1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu tìm hiểu tình hình xuất khẩu may mặc của công ty TNHH may nam việt

44 556 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 315 KB

Nội dung

Lời Mở Đầu Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa đời sống kinh tế đang trở thành một tất yếu đối với mọi quốc gia trên thế giớ.Trong điều kiện tiến bộ khoa học công nghệ diễ ra liên tục và trình độ phân công lao động ngày càng sau sắc, không thể có một nước phát triển bình thường mà không cần sự giao lưu, phân công hợp tác quốc tế.Việt Nam cũng không là một ngoại lệ, đặc biệt từ sau khi nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO, chúng ta đã thực sự bước vào một sân chơi rộng lớn với nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức.Một trong những biện pháp để thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển nhanh, mạnh, bền vững, tăng nhanh tốc độ hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới là việc đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu.Tăng cường xuất khẩu, đặc biệt là đối với sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế so sánh như may mặc, đang trở thành vấn đề trung tâm, mang tầm chiến lược để phát triển kinh tế đất nước. Xuất phát từ thực tế trên, em đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Tìm hiểu tình hình xuất khẩu may mặc của công ty TNHH May Nam Việt”.Báo cáo của em tập trung nghiên cứu các nội dung sau: Chương I: Tổng quan về công ty TNHH May Nam Việt Chương II: Tình hình xuất khẩu của công ty TNHH May Nam Việt 1 Họ và tên: Chử Hà Trang Lớp: KTNTk12a Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH May Nam Việt 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty 1.1.1. Tên, địa chỉ giao dịch của công ty - Tên công ty: Công ty TNHH May Nam Việt Tên Công ty viết bằng tiếng nước ngoài: NAM VIET GARMENT COMPANY LIMITED Tên Công ty viết tắt: NVG CO., LTD - Địa chỉ TRỤ SỞ CHÍNH: Đội 7- Quế Lâm – xã Thụy Hương – Huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng - Điện thoại: 0313.369698 - 031.3351798 - Fax: (0313) 749200 - Email: CtyNamViet@hp.vnn.vn - Tài khoản: 810A-00009 Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện Kiến Thụy – Hải Phòng - Mã số thuế: 0200 287 386 1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty - Sản xuất hàng may sẵn - May trang phục ( trừ da lông thú ) - Kinh doanh sỉ, lẻ hàng may mặc trong các cửa hàng chuyên doanh - Kinh doanh hàng hoá, vật tư ngành may mặc, xuất nhập khẩu hàng hóa * Nhiệm vụ 2 Sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề, tuân thủ pháp luật, tham gia sản xuất hàng may mặc cung cấp trên thị trường, có tích luỹ, đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh. Thực hiện nghĩa vụ nộp Ngân sách cho Nhà nước. - Thực hiện phân phối lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn. Ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, quy trình công nghệ đáp ứng tiêu chuẩn “bền đẹp” cho khách hàng. 1.1.3 Lịch sử phát triển của công ty Công ty TNHH May Nam Việt được thành lập từ năm 1999. Đây là đơn vị đầu tiên, duy nhất tổ chức thu mua và kinh doanh hàng xuất khẩu trong huyện trong suốt thời kì nhà nước thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, đến nay trong huyện đã có nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp; song doanh nghiệp xuất khẩu ấy, nay là công ty TNHH May Nam Việt vẫn là một doanh nghiệp “đầu tàu” trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, với kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn huyện. Với bề dày truyền thống và sự năng động sáng tạo; đội ngũ lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên công ty đã vượt qua những khó khăn, thử thách, phát huy và khai thác tốt những tiềm năng, lợi thế của địa phương, mạnh dạn chuyển hướng sản xuất kinh doanh, tập trung đầu tư cho sản xuất tạo ra nguồn hàng xuất khẩu tại chỗ ổn định. Các sản phẩm kinh doanh và xuất khẩu chủ lực hiện nay của Công ty như: hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ… đều là những hàng hóa chủ yếu sản xuất tại địa phương. Năm 2009, kim ngạch hàng xuất khẩu sản xuất tại địa phương chỉ chiếm 6,5% tổng kim ngạch xuất khẩu; thì năm 2013 con số đó đã tăng lên trên 90%. Với nguồn vốn trên 40 tỷ đồng; kinh doanh; công ty Xuất Nhập khẩu tỉnh Thái Bình đã vững vàng vượt qua được khó khăn để phát triển đi 3 lên. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và lợi nhuận của Công ty năm sau cao hơn năm trước. Bình quân 5 năm (2005-2009) kim ngạch xuất khẩu là 11.06 triệu USD, thì bình quân 5 năm (2009-2013) kim ngạch xuất khẩu tăng lên 17,35 triệu USD. Năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty đạt hơn 62 triệu USD, đời sống người lao động được đảm bảo, uy tín của Công ty trên thương trường ngày càng được củng cố, quan hệ kinh doanh ngày càng mở rộng trong và ngoài nước. 30.000 m2 nhà xưởng sản xuất và 60.000 m2 đất phục vụ sản xuất. Sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, xây dựng và trưởng thành với hệ thống cơ sở vật tương đối hoàn chỉnh, đội ngũ cán bộ quản lý được rèn luyện qua nhiều thử thách, tay nghề công nhân ngày càng được nâng cao đã giúp cho Công ty có chỗ đứng chắc chắn trên thị trường. Đến năm 2007 công ty chia tách thành 2 nhà máy sản xuất kinh doanh ở 2 khu vực: - Nhà máy số 1: Quế Lâm – xã Thụy Hương – Huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng Nhà máy số 2: Đại Hà – Huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng Cùng với sự phát triển về các ngành nghề may mặc, đặc biệt trong lĩnh vực thời trang nên nhu cầu thị trường ngày càng cao nhất là đòi hỏi về chất lượng sản phẩm. Điều đó đã đóng vai trò quyết định khối lượng sản xuất, tác động trực tiếp đến quy mô doanh nghiệp. Một yếu tố khác không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của công ty đó là sự mở cửa nền kinh tế thị trường đánh dấu bước phát triển quan trọng của nền kinh tế nhà nước nói chung và của công ty nói riêng. Công ty thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ về mặt tài chính một cách năng động và có hiệu quả. Các sản phẩm của công ty tương đối đa dạng chủ yếu bao gồm các sản phầm: thú nhồi bông, sản phẩm dệt may 4 1.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty Bảng 1.1: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 - 2012-2013 (ĐVT: VNĐ) ( Nguồn: Phòng KTTC) Stt Khoản mục chi phí Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 Giá trị % Giá trị % I Chi phí sản xuất kinh doanh 48.505.167.905 53.908.703.704 71.413.538.262 5.403.535.799 11.14 17.504.834. 558 32.47 1. Chi phí sản xuất 40.594.187.135 43.585.435.766 60.268.253.571 2.991.248.631 7.37 16.682.817. 805 38.28 2. Chi phí Bán hàng 1.969.129.525 3.281.882.541 1.321.898.941 1.312.753.016 66.67 (1.959.983.6 00) (59.72) 3. Chi phí QLDN 5.941.851.245 7.041.385.397 9.823.385.750 1.099.534.152 18.50 2.782.000.3 53 39.51 II Chi phí hoạt động tài chính 1.098.086.527 1.926.467.592 1.541.773.152 828.381.065 75.44 (384.694.4 40) (19.97) Trong đó chi phí lãi vay 589.764.663 1.016.835.626 915.431.549 427.070.963 72.41 (101.404.0 77) (9.97) III Chi phí khác 29.257.138 49.588.369 17.087.025 20.331.231 69.49 (32.501.3 44) (65.54) Tổng chi phí 49.632.511.570 55.884.759.665 72.972.398.439 6.252.248.095 12.60 17.087.638. 774 30.58 5 Qua bảng trên ta thấy: Năm 2013 vừa qua công ty sản xuất khoảng 1.782.881 sản phẩm/ năm đạt được 66 028 155 536 doanh thu. Số lượng sản xuất sản phẩm giảm so với năm 2012 là 500 619 sản phẩm. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đang gặp nhiều khó khăn, mặc dù doanh thu bán hàng qua năm 2013 tăng, song lợi nhuận lại có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây các nguồn nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất đều bị ảnh hưởng của khủng hoảng, đẩy các chi phí đầu vào tăng làm cho lợi nhuận có xu hướng giảm. Đồng thời giá vốn tăng nhanh cũng là do trình độ tay nghề của người lao động thấp làm cho năng suất lao động giảm sút, đẩy chi phí nhân công tăng cao. Do vậy mà công ty cần có những biện pháp quản trị giá vốn hàng bán. Hoạt động tài chính của công ty trong 2 năm 2012, 2013 đều lỗ, công ty cần phải cân nhắc xem đầu tư vào loại hình nào là có hiệu quả. Đời sống của người lao động trong công ty cũng được cải thiện, mức thu nhập bình quân/1người trong năm tăng qua các năm và năm 2013 đạt mức 2.667.000 đồng/ người/ tháng. Đây là mức thu nhập tương đối ổn định. Và nó còn sẽ ngày càng cao hơn nữa với sự nỗ lực của toàn thể công nhân viên trong công ty. 1.1.5 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của Công ty a.Thuận lợi: Công ty TNHH Nam Việt vẫn tiếp tục duy trì ỏn định được thị trường, khách hàng và là đơn vị có tỷ trọng hàng FOB chiếm tỷ trọng cao.Thương hiệu May Nam Việt đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường Quốc tế và trong nước.Tình hình tổ chức sản xuất ổn định, điều kiện môi trường làm việc nhìn chung là tốt, các chế độ chính sách chăm 6 sóc cho người lao động cả về vật chất và tinh thần thường xuyên được duy trì và nâng cao…Năng suất lao động của toàn Công ty tiếp tục được nâng cao.Phong trào thi đua nâng cao năng suất lao động trong sản xuất đã phát huy tác dụng, thúc đẩy thi đua trong sản xuất. b.Khó khăn Thách thức lớn nhất là tình hình kinh tế vẫn tiếp tục biến động, khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn biến phức tạp, kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt May Việt Nam không tăng trưởng so với cùng kỳ. Tình hình biến động lao động ngày càng tăng, lao động nghỉ việc nhiều cho dù Công ty ra nhiều chính sách, giải pháp cụ thể để giữ người lao động. Đơn hàng và đơn giá hàng xuất khẩu tiếp tục giảm và chưa có xu hướng gia tăng theo dự đoán, đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tổ chức sản xuất và hiệu quả của toàn công ty. Công tác tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường mới để không phụ thuộc nhiều vào thị trường truyền thống, còn gặp nhiều khó khăn, thách thức do đơn hàng nhỏ lẻ, thời trang buộc công ty phải tổ chức sắp xếp lại sản xuất cho phù hợp. Nhiều khách hàng lớn và truyền thống trước đây cũng chịu ảnh hưởng suy thoái kinh tế đã tác động không nhỏ đến công tác xây dựng kế hoạch và hoạt động của công ty. Công ty đang trong giai đoạn tái cơ cấu toàn diện, đã bộc lộ những hạn chế về nguồn nhân lực, thiếu cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ thị trường cung cấp cho các đơn vị thành viên. c.Phương hướng phát triển của công ty Phương hướng phát triển chủ yếu của công ty là: - Tổng doanh thu: 2000 tỷ đồng/năm - Tổng lợi nhuận trược thuế: 60 tỷ đồng - Đầu tư sản xuất: 400 tỷ đồng Trước mắt sẽ còn nhiều khó khăn và thách thức, vì vậy thực hiện sản xuất kinh doanh năm 2014 đòi hỏi toàn thể cán bộ công nhân viên phải đoàn kết, 7 nỗ lực nhiều hơn để hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2014, tập trung thực hiện những chỉ tiêu và giải pháp chính như sau: Bảng 1.2: Kế hoạch các chỉ tiêu (ĐVT) Các chỉ tiêu chính ĐVT TH 2013 KH 2014 Tỷ lệ Tổng doanh thu Tỷ đồng 11,923.90 2,100.00 109% Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 96,45 105.00 109% Phương hướng phát triển từ 2014 đến 2020 như sau: Trong nền kinh tế phát triển không ngừng như hiện nay, công ty đã và đang tiếp tục đổi mới công nghệ thiết bị sản xuất, tạo ra những sản phẩm mới chất lượng cao hơn để có thể xâm nhập thêm những thị trường mới nữa, tạo nguồn thu ngoại tệ góp phần đổi mới hình ảnh của công ty. Nâng cao và hoàn thiện cơ chế tổ chức, củng cố lại năng lực quản lý kinh doanh, tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực mới theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao kiến thức về marketing và PR cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty. Công ty đang từng bước nâng cao thêm thu nhập cho người lao động xây dựng chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài đê phát huy nội lực, tập trung đầu tư, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh trên thương trường. 1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu của công ty 1.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 1.2.1.1 Sơ đồ tổ chức Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH May Nam Việt Giám đốc Phó giám đốc điều hành sản xuất Phó giám đốc nội chính Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch và đâù tư Phòng đào tạo 8 Công ty TNHH May Nam Việt tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng có nghĩa là các phòng ban tham mưu với ban giám đốc điều hành, ra những quyết định đúng đắn có lợi cho công ty. 1.2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận - Giám đốc công ty: Là đại diện pháp nhân của Công ty. Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước nhà nước về công ty của mình. - Phó giám đốc nội chính: Có nhiệm vụ giúp giám đốc đặc biệt và điều hành về mặt đời sống của cán bộ, công nhân viên trong công ty và điều Phân xưởng cơ điện Phân xưởng sản xuất Phòng vật tư và điều độ sản xuất Phòng KT và QL chất lượng 9 hành việc tổ chức trong công ty, ngoại giao tiếp khách thay cho giám đốc khi cần thiết. - Phó giám đốc điều hành sản xuất: Có nhiệm vụ giúp giám đốc trực tiếp chỉ huy hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh trong công ty. - Phòng Tài chính kế toán: Có chức năng theo dõi tình hình phát triển về mọi mặt hoạt động kinh tế, tài chính của Công ty, tình hình cung cấp vật liệu cho khâu sản xuất và tính giá thành sản phẩm, phân tích về tình hình tài chính thực tế của công ty và có trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ cho ban giám đốc về các hoạt động tài chính. Phối hợp với các phòng ban trong công ty đôn đốc, kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch sản xuất, tài chính, xác định lợi nhuận, phân bổ các loại chi phí trong công ty kịp thời và chính xác. - Phòng Kế hoạch đầu tư : Là một bộ phận tham mưu cho giám đốc công ty về kế hoạch, chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh. Tạo nguồn vật tư, ký kết hợp đồng xuất - nhập hàng, lập kế hoạch và thực hiện hợp đồng đã ký kết. Thực hiện các chế độ báo cáo kế hoạch định kỳ và đột xuất với cấp trên. Đề xuất các biện pháp kinh tế thích hợp để khuyến khích, kích thích sản xuất, phát triển kinh tế chung cho toàn công ty. - Phòng đào tạo: Đây là phòng có tầm quan trọng cao, nó có trách nhiệm đào tạo kỹ thuật nâng cao tay nghề cho công nhân. Đào tạo nghề cho những người có nhu cầu học nghề may bằng máy may công nghiệp và các loại máy chuyên dụng. - Phòng kỹ thuật và quản lý chất lượng: chịu trách nhiệm về toàn bộ mặt kỹ thuật, chất lượng sản phẩm của công ty đối với khách hàng. Có 10 [...]... tái xuất khẩu, nước xuất khẩu và nước nhập khẩu 2.2 Tìm hiểu hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty TNHH May Nam Việt 2.2.1 Đặc điểm về sản phẩm và thị trường 2.2.1.1 Đặc điểm về sản phẩm Sản phẩm chính của công ty là quần áo may mặc thông dụng bao gồm: sơmi, Jackét, quần âu, veston, váy, áo jilê, áo khoác nam nữ và trẻ em và một số sản phẩm khác, trong đó mũi nhọn là các sản phẩm áo sơmi nam, ... Kết quả hoạt động xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu Với bất kỳ một doanh nghiệp xuất khẩu nào thì việc lựa chọn hình thức xuất khẩu hàng may mặc là hết sức cần thiết và nhất là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc. Việc lựa chọn phải phù hợp với xu thế và đặc điểm riêng của mỗi công ty. Trong những năm gần đây công ty vẫn chủ trương thực hiện cả hai hình thức xuất khẩu: Gia công theo phương... phải có khả năng nghiên cứu và khai thác thị trường - Rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu trực tiếp cũng rất cao - Nhìn vào bảng giá trị xuất khẩu ta thấy xuất khẩu trực tiếp chiếm tỷ lệ rất cao trong giá trị xuất khẩu của công ty. số lượng xuất khẩu trực tiếp tăng lên theo từng năm, tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty luôn đạt trên 80% Cụ thể giá trị xuất khẩu trực tiếp... vàng, công ty may Việt Hàn, công ty may Gia Mỹ… ở Hải Phòng các công ty may có nguồn vốn do nước ngoài tài trợ cũng phát triển rầm rộ Đứng trước tình hình đó ban giám đốc Công ty TNHH May Nam Việt quyết định - Duy trì các mặt hàng truyền thống của công ty lâu nay sản xuất - Duy trì thị trường đã tạo dừng được lâu nay đó là các tỉnh thành trong nước 16 b.Thị trường nước ngoài Thâm nhập và tìm kiếm thị... trường các nước trên thế giới.Hiện nay công ty có quan hệ hợp tác với nhiều công ty, hàng nước ngoài 29 Sau đây là tình hình xuất khẩu của công ty sang một số thị trường chủ yếu a.Mỹ Đối với hàng dệt may xuất khẩu của công ty sng thị trường Mỹ: năm 2012 đã chịu nhiếu áp lực giảm giá.Bởi để tránh việc bị điều tra chống bán phá giá, giá xuất khẩu hàng dệt may của công ty đã tăng khá cao so với cùng kỳ và... hàng may mặc lớn thứ hai của công ty là EU Đây vốn là thị trường XK hàng may mặc truyền thống của công ty XNK tỉnh Thái Bình nói riêng, của ngành dệt may Việt Nam nói chung, với hơn 500 triệu người tiêu dùng luôn đòi hỏi chất lượng cao, kiểu dáng mẫu mã phong phú đa dạng và hợp thời trang XK hàng may mặc của Việt Nam sang EU phát triển mạnh từ sau khi Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và... hộ hàng dệt may của Mỹ đã gây rất nhiều khó khăn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và hàng dệt may của công ty May Nam Việt nói riêng.Và đặc biệt tại đây công ty có một đối thủ cạnh tranh rất mạnh là các hàng đặt may của 30 Trung Quốc bởi vì: hàng của trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ có mẫu mã hấp dẫn và nổi tiếng là giá rẻ.Đạt được kết quả như dưới đây là sự cố gắng hết mình của đội ngũ... thành phố theo đúng quy định của Nhà nước và của Công ty 1.2.3.3 Bộ phận sản xuất Tổ chức nghiên cứu, áp dụng quy trình về hệ thống đo lường chất lượng, kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất chế tạo tại các phân xưởng + Theo dõi tình hình sản xuất của Công ty bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đề ra + Kiểm tra các mặt hàng mà Công ty thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu + Nghiên cứu cải tiến đổi mới thiết... tế để xuất khẩu. Đây sẽ là mặt hàng mà công ty dự định tiếp tục đầu tư, phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ và coi đó là một trong những mặt hàng trọng điểm của công ty 2.2.2.2 Kết quả hoạt động xuất khẩu theo thị trường xuất khẩu Trong những năm qua, công ty May Nam Việt đã đầu tư nhiều vào khâu marketing và đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, nắm vững nhu cầu, thị hiếu về hàng may mặc ở... quan tâm của công ty đến thị trường này, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ, vốn chứa đựng nhiều rủi ro cho công ty nói riêng và ngành dệt may Việt Nam nói chung 2.2.2 Kết quả đạt được 2.2.2.1 Theo loại sản phẩm Công ty May Nam Việt là một doanh nghiệp công nghiệp sản xuất hàng may mặc. Vì vậy việc nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản phẩm của công ty là cơ . đất nước. Xuất phát từ thực tế trên, em đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là Tìm hiểu tình hình xuất khẩu may mặc của công ty TNHH May Nam Việt .Báo cáo của em tập trung nghiên cứu các nội. công ty TNHH May Nam Việt Chương II: Tình hình xuất khẩu của công ty TNHH May Nam Việt 1 Họ và tên: Chử Hà Trang Lớp: KTNTk12a Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH May Nam Việt 1.1 Quá trình hình. triển của Công Ty 1.1.1. Tên, địa chỉ giao dịch của công ty - Tên công ty: Công ty TNHH May Nam Việt Tên Công ty viết bằng tiếng nước ngoài: NAM VIET GARMENT COMPANY LIMITED Tên Công ty viết

Ngày đăng: 30/07/2015, 20:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w