Tình hình tiếp nhận và sử dụng vốn ODA ở việt nam

27 1.9K 6
Tình hình tiếp nhận và sử dụng vốn ODA ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIÊN NGÂN HÀNG LỚP: TCDN.B-LTĐH 8 Tình hình tiếp nhận và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam 1. Tổng quan về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). 1.1. Khái niệm về vốn hỗ trợ phát triển chính thức. ODA là tên viết tắt của cụm từ Official Development Assistance có nghĩa là: Hỗ trợ phát triển chính thức hay Viện trợ phát triển chính thức. Hiện nay trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về ODA nhưng nói chung những quan điểm này đều có chung một bản chất. Theo cách hiểu chung nhất thì ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với những điều kiện ưu đãi của các cơ quan tài chính , các tổ chức quốc tế các nước, các tổ chức phi chính phủ nhằm hỗ trợ phát triển cho các nước khác. 1.2. Phân loại. 1.2.1. Phân loại theo nguồn cung cấp và nơi tiếp nhận: - Theo nguồn cung cấp : + ODA song phương: là viện trợ phát triển chính thức của chính phủ nước này dành cho chính phủ nước kia. + ODA đa phương: là viện trợ phát triển chính thức của một tổ chức quốc tế hoặc của chính phủ một nước dành cho chính phủ một nước khác nhưng được thực hiện thông qua các tổ chức Quốc tế. Ví dụ: Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) - Theo nơi tiếp nhận : + ODA thông thường: là hỗ trợ cho nước có thu nhập bình quân đầu người thấp. + ODA đặc biệt: là hỗ trợ cho các nước đang phát triển với thời hạn cho vay ngắn, lãi suất cao hơn so với ODA thông thường. 1.2.2. Phân loại theo tính chất: + Viện trợ không hoàn lại là viện trợ cấp không, không phải trả lại và thường được thực hiện dưới hai dạng: Hỗ trợ kỹ thuật, viện trợ nhân đạo bằng hiện vật. + Viện trợ có hoàn lại: Viện trợ có hoàn lại thực chất là vay tín dụng với điều kiện ưu đãi. Tính ưu đãi thể hiện qua mức lãi xuất cho vay thấp thường dưới 3%/năm, thời gian kéo dài. + Hình thức hỗn hợp: ODA theo hình thức nay bao gồm một phần là ODA không hoàn lại và một phần là ODA vốn vay ưu đãi. 1.2.3. Phân loại theo điều kiện: + ODA không ràng buộc: Là việc sử dụng nguồn tài trợ không bị ràng buộc bởi người sử dụng hay mục đích sử dụng. VD: Thụy Điển là nước duy nhất cung cấp ODA không điều kiện. + ODA có ràng buộc: Là nguồn ODA được cung cấp chỉ giới hạn cho một số công ty.hay chỉ được cung cấp nguồn ODA với điều kiện là phải sử dụng nguồn vốn này cho những lĩnh vực nhất định hay những dự án cụ thể. + ODA ràng buộc một phần: Nước nhận viện trợ phải dành một phần ODA chi ở nước viện trợ (như mua sắm hàng hóa hay sử dụng các dịch vụ của nước cung cấp ODA), phần còn lại có thể chi ở bất cứ đâu. 1.2.4. Phân loại theo hình thức: + Hỗ trợ dự án: Đây là hình thức chủ yếu của ODA để thực hiện các dự án cụ thể. Nó có thể là hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kỹ thuật, có thể là cho không hoặc cho vay ưu đãi. + Hỗ trợ phí dự án: Là loại ODA được nhà tài trợ cung cấp trên cơ sở tự nguyện. Loại ODA này thường được cung cấp kèm theo những đòi hỏi từ phía chính phủ nước tài trợ. Do đó, chính phủ nước này phải cân nhắc kỹ các đòi hỏi từ phía nhà tài trợ xem có thỏa đáng hay không. Nếu không thỏa đáng thì phải tiến hành đàm phán nhằm dung hòa điều kiện giữa hai bên. + Hỗ trợ cán cân thanh toán: Trong đó thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp hoặc hỗ trợ hàng hóa hay hỗ trợ xuất nhập khẩu. Ngoại tệ hoặc hàng hóa được chuyển vào qua hình thức này có thể được sử dụng hỗ trợ cho ngân sách. + Hỗ trợ trả nợ: Nguồn ODA cung cấp dùng để thanh toán những món nợ mà nước nhận viện trợ đang phải gánh chịu. + Viện trợ chương trình: Là khoản ODA dành cho một mục đích tổng quát với thời gian nhất định mà không phải xác định chính xác nó sẽ được sử dụng như thế nào. 1.3. Vai trò của ODA: 1.3.1. Đối với các nước tài trợ:  Thứ nhất: Tăng cường vị thế chính trị và ảnh hưởng của mình trên thế giới. Nhìn chung, các nước phát triển sử dụng ODA như một công cụ để thực hiện ý đồ chính trị đối ngoại, xác định vai trò và ảnh hưởng chính trị của mình tại các nước và khu vực tiếp cận ODA. Ví dụ như Mỹ là một trong những quốc gia thường xuyên sử dụng các điều kiện chính trị để “ mặc cả “ với các quốc gia tiếp nhận viện trợ. Mỹ đã công khai gắn việc tăng viện trợ với thái độ hợp tác của các nước đồng minh trong cuộc chiến chống khổng bố ở Mỹ. Năm 2003 Mỹ sẵn sàng viện trợ và cho Thổ Nhĩ Kỳ vay một khoản tiền lớn để đổi lấy việc Thổ Nhĩ Kỳ cho phép Mỹ đóng quân trong cuộc chiến tranh tấn công I- Rắc. Hay như Nhật Bản, Nhật Bản đã bình thường hóa quan hệ với các nước Đông Nam Á… Thực chất các điều kiện chính trị này đã trở thành vũ khí để xâm phạm thô bạo chủ quyền của các quốc gia độc lập.Có nhiều cam kết không phù hợp, thậm chí không thể chấp nhận được đối với các nước nhận viện trợ.Đặc biệt có những điều kiện mà đằng sau nó là những mưu toan chính trị của các thế lực bên ngoài.  Thứ hai: Tăng cường lợi ích và ảnh hưởng kinh tế ODA có điều kiện đã khơi nguồn cho dòng chảy kinh doanh, và với các điều kiện ràng buộc, tiền viện trợ lại quay về nơi xuất phát của nó mà vẫn đem lại lợi ích cho người chủ sở hữu vốn. Một số nước đòi bên nhận ODA phải mở cửa thị trường, dành cho họ những thuận lợi trong quan hệ kinh tế. Ví dụ các điều kiện đi kèm với ODA của Nhật Bản là : các khoản vay phải được thực hiện bằng đồng yên; các khoản ODA này chỉ được cung cấp cho các dự án có các công ty của Nhật tham gia. Nhật Bản dành một tỷ lệ tương đối lớn viện trợ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng vốn mang lại rất ít lợi ích trước mắt cho người nghèo. Xét cho cùng sự tặng trưởng, phát tiển của các nước đang phát triển cũng sẽ đem lại lợi ích cho các nước phát triển. 1.3.2. Đối với các nước nhận tài trợ: - ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nước nghèo đảm bảo chi đầu tư phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Vốn ODA với đặc tính ưu việt là thời hạn cho vay dài thường là 10 - 30 năm, lãi suất thấp khoảng từ 0,25% đến 2%/năm. Chỉ có nguồn vốn lớn với điều kiện cho vay ưu đãi như vậy Chính phủ các nước ĐPT mới có thể tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như đường sá, điện, nước, thuỷ lợi và các hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế. Những cơ sở hạ tầng KTXH được xây dựng mới hoặc cải tạo nhờ nguồn vốn ODA là điều kiện quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của các nước nghèo. Theo tính toán của các chuyên gia của WB, đối với các nước ĐPT có thể chế và chính sách tốt, khi ODA tăng lên 1% GDP thì tốc độ tăng trưởng tăng thêm 0,5%. - Nước tiếp nhận viện trợ có điều kiện trang bị công nghệ cao ở nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là những lĩnh vực mũi nhọn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mình, đồng thời làm tiền đề cho việc phát triển các ngành công nghiệp khác. Đây thực sự là cơ hội lớn cho các nước tiếp nhận, bởi lẽ có nhiều loại công nghệ mà nước tiếp nhận tài trợ không thể có được qua phương thức thương mại thuần túy do các rào cản bảo vệ công nghệ của các nước phát triển. - ODA còn tạo điều kiện cho các nước tiếp nhận viện trợ tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hơn nữa, việc tiếp nhận nhiều nguồn vốn ODA là một đảm bảo vô hình cho việc các nhà đầu tư nước ngoài quyết định mô hình và quy mô đầu tư. Ví dụ như Trung Quốc, việc đầu tư hàng chục tỷ USD vào nâng cấp cơ sở hạ tầng xã hội như mạng lưới giao thông liên quốc gia,liên tỉnh và liên xã, xây dựng hệ thống cung cấp điện – nước – bưu chính viễn thông hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế đã giúp Trung Quốc thu hút một lượng FDI bằng tất cả các quốc gia Đông Á cộng lại. - ODA giúp các nước ĐPT phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường. Một lượng ODA lớn được các nhà tài trợ và các nước tiếp nhận ưu tiên dành cho đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của lĩnh vực này, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc dạy và học của các nước ĐPT. Bên cạnh đó, một lượng ODA khá lớn cũng được dành cho các chương trình hỗ trợ lĩnh vực y tế, đảm bảo sức khoẻ cộng đồng.Nhờ có sự tài trợ của cộng đồng quốc tế, các nước ĐPT đã gia tăng đáng kể chỉ số phát triển con người của quốc gia mình. - ODA giúp các nước ĐPT xoá đói, giảm nghèo. Xoá đói nghèo là một trong những tôn chỉ đầu tiên được các nhà tài trợ quốc tế đưa ra khi hình thành phương thức hỗ trợ phát triển chính thức.Mục tiêu này biểu hiện tính nhân đạo của ODA. Trong bối cảnh sử dụng có hiệu quả, tăng ODA một lượng bằng 1% GDP sẽ làm giảm 1% nghèo khổ, và giảm 0,9% tỷ lệ tỷ vong ở trẻ sơ sinh. Và nếu như các nước giầu tăng 10 tỷ USD viện trợ hằng năm sẽ cứu được 25 triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo. - ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế của các nước ĐPT. Đa phần các nước ĐPT rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, gây bất lợi cho cán cân thanh toán quốc tế của các quốc gia này. ODA, đặc biệt các khoản trợ giúp của IMF có chức năng làm lành mạnh hoá cán cân vãng lai cho các nước tiếp nhận, từ đó ổn định đồng bản tệ. - ODA được sử dụng có hiệu quả sẽ trở thành nguồn lực bổ sung cho đầu tư tư nhân. Ở những quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, ODA đóng vai trò như nam châm “hút” đầu tư tư nhân theo tỷ lệ xấp xỉ 2 USD trên 1 USD viện trợ. Đối với những nước đang trong tiến trình cải cách thể chế, ODA còn góp phần củng cố niềm tin của khu vực tư nhân vào công cuộc đổi mới của Chính phủ.Tuy nhiên, không phải lúc nào ODA cũng phát huy tác dụng đối với đầu tư tư nhân. Ở những nền kinh tế có môi trường bị bóp méo nghiêm trọng thì viện trợ không những không bổ sung mà còn “loại trừ” đầu tư tư nhân. Điều này giải thích tại sao các nước ĐPT mắc nợ nhiều, mặc dù nhận được một lượng ODA lớn của cộng đồng quốc tế song lại không hoặc tiếp nhận được rất ít vốn FDI. - ODA giúp các nước ĐPT tăng cường năng lực và thể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, nguồn vốn ODA cũng tiềm ẩn nhiều hậu quả bất lợi đối với các nước tiếp nhận nếu ODA không được sử dụng hiệu quả, như làm tăng gánh nặng nợ quốc gia, lệ thuộc chính trị vào nhà tài trợ,…. 1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút ODA: 1.4.1 Đối tượng của ODA: ODA của các tổ chức và các quốc gia trên thế giới chỉ tập trung vào những nước có thu nhập bình quân đầu người thấp, đặc biệt là những nước ở dưới mức 220 USD/người, năm. Mặc dù vậy, việc xem xét một quốc gia có đủ điều kiện để được viện trợ ODA hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác trong đó quan trọng nhất lại là chính sách ngoại giao, tiếp đến là mức độ ổn định chính trị- kinh tế -xã hội và lộ trình cam kết phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó. Do đó, một quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn 220 USD/ người, năm vẫn có thể thu hút lượng ODA lớn hơn nhiều lần so với một nước có thu nhập thấp hơn 220 USD/người, năm. Điều kiện về thu nhập luôn luôn được nhắc đến trong việc cấp ODA nhưng đó chỉ là điều kiện cần chứ không hẳn là điều kiện đủ để một quốc gia trở thành nước được nhận viện trợ. Do vậy, năng lực của bộ máy lãnh đạo của một quốc gia cũng chính là điều kiện quyết định khả năng thu hút ODA của quốc gia đó vì đôi khi việc tăng hoặc giảm quyết định viện trợ cũng do các lý do chính trị chứ không phải lý do viện trợ kinh tế theo đúng nghĩa của nó. Sau khi đã ký các cam kết viện trợ, để được tiếp nhận nguồn viện trợ ODA, các nước phát triển phải tuân theo các điều kiện của nguồn hỗ trợ và từng dự án, chương trình. Một yêu cầu nữa đối với nước nhận viện trợ là uy tín của nước đó và những tiến bộ đạt được thông qua quá trình sử dụng vốn viện trợ của các nước này. Đây là tiền đề quan trọng tạo thuận lợi cho nước tiếp nhận ODA có được sự tin tưởng từ phía các nhà tài trợ qua đó tiếp tục và nhận được nhiều sự ủng hộ hơn nữa. Ngoài những yêu cầu được đặt ra ở trên, nước nhận viện trợ, thường là những nước đang phát triển còn gặp một khó khăn không nhỏ đó là nguồn vốn đối ứng theo yêu cầu của từng dự án, từng giai đoạn của dự án. Khi các nước đó gặp phải khó khăn về kinh tế hoặc do sự yếu kém của các cơ quan thi hành, việc không đáp ứng đủ nguồn vốn đối ứng sẽ làm chậm tiến độ giải ngân, làm chậm thời gian đưa công trình vào sử dụng, tăng chi phí thực hiện dự án và làm giảm sút uy tín đối với nhà tài trợ. Ngoài ra còn có các nhân tố khác cũng ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn ODA của các nước, như: - Thời gian phê duyệt thẩm định dự án. - Thủ tục giải ngân các dự án. - Nguồn nhân lực cho các dự án ODA. - Nền kinh tế của các nước viện trợ: Trong những năm qua nền kinh tế thế giới phát triển không ổn định, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã làm các nước phát triển trên thế giới lâm vào khủng hoảng, tiếp theo là lạm phát xảy ra ở hầu hết các nền kinh tế lớn đã ảnh hưởng không ít đến đầu tư của các nước này vào các nước đang phát triển. 1.4.2. Các tiêu chuẩn được viện trợ và vay ODA: Tiêu chuẩn được viện trợ và vay ODA thường được xác định trên cơ sở tình hình phát triển kinh tế xã hội của từng quốc gia, trong đó các tiêu chuẩn cơ bản chủ yếu nhất là GDP tính theo đầu người và khả năng trả nợ của quốc gia đó. Thông thường những nước đang phát triển có mức thu nhập bình quân đầu người một năm thấp hơn mức tối thiểu mới có đủ tiêu chuẩn để vay ODA. Mức tối thiểu này được điều chỉnh theo thời gian và tuỳ vào chính sách của từng tổ chức tài trợ. Ví dụ năm 1996 Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) quy định mức thu nhập bình quân tối thiểu là 851 USD/người, đối với Ngân hàng Thế giới, con số này là 1.305 USD/người, 1.4.3. Các điều kiện và thời hạn vay ODA: Các khoản vay ODA dành cho các nước nghèo, kém phát triển thường có lãi suất thấp, thậm chí không có lãi suất, thời hạn trả vốn lâu, thời gian ân hạn dài. Ví dụ như thời gian hoàn trả vốn của Nhật Bản là 30 năm, của ADB và WB là 40 năm, lãi suất của ADB là 1%/năm, của WB là 0,75%/năm, thời gian ân hạn là 10 năm, Nếu cán cân thanh toán và tình hình kinh tế của nước đi vay được cải thiện một cách đáng kể thì thời hạn các khoản vay có thể được điều chỉnh nhằm thể hiện những thay đổi to lớn trong tình hình kinh tế của từng nước. Tuy nhiên, nếu sự điều chỉnh đó làm nền kinh tế của quốc gia vay vốn bị bất ổn thì có thể điều chỉnh lại. 2. Thực trạng tiếp nhận và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam: 2.1. Tình hình tiếp nhận vốn ODA ở Việt Nam 2.1.1. Những thành tựu đạt được:  Trước năm 1993: Từ năm 1950, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa và đã nhận được nhiều khoản viện trợ, trong đó có nguồn vốn ODA.Trong những năm chiến tranh, nhân dân Việt Nam đã vượt qua những khó khăn, thiếu thốn và có đủ sức mạnh chiến thắng đế quốc Mỹ một phần cũng là nhờ vào những khoản viện trợ này. + ODA vào Việt Nam từ 1976- 1990 là: - Các tổ chức thuộc hệ thống liên hiệp quốc 1,6 tỷ USD. - Liên Xô cũ và các nước Pháp, Úc, Đan Mạch, CHLB Đức, Hà Lan: 12,6 tỷ RCN. Trong các nguồn viện trợ trên, nguồn viện trợ của Liên Xô đã giúp Việt Nam xây dựng một số công trình quan trọng mà cho đến nay vẫn phát huy hiệu quả như nhà máy thủy điện Hoà Bình, thủy điện Trị An, nhiệt điện Phả Lại, xi măng Bỉm Sơn, apatit Lao Cai, cầu Thăng Long… Bảng giải ngân ODA 1985-1992: Năm 1985 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 Vốn giải ngân (1000 USD) 114 146,5 111 147,8 120 189,6 218,5 356 Nguồn: chỉ số phát triển các nước Châu á-TBD ADB 1994 Tuy nhiên, trong thời kỳ 1989-1992, những giúp đỡ của các tổ chức tài chính thế giới cùng với sự nỗ lực của chính phủ Việt Nam đã tạo ra một sự cải cách nhanh và có tổ chức hệ thống. Viện trợ thời kỳ 1989-1992 chỉ tập trung chủ yếu vào tư vấn về chính sách và hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình điều chỉnh và cải cách.Hỗ trợ tài chính quy mô lớn chỉ tới sau khi có một môi trường chính sách tốt ở Việt Nam.  Sau năm 1993: Sau 1993, Việt Nam đã chính thức nối lại quan hệ với nhiều tổ chức và Quốc gia trên thế giới đánh dấu một giai đoạn mới trong tài trợ phát triển chính thức đối với Việt Nam. Khối lượng ODA đến Việt Nam tăng nhanh lên nhanh chóng. Chính phủ đã quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách để quản lý và sử dụng ODA có hiệu quả.Nhiều văn bản pháp quy đã ra đời nhằm đưa ra những hướng dẫn về quy trình, thủ tục thực hiện và quản lý ODA làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan trong việc quản lý và sử dụng ODA. Có thể nhận thấy trong thời kỳ này tình hình giải ngân vốn ODA có những cải thiện nhất định với chiều hướng tích cực qua các năm. BIỂU ĐỒ CAM KẾT, KÝ KẾT, GIẢI NGÂN TỪ 1993 - 2010 Đơn vị: Triệu USD Những năm gần đây, lượng vốn ODA cam kết năm sau đều cao hơn năm trước, lên tới khoảng 8 tỷ USD mỗi năm, thể hiện sự tin tưởng của các nhà tài trợ vào khả năng phát triển (và trả nợ) của Việt Nam. Số liệu Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) cho thấy trong 5 năm 2006-2010, tổng số vốn ODA cam kết cho Việt Nam đạt 31,7 tỷ USD, tăng 21,5% so với giai đoạn 5 năm trước đó. Các chương trình, dự án tài trợ được ký kết trong thời kỳ 2006-2010 cũng đạt 20,1 tỷ USD, tăng 17,9% so với 5 năm trước. Vốn giải ngân được trong thời kỳ này đạt 13,8 tỷ USD, tăng 17% so với giai đoạn trước đó. [...]... trong đó nguồn vốn ODA thu hút cũng ít Đó là những hạn chế nổi bật đòi hỏi Việt Nam cần từng bước khắc phục để nguồn vốn ODA sử dụng có hiệu quả hơn 3 Các giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn ODA 3.1 Các giải pháp đẩy mạnh thu hút ODA vào Việt Nam 3.1.1 Về Cơ chế chính sách: - Ban hành các văn bản luật, các quy định cụ thể về thu hút, quản lý, sử dụng vốn ODA Xây dựng... bản sau:  Nguồn vốn ODA là không chắc chắn Vì vậy, quốc gia tiếp nhận vốn ODA không nên quá kì vọng vào nguồn vốn này  Vốn ODA phải được nhìn nhận là một bộ phận của Ngân sách Nhà nước Các cấp quyết định, cơ quan chủ quản và chủ đầu tư các DA ODA phải chịu trách nhiệm trước toàn dân - không chỉ với thế hệ hôm nay mà cả mai sau - về hiệu quả sử dụng nguồn vốn này  Hiệu quả quản lý vốn ODA phải được... chọn rất kĩ các DA sử dụng vốn ODA và nguồn vốn vay ODA, chỉ tập trung vào các DA qui mô lớn và tận dụng tối đa sự hỗtrợ của nhà tài trợ Mục tiêu thu hút và sử dụng vốn ODA trong giai đoạn 2011- 2015 xác định 3 đột phá trong thời gian tới là phát triển cơ sở hạ tầng, hoàn thiện thể chế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Bên cạnh đó, các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội và ứng phó với biến... năm qua Chính phủ đã ban hành 4 Nghị định về quản lý và sử dụng ODA (Nghị định 20/CP (1994), Nghị định 87/CP (1997), Nghị định 17/2001/NĐ-CP (2001) và Nghị định 131/2006/NĐ-CP (2006)) đáp ứng đòi hỏi từ thực tiễn cung cấp và tiếp nhận nguồn vốn ODA ở từng thời kỳ 2.2.2 Những hạn chế cân khắc phục của việc sử dụng vốn ODA ở VN: - Về thủ tục xem xét và trình duyệt dự án: Nhiều thủ tục hành chính rườm... là sự chỉ đạo và điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đối với công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA thông qua việc xây dựng và không ngừng hoàn thiện khung thể chế về quản lý và sử dụng nguồn vốn này Đây cũng chính là điểm nổi bật nhất trong việc quản lý ODA tại Việt Nam trong những năm qua Những thành công cơ bản :  Mục tiêu quản lý nợ nước ngoài trong đó có nguồn nợ ODA đã được Chính... quản lý nhà nước về ODA đã được tăng cường từ 1993 đến nay, Chính phủ đã ban hành 03 Nghị định về Quản lý và sử dụng ODA, tạo ra khung pháp lý chặt chẽ và khá đồng bộ đối với công tác quản lý nhà nước về ODA • Vốn ODA đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt của cơ sở hạ tầng kinh tế Cũng giống như các nước đang phát triển khác, Việt Nam thường được nhận nhiều ODA nhằm mục tiêu cải thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt... USD ODA vốn vay và 169 triệu USD viện trợ không hoàn lại), chiếm 26,4% tổng vốn đã ký kết Với tình hình này, rõ ràng việc hoàn thành các mục tiêu theo hiệp định đã ký kết với khoảng 50% các chương trình, dự án phải kết thúc trong năm 2012; khoảng 30% phải kết thúc trong các năm 2013 – 2014; và 20% còn lại phải kết thúc trong các năm 2015 - 2017 là rất khó khăn 2.2 Tình hình sử dụng vốn ODA của Việt Nam: ... trợ và quốc gia tiếp nhận tài trợ  Mọi thông tin của quá trình quản lý vốn ODA phải rõ ràng và minh bạch, cần được cập nhật và công bố công khai một cách thường xuyên Từ thực trạng và trên cơ sở quan điểm đã nêu, để nâng cao hiệu quả quản lý vốn ODA cần thực hiện các giải pháp sau: Thứ nhất, Chính phủ, chính quyền địa phương, cơ quan chủ quản và chủ đầu tư các DA ODA phải thống nhất nhận thức:nguồn vốn. .. lượng và yếu về chất lượng, họ còn quá yếu so với yêu cầu quốc tế và yêu cầu của các nhà tài trợ Đây là một vấn đề đã được nhiều người quan tâm xem xét nhưng tốc độ khắc phục những yếu kém này còn quá chậm.Hậu quả là các khâu trong quá trình tiếp nhận và sử dụng viện trợ đều có những sai lầm lặp lại nhiều lần, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay và uy tín của Việt Nam trong lĩnh vực huy động và. .. xác hiệu quả để tránh sử dụng lãng phí các nguồn vốn và xác định đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, chịu trách nhiệm chính trong quá trình sử dụng vốn và phải đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu Thứ bảy, chuẩn bị vốn đối ứng cho các chương trình, dựán ODA: Tất cả các chương trình, dự án ODA khi chuẩn bị phê duyệt ở các cấp phải chỉ rõ nguồn vốn trong nước và phải được bố trí trong các kế hoạch ở các cấp tương ứng . HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIÊN NGÂN HÀNG LỚP: TCDN.B-LTĐH 8 Tình hình tiếp nhận và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam 1. Tổng quan về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) . 1.1. Khái niệm về vốn hỗ trợ. 2013 – 2014; và 20% còn lại phải kết thúc trong các năm 2015 - 2017 là rất khó khăn. 2.2. Tình hình sử dụng vốn ODA của Việt Nam: 2.2.1. Thành tựu trong sử dụng vốn ODA của Việt Nam  Trước tháng. Việt Nam: 2.1. Tình hình tiếp nhận vốn ODA ở Việt Nam 2.1.1. Những thành tựu đạt được:  Trước năm 1993: Từ năm 1950, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa và đã

Ngày đăng: 03/02/2015, 10:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan