Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
202 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU Cây cà phê đến với Việt Nam theo con đường của các nhà truyền đạo công giáo, được trồng đầu tiên ở hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị, sau đó lan sang các tỉnh khác. Trải qua hơn 100 năm thăng trầm, đến nay cây cà phê đã có mặt gần như khắp các vùng của đất nước, và trở thành một ngành sản xuất quang trọng trong nền kinh tế quốc dân. Là một trong mười mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Cà phê của Việt Nam đã đi ra thế giới và được khách hàng khắp thế giới ưa chuộng vì hương vị thơm ngon đặc trưng và khả năng cung cấp tiềm tàng. Việt Nam là nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng và phát triển cây cà phê, và cà phê cũng mang lại cho Việt Nam hàng năm hàng triệu USD, là một mặt hàng đem lại ngoại lượng ngoại tệ lớn nhất nước ta. Theo thống kê, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê thứ ba thế giới và là nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới. Trong khuôn khổ bài đề án môn học này, với những tài liệu tham khảo có trong tay em xin trình bày vài nét sơ lược về tình hình sản xuất và xuÊt khẩu cà phê ở Việt Nam, đồng thời nêu lên những tồn tại đang còn vướng mắc trong việc sản xuất và xuất khẩu cà phê ở Việt Nam và phương hướng của ngành cà phê Việt Nam đến năm 2010 cùng với những giải pháp giúp cho ngành cà phê có thể đạt được những mục tiêu đề ra cho đén năm 2010. 1 CHƯƠNG I VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CỦA CÀ PHÊ I.Vai trò và tầm quan trọng cây cà phê đối với Việt Nam Cây cà phê đã được đưa vào Việt Nam hơn 100 năm và được trồng đại trà từ năm 1988. Do điều kiện khí hậu và đất đai thích hợp nên cây được phát triển trên qui mô rộng và cho chất lượng tốt nên không kém sản phẩm của những nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới. Cà phê là một trong các loại hàng hóa có tính thương mại cao nhất trên thế giới. Thu nhập từ cà phê là nguồn thu quan trọng ở các nước sản xuất cà phê. ở Việt Nam, cà phê là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng, là một mười mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đứng thứ 7 trong 10 ngành hàng xuất khẩu hàng đầu và đứng thứ 2 trong 7 hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu. Cà phê là thức uống được nhiều người Việt Nam ưa thích, nhưng do Việt Nam là nước co truyền thống uống trà từ lâu đời, và do mức sống của dân Việt Nam còn thấp nên lượng cà phê được tiêu thụ trong nước còn thÊp, còn phần lớn cà phê được sản xuất ra ta dành cho xuất khẩu. Tiêu thụ nội địa chỉ đạt 6000 tấn/năm, chiếm từ 1,5 –2% tổng sản lượng. Với đà phát triển như hiện nay, mức sống của người dân Việt Nam sẽ được cải thiện và nhu cầu uống cà phê sẽ tăng lên. Nghĩa là mức tiêu thụ nội địa của cà phê Việt Nam sẽ tăng, ước tính đến năm 2010 tiêu thụ nội địa nước ta đạt từ 5-7% tổng sản lượng bình quân trên người từ 0,1 – 0,2 kg/người/năm. II.Vai trò và tầm quan trọng của cà phê Việt Nam đối với thế giới: Trên thị trường thế giới, Việt Nam là nước có sản lượng cà phê xuất 2 khẩu tăng nhanh và ổn định liên tục trong suốt thập kỉ cuối của thế kỉ 20 và đã trở thành một hiện tượng đặc biệt của thị trường cà phê thế giới. Đến nưm 2000, Việt Nam trở thành nước có sản lượng cà phê xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới vượt qua Côlômbia. Sản lượng cà phê Việt Nam đang chiếm 13% sản lượng cà phê của thg trong niên vụ 2000/2001 và có khuynh hướng giảm xấp xỉ 10%. Phần lớn sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam là Robusta (cà phê vối) và đang chiếm gần 1/4 sản lượng sản xuất của loại cà phê này Bảng 1: Sản lượng cà phê thế giới Cà phê\Vùng Niên vô 97/98 98/99 99/00 00/01 01/02 02/03 Cà phê dịu Colombia (ngàn bao) 13.498 12.512 11.82 1 12.20 2 12.263 12.242 Cà phê dịu khác (ngàn bao) 27.965 27.395 31.726 28.70 2 27.672 28.029 Arabica tự nhiên (ngàn bao) 23.436 35.024 30.17 8 30.71 7 27.190 39.625 Robusta(ngàn bao) 32.753 33.465 39.620 45.42 8 43.60 8 42.210 Việt Nam(ngàn bao) 6.933 7.433 10.92 0 15.216 12.08 4 10.250 %Việt Nam/tổng số 7,1% 6,9% 9,6% 13,0% 10,9% 8,4% 3 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM I.Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam : Sản xuất cà phê mới chỉ được chú ý phát triển từ hai mươi năm trở lại đây. Việc trồng trọt cà phê theo thời gian còng có nhiều biến đổi đáng kể. Nếu như vào năm 1975 diện tích trồng cà phê ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ chỉ đạt 8000 ha và ở miền bắc là 4000 ha thì từ năm 1985 đến năm 1990, diện tích trồng cà phê đã tăng lên đáng kể tại Tây Nguyên và miền Đông Nam Bé. Tuy nhiên diên tích tại miền bắc lại giảm mạnh. Vào thời điểm đó toàn quốc mới chỉ có 14000 ha cà phê, chủ yếu là cà phê vối với sản lượng là 0,4 tấn/ha. Sau hơn 20 năm, đến năm 1997, diện tích cà phê đã lên gần tới con sè 254000 ha với năng suất trung bình đã lên tới 14- 15 tấn/ha, đạt tổng sản lượng là 350.00 tấn . Và mới gần đây theo báo cáo của tổ chức cà phê quốc tế (ICO) tháng 3.2004, tổng sản lượng cà phê niên vụ 2003/2004 sẽ đạt 101,38 triệu bao ( 60kg/bao) so với 119,44 triệu bao niên vụ 2002/2003. Cà phê Việt Nam được phân bố rộng rãi từ bắc chí nam trên nhiều tỉnh trung du, miền núi và cao nguyên. Trước kia, người ta trồng 3 loại cà phê: cà phê chè (arabica), cà phê vối (robusta) và cà phê mít (Escelsa). Nhưng đến nay, do cà phê mít có giá trị kinh tế thÊp nên nó dần dần bị loại bỏ chỉ còn lại 2 loại cà phê được trồng là cà phê chè và cà phê vối. Do có yêu cầu và điều kiện sinh thái khác nhau nên hai loại cà phê này được trồng ở những vùng khác nhau. Sự phân chia này cũng phù hợp với kết quả phân vùng địa lí thổ nhưỡng của Việt Nam vì đất miền Bắc là đất không bazan phù hợp với cây cà phê chè, đất miền Nam là đất đỏ latosol, phát triển trên đá bazan thích hợp để phát triển cây cà phê vối. 4 Do được chú trọng đầu tư thâm canh nên cà phê Việt Nam có năng suất và sản lượng cao. Liên tục trong nhiều năm năng suất tăng rõ rệt từ 600 – 700 kg/ha nay đạt bình quân 4,4 tấn nhân/ ha, cá biệt có nơi 4-4,5 tấn nhân/ ha. World Bank đánh giá năm 1996 năng suất cà phê vối Robusta của Việt Nam (4,48 tấn/ha) xếp thứ nhì thế giới, sau Costa Rica (4,6 tấn/ ha), trên Thái Lan (0,99 tấn/ ha). Cùng với năng suất, diện tích và sản lượng cà phê của Việt Nam cũng đang ở mức rất cao, có xu hướng tiếp tục tăng. Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lượng của cà phê Việt Nam Niên vô Diện tích trồng cà phê (ha) Diện tích tăng so với trước (ha) Sản lượng cà phê Sản lượng tăng so với niên vụ trước (tấn) 90-91 135500 82500 91-92 135500 0 131400 48900 92-93 143000 7500 145200 13800 93-94 148800 5800 179000 33800 94-95 164600 15800 212150 33150 95-96 186000 21400 235000 22550 96-97 254000 68000 362000 127000 97-98 296000 42000 400000 38000 98-99 350000 54000 420000 20000 99-00 420000 70000 600000 180000 00-01 561900 141900 802500 202500 01-02 565300 3400 840600 20100 02-03 531300 34000 668700 -171900 Qua bảng số liệu ta nhận thấy rằng diện tích cà phê của Việt Nam tăng rất mạnh và còn tiếp tục tăng. Đây là kết quả từ chính sách khuyến khích phát triển cà phê của chính phủ trong kinh tế hộ gia đình, tư nhân kết hợp với đầu tư hỗ trợ của nhà nước qua các chương trình định canh, định cư, phủ xanh đồi trọc, đất trồng. Bên cạnh mặt đáng mừng, diện tích tăng mạnh cũng 5 phản ánh một tình trạng đáng ngại đó là sự phát triển vượt tầm kiểm soát của cà phê trông mới. Đây là một trở ngại trong việc công tác chỉ đạo kinh doanh xuất khẩu. Bảng 3: Cơ cấu hộ trồng cà phê phân theo quy mô diện tích trồng cà phê ở các tỉnh trọng điểm năm 2001 Vùng Số hộ trồng cà phê Dưới 0,2 ha 0,2 đến 0,5 ha 0,5 đến <1 ha 1 đến <2 ha 2 đến <3 ha 3 đến <5 ha 5 đến <10 ha 10 ha trở lên Đông Bắc 100 51,73 26,03 15,31 6,24 0,62 0,04 0,04 Tây Bắc 100 44,02 29,75 17,88 7,34 0,75 0,2 0,05 Bắc trung bé 100 39.39 21,69 20,99 14,95 2,42 0,46 0,1 DH miền trung 100 9,9 19,20 24,86 34,16 8,09 3,29 0,41 0,08 Tây Nguyên 100 10,55 26,12 30,88 24,05 5,67 2,24 0,42 0,05 Đông Nam Bé 100 6,43 25,11 31,16 26,66 7,14 2,83 0,61 0,06 (Nguồn: niên giám thống kê 2002) Qua bảng số liệu trên cho ta thấy một điều là hầu hết các hộ trồng cà phê ở Việt Nam tập trung ở diện tích nhỏ ( dưới 1 ha). Số hộ trồng cà phê có diện tích trên 10 ha rất Ýt và cũng chỉ có 3 vùng duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, và Đông Nam Bộ, các hộ trồng cà phê ở 3 vùng còn lại chỉ sản xuất cà phê với diện tích nhỏ hơn 10 ha. ở các vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ số hộ trồng cà phê có diện tích dưới 0,2 ha là lớn nhất, thậm chí ở Đông Bắc số hộ trồng dưới 0,2 ha chiếm tới hơn một nửa (51,73%). Với 0,08% số hộ trồng cà phê trên 10 ha, duyên hải miền Trung là vùng có nhiều hộ trồng trên 10 ha nhất nước ta. Còng qua số liệu cho thấy rằng, cà phê không chỉ được mở rộng diện tích ở Tây Nguyên, Đông Nam Bé v.v là những vùng chủ yếu trống cà phê Robusta, mà còn phát triển khá mạnh cà 6 phê Arabica ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, Lai Châu, Yên Bái Hà Giang, Tuyên Quang và một số tỉnh miền trung du như Nghệ An, Quảng Trị v.v Việc năng suất cây cà phê tăng lên là nhờ những nguyên nhân sau: - Khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi cho cây cà phê 70% diện tích trồng cà phê Việt Nam được trồng trên đất đỏ bazan có độ phì nhiêu cao, trồng đây, tơi xốp. - Khí hậu Việt Nam có mùa khô khắc nghiệt, nhưng do giải quyết tưới tiêu tốt nên biến được hạn chế thành thuận lợi. - Cơ chế quản lí của ta đổi mới, chính sách giao quyền sử dụng ruộng đất, vườn cây cho người lao động đã nâng cao ý thức làm chủ lên cao, nhờ đó vườn cây được chăm sóc tốt, đầu tư thâm canh tăng cao, đất đai được sử dụng triệt để. Trong thời kì kinh tế tập trung bao cấp, việc sản xuất cà phê chủ yếu được tập trung tại doanh nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã nông nghiệp. Tuy nhiên, như kinh nghiệm của nhiêu nước cho thấy, phương thức tốt nhất để phát triển nghành nông nghiệp nói chung và cà phê nói riêng là giao đất cho các hộ gia đình và tư nhân. Chính bởi vậy tới đầu những năm những năm 1990, những chính sách kinh tế mới đã được áp dụng. Các hộ nông dân được giao đất và tự quản công viêc trồng trọt kinh doanh của mình. Chính sách mới này rõ ràng đã tạo cho ngành cà phê, diện tích trồng cà phê không ngừng tăng lên qua các năm, năng suất cà phê được cải thiện rõ rệt do có sự đầu tư hợp lý. Cho tới năm 1995, nhà nước chỉ trực tiếp quản lí gần 20% diện tích cà phê ở Việt Nam, phần hơn 80% còn lại do các hộ nông dân quản lí. Sản lượng cà phê do các hộ tư nhân sản xuất đạt gần 80% tổng sản lượng. Bảng sau đây sẽ cho thấy được sự dịch chuyển trong cơ cấu ngành cà phê của Việt Nam trong hai thập kỉ qua: 7 Bảng 4: Bảng đơn vị tính% Năm Diện tích trồng (ha) Diện tích thu hoạch (ha) Sản lượng (tấn) 1985 69 31 60 40 72 28 1990 49 51 41 59 51 49 1995 29 71 35 65 24 76 1999 25 75 32 68 23 77 (nguồn tài liệu: Báo cáo về cà phê tại hội nghị cà phê quốc tế tổ chức tại Việt Nam tháng 11 năm 1999 của VINACAFE) • Việc giao đất và quyền kinh doanh tù do cho các hộ nông dân đã đem lại nhiều thành quả tốt đẹp, tuy nhiên việc phát triển cà phê không quy hoạch đã mang lại không Ýt hậu quả nghiêm trọng. Sau năm 1994, diện tích đất trồng cà phê tăng lên một cách nhanh chóng, làn sóng trồng cà phê đã lan nhanh với tốc độ chóng mặt. Nhiều người, nhất là dân di cư tự do vào chặt phá rừng để trồng cà phê và hàng chục ngàn ha rừng đầu nguồn đã bị tàn phá. Và nguy hiểm hơn nũă là việc để có nước tưới tiêu cho cây nhiều hộ nông dân đã đắp đất đá, ngăn chặn suối lại đã gây nên việc thiếu nước trầm trọng cho các vùng dưới. Như vậy, ở đây ta thấy rằng đồng thời với việc tăng nhanh diện tích trồng cà phê chúng ta còn cần có những kế hoạch quy hoạch việc trồng cà phê và những biện pháp kĩ thuật cụ thể để giúp những hộ nông dân trong việc trồng cà phê của mình. • Mét trong những vấn đề cần được chú tâm nữa trong lĩnh vực cà phê là việc chế biến cà phê. Cà phê Việt Nam được đánh giá là cà phê có hương vị thơm ngon và độ dịu đặc biệt. Nhưng có một điều bất cập là cà phê Việt Nam luôn luôn phải chịu nhiều thua thiệt trên thị trường thế giới và lÝ do được nêu ra ở đây chính là do chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam 8 còn thấp, thua kém rất nhiều so với chất lượng cà phê của các nước xuất khẩu khác. • Tác động của thị trường cà phê thế giới đến sản xuất cà phê của Việt Nam : Cà phê là một mặt hàng xuất khÈu khẩu chủ lực của Việt Nam, sản lượng cà phê dành cho xuất khẩu chiếm đến 95% sản lượng sản xuất ra. Cà phê chịu ảnh hưởng rất lớn của cung và cầu trên thị trường thế giới. Còng trong những năm qua, cà phê không chỉ được mở rộng diện tích ở Tây Nguyên, Đông Nam Bé v.v là những vùng chủ yếu trống cà phê Robusta, mà còn phát triển khá mạnh cà phê Arabica ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, Lai Châu, Yên Bái Hà Giang, Tuyên Quang và một số tỉnh miền trung du như Nghệ An, Quảng Trị v.v nhằm nâng cao tỷ trọng xuất khẩu cà phê ngon, giá cao. Theo ông Bùi Đìng Trụ, trưởng ban dự án phát triển cà phê chè của tổng công ty cà phê Việt Nam (VineCafe), đến cuối năm 2002, tổng diện tích cà phê chè của cả nước vào khoảng hơn 2.5 vạn ha: 9 Bảng 5: Diện tích trồng cà phê chè ở các tỉnh phía Bắc (Đơn vị: ha) Cao Bằng 4000 Lạng sơn 6000 Hà Giang 5000 Yên Bái 10000 Phú Thọ 5000 Lai Châu 6000 Sơn La 10000 Tuyên Quang 6000 Hòa Bình 7000 Thanh Hóa 10000 Nghệ An 10000 Quảng Bình 4000 Quảng Trị 8000 Thừa Thiên - Huế 5000 Ngay từ những năm trước đây, các nhà quản lý về nông nghiệp và cà phê Việt Nam đã quyết định là cần phải chuyển hướng sản xuất ngành cà phê: nhanh chóng tăng diện tích và sản lượng cà phê chè, thông qua việc chuyển đổi các vườn cà phê vối kém hiệu quả tại Tây Nguyên và đặc biệt là trồng mới tại khu vực trung du, miền núi phía Bắc. Tuy nhiên trên thực tế, kế hoạch phát triển cà phê chè của VICOFA ngay từ đầu đã gặp rất nhiều khó khăn, vấp phải rất nhiều trở ngại: nông dân thiếu kinh nghiệm với loại cây trồng mới nên chưa đạt được năng suất dự kiến, thâm chí nhiều diện tích cà phê bị chết do sương muối, do không được chăm sóc đầy đủ về nước tưới, phân bón … cà phê chè được trồng tràn lan tại cả những địa phương không có điều kiện phù hợp để phát triển, cây cà phê sản xuất ra chưa có đầu mối thu mua, chế biến hợp lí khiến cho người trông bị thiệt hại lớn… II. Tình hình xuất khẩu của cà phê Việt Nam: 1. Tình hình xuất khẩu của cà phê Việt Nam: 10 [...]... trong sản xuất, chế biến cà phê, chất lượng cà phê sẽ được nâng cao, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam sẽ dần dần đạt đến mức bình quân trên thị trường thế giới – dự kiến giá cà phê Robusta sẽ đạt mức trên 2.000 USD/tấn, cà phê Arabica khoảng 3.000 USD/tấn III Các giải pháp để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê ở Việt Nam: 22 Với một là mong muốn ngành cà phê của Việt Nam sẽ ngày càng phát triển và. .. Việt Nam là cho tới nay, Việt Nam vẫn chưa thực sự có nhiều biện pháp để khuếch trương, giới thiệu cà phê của Việt Nam với các bạn hàng trên thế giới 16 CHƯƠNG III GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM I Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê: 1 Thuận lợi: - Về điều kiện tự nhiên: Nước ta có nhiều núi và cao nguyên rộng lớn, có... USD Các đơn vị sản xuất và xuất khẩu cà phê khác ở Việt Nam cũng có kế hoạch tự trang bị máy móc chế biến nhằm nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu Nhà nước cũng đã ban hành tiêu chuẩn Việt Nam về cà phê xuất khẩu làm căn cứ để phân loại hàng hóa khi xuất khẩu cà phê - Về xuất khẩu: Nhà nước đã có kế hoạch lập lại trật tự trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê Trước kia có thời điểm có đến 100 đơn vị xuất khẩu. .. dựng các cơ sở chế biến như kho tàng, nhà xưởng, sân phơi Về xuất khẩu vốn lưu động thu mua cà phê cũng rất thiếu do cà phê là mặt hàng có giá trị lớn, việc kinh doanh cũng đòi hỏi vốn lớn Hiện nay hầu hết các đơn vị xuất khẩu cà phê thiếu vốn, nhất là vốn lưu động để kinh doanh thu mua và xuất khẩu cà phê - Về sản lượng: Phần lớn sản lượng cà phê Việt Nam là do các hộ nông dân sản xuất trong khi các. .. việc trồng cà phê gặp nhiều thuận lợi cùng với sự tăng nhanh về diện tích và năng suất cây trồng nên xuất khẩu cà phê của Việt Nam hàng năm cũng tăng nhanh cả về số lượng cũng như kim ngạch Cho đến nay, Việt Nam đã trở thành một cường quốc về xuất khẩu cà phê, là một trong ba nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới và năm 1997/1998 Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới với sản lượng... được thiên nhiên ưu đãi, năng suất và chất lượng cà phê tự nhiên ở Việt Nam được đánh giá là cao nhất thế giới nhưng chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam luôn bị đánh giá là thấp Nguyên nhân được nêu ra ở đây để giải thích cho tình trạng ở trên chính là việc sản xuất cà phê ở Việt Nam còn mang năng tính thủ công Trang thiết bị phục vụ cho việc chế biến và sản xuất cà phê thiếu trầm trọng: từ sân phơi... giá cà phê thế giới đã dẫn đến sự tăng trưởng đột biến của kim ngạch xuất khẩu Giá cà phê tăng cao là nguyên nhân kích thích người trồng cà phê không ngừng mở rộng diện tích trồng cà phê Và trong niên vụ 1996-1997, sự tăng đột biến về kim ngạch xuất khẩu đã đưa kim ngạch cà phê xuất khẩu đứng đầu trong kim ngạch các mặt hàng nông sản Đến vụ 1997/1998 , Việt Nam đạt đỉnh về kim ngạch xuất khẩu cà phê. .. 2003, Việt Nam đã xuất khoảng 352.000 tấn cà phê vào thị trường EU, chiếm 47% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam và 109.000 tấn vào thị trường Hoa Kỳ, chiếm 14,6% Và hiện nay, hầu hết các hãng kinh doanh cà phê lớn trên thế giới đã mua cà phê của Việt Nam 13 Bảng 7: !0 nước hàng đầu hk cà phê Việt Nam năm 2001 St 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nước Số lượng (tấn) Bỉ Mỹ Đức Tây Ban Nha ý Pháp Ba Lan Anh... lượng cà phê chế biến xuất khẩu tăng lên với chất lượng ngày càng cao Cà phê hòa tan nước ta cũng sẽ được xuất khẩu sang một số 21 nước Dự kiến đến năm 2010 xuất khẩu 420.000 tấn đạt kim ngạch trên 600700 triệu USD Theo dự báo của ICO, Việt Nam tiếp tục là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 3 trên thế giới, đứng đầu khu vực Châu á Thái Bình Dương và đứng đầu các nước về xuất khẩu cà phê vối, có ảnh hưởng... đó cà phê chiếm 350.000 – 400.000 ha còn cà phê chè là 100.000 ha 19 • Năng suất và sản lượng Năng suất cà phê Việt Nam thuộc loại cao nhất trên thế giới 14–16 tạ/ha Nhưng đó vẫn chưa phải là năng suất cao nhất của cà phê Việt Nam vì hiện nay các vườn cây cà phê ở Việt Nam chưa vào độ tuổi sung sức nhất cho năng suất cao Dự kiến, vào những năm tới năng suất sẽ tiếp tục tăng do nhiều vườn cây cà phê . giới. 16 CHƯƠNG III GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM I. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê: 1. Thuận lợi: -. cà phê thế giới đến sản xuất cà phê của Việt Nam : Cà phê là một mặt hàng xuất khÈu khẩu chủ lực của Việt Nam, sản lượng cà phê dành cho xuất khẩu chiếm đến 95% sản lượng sản xuất ra. Cà phê. hình sản xuất và xuÊt khẩu cà phê ở Việt Nam, đồng thời nêu lên những tồn tại đang còn vướng mắc trong việc sản xuất và xuất khẩu cà phê ở Việt Nam và phương hướng của ngành cà phê Việt Nam