANSON NGUYỄN THANH LIÊM, Trường Đại học Y dược Cần Thơ LÊ THÀNH LÝ, Bệnh Viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chớ Minh TÓM TẮT Đặt vấn đề : Viêm tụy cấp là bệnh thường gặp, tỉ lệ tử vong cao. Nguyên nhân thường gặp là sỏi mật, rượu và tăng triglyceride máu là nguyên nhân thứ 3 thường gặp. Tăng triglyceride máu có liên quan đến viêm tụy cấp nặng. Mục tiêu: xác định tỉ lệ tăng triglyceride ở các mức : 150-499 mg/dL, 500-999 mg/dL, và ≥ 1000 mg/dL và xác định mối liên quan giữa tăng triglyceride máu với độ nặng của viêm tụy cấp dựa vào lâm sàng và theo tiêu chuẩn Ranson. Phương pháp: 142 bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Nội tiêu hóa gan mật bệnh viện Chợ Rẫy được chẩn đoán xác định viêm tụy cấp theo tiêu chuẩn lâm sàng và cận lâm sàng từ tháng 12/2009 đến tháng 07/2010. Kết quả : Tỉ lệ tăng triglyceride máu ở các mức : 150-499 mg/dL là 63,4% ; 500 - 999 mg/dL là 4,9% và ≥ 1000 mg/dL là 11,3%. Ở mức triglyceride máu ≥ 500mg/dL có liên quan đến viêm tụy cấp nặng Y HỌC THỰC HÀNH (903) - SỐ 1/2014 12 dựa vào lâm sàng (p < 0,05) ; 2 biểu hiện lâm sàng nặng thường gặp là suy hô hấp cấp và suy thận cấp. Ở mức triglyceride máu ≥ 500 mg/dL không có liên quan đến viêm tụy cấp nặng theo tiêu chuẩn Ranson (p > 0,05). Kết luận : Tăng triglyceride máu chiếm tỉ lệ cao ở bệnh nhân viêm tụy cấp. Ở mức triglyceride máu ≥ 500mg/dL có liên quan đến viêm tụy cấp nặng dựa vào lâm sàng, không có liên quan đến viêm tụy cấp nặng theo tiêu chuẩn Ranson. Từ khóa : Viêm tụy cấp, tăng triglyceride máu SUMMARY ASSOCIATION BETWEEN HYPERTRYGLYCERIDEMIA AND SEVERITY OF ACUTE PANCREATITIS BASED ON THE RANSON SCORE BACKGROUND: Acute pancreatitis (AP) is a common disease, high mortality rate. The etiologies of AP include gallstones, alcohol consumption and hypertryglyceridemia (HTG) HTG was associated with severe AP. OBJECTIVE: determine the rate of HTG levels (150-499 mg/dL, 500-999 mg/dL, and ≥ 1000 mg/dL) and associations between HTG and severe AP based on clinical and the Ranson score. METHODS: 142 patients with AP at Cho Ray Hospital from 1 December 2009 to 30 July 2010. Each patient was recorded clinical features and total Ranson Score. RESULTS: The rate of HTG levels: 63.4% serum TG 150 – 499 mg/dl, 4.9% serum TG 500 – 999 mg/dl, and 11.3% serum TG ≥ 1000 mg/dl. There were significant associations between serum TG ≥ 500 mg/dl and severe AP based on clinical. Acute renal failure and respiratory failure were the most common severe clinical features. There were no significant associations between serum TG ≥ 500 mg/dl and severe AP based on the Ranson Score. CONCLUTION: The prevalence of HTG in patients with AP was high. Serum TG ≥ 500 mg/dl was significant associated with severe AP based on clinical, but the Ranson Score wasn , t. Keywords: Acute pancreatitis (AP), hypertryglyceridemia (HTG ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm tụy cấp (VTC) là một bệnh lý thường gặp ở khoa cấp cứu. Khoảng 10-15% trường hợp VTC nặng có thể tử vong. Việc xác định mức độ nặng nhẹ ban dầu của VTC là một bước quan trọng để hướng dẫn điều trị và cải thiện kết quả. Có nhiều nguyên nhân VTC, thường gặp nhất là do sỏi mật chiếm khoảng 40%, rượu chiếm khoảng 30% các trường hợp VTC ; tăng triglyceride máu là nguyên nhân thứ ba thường gặp gây VTC, triglyceride máu > 1000 mg/dL thì cần nghi ngờ VTC do tăng triglyceride máu. Một số nghiên cứu về tăng triglyceride máu trong VTC trên thế giới cho thấy tăng triglyceride máu có liên quan đến VTC hoại tử, và các biến chứng nặng như sốc, suy thận cấp, nhiễm trùng và làm tăng tỉ lệ tử vong. Ở Việt Nam một số nghiên cứu về tăng triglyceride máu trong VTC cho thấy tăng triglyceride máu cơ liên quan đến VTC hoại tử, nhưng đánh giá ảnh hưởng của tăng triglyceride máu trên độ nặng của VTC dựa trên lâm sàng và theo tiêu chuẩn Ranson. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ‘‘Liên quan giữa tăng triglyceride máu và độ nặng viêm tụy cấp theo lâm sàng và theo tiêu chuẩn Ranson’’ với 3 mục tiêu 1. Xác định tỉ lệ tăng triglyceride ở các mức : 150-499 mg/dL, 500-999 mg/dL, và ≥ 1000 mg/dL. 2. Đánh giá mối liên quan giữa tăng triglyceride máu với độ nặng của viêm tụy cấp dựa vào lâm sàng 3. Đánh giá mối liên quan giữa tăng triglyceride máu với độ nặng của viêm tụy cấp theo tiêu chuẩn Ranson. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng: Tất cả những bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa nội tiêu hóa gan mật bệnh viện Chợ Rẫy được chẩn đoán xác định viêm tụy cấp theo tiêu chuẩn lâm sàng và cận lâm sàng từ tháng 12/2009 đến tháng 07/2010. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Thiết kế nghiên cứu : Cắt ngang phân tích 2.2. Cở mẫu : 142 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu được đưa vào nghiên cứu. 2.3. Thu thập thông tin và xử lý số liệu : - Thông tin cần thu thập ở bệnh nhân : giới tính, tuổi, tiền căn (viêm tụy cấp, đái tháo đường, uống rượu, tăng triglyceride máu), xét nghiệm triglyceride máu và các xét nghiệm đánh giá tiên lượng theo tiêu chuẩn Ranson. - Viêm tụy cấp nặng dựa vào lâm sàng khi bệnh nhân có ít nhân 1 trong các biểu hiện sau : Sốc, suy hô hấp cấp, suy thận cấp, xuất huyết, viêm phúc mạc. - Viêm tụy cấp nặng theo tiêu chuẩn Ranson : mổi yếu tố Ranson dương tính được tính là 1 điểm, Viêm tụy cấp nặng khi tổng số điểm Ranson ≥ 3. - Xử lý và phân tích số liệu nghiên cứu bằng phần mềm SPSS 15.0 ; tìm mối liên quan qua test  2 (có hiệu chỉnh nếu cần) KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu Bảng 1 . Một số đặc điểm của dân số viêm tụy cấp Số lượng Tỉ lệ % và trung bình tuổi Giới Nam 110 77,5 Nữ 32 22,5 Tuổi Nam 42,93 ± 14,64 N ữ 55,34 ± 21,12 Tiền căn Viêm tụy cấp 32 22,5 Đái tháo đường 11 7,7 Uống rượu 60 42,3 Tăng triglyceride máu 0 0,0 VTC nặng dựa vào lâm sàng 28 19,7 VTC nặng theo tiêu chuẩn Ranson 45 34,1 Tử vong 10 7 Phần lớn bệnh nhân VTC là nam, có tiền căn uống rượu nhiều Y HỌC THỰC HÀNH (903) - SỐ 1/2014 13 2. Tỉ lệ tăng triglyceride máu ở các mức Biểu đồ 1. Tỉ lệ tăng triglyceride máu ở các mức Ở bệnh nhân VTC, triglyceride máu tăng trên mức bình thường chiếm tỉ lệ cao, đặc biệt tăng triglyceride máu ≥ 1000mg/dL có nguy cơ cao VTC chiếm tỉ lệ đến 11,3%. 3. Mối liên quan giữa tăng triglyceride máu với độ nặng của viêm tụy cấp dựa vào lâm sàng Bảng 2. Tỉ lệ các yếu tố lâm sàng viêm tụy cấp nặng Yếu tố Số lượng Tỉ lệ % Sốc 6 4,2 Suy hô hấp cấp 20 14,1 Suy th ận cấp 18 12,7 Xuất huyết 1 0,7 Viêm phúc mạc 3 2,1 Yếu tố lâm sàng VTC nặng thường gặp là suy hô hấp cấp và suy thận cấp Bảng 3. Mối liên quan giữa tăng triglyceride máu với từng yếu tố lâm sàng viêm tụy cấp nặng. Yếu tố Triglyceride < 500 mg/dL (n=119) Triglyceride ≥ 500 mg/dL (n=23) P N % N % Sốc 5 4,2 1 4,3 1,00 Suy hô h ấp cấp 12 10,1 8 34,8 0,002 Suy thận cấp 11 9,2 7 30,4 0,005 Xuất huyết 0 0 1 4,3 0,162 Viêm phúc mạc 3 2,5 0 0 1,00 Tăng triglyceride máu có liên quan đến hai yếu tố lâm sàng VTC nặng là suy hô hấp cấp và suy thận cấp (với p <0,05). Bảng 4. Mối liên quan giữa tăng triglyceride máu với độ nặng của viêm tụy cấp dựa vào lâm sàng VTC nặng Tổng cộng P Không Có Triglyceride < 500 mg/dL ≥ 500 mg/dL Tổng cộng 103 13 116 16 (13,4%) 10 (43,4%) 26 119 23 142 0,001 Có mối liên quan giửa tăng triglyceride máu với VTC nặng dựa vào lâm sàng với P <0,05. 4. Mối liên quan giữa tăng triglyceride máu với độ nặng của viêm tụy cấp theo tiêu chuẩn Ranson Bảng 5. Đặc điểm các yếu tố tiên lượng theo tiêu chuẩn Ranson Yếu tố Tỉ lệ nặng (n=142) Tỉ lệ nặng (n=132) N % n % Lúc nhập viện Tuổi > 55 31 21,8 28 21,2 Bạch cầu > 16.000/mm 3 37 26,1 33 25,0 Đường huyết > 200 mg/dL 29 20,4 26 19,7 AST > 250 UI/L 16 11,3 15 11,4 LDH > 600 UI/L 69 48,6 60 45,4 Sau 48 gi ờ Giảm Hct > 10% 9 6,8 BUN tăng > 5 mg/dL 24 18,2 Canxi giảm < 2 mmol/L 54 40,9 PaO 2 < 60 mmHg 15 11,4 Giảm HCO 3 - > 4 mmol/L 15 11,4 Thoát dịch mô kẽ > 6 lít 1 0,8 Lúc nhập viện, yếu tố tiên lượng thường gặp là tăng LDH Sau 48 giờ nhập viện, có 10 bệnh nhân diễn tiến nặng nên chúng tôi không đánh giá tiên lượng theo tiêu chuẩn Ranson ; yếu tố tiên lượng thường gặp là giảm calci máu. Bảng 6. Mối liên quan giữa tăng triglyceride máu với độ nặng của viêm tụy cấp theo tiêu chuẩn Ranson VTC nặng Tổng cộng P Không Có Triglyceride < 500 mg/dL ≥ 500 mg/dL T ổng cộng 75 12 87 35 (31,8%) 10 (45,4%) 45 110 22 132 0,218 Ở mức triglyceride máu ≥ 500 mg/dL không có liên quan đến VTC nặng theo tiêu chuẩn Ranson với p > 0,05. BÀN LUẬN 1. Tỉ lệ tăng triglyceride máu ở các mức Tỉ lệ tăng triglyceride là 79,6% khi chúng tôi chọn ngưỡng tăng triglyceride ≥ 150 mg/dL. Tỉ lệ này cao hơn nhiều so với nghiên cứu trong dân số chung tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2005 của Le NTDS là 28,4% và trong nghiên cứu NHANES ở Mỹ là 30% ; tỉ lệ này cao có thể do trong nghiên cứu của chúng tôi số lượng bệnh nhân uống rượu và đái tháo đường nhiều hơn. Tỉ lệ tăng triglyceride này cũng tương đồng với các nghiên cứu tăng triglyceride máu trên bệnh nhân VTC khác như nghiên cứu của Huỳnh Tấn Đạt ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2005 là 58,9% và nghiên cứu của Dominguez-Munoz JE ở Đức là 47%. 20.4% 63.4% 4.9% 11.3% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% < 150 mg/dL 150-499 mg/dL 500-999 mg/dL ≥ 1000 mg/dL Y HỌC THỰC HÀNH (903) - SỐ 1/2014 14 Tăng triglyceride máu ≥ 500 mg/dL là 16,2%, ở mức này có nguy cơ viêm tụy cấp, kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Huỳnh Tấn Đạt ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2005 là 19,1% và nghiên cứu của Deng L-H ở Trung Quốc là 25,5% ; đa số các bệnh nhân trong nhóm này có tiền căn uống rượu và đái tháo đường có thể là nguyên nhân làm tăng triglyceride máu ở bệnh nhân VTC. 2. Mối liên quan giữa tăng triglyceride máu với độ nặng của viêm tụy cấp dựa vào lâm sàng Tỉ lệ viêm tụy cấp nặng dựa vào lâm sàng là 19,7% và 2 yếu tố lâm sàng thường gặp là suy hô hấp cấp và suy thận cấp. Khi so sánh tỉ lệ sốc, suy hô hấp cấp, suy thận cấp, xuất huyết, viêm phúc mạc và viêm tụy cấp nặng dựa vào lâm sàng ở 2 nhóm bệnh nhân viêm tụy cấp có triglyceride máu ≥ 500 mg/dLvà ở nhóm triglyceride máu < 500 mg/dL. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nhóm bệnh nhân viêm tụy cấp có triglyceride máu ≥ 500 mg/dL có tỉ lệ suy hô hấp cấp, suy thận cấp và viêm tụy cấp nặng dựa vào lâm sàng nhiều hơn nhóm có triglyceride máu < 500 mg/dL có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 ; tuy nhiên, tỉ lệ sốc, xuất huyết, viêm phúc mạc không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (Bảng 3,Bảng 4). So với nghiên cứu của tác giả Deng L-H và công sự thực hiện ở Trung Quốc trên 176 bệnh nhân viêm tụy cấp, nghiên cứu chia bệnh nhân viêm tụy cấp thành 2 nhóm có triglyceride máu < 500 mg/dL và > 500 mg/dL, kết quả nghiên cứu cho thấy ở nhóm bệnh nhân viêm tụy cấp có triglyceride máu > 500 mg/dL có tỉ lệ sốc, suy thận cấp nhiều hơn có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên tỉ lệ suy hô hấp cấp không có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Két quả nghiên cứu cho thấy tăng triglyceride máu có liên quan đến viêm tụy cấp nặng dựa vào lâm sàng. 3. Mối liên quan giữa tăng triglyceride máu với độ nặng của viêm tụy cấp theo tiêu chuẩn Ranson Tỉ lệ viêm tụy cấp nặng theo tiêu chuẩn Ranson là 34,1%, trong đó hai yếu tố thường gặp là tăng LDH và giảm calci máu. Tỉ lệ viêm tụy cấp nặng ở nhóm triglyceride máu ≥ 500 mg/dL là 45,4% và tỉ lệ viêm tụy cấp nặng ở nhóm triglyceride máu < 500 mg/dL là 31,8% ; tỉ lệ viêm tụy cấp nặng ở 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p >0,05 (Bảng 5, Bảng 6). Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự như nghiên cứu của tác giả Deng L-H và công sự, kết quả nghiên cứu cho thấy điểm số Ranson trung bình giữa 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy ở bệnh nhân viêm tụy cấp : 1. Tỉ lệ tăng triglyceride máu ở các mức : 150-499 mg/dL là 63,4% ; 500-999 mg/dL là 4,9% và ≥ 1000 mg/dL là 11,3%. 2. Ở mức triglyceride máu ≥ 500mg/dL có liên quan đến viêm tụy cấp nặng dựa vào lâm sàng (p < 0,05) ; 2 biểu hiện lâm sàng nặng thường gặp là suy hô hấp cấp và suy thận cấp. 3. Ở mức triglyceride máu ≥ 500 mg/dL không có liên quan đến viêm tụy cấp nặng theo tiêu chuẩn Ranson (p > 0,05). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Ngọc Bảo (2009), “Điều trị viêm tụy cấp ”, Điều trị nội khoa, Đại học Y Dược TPHCM, Nhà xuất bản Y học, tr. 191 – 199. 2. Huỳnh Tấn Đạt (2006), Vai trò của tăng Triglyceride máu trong viêm tụy cấp, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TP. HCM. 3. Hà Văn Quyết (2006), Bệnh lý viêm tụy, Nhà xuất bản Y học. 4. Hoàng Trọng Thảng (2006), Bệnh tiêu hóa – gan mật, Nhà xuất bản Y học. 5. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2007). “Rối loạn chuyển hóa lipid”. Nội tiết học đại cương, Đại học Y dược TPHCM, Nhà xuất bản Y học, tr. 457- 502. 6. Baranyai T, Terzin V, vajda A, et al (2010). Acute pancreatitis caused by hypertriglyceridemia”. Orv Hetil, 151(10), pp. 1869-1874. 7. Chen C-H, Dai C-Y, Hou N-J, et al (2006). “Etiology, Severity and Recurrence of Acute Pancreatitis in Southern Taiwan”. J Formos Med Assoc, 105(7), pp. 550-555. 8. Deng L-H, Xue P, Xia Q, et al (2008). “Effect of admission hypertriglyceridemia on the episodes of severe acute pancreatitis”. World J Gastroenterol, 14(28), pp. 4558-4561. 9. Dominguez-Munoz JE, Malfertheiner P, Ditschuneit HH, et al (1991). “Hyperlipidemia in acute pancreatitis. Relationship with etiology, onset, and severity of the disease”. Int J Pancreatol, 10(3-4), pp. 261-267. 10. Ford ES, Giles WH, Dietz WH (2002). “Prevalence of the metabolic syndrome among US adults: findings from the third National Health and Nutrition Examination Survey”. JAMA, 287(3), pp. 356-359. 11. Jiang CY, Han TQ, Feng FL, et al (2005). ”Clinical characteristics of acute panceratitis patients with elevated serum triglyceride concentration”. Chinese Journal of Digestive Diseases, 6, pp. 43-46. 12. Le NTSD, Daisuke K, Nguyen TKH, et al (2005). “The metabolic syndrome: Prevalence and risk factors in the urban population of Ho Chi Minh City”. Diabetes Research and Clinical Practice, 67, pp. 243-250. 13. Papachristou GI, Muddana V, Yadav D, et al (2010) . “Comparison of BISAP, Ranson's, APACHE- II, and CTSI scores in predicting organ failure, complications, and mortality in acute pancreatitis”. Am J Gastroenterol, 105(2), pp. 435-441. 14. Saeed A A-E, Mostafa AA, Eldawi N, et al (2008). “Ranson’s Criteria for Acute Pancreatitis in High Altitude: Do they Need to be Modified?”. The Saudi journal of Gastroenterology, 14(1), pp. 20-23. . mối liên quan giữa tăng triglyceride máu với độ nặng của viêm tụy cấp dựa vào lâm sàng 3. Đánh giá mối liên quan giữa tăng triglyceride máu với độ nặng của viêm tụy cấp theo tiêu chuẩn Ranson. . nhân viêm tụy cấp. Ở mức triglyceride máu ≥ 500mg/dL có liên quan đến viêm tụy cấp nặng dựa vào lâm sàng, không có liên quan đến viêm tụy cấp nặng theo tiêu chuẩn Ranson. Từ khóa : Viêm tụy cấp, . viêm tụy cấp nặng dựa vào lâm sàng. 3. Mối liên quan giữa tăng triglyceride máu với độ nặng của viêm tụy cấp theo tiêu chuẩn Ranson Tỉ lệ viêm tụy cấp nặng theo tiêu chuẩn Ranson là 34,1%, trong

Ngày đăng: 19/08/2015, 17:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w