Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
282 KB
Nội dung
Phân tích tình hình nhập khẩu và sử dụng phân bón ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2009 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay khoa học - kỹ thuật ngày càng phát triển, nhu cầu của con người cũng ngày một tăng lên, và kèm theo là sự thay đổi. Nhưng nhu cầu về lương thực và thực phẩm là một nhu cầu thiết yếu không thay đổi được. Để đáp ứng đầy đủ những nhu cầu thiết yếu này, bên cạnh việc đòi hỏi người nông dân phải lao động để sản xuất ra lương thực, thực phẩm thì cần phải cung cấp cho họ những tư liệu sản xuất như: hạt giống, dụng cụ lao động, máy móc thiết bị,…; và quan trọng hơn đó là phân bón. Phân bón là một thành phần không thể thiếu cho bất kì loại cây trồng nào, nó giúp cây trồng tăng trưởng và phát triển ổn định, giúp tăng năng suất lao động, góp phần quan trọng vào việc đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của con người. Tuy nhiên, người nông dân không phải bao giờ cũng được cung cấp đầy đủ về phân bón, mà còn bị phụ thuộc vào trình độ khoa học kĩ thuật, khả năng sản xuất phân bón của đất nước. Việt Nam hiện là nước đang phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật còn non kém nên việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công nghệ sản xuất phân bón của đất nước là rất khó khăn; ngoài ra, việc áp dụng các giải pháp phân bón sinh học, vi sinh học để nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón cũng còn rất hạn chế. Thực vậy, Việt Nam hiện là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới, mỗi năm cung cấp cho thế giới một khối lượng gạo khổng lồ, đảm bảo an ninh lương thực thế giới. Quá trình sản xuất để tạo nguồn hàng xuất khẩu này chủ yếu là dựa vào chất làm cho cây lúa tăng trưởng tốt, năng suất ổn định,… góp phần nâng cao chất lượng hạt gạo. Chất đó không gì khác ngoài “phân bón”. Nhưng hiện nay, Việt Nam mỗi năm phải nhập khẩu một số lượng lớn phân bón đủ các loại, mới có thể cung cấp đủ cho nhu cầu sử dụng của người nông dân. Tuy nhiên, đều đáng quan tâm ở đây là mức giá mà người nông dân phải trả để có thể sử dụng được lượng phân bón mà họ cần. Do các doanh nghiệp sản xuất phân bón chủ yếu là nhập khẩu và bán lại nên mức giá phân bón là khá cao, không ổn định; lại phụ thuộc vào mức giá nhập khẩu nên gây ra nhiều lo ngại cho người nông dân và cho cả các doanh nghiệp nhập khẩu. Đây là một vấn đề hết sức cấp bách và cần thiết mà một đất nước GVHD: Châu Thị Lệ Duyên 1 SVTH: Nguyễn Thị Vén Phân tích tình hình nhập khẩu và sử dụng phân bón ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2009 đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng cần phải chú ý và quan tâm đáng kể. Chính vì những lý do này, việc “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU VÀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2009” là vấn đề cần thiết và cấp bách, nhằm tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón và hạn chế việc nhập khẩu phân bón góp phần làm giảm chi phí sản xuất cho người nông dân. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung: Phân tích tình hình nhập khẩu và sử dụng phân bón ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2009 để tìm ra giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và hạn chế việc nhập khẩu phân bón. 2.2 Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng nhập khẩu và sử dụng phân bón ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2009. Mục tiêu 2: Phân tích những nguyên nhân của việc nhập khẩu phân bón ở Việt Nam. Mục tiêu 3: Đưa ra giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu suất sử dụng và hạn chế việc nhập khẩu phân bón ở Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1 Phạm vi về không gian Đề tài được nghiên cứu ở Việt Nam. 3.2 Phạm vi về thời gian Từ ngày 23/05/2010 đến ngày 30/06/2010 Thời gian lấy số liệu thứ cấp: từ năm 2007 đến tháng 4 đầu năm 2010 3.3 Phạm vi về nội dung Đề tài được nghiên cứu tại Việt Nam. GVHD: Châu Thị Lệ Duyên 2 SVTH: Nguyễn Thị Vén Phân tích tình hình nhập khẩu và sử dụng phân bón ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2009 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp được thu thập từ sách báo, tạp chí, internet, lấy số liệu trực tiếp từ các nhà máy và các nguồn khác. 4.2 Phương pháp phân tích số liệu Có rất nhiều cách để phân tích số liệu nhập khẩu phân bón của Việt Nam nhưng thông thường là phương pháp so sánh • Phương pháp số tuyệt đối : Là phương pháp so sánh hai chỉ tiêu cùng loại hay khác nhau nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian hoặc đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của một doanh nghiệp hay các nhà quản trị muốn đánh giá một thị trường nào đó ở hai thị trường khác nhau.Và sự so sánh này bằng một con số cụ thể. Ở đây ta nghiên cứu các chỉ số về giá , sản lượng, lợi nhuận: 0 1 p p i p = ; 0 1 q q i q = q 1 : Sản lượng năm nghiên cứu q 0 : Sản lượng năm gốc p 1 : giá hàng hóa năm nghiên cứu p 0 : giá hàng hóa năm gốc • Phương pháp số tương đối : Là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. %100 0 1 ×= p p i p ; %100 0 1 ×= q q i q GVHD: Châu Thị Lệ Duyên 3 SVTH: Nguyễn Thị Vén Phân tích tình hình nhập khẩu và sử dụng phân bón ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2009 PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 1.1 Một số khái niệm Phân bón là các chất hữu cơ hoặc vô cơ chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng được bón vào đất hay hòa nước phun, xử lý hạt giống, rễ và cây con. Ở đây, phân bón có thể hiểu là phân vô cơ được các nhà máy sản xuất hay nhập khẩu từ nước ngoài về để bán cho người nông dân; cũng có thể gọi là phân khoáng hay phân hóa học. Điển hình là: urê, lân, kali, DAP, ; ngoài ra còn có các loại phân vi lượng khác. Nhập khẩu là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác; hay nói khác hơn, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú trong nước và tỷ giá hối đoái. Thu nhập của người dân trong nước càng cao, thì nhu cầu của hàng đối với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu càng cao. Tỷ giá hối đoái tăng, thì giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ trở nên cao hơn; do đó, nhu cầu nhập khẩu giảm đi. Hạn ngạch (quotas): là rào cản thương mại phi thuế quan quan trọng nhất. Đây là biện pháp trực tiếp hạn chế số lượng hàng hóa được phép nhập khẩu hay xuất khẩu vào quốc gia trong một thời kì nhất định nhằm cân đối cán cân xuất nhập khẩu của đất nước. Thuế xuất nhập khẩu hay thuế quan là tên gọi chung để gọi hai loại thuế trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Đó là thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu. Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu, còn thuế xuất khẩu là thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu. Về mặt nguyên tắc, thuế xuất nhập khẩu phải được nộp trước khi thông quan để người xuất khẩu có thể giao hàng hóa cho người chuyên chở hay người nhập khẩu có thể đưa mặt hàng nhập khẩu vào lưu thông trong nội địa, trừ khi có các chính sách ân hạn thuế hay có bảo lãnh nộp thuế, nên chúng có thể coi là một trong những loại thuế dễ thu nhất, và chi phí để thu thuế xuất-nhập khẩu là khá nhỏ. 1.2 Tầm quan trọng của phân bón và vai trò của việc sản xuất phân bón trong nước GVHD: Châu Thị Lệ Duyên 4 SVTH: Nguyễn Thị Vén Phân tích tình hình nhập khẩu và sử dụng phân bón ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2009 - Phân bón góp phần làm tăng năng suất và sản lượng các loại cây trồng, làm tăng sản lượng nông sản đạt quy cách chất lượng xuất khẩu, đặc biệt là cây lúa, đảm bảo an ninh lương thực thế giới. - Phân bón giúp cho người dân có đủ điều kiện sản xuất, tạo ra công ăn việc làm ổn định, nâng cao đời sống vật chất cho người dân. Bên cạnh đó còn tạo tâm lý ổn định để mọi người dân làm nông nói riêng và tất cả mọi người dân trong xã hội nói chung sống và làm việc đạt hiệu quả hơn vì họ không phải lo lắng về vấn đề phải chịu đói như trước đây đã từng xãy ra. - Sản xuất phân bón làm tăng khối lượng phân bón đang có trong nước, đáp ứng một phần nhu cầu sử dụng phân bón trong nước, hạn chế nhập khẩu từ nước ngoài, làm giảm kim ngạch nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ, tận dụng nguồn tài nguyên trong nước, tạo việc làm cho người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia. - Sản xuất phân bón trong nước làm giảm một lượng chi phí vận chuyển, chi phí thủ tục hải quan,… đáng kể mà người dân phải chịu khi nhập khẩu phân bón. Từ đó, thúc đẩy nông nghiệp trong nước phát triển, tạo động lực cho việc tìm tòi và phát minh ra các loại giống cây trồng mới lạ, các hình thức luân canh mới phù hợp với những vùng đất mà trước đây chưa sử dụng hoặc có sử dụng nhưng chưa đạt hiệu quả. Chẳng hạn như việc trồng xen cây cacao trong vườn dừa, trồng lúa kết hợp với nuôi tôm càng xanh,…đều đòi hỏi phải có một lượng phân bón đủ lớn để cung cấp đầy đủ cho các loại cây trồng phát triển tốt. 1.3 Tổng quan về tình hình xuất khẩu phân bón của các nước trên thế giới vào Việt Nam Cũng như các nước đang phát triển khác, Việt Nam là thị trường xuất khẩu phân bón đem lại lợi nhuận cao cho các nước sản xuất phân bón với số lượng lớn trên thế giới, trong đó có Trung Quốc. Với lợi thế giá rẻ, lại thuận lợi về mặt địa lý nên Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp phân bón hàng đầu vào Việt Nam hiện nay. Trong năm 2009, tỷ trọng xuất khẩu phân bón từ Trung Quốc chiếm 51% tổng lượng nhập khẩu phân bón của Việt Nam, đạt 1,95 triệu tấn, tăng 29,44% so với năm 2008; bỏ khá xa so với nhà cung cấp lớn thứ hai là Nga với tỷ trọng chiếm GVHD: Châu Thị Lệ Duyên 5 SVTH: Nguyễn Thị Vén Phân tích tình hình nhập khẩu và sử dụng phân bón ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2009 10,26% tổng lượng nhập, đạt 394,8 ngàn tấn, tăng 14,10% so với năm 2008. Điều này làm cho Trung Quốc trở thành nhà cung cấp duy nhất có lượng phân bón xuất khẩu vào Việt Nam đạt trên 1 triệu tấn mỗi năm. Bên cạnh đó, lượng phân bón từ Ucraina, Đài Loan, Mỹ, Hàn Quốc nhập vào Việt Nam trong năm 2009 cũng tăng đáng kể. Cụ thể như Hàn Quốc: xuất khẩu vào Việt Nam đạt 355 ngàn tấn, tăng 2,1 lần so với năm trước; Mỹ: 154,7 ngàn tấn, tăng 140,6 lần so với năm trước; Ucraina: 189 ngàn tấn, tăng 126 lần; Philippin: 294 ngàn tấn, tăng 2,7 lần; Ấn Độ: 40,7 ngàn tấn, tăng 2,3 lần; Tuy nhiên, do giá xuất khẩu đứng ở mức thấp nên mặc dù về lượng tăng mạnh, kim ngạch xuất khẩu từ các nước vào Việt Nam đều giảm: Trung Quốc giảm 17,21%, Nga giảm 29,45%, Hàn Quốc giảm 7,76%,…; duy chỉ có Philippin và Ấn Độ tăng lần lượt 152,6%, và 86,22 %. Trong khi đó, xuất khẩu phân bón vào Việt Nam từ một số thị trường lại giảm mạnh so với năm 2008, như: Nhật Bản, Canada, Nauy, Bỉ, Malaixia. Cụ thể: xuất khẩu từ Nhật Bản giảm 4,07% về lượng và 53,27% trị giá; Canada giảm 26,53% về lượng, 23,17% trị giá; Nauy giảm 87,42% về lượng, 92,27% trị giá; Bỉ giảm 55,72% về lượng, 51,02% trị giá; còn Malaixia về lượng giảm 7,17%, trị giá là 31,78%. Bảng 1: Thị trường xuất khẩu phân bón vào Việt Nam năm 2009 GVHD: Châu Thị Lệ Duyên 6 SVTH: Nguyễn Thị Vén Phân tích tình hình nhập khẩu và sử dụng phân bón ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2009 Thị trường Năm 2008 Năm 2009 Năm 2009 so với năm 2008 Lượng (tấn) Trịgiá (USD) Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (%) Trị giá (%) Trung Quốc 1.507.548 719.931 1.951.305 596.026 29,44 -17,21 Nga 346.054 156.197 394.840 110.201 14,10 -29,45 Hàn Quốc 161.649 79.040 355.073 72.904 119,66 -7,76 Philippin 80.525 45.561 294.260 115.085 265,43 152,60 Nhật Bản 199.241 55.092 191.137 25.746 -4,07 -53,27 Ucraina 1.500 585 189.306 55.137 12.520 9.325 Hoa Kỳ 1.109 2.836 154.712 62.033 13.851 2.087 Đài Loan 102.304 29.808 130.159 21.442 27,23 -28,07 Canada 138.507 79.192 101.755 60.847 -26,53 -23,17 Ấn Độ 17.476 9.420 40.742 17.542 133,13 86,22 Thái Lan 6.635 3.507 22.252 6.125 235,37 74,65 Malaixia 17.394 7.772 16.147 5.302 -7,17 -31,78 Bỉ 7.301 4.882 3.233 2.391 -55,72 -51,02 Nauy 22.176 16.413 2.789 1.268 -87,42 -92,27 Singapo 52.358 30.035 5,2 132,2 -99,99 -99,56 ( Nguồn: www.tinthuongmai.vn ) (+): tăng;(-): giảm Từ những số liệu trên, ta nhận thấy được Trung Quốc chiếm một tỷ lệ xuất khẩu phân bón vào Việt Nam rất cao (51%). Đây là đều đáng lo ngại cho thị trường phân bón của Việt Nam nếu Trung Quốc vì một nguyên nhân nào đó không còn xuất khẩu phân bón nữa hoặc chấm dứt việc cung cấp phân bón cho Việt Nam. Chính vì lý do đó, Việt Nam đang từng bước đa dạng hoá thị trường nhập khẩu phân bón nhằm tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Cụ thể, theo như thống kê, trong tháng 1/2010, thị phần của Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của Việt Nam đã giảm rất mạnh so với cùng kỳ năm 2009 (giảm 8,4% về lượng và 13,2% về giá trị); ngược lại, các nước khác lại có thị phần xuất khẩu phân bón vào Việt Nam tăng mạnh như: Hàn Quốc tăng 11,9% về lượng và 11,2% về giá trị và Nga tăng 7,3% về lượng và 10,5% về giá trị. Số thị trường xuất khẩu phân bón vào Việt Nam trong tháng 1/2010 đã tăng lên con số 27, gồm các thị trường cũ và một số thị trường mới, trong đó có Belarus và Iran,… Trong khi con số này của cùng kỳ năm 2009 chỉ khoảng 16. GVHD: Châu Thị Lệ Duyên 7 SVTH: Nguyễn Thị Vén Phân tích tình hình nhập khẩu và sử dụng phân bón ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2009 Nhìn chung, trong 3 tháng đầu năm 2010 nhập khẩu phân bón của Việt Nam từ các thị trường trên đều sụt giảm, trong đó thị trường Hoa Kỳ giảm nhiều nhất, với lượng nhập là 638 tấn, trị giá trên 1 triệu USD, giảm 97,13% về lượng và 87,27% về trị giá so với cùng kỳ. Thị trường sụt giảm đứng thứ 2 sau Hoa Kỳ là Đài Loan, với lượng nhập 20,8 nghìn tấn, trị giá 3,3 triệu USD, giảm 43,75% về lượng và 40,58% về trị giá so với cùng kỳ. Tuy nhiên, bên cạnh những thị trường suy giảm vẫn có những thị trường tăng trưởng như: Nhật Bản tăng 244,58% về lượng và 288,94% về trị giá so với cùng kỳ, với lượng nhập 75,1 nghìn tấn đạt trên 11 triệu USD; Malaxiai tăng 271,21% về lượng và 296,22% về trị giá so với cùng kỳ với lượng nhập 28,1 nghìn tấn, trị giá trên 9 triệu USD; Bỉ tăng 116,84% về lượng và 48,85% về trị giá so với cùng kỳvới lượng nhập 837 tấn, trị giá 374,9 nghìn USD. Đáng chú ý là thị trường Nauy có sự tăng trưởng đột biến, tuy lượng nhập trong 3 tháng đầu năm chỉ đạt 6,9 nghìn tấn, trị giá trên 3 triệu USD nhưng tăng gấp hơn 35 lần về lượng và hơn 19 lần về trị giá so với cùng kỳ năm 2009. Thị trường Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu là thị trường chủ yếu nhập khẩu phân bón của Việt Nam từ đầu năm đến nay. Tính chung 3 tháng đầu năm 2010, Việt Nam đã nhập khẩu 349,1 nghìn tấn phân bón các loại từ thị trường Trung Quốc, đạt 109,7 triệu USD, giảm 23,49% về lượng và 30,47% về trị giá so với cùng kỳ. 1.4 Dự báo về nhu cầu sử dụng phân bón ở Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2020 Trong thời gian gần đây, các nước phát triển có chiều hướng giảm việc sử dụng phân bón, tập trung phát triển khoa học, công nghệ thông tin thì tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, chiều hướng sử dụng phân bón lại tăng mạnh. Theo ước tính tổng diện tích gieo trồng ở Việt Nam trong năm 2010 vào khoảng 12.285.500 hecta, trong đó cây có thời gian sinh trưởng hàng năm là 9.855.500 hecta và cây lâu năm khoảng 2.431.000 hecta. Để thoả mãn nhu cầu phân bón cho các loại cây trồng trên các diện tích này, trong năm 2010 Việt Nam cần phải cung cấp cho sản xuất nông nghiệp khoảng 8,9 - 9,1 triệu tấn, cụ thể như phải có 2.100.000 tấn phân Urê, 300.000 tấn phân DAP, 3.000.000 tấn phân NPK các loại, 1.400.000 tấn phân lân dạng super và nung chảy và 400.000 tấn phân Kali,…Tuy GVHD: Châu Thị Lệ Duyên 8 SVTH: Nguyễn Thị Vén Phân tích tình hình nhập khẩu và sử dụng phân bón ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2009 nhiên, sản lượng phân bón sản xuất trong nước năm nay dự kiến đạt khoảng 5,6 triệu tấn. Do vậy, Việt Nam cần phải nhập khẩu thêm khoảng 3,3 triệu tấn phân bón các loại. Hiện tại, mỗi năm Việt Nam phải chi một lượng lớn USD để nhập khẩu phân bón, trong khi kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản thì không đáng kể. Đây là điều đáng lo ngại cho người nông dân, cho Chính phủ và cho cả ngành nông nghiệp Việt Nam. Theo dự báo từ nay đến hết năm 2020, trung bình mỗi năm Việt Nam sẽ phải nhập khoảng trên 500.000 tấn phân bón urê, DAP, kali và việc nhập khẩu chỉ có khả năng chấm dứt vào năm 2020 khi các nhà máy trong nước sản xuất đủ lượng phân bón theo nhu cầu của thị trường. Thực vậy, Việt Nam ngày càng có nhiều nhà máy sản xuất phân bón mọc lên nên nhu cầu nhập khẩu phân bón từ nước ngoài sẽ ngày một giảm đi rất nhiều. Đó là một dấu hiệu đáng mừng cho nông nghiệp Việt Nam. 2. Phân tích tình hình nhập khẩu và sử dụng phân bón ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2009 2.1 Thực trạng sản xuất phân bón ở Việt Nam Như chúng ta đã biết, phân bón là một trong những nhân tố chính làm tăng năng suất cây trồng để nuôi sống nhân loại trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều nước không có công nghệ sản xuất phân bón, nhưng ngoại tệ lại có hạn nên việc sử dụng phân khoáng ở các nước có sự chênh lệch khá lớn. Sự chênh lệch này không phải do tính chất đất đai khác nhau quyết định mà chủ yếu là do điều kiện tài chính cũng như trình độ hiểu biết về khoa học dinh dưỡng cho cây trồng quyết định. Việt Nam – một trong những nước đang phát triển đã và đang có nhu cầu sử dụng phân bón với khối lượng lớn so với các nước ở Đông Nam Á Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chiến tranh kéo dài, công nghiệp sản xuất phân hoá học phát triển rất chậm và thiết bị còn rất lạc hậu nên hiện tại Việt Nam chỉ sản xuất được khoảng 50% khối lượng phân bón cung cấp cho nông nghiệp. Bảng 2: Sản xuất phân bón ở Việt Nam từ năm 2007 - 2009 GVHD: Châu Thị Lệ Duyên 9 SVTH: Nguyễn Thị Vén Phân tích tình hình nhập khẩu và sử dụng phân bón ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2009 ( Nguồn: Tổng cục thống kê) (+): tăng;(-): giảm Mặc dù hiện tại, lượng phân bón trong nước cung cấp được khoảng 50% nhu cầu phân bón trong nước; nhưng trước đó trong ba năm 2007, 2008 và năm 2009 sản lượng phân bón sản xuất ra trong nước chỉ chiếm khoảng 40% tổng lượng nhập và sản xuất trong nước, điều này sẽ được làm rõ ở phần sau. Tuy nhiên, để đạt được mức sản lượng như vậy không phải là việc dễ dàng, Việt Nam cũng như các công ty sản xuất phân bón nói chung và các công ty sản xuất phân bón lớn nói riêng như: công ty phân bón Bình Điền, công ty phân bón Miền Nam, công ty CP Quốc Tế Năm Sao, Đạm Phú Mỹ, Đạm Hà Bắc,… đã rất nổ lực trong việc tìm tòi phát triển và ứng dụng kỹ thuật mới vào quy trình sản xuất phân bón. Trong số đó, công ty phân bón Bình Điền với lợi thế là sản xuất phân hỗn hợp NPK đã đi đầu trong việc nghiên cứu áp dụng công nghệ xanh để sản xuất ra các sản phẩm phân bón đạt chất lượng cao, giảm chi phí sản xuất và vận chuyển đáp ứng được nhu cầu của người nông dân. Chính nhờ công nghệ “xanh” này mà 2 loại phân bón Urê hạt vàng Đầu Trâu 46A+ và NPK Đầu trâu +Agrotain đã xuất hiện giúp tiết kiệm được phân đạm tới 30%, vừa tăng năng suất, nâng cao chất lượng lại vừa chống thất thoát và bảo vệ môi trường. Và với công nghệ sản xuất NPK chất lượng cao người nông dân có thể sử dụng thay thế được cho DAP nhập khẩu. Bên cạnh đó, các công ty sản xuất phân bón khác cũng nổ lực rất nhiều trong việc đẩy mạnh phát triển sản xuất các loại phân hữu cơ chất lượng cao và nâng cao năng suất các loại phân bón hiện công ty đang sản xuất. Mới đây, để đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của người nông dân cũng như để đạt được mục tiêu ngưng nhập khẩu phân bón trong năm 2020, Tập đoàn GVHD: Châu Thị Lệ Duyên 10 SVTH: Nguyễn Thị Vén Năm 2007 2008 2009 Sản lượng (nghìn tấn) 2.423,6 2.524,0 2.386,5 Trị giá (triệu USD) 636,4 1.242,1 747,7 Mức tăng sản lượng (%) +1,04 -5,45 Mức tăng trị giá (%) +95,1 -39,8 [...]... Thị Vén Phân tích tình hình nhập khẩu và sử dụng phân bón ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2009 Từ bảng số liệu trên, ta càng thấy rõ hơn về tình hình biến động của giá phân bón từ năm 2007 đến năm 2009 Giá phân bón cao nhất vào năm 2008, nhưng lại xuống mức rất thấp trong những tháng cuối năm 2009 làm mức giá phân bón bình quân năm 2009 theo đó giảm mạnh Nhưng đến năm 2010, mặc dù giá phân bón thế giới... phát triển, tăng tổng thu nhập quốc dân, góp phần phát triển kinh tế đất nước GVHD: Châu Thị Lệ Duyên 18 SVTH: Nguyễn Thị Vén Phân tích tình hình nhập khẩu và sử dụng phân bón ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2009 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận Qua quá trình tìm hiểu về tình hình nhập khẩu và sử dụng phân bón của Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2009, ta thấy được phân bón đã và đang có một vai trò rất... tổng kim ngạch nhập khẩu trong nước Bảng 3: Nhập khẩu phân bón của Việt Nam từ năm 2007 - 2009 Năm 2007 Sản lượng (nghìn tấn) 2008 2009 3.793 2.987 4.306 996 1.470 1.349 Mức tăng sản lượng (%) -21,2 +41,9 Mức tăng trị giá (%) +47,6 -8,4 Trị giá (triệu USD) GVHD: Châu Thị Lệ Duyên 11 SVTH: Nguyễn Thị Vén Phân tích tình hình nhập khẩu và sử dụng phân bón ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2009 ( Nguồn: Tổng... giá thành sẽ thấp hơn so với hàng nhập khẩu từ 110-120 USD/tấn 2.2 Tình hình nhập khẩu và sử dụng phân bón ở Việt Nam Nhìn chung từ năm 2007 đến nay, ngành sản xuất phân bón ở nước ta có nhiều chuyển biến phức tạp Và cũng như các nước đang phát triển trên thế giới, Việt Nam hiện đang phải nhập khẩu phân bón với một số lượng khá lớn Hàng năm, số tiền nhập khẩu phân bón phải chi khoảng 1.271,5 triệu... pha trộn, làm giả và bán với giá rẻ Sự xuất hiện của phân bón giả gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người nông dân làm họ sợ phải mua nhầm hàng giả, gây ảnh GVHD: Châu Thị Lệ Duyên 16 SVTH: Nguyễn Thị Vén Phân tích tình hình nhập khẩu và sử dụng phân bón ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2009 hưởng trực tiếp đến sản lượng phân bón bán ra Ngoài ra, chính tâm lý lo sợ, không sử dụng phân bón sẽ rất có hại... thống kê ) GVHD: Châu Thị Lệ Duyên 13 SVTH: Nguyễn Thị Vén Phân tích tình hình nhập khẩu và sử dụng phân bón ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2009 3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và hạn chế nhập khẩu phân bón ở Việt Nam 3.1 Thuận lợi của việc sử dụng và nhập khẩu phân bón 3.1.1 Chính phủ ban hành chính sách tín dụng mới phát triển nông nghiệp, nông thôn Đây là chính sách khuyến khích, hỗ trợ... Vén Phân tích tình hình nhập khẩu và sử dụng phân bón ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2009 với trước đây; đồng thời hạn chế việc nhập khẩu, tiết kiệm được chi phí tồn kho, giải quyết được một lượng lớn lao động thất nghiệp trong nước Bên cạnh đó, Chính phủ ngày càng chú tâm hơn đến tình hình nhập khẩu và sử dụng phân bón nên nhiều chính sách, nhiều nghị định mới đã được ban hành làm cho thị trường phân. .. vực sản xuất phân bón nói riêng Từ đây có thể nâng cao sản lượng phân bón sản xuất trong nước, hạn chế việc nhập khẩu từ nước ngoài, làm giảm kim ngạch nhập khẩu; ngoài ra, chất lượng phân bón cũng ngày một cao hơn, mặt bằng GVHD: Châu Thị Lệ Duyên 14 SVTH: Nguyễn Thị Vén Phân tích tình hình nhập khẩu và sử dụng phân bón ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2009 giá phân bón trong nước cũng giảm mạnh sẽ.. .Phân tích tình hình nhập khẩu và sử dụng phân bón ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2009 Công nghiệp Hoá Chất Việt Nam đã được thành lập với việc kinh doanh nhiều ngành nghề quan trọng trong nền kinh tế đất nước, đặc biệt là sản xuất và kinh doanh phân hóa học Chính vì thế, công ty đã chỉ đạo các nhà máy sản phân bón tăng sản lượng và tiến độ sản xuất để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng phân bón cho... triển sản xuất và hạn chế hiệu quả sử dụng phân bón • Giá nhập khẩu phân bón cũng như giá phân bón thế giới không ổn định làm sản lượng phân bón nhập khẩu thay đổi theo, giá nhập khẩu càng cao thì sản lượng phân bón nhập khẩu càng thấp và ngược lại giá nhập khẩu phân bón càng thấp thì sản lượng nhập khẩu càng cao gây mất ổn định thị trường phân bón trong nước • Giá của mặt hàng nông sản và các cây công . xuất khẩu phân bón vào Việt Nam năm 2009 GVHD: Châu Thị Lệ Duyên 6 SVTH: Nguyễn Thị Vén Phân tích tình hình nhập khẩu và sử dụng phân bón ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2009 Thị trường Năm 2008 Năm. sử dụng phân bón ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2009 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và hạn chế nhập khẩu phân bón ở Việt Nam 3.1 Thuận lợi của việc sử dụng và nhập khẩu phân bón 3.1.1. Vén Phân tích tình hình nhập khẩu và sử dụng phân bón ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2009 hưởng trực tiếp đến sản lượng phân bón bán ra. Ngoài ra, chính tâm lý lo sợ, không sử dụng phân bón