Bài giảng Các mô hình thương mại điện tử Topica

22 2K 6
Bài giảng Các mô hình thương mại điện tử Topica

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài 3: Các mô hình thương mại điện t ử ICT401_Bài 3_v1.0013101225 49 BÀI 3: CÁC MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Khi ứng dụng máy tính và Internet vào toàn bộ quy trình kinh doanh, các doanh nghiệp trước hết phải nghiên cứu đặc điểm cũng như quy mô của doanh nghiệp mình, loại hình kinh doanh thương mại điện tử nào phù hợp với mình, nhằm đạt được lợi thế tối ưu trong kinh doanh và gặt hái được lợi nhuận tối đa. Mục tiêu Nội dung Sau khi học xong bài học, các bạn sẽ nắm được các khái niệm, đặc điểm, các lợi ích và hạn chế của một số mô hình thương mại điện tử phổ biến hiện nay trên thế giới. Thời lượng học  6 tiết  Mô hình catalog trực tuyến (Web Catalog Model)  Mô hình siêu thị trực tuyến (E-store Model)  Mô hình cung cấp nội dung (Digital Content Model)  Mô hình hỗ trợ quảng cáo (Advertising- supported Model)  Mô hình phí dịch vụ (Fee-for-service Model)  Mô hình đấu giá (Web Auction Model)  Mô hình B2B và B2C Bài 3: Các mô hình thương mại điện t ử 50 ICT401_Bài 3_v1.0013101225 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI Tình huống: Ứng dụng Scene7’s để cá biệt hóa catalog điện tử Amazon.com đã áp dụng giải pháp catalog điện tử mang tên Scene 7’s nhằm tăng tiện ích cho hệ thống catalog điện tử của công ty. Mục tiêu kinh doanh mà amazon.com đề ra đó là lấy khách hàng làm trung tâm. “Khách hàng là vua”. Chính vì vậy ngoài một catalog chuẩn chung cho mọi người thì khách hàng truy cập vào trang web amazon.com cũng tự động tạo cho mình một catalog riêng dựa vào hành vi của mình trong quá trình tìm kiếm, mua hàng trên amazon. Khi khách hàng lần đầu tiên truy cập website www.amazon.com, họ có thể tìm các sản phẩm theo từ khoá. Khi khách hàng nhập từ khóa vào thì công cụ tìm kiếm sẽ kiểm tra cơ sở dữ liệu các mặt hàng và đưa ra những mặt hàng phù hợp với yêu cầu của khách hàng, kèm theo các liên kết dẫn đến một số kết quả tìm kiếm khác. Một đặc điểm nổi trội của công cụ tìm kiếm trong catalog điện tử của amazon đó là người tiêu dùng có thể tìm kiếm từ khóa trong nội dung một cuốn sách chứ không chỉ dừng lại ở tựa sách. Lần thứ hai khi khách hàng truy cập vào trang web của công ty thì giao diện của trang web cung cấp ngay các mặt hàng mà khách hàng đã tìm kiếm trong lần đầu truy cập cùng với những gợi ý về các sản phẩm có liên quan tới mặt hàng mà khách hàng đã tìm kiếm. Các sản phẩm trình bày trên giao diện của trang web theo thứ tự sản phẩm truy cập gần nhất cho tới sản phẩm truy cập cũ hơn. Ngoài ra, ở cuối trang web amazon.com còn có một mục catalog các sản phẩm mà khách hàng đã xem Câu hỏi Trên đây là một trong số các mô hình thương mại điện tử được áp dụng phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, mô hình thương mại điện tử đang được các doanh nghiệp áp dụng thế nào? Bài 3: Các mô hình thương mại điện t ử ICT401_Bài 3_v1.0013101225 51 3.1. Mô hình Catalog trực tuyến (Web Catalog Model) 3.1.1. Khái niệm Catalog điện tử Catalog điện tử là các trang thông tin về sản phẩm dưới dạng điện tử, không những đóng một vai trò quan trọng trong các ứng dụng của thương mại điện tử, mà còn có vai trò “ xương sống” cho một trang web bán hàng trực tuyến. Catalog điện tử bao gồm một cơ sở dữ liệu về sản phẩm, các công cụ tìm kiếm và hiển thị. Catalog điện tử có thêm công cụ tìm kiếm, đây chính là khác biệt lớn nhất giữa catalog điện tử với catalog in giấy. Một điểm nổi bật nữa của catalog điện tử là khả năng tương tác cao. Ví dụ khi truy cập vào trang web www.hairstyler.com bạn có thể chèn ảnh của mình vào và sau đó thay đổi kiểu tóc và màu sắc. Hiện nay, các catalog còn cho phép người tiêu dùng đánh giá về chất lượng của sản phẩm mà mình đã mua để giúp những khách hàng tiềm năng có thể đánh giá xem sản phẩm nào là phù hợp với họ nhất, từ đó đưa ra những quyết định mua hàng. Ban đầu, phần lớn các catalog điện tử chỉ mới dừng lại ở việc sao chép lại hình ảnh và các đoạn text từ catalog giấy. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì catalog điện tử ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, có khả năng cá biệt hóa cao và được kết nối, tích hợp với quá trình mua bán hàng hoá. So sánh catalog điện tử và catalog thông thường : Ưu và nhược điểm của catalog điện tử và catalog giấy là trái ngược nhau. Mặc dù catalog điện tử có những lợi thế đáng kể, như là khả năng cập nhật và thay đổi với quá trình mua bán hay có khả năng bao quát phần lớn sản phẩm và khả năng tìm kiếm sản phẩm cực nhanh, chúng cũng có những hạn chế và bất lợi. Bảng 3.1: So sánh giữa catalog điện tử và catalog thông thường Catalog điện tử Catalog in giấy  Có thể tích hợp catalog với quá trình mua bán hàng hóa.  Có thể cập nhập thông tin về sản phẩm một cách nhanh chóng.  Có khả năng tương tác cao.  Không đòi hỏi công nghệ cao.  Đọc dễ dàng, không yêu cầu khách hàng phải có kỹ năng sử dụng máy tính và trình duyệt.  Mức độ cập nhật thông tin thấp. Bài 3: Các mô hình thương mại điện t ử 52 ICT401_Bài 3_v1.0013101225  Có thể cá biệt hóa catalog theo từng đối tượng  Có thể sử dụng công cụ tìm kiếm trong catalog để tìm kiếm sản phẩm.  Mức lan tỏa của catalog trên toàn cầu nhanh với qui mô rộng thông qua mạng internet.  Sống động nhờ có thể chèn các hình ảnh động và âm thanh.  Có thể giới thiệu được số lượng lớn sản phẩm trên cùng một catalog.  Tiết kiệm chi phí trong dài hạn.  Tự động so sánh giá của các sản phẩm cùng loại  Khách hàng phải có kỹ năng sử dụng máy tính và truy nhập thông tin.  Hạn chế số sản phẩm được giới thiệu trên Catalog.  Thông tin sản phẩm bị hạn chế vì hình ảnh và ngôn ngữ mô tả ít.  Chi phí in catalog giấy ngày càng tăng.  Mất nhiều chi phí để giới thiệu catalog.  Mất nhiều thời gian để tìm kiếm sản phẩm và so sánh giá. Nguồn: Ecommerce, Turban, 2006 Mọi người thường đặt ra câu hỏi liệu trong tương lai catalog điện tử có thể thay thế hoàn toàn catalog giấy không? Một thực tế cho thấy báo và tạp chí ấn bản không hề giảm cho dù hiện nay số lượng báo và tạp chí trực tuyến đang tăng lên với tốc độ chóng mặt. Điều này chỉ ra rằng catalog in giấy sẽ không dễ biến mất. Tuy nhiên, trong mô hình thương mại điện tử B2B, catalog in giấy có thể bị thay thế hoàn toàn bởi catalog điện tử. 3.1.2. Lợi ích mà catalog điện tử đem lại Đối với doanh nghiệp:  Mở rộng thị trường: Catalog điện tử là công cụ hữu hiệu trong việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm và xúc tiến bán hàng. Với việc sử dụng catalog điện tử trực tuyến, doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường toàn cầu một cách dễ dàng hơn.  Tiết kiệm được chi phí nhờ không phải bỏ chi phí cho in ấn và phân phối. Mỗi lần mở rộng đối tượng người xem doanh nghiệp không phải chi trả thêm bất cứ một chi phí nào. Chi phí để cập nhật thông tin cho catalog điện tử là thấp nên doanh nghiệp có thể thường xuyên cập nhật thông tin cho catalog của mình.  Catalog điện tử cho phép doanh nghiệp có thể bán hàng suốt 24h/7 ngày. Đối với người tiêu dùng:  Catalog điện tử giúp cho người tiêu dùng dễ dàng, nhanh chóng tìm kiếm thông tin về một loại sản phẩm như đặc điểm của sản phẩm, giá cả sản phẩm, hình thức thanh toán, phương thức giao hàng cho sản phẩm, thời gian bảo hành của sản phẩm.  Catalog điện tử giúp người tiêu dùng có thể quản lý tốt ngân sách cá nhân.  Khi tích hợp catalog điện tử với hệ thống đặt hàng trực tuyến, khách hàng có thể mua hàng trực tuyến qua trang web của doanh nghiệp. Bài 3: Các mô hình thương mại điện t ử ICT401_Bài 3_v1.0013101225 53 3.1.3. Phân loại catalog điện tử Mức độ hiển thị thông tin: Catalog điện tử có thể chia thành catalog tĩnh và catalog động.  Đối với mô hình catalog tĩnh, thông tin chỉ được trình bày dưới dạng văn bản hoặc các hình ảnh tĩnh.  Còn đối với catalog động thì thông tin được hiển thị bằng những hình ảnh động, có thể có cả âm thanh. Việc sử dụng catalog điện tử động đôi khi tạo ra những hiệu ứng tích cực cho người tiêu dùng, khiến cho người tiêu dùng bị lôi cuốn và sẵn sàng tiến hành đặt mua hàng mà không có sự do dự. Mức độ cá biệt hóa: Catalog điện tử có thể chia thành catalog theo một chuẩn chung và catalog được cá biệt hóa theo từng đối tượng.  Đối với catalog dạng chuẩn, người bán có thể cung cấp cùng một catalog cho nhiều khách hàng khác nhau. Nhưng trong các catalog cá biệt hoá thì nội dung về giá cả, và hình thức hiển thị giới thiệu sản phẩm lại được mặc định theo sở thích của từng đối tượng khách hàng cụ thể mà nó hướng tới. Catalog cá biệt hóa được sử dụng nhiều trong các mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2B hơn là trong mô hình thương mại điện tử B2C.  Có hai cách để tạo catalog điện tử có tính cá biệt: o Thứ nhất là yêu cầu khách hàng xác định được những mặt hàng ưa thích trong catalog tổng hợp, việc này được thực hiện bằng một phần mềm One-to-One của công ty Broadvision (www.broadvision.com). o Thứ hai là có thể tạo các catalog điện tử có tính cá biệt hóa bằng cách sử dụng một phần mềm trong hệ thống để tự động xác định các sở thích của khách hàng dựa trên những dữ liệu giao dịch. Thường thì hiện nay, các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến sử dụng cookie để theo dõi hành vi của khách hàng, cũng như thói quen và sở thích của khách hàng. Trên cơ sở thông tin ghi được, một phần mềm sẽ tự động tạo ra catalog cho riêng khách hàng đó. Catalog cá biệt của Acmeshopping Joe Smith truy cập vào trang Acme Shopping, tại đây, anh có nhu cầu đăng ký một tài khoản khách hàng và lưu lại những thông tin như địa chỉ chi tiết, lĩnh vực quan tâm, và phương thức thanh toán ưa dùng. Acme Shopping đưa ra một loạt sản phẩm bao gồm hàng điện tử, quần áo, sách và dụng cụ thể thao. Joe chỉ quan tâm tới quần áo và đồ điện tử. Anh ta không phải là con người của thể thao cũng như đam mê sách. Joe có những sở thích khác biệt: đó là nhiếp ảnh. Sau khi Joe lưu lại những thông tin về sở thích, mỗi khi anh truy cập lại vào cửa hàng điện tử của Acme, trang này chỉ giới thiệu quần áo và các hàng điện tử. Hơn Bài 3: Các mô hình thương mại điện t ử 54 ICT401_Bài 3_v1.0013101225 thế nữa, khi Joe vào gian hàng điện tử, anh ta sẽ thấy chỉ những mặt hàng liên quan tới nhiếp ảnh- như là camera hay các thiết bị hỗ trợ khác. Một số sản phẩm nằm ngoài khả năng mua của Joe, vì vậy Joe vẫn có thể thay đổi những thông tin về sở thích để tìm những sản phẩm điện tử đó với mức chi phí dưới 300$. Những thông tin cá nhân như vậy giúp người tiêu dùng có thêm nh ững kinh nghiệm khi mua hàng và do đó thúc đẩy họ tới thăm trang web này,tạo nên sự sùng bái nhãn hiệu đối với cửa hàng trên mạng này. Mức độ tích hợp: Catalog điện tử có thể được phân loại dựa trên mức độ tích hợp của nó với từng phần của quá trình kinh doanh như: việc đặt và thực hiện các đơn đặt hàng, các hệ thống thanh toán điện tử, các hệ thống và phần mềm trong mạng làm việc nội bộ của doanh nghiệp, hệ thống kiểm kê và kế toán hàng tồn kho, các mạng thông tin bên ngoài của các nhà cung cấp và người tiêu dùng, các catalog giấy. Ví dụ như, nếu bạn đặt hàng trên amazon.com thì ngay lập tức đơn đặt hàng của bạn sẽ tự động được chuyển tới thiết bị kiểm tra vận hành bằng máy tính xem hàng có sẵn trong kho không. 3.2. Mô hình siêu thị trực tuyến (E - Store Model) 3.2.1. Khái niệm Siêu thị trực tuyến là trang web bán hàng trực tuyến nơi mà người tiêu dùng có thể vào mua sắm hàng hóa, dịch vụ và thanh toán trực tuyến bằng các phương tiện thanh toán điện tử. Ngoài ra còn có thể gọi siêu thị trực tuyến bằng nhiều tên khác nhau như cửa hàng ảo (virtual shop), cửa hàng trực tuyến (electronic storefront, online store). Siêu thị trực tuyến có thể kinh doanh một mặt hàng duy nhất, ví dụ iTunes của Apple là siêu thị âm nhạc trực tuyến phổ biến nhất trên thế giới hiện nay trong việc cung cấp các album và bản nhạc có bản quyền (www.itunestore.com). Ngoài ra hiện nay còn có một loại hình siêu thị trực tuyến tổng hợp bán rất nhiều mặt hàng thuộc mọi chủng loại khác nhau, ví dụ www.walmart.com. Nếu xét về mức độ triển khai thương mại điện tử thì siêu thị trực tuyến có hai loại: Siêu thị trực tuyến thuần túy; hai là siêu thị trực tuyến bán truyền thống. Siêu thị trực tuyến là một trong những hình thức thương mại điện tử được ứng dụng đầu tiên khi internet được đưa vào thương mại hóa. Đây là mô hình thương mại điện tử phát triển nhanh nhất với số lượng website bán hàng trực tuyến tăng hàng năm. Bài 3: Các mô hình thương mại điện t ử ICT401_Bài 3_v1.0013101225 55 Wal – Mart tiến tới trực tuyến Wal-mart, tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới hiện nay, đã rất nỗ lực trong việc kết hợp Website và thương mại điện tử với chuỗi cửa hàng ngoài đời thực. Mới đây, hãng đã triển khai chương trình "Site to Store", cho phép khách hàng đặt mua một sản phẩm nào đó qua Website. Món đồ sau đấy sẽ được chuyển đến cửa hàng Wal-Mart gần nhà khách hàng nhất, và người dùng sẽ không phải chị u khoản phí "shipping" (Khi mua hàng qua mạng, người dùng thường phải chịu phí vận chuyển món hàng từ kho đến nhà của mình qua đường bưu điện. Khoản tiền này gọi là shipping) "Nhờ chương trình này, doanh thu của các cửa hàng đại lý đã tăng lên đáng kể. Có vẻ như khi đặt hàng qua mạng, khách hàng thường chi "xông xênh" hơn khoảng 60 USD so với khi họ đi mua sắm trực tiếp” Một siêu thị điện tử phải bao gồm một số ứng dụng cần thiết để tiến hành việc bán hàng trực tuyến. Một số ứng dụng được sử dụng phổ biến nhất là catalogue điện tử; công cụ tìm kiếm hàng hoá trên catalogue; giỏ đựng hàng điện tử (e-cart); các công cụ hỗ trợ bán đấu giá trên mạng; cổng thanh toán giúp tiến hành thủ tục thanh toán. Ngoài ra, một trang web siêu thị trực tuyến còn có mục vận chuyển hàng hóa – nơi người mua hàng sẽ cung cấp thông tin về phương thức vận chuyển hàng hóa mà họ mong muốn; và mục dịch vụ khách hàng bao gồm thông tin sản phẩm và đăng ký bảo hành. Trên siêu thị trực tuyến người tiêu dùng có thể tìm kiếm hàng hóa và dịch vụ nhanh chóng bằng các công cụ tìm kiếm, sau đó tiến hành chọn hàng hóa cho vào giỏ hàng. Sau khi đã chọn hàng hóa cho vào giỏ hàng, người tiêu dùng có thể dùng các công cụ thanh toán điện tử để tiến hành thanh toán như thẻ tín dụng, séc điện tử… Sau khi thanh toán xong, người tiêu dùng sẽ chọn hình thức giao nhận hàng. Đối với các sản phẩm số hóa như phim, ảnh, bản nhạc thì người tiêu dùng có thể tải trực tiếp về, còn đối với các sản phẩm hữu hình thì khách hàng có thể yêu cầu giao hàng trực tiếp hoặc sẽ tới tận các cửa hàng truyền thống để nhận hàng. Bên cạnh những đặc điểm nêu trên thì siêu thị trực tuyến còn có thêm một số đặc điểm như người tiêu dùng có thể truy cập và đăng ký làm thành viên của cửa hàng để có thể nhận được những khoản ưu đãi như chiết khấu khi mua hàng; khách hàng hay người tiêu dùng có thể chia sẻ thông tin với nhau về hàng hóa, dịch vụ; có mục đánh giá sản phẩm giúp cho người tiêu dùng có thêm nhận định khi đưa ra quyết định mua sản phẩm. Bài 3: Các mô hình thương mại điện t ử 56 ICT401_Bài 3_v1.0013101225 Hình 3.1: Mô hình sàn giao dịch điện tử Nguồn: Turban, Electronic Commerce, 2006, Prentice Hall 3.2.2. Lợi ích của việc triển khai các siêu thị trực tuyến:  Giá hàng hóa trên các siêu thị trực tuyến thường có xu hướng rẻ hơn. Theo một nghiên cứu vào năm 2004, giá hàng hóa của các sản phẩm trên các siêu thị trực tuyến rẻ hơn 6-16% so với giá hàng bán offline.  Các khoản chiết khấu khi mua hàng trực tuyến nhiều hơn mua hàng offline. Ngoài các khoản chiết khẩu mua với số lượng lớn thì người tiêu dùng còn có thể nhận được các khoản chiết khấu theo hình thức thanh toán.  Người tiêu dùng có thể dễ dàng hơn trong việc so sánh giá cả và sản phẩm.  Có nhiều sự lựa chọn hơn.  Tiết kiệm được thời gian.  Thuận tiện trong việc mua bán hàng hóa. Hàng hóa có thể mua bán suốt 24h/7 ngày.  Giúp bảo vệ môi trường do hạn chế số lượng người tham gia vào giao thông công cộng. Số lượng website và số lượng giao dịch mua bán trên các siêu thị trực tuyến gia tăng nhanh. Tuy nhiên hiện nay người tiêu dùng rất lo lắng về an ninh và bảo mật thông tin cá nhân khi tiến hành mua hàng trên các siêu thị trực tuyến. 3.3. Mô hình đăng ký hay cung cấp nội dung (Digital Content Model) Là mô hình mà các doanh nghiệp có sẵn các thông tin được lưu trữ dưới dạng văn bản hoặc có quyền sở hữu loại thông tin trên sẽ đưa các thông tin đó lên hệ thống mạng của chính doanh nghiệp mình. Doanh thu cũng sẽ thu được từ hệ thống thông tin mà khách hàng truy cập. LexisNexis là một ví dụ điển hình khi công ty này khởi nghiệp như một công cụ tìm kiếm hợp pháp và hiện tại được biết đến như một sản phẩm được cung cấp trực tuyến. Khi nói về lĩnh vực giáo dục thì không thể không nhắc tới Thư viện trực tuyến của Tổ chức về thiết bị vi tính (ACM)… Khách hàng Nhà cung cấp Điều kiện thực hiện Catalog điện tửThư điện tử Hỗ trợ mua sắm: tìm kiếm, thẻ, v.v Đấu giá trực tuyến Cổng thanh toán Quản lý hàng tồn kho Giải quyết lô hàng Trung gian, tổ chức tài chính logistics, công nghệ, những người khác Cơ sở hạ tầng (mạng, cơ sở dữ liệu) Trước giao dịch Sau giao dịch Cổng nhà cung cấp Bài 3: Các mô hình thương mại điện t ử ICT401_Bài 3_v1.0013101225 57 Nhìn chung, doanh nghiệp đã ứng dụng khá thành công mô hình kinh doanh đăng ký cung cấp nội dung này. Ngoài ra, những doanh nghiệp nào có quyền sở hữu công nghệ, trí tuệ, bằng phát minh sáng chế,… thì cũng có thể ứng dụng mô hình này để kinh doanh. Hiện nay, mô hình này đã và đang bắt đầu xuất hiện rộng rãi ở Việt Nam. 3.4. Mô hình hỗ trợ quảng cáo (Advertising - Supported Model) 3.4.1. Khái niệm Là mô hình mà website sẽ cung cấp dịch vụ, thông tin hay cơ sở dữ liệu miễn phí cho khách hàng khi đi kèm với các thông điệp quảng cáo. Và doanh thu có được khi ứng dụng mô hình này là từ hoạt động quảng cáo. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng cung cấp thông tin trực tuyến miễn phí đến các khách hàng. Tất cả các hoạt động bán hàng hoàn toàn được hỗ trợ bởi doanh thu quảng cáo. Hiện nay, đây là hình thức kinh doanh điện tử thành công nhất được nhiều nhà cung cấp dịch vụ sử dụng, ví dụ như các công cụ tìm kiếm trực tuyến Yahoo!, Lycos hay Google. Bao gồm: các banner quảng cáo, danh mục tìm kiếm, liên kết đến các doanh nghiệp. 3.4.2. Lợi ích mà mô hình đem lại  Khả năng tìm thấy đối tác cũng như thông tin trên các banner và các mục quảng cáo sẽ cao hơn, thuận tiện và dễ dàng hơn một kết quả tìm kiếm.  Sử dụng dịch vụ miễn phí.  Các mục hay các chương trình quảng cáo sẽ hiệu quả hơn nhiều khi có phương tiện hỗ trợ.  Đem lại sự thành công và hiệu quả cho doanh nghiệp: o Số lượng người truy cập vào website của doanh nghiệp hay số lượng người sử dụng dịch vụ sẽ tăng. o Các banner quảng cáo sẽ phù hợp với các tiêu chuẩn tìm kiếm. o Dễ dàng phân đoạn thị trường và hướng đến thị trường mục tiêu. o Cá biệt hóa khách hàng trên internet. Bài 3: Các mô hình thương mại điện t ử 58 ICT401_Bài 3_v1.0013101225 Website mà doanh nghiệp sử dụng mô hình này cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:  Là một bước cải tiến về các công cụ tìm kiếm ngày nay.  Phần mềm truy cập internet nhanh chóng.  Các dịch vụ giá trị gia tăng như email, tin tức… được cung cấp miễn phí.  Cá biệt hóa trang web theo từng đối tượng khách hàng hay từng phân đoạn thị trường. Các doanh nghiệp công nghệ thông tin, viễn thông, phát triển thương mại điện tử, xe hơi, trang trí nội thất, kinh doanh mỹ phẩm…đều sử dụng mô hình này hiệu quả. Hiện nay một số mô hình phổ biến sử dụng quảng cáo trực tuyến có thể kể đến như:  Cổng thông tin: Một trong những cổng thông tin điển hình là Yahoo! Một trong những trang web đầu tiên xây dựng theo mô hình trang web đa dạng, bao gồm nhiều trang khác nhau tập trung nhiều đối tượng người truy cập. Yahoo! Hiện tại đây là trang web dẫn đầu về số lượng truy cập trên thế giới (Theo thống kê của Alexa.com), điều này cho phép Yahoo! mở rộng các danh mục trang thông qua một “cổng vào” tập trung là www.yahoo.com (khái niệm cổng thông tin được hiểu như “cửa ngõ” truy cập vào trang). Bên cạnh Yahoo, các cổng thông tin điển hình khác cũng sử dụng mô hình quảng cáo trực tuyến như AOL, AltaVista, Google, C-Net hay MSN của Microsoft.  Báo điện tử: Là mô hình khá phổ biến sử dụng cách thức tạo doanh thu từ quảng cáo, cũng như cách tạo quảng cáo phổ thông như báo giấy truyền thống, các báo điện tử cũng tiến hành quảng cáo cho khách hàng bằng cách cho thuê chỗ đặt Logo, đường link, banner…  Một số trang tập trung đối tượng truy cập nhất định: Các trang này tập trung vào một đối tượng người dùng có mục đích nhất định khi tìm kiếm thông tin trên mạng, sau đó khi thu hút được người dùng thường xuyên, việc tiến hành quảng cáo trên các site này thông thường sẽ có mức phí cao hơn các cách thức quảng cáo trực tuyến khác. Một số ví dụ dễ thấy như trang tìm kiếm việc làm trên mạng CareerSite hay trang Vietnamworks tại Việt Nam. Ngoài ra còn có một số trang khá nổi tiếng khác như AutoTrader.com, CycleTrader.com chuyên dùng cho mua bán các phương tiện giao thông sử dụng lại. 3.5. Mô hình phí dịch vụ (Fee-for-service Model) 3.5.1. Khái niệm Mô hình phí dịch vụ là mô hình tạo doanh thu thông qua thu phí dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng, tuy nhiên theo mô hình này nhà cung cấp sẽ không thực hiện giao dịch cho khách hàng mà tiến hành cung cấp dịch vụ trực tuyến cho khách hàng sử dụng. Mức phí được xác định dựa trên giá trị của dịch vụ cung cấp. Các loại hình kinh doanh thường sử dụng mô hình phí dịch vụ Trò chơi trực tuyến: không chỉ trên thế giới mà ngay tại Việt Nam, dịch vụ trò chơi trực tuyến đã có sự phát triển rất mạnh mẽ. Nếu chỉ tính riêng ở Mỹ, hằng năm có hơn khoảng 10 tỷ USD được sử dụng cho ngành công nghiệp giải trí này. Để có thể tham gia vào các trò chơi, hoặc người chơi phải tiến hành mua các phần mềm trò chơi này sau đó cài đặt vào máy tính cá nhân của mình, hoặ c trả phí đăng kí tham gia vào trò chơi trên mạng Internet. Một số công ty phát triển các phần mềm trò chơi nổi tiếng có thể kể đến như Microsoft [...]... gas và dịch vụ sửa chữa 68 ICT401 _Bài 3_v1.0013101225 Bài 3: Các mô hình thương mại điện tử TÓM LUỢC CUỐI BÀI Các mô hình chúng ta nghiên cứu trong bài học này bao gồm:  Mô hình Catalog trực tuyến (Web Catalog Model): Catalog điện tử là các trang thông tin về sản phẩm dưới dạng điện tử, không những đóng một vai trò quan trọng trong các ứng dụng của thương mại điện tử, mà còn có vai trò “xương sống”... là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, kể cả các tổ chức phi lợi nhuận 3.7.1.2 Các mô hình thương mại điện tử B2B Căn cứ vào số lượng bên mua, bên bán và hình thức kết hợp giữa các bên; mô hình B2B được chia thành 4 loại, theo mô hình dưới đây: Hình 3.3: Mô hình thương mại điện tử B2B Nguồn: Ecommerce, Turban, 2006  Mô hình sàn giao dịch của người bán (Sell–side): Là mô hình sàn giao dịch mà một doanh nghiệp... bán buôn hoặc môi giới ICT401 _Bài 3_v1.0013101225 69 Bài 3: Các mô hình thương mại điện tử CÂU HỎI THẢO LUẬN:  Yahoo!, MSN và Google hoạt động theo mô hình đăng ký hay mô hình hỗ trợ quảng cáo?  Ưu và nhược điểm của mô hình đăng ký nội dung?  Ưu và nhược điểm của mô hình hỗ trợ quảng cáo?  Mô hình hỗ trợ quảng cáo và quảng cáo trực tuyến giống và khác nhau như thế nào?  Catalog điện tử là gì? ... hàng: Mô hình TMĐT B2C cụ thể hóa hệ thống các hoạt động của người đi mua hàng thực hiện khi mua hàng hóa hoặc dịch vụ Amazon.com là ví dụ điển hình cho mô hình TMĐT này Tên miền thu hút 615 triệu người xem mỗi năm, con số này lớn gấp đôi walmart.com Ban đầu amazon chỉ kinh doanh mặt hàng sách, sau đó nhanh chóng làm nhà bán lẻ các 66 ICT401 _Bài 3_v1.0013101225 Bài 3: Các mô hình thương mại điện tử mặt... hãng phim 20th Century Fox Mô hình kinh doanh bán lẻ trực tuyến Để hiểu rõ hơn mô hình này, chúng ta xem xét dưới khía cạnh nhà bán lẻ hoặc nhà sản xuất Người bán mặc dù có cơ cấu tổ chức riêng, nhưng vẫn phải nhập hàng từ các nguồn khác, thường là các nhà kinh doanh Mô hình dưới đây chỉ ra các hoạt động kinh doanh khác trong Thương mại điện tử và các hoạt động liên quan, vì các hoạt động này ít nhiều... án thương mại điện tử  Việc ứng dụng mô hình phí dịch vụ thời gian đầu có thể sẽ ảnh hưởng tới doanh thu của công ty  Chi phí hành chính sẽ cao hơn vì công ty cần phải lưu trữ, kiểm soát thời gian, thanh toán chi phí hóa đơn và thu phí từ khách hàng  Các nhà cung cấp dịch vụ khó có thể áp dụng nhiều mức giá khác nhau tại các thị trường khác nhau ICT401 _Bài 3_v1.0013101225 59 Bài 3: Các mô hình thương. .. Những bước cơ bản để tiến hành đấu giá trực tuyến :  Bước 1: Chuẩn bị các thông tin về sản phẩm cần đấu giá : Tên sản phẩm , tính năng, công dụng, tình trạng hiện tại, các vật dụng đi kèm, nguồn gốc, ảnh mô tả 60 ICT401 _Bài 3_v1.0013101225 Bài 3: Các mô hình thương mại điện tử  Bước 2: Đăng ký thành viên trên sàn giao dịch Hầu hết các sàn giao dịch TMĐT đều yêu cầu người tham gia đăng ký thành viên... nghiệp lập ra để bán hàng hóa hay dịch vụ cho các khách hàng của mình (one–to–many) Bên bán ở đây có thể là nhà sản xuất bán hàng hóa (dịch vụ) cho các nhà bán buôn, bán lẻ, hay một doanh nghiệp nào đó; hoặc bên bán có thể là nhà phân phối đến các nhà bán buôn, bán lẻ, hay các doanh nghiệp khác ICT401 _Bài 3_v1.0013101225 63 Bài 3: Các mô hình thương mại điện tử Một số ngành, đặc biệt là những ngành sản... đấu giá Càng có nhiều hoạt động thì hệ thống càng lớn mạnh, và mô hình kinh doanh càng trở nên có giá trị cho những người tham gia 3.7 Mô hình B2B và B2C 3.7.1 Mô hình B2B 3.7.1.1 Khái niệm B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (các hoạt động mua bán, các hoạt động tác nghiệp khác giữa các công ty với nhau, trong đó có việc quản lý dây chuyền cung... giảm được chi phí giao dịch  Sàn giao dịch trực tuyến đa chiều (Exchanges): Là mô hình sàn giao dịch trực tuyến mà tại đây mọi doanh nghiệp có nhu cầu đều có thể tham gia giao dịch với nhau trên cơ sở ứng dụng một nền công nghệ chung (many–to–many) Các sàn 64 ICT401 _Bài 3_v1.0013101225 Bài 3: Các mô hình thương mại điện tử giao dịch loại này thuộc quyền sở hữu và điều hành của bên thứ ba là người trung . Bài 3: Các mô hình thương mại điện t ử ICT401_ Bài 3 _v1. 0013101225 49 BÀI 3: CÁC MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Khi ứng dụng máy tính và Internet. (Web Auction Model)  Mô hình B2B và B2C Bài 3: Các mô hình thương mại điện t ử 50 ICT401_ Bài 3 _v1. 0013101225 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI Tình huống: Ứng dụng Scene7’s để cá biệt hóa catalog. đang được các doanh nghiệp áp dụng thế nào? Bài 3: Các mô hình thương mại điện t ử ICT401_ Bài 3 _v1. 0013101225 51 3.1. Mô hình Catalog trực tuyến (Web Catalog Model) 3.1.1. Khái niệm Catalog

Ngày đăng: 19/08/2015, 14:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan