1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC VẤN ĐỀ VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT

45 1,6K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

chuyên đề CÁC VẤN ĐỀ VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT

Trang 1

Điều kiện lao động của công nhân trong ngành này có tính đặc thù cao.Người lao động phải thường xuyên lưu động trên phạm vi rộng, trong quá trìnhlàm việc cũng luôn phải di chuyển theo chu vi và chiều cao của công trình dẫnđến điều kiện lao động luôn thay đổi Trong cơ chế thị trường, các đơn vị phảithực hiện cơ chế đấu thầu, tự khai thác nguồn công việc; địa bàn thi công trảirộng trên toàn quốc nên điều kiện lao động càng phức tạp hơn Với tính đa dạngcủa ngành nghề, nhiều công việc có mức cơ giới hoá thấp (làm đất, đổ bê tông,vận chuyển ), tốn nhiều công sức mà năng suất lao động thấp Nhiều công việccông nhân phải thao tác trong tư thế gò bó như khom lưng, ngửa mặt, quỳ gối,nằm ngửa, làm việc ở trên cao, làm việc ở những vị trí cheo leo hoặc ở sâu tronglòng đất (thăm dò địa chất, thi công giếng chìm, công trình ngầm, nạo vét bùncống ngầm ) Tác động của các vùng khí hậu khác nhau cũng ảnh hưởng lớnđến tâm lý và sức khoẻ của người lao động nhiều người phải làm việc ở ngoàitrời, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt (trời nắng gắt, mưa dầm, gió bấc, lốcbão ), môi trường làm việc độc hại, nhiều bụi, tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn

Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo đảm mội trường làm việc an toàn vớisức khỏe của người lao động không chỉ đảm bảo cho sự phát triển lâu dài củadoanh nghiệp mà còn bảo đảm cho sự phát triển kinh tế Việt Nam bền vững

II/VẤN ĐỀ THỨ NHẤT: ẢNH HƯỞNG CỦA TÌNH TRẠNG MỆT MỎI VÀ

TƯ THẾ LAO ĐỘNG

1 Mệt mỏi trong lao động:

1.1 Khái niệm mệt mỏi trong lao động:

Mệt mỏi là trạng thái tạm thời của cơ thể xảy ra sau một thời gian lao động nhấtđịnh

Mệt mỏi trong lao động thể hiện ở chỗ:

+ Năng suất lao động giảm

+Số lượng phế phẫm tăng lên

+Dễ xảy ra tai nạn lao động

Khi mệt mỏi, người lao động có cảm giác khó chịu, buồn chán công việc Nếuđược nghĩ ngơi, cảm giác đó mất dần, khả năng lao động được phục hồi

Nếu mệt mỏi kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng quá mệt mỏi thì không còn là hiệntượng sinh lí bình thường mà chuyển sang tình trạng bệnh lí do sự tích chứa mệt

Trang 2

mỏi làm rối loạn hệ thần kinh và làm suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến toàn bộ

cơ thể

1.2 Các vụ tai nạn có liên quan:

Tai nạn lao động chết người ngày càng tăng

Công nhân trong các xí nghiệp chế biến thủy

sản xuất khẩu hầu hết là nữ Đa số họ đang bị

vắt kiệt sức, nhiều người lâm vào cảnh bệnh

tật…

Suốt ngày đêm đứng lột tôm

Hai chị em ruột Nguyễn Thúy Kiều, 32 tuổi và

Nguyễn Thị Ánh Xuân, 22 tuổi, ở xã An Mỹ (Kế

Sách, Sóc Trăng), làm việc tại Cty TNHH Chế

biến Thủy sản út Xi ở xã Tài Văn (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng)

Nguyễn Thúy Kiều kể: “Sáng sớm, em vô ca đến 5 giờ chiều mới về nhà trọ,nấu cơm ăn, đi ngủ Trong xí nghiệp phải đứng suốt, hễ nghe “bạch” là có ngườixỉu”

Lương được trả theo sản phẩm - Nguyễn Thị Ánh Xuân nhớ lại: “Lúc mới vôlàm thử việc lột tôm bị nước ăn lở tay chân, tiền lương chỉ đủ cơm hàng ngày.Hiện nay, em làm khâu nhúng bột, đỡ cực hơn, lương gần 2 triệu đồng”

Chết người do choáng khi làm việc nhiều giờ ở ngoài trời nắng.

Khoảng 17 giờ, ngày 22-11, trong khi đang di chuyển trên công trường xâydựng một nhà dân ở đường số 2, khu cư xá Đô Thành (quận 3 – TPHCM), anhN.D.L (19 tuổi) đã bị trượt chân ngã vào hố thang máy Tai nạn lao động(TNLĐ) này khiến anh L chết ngay sau đó Nguyên nhân ban đầu được xácđịnh, hố thang máy đã không được che chắn,thêm vào đó anh N.D.L vừa bịchoáng do say nắng

Chiều 11.9, tại công trình DA cải tạo đường ống cấp nước trên đường HuỳnhTấn Phát, P.Bình Thuận, Q.7, TPHCM, đã phát hiện 2 người bị chết trongđường ống cấp nước có đường kính 600mm

Hiện, các cơ quan chức năng vẫn đang điều tra làm rõ vụ việc Tuy nhiên, quatìm hiểu thực tế của PV cho thấy, các nạn nhân làm việc trong điều kiện khôngđảm bảo an toàn lao động

Công nhân làm việc trong

xí nghiệp chế biến thủy sản

Trang 3

Một số người dân sinh sống trên đường Huỳnh Tấn Phát (nơi vị trí xảy ra vụ tainạn) chứng kiến vụ việc cho biết, khoảng 4 công nhân (Cty công trình giaothông công chính) chui vào ống nước làm việc trong điều kiện không có bìnhdưỡng khí, không có quần áo bảo hộ.

Một số công nhân bị thương được đưa ra khỏi đường ống

Cũng không được trang bị quần áo bảo hộ, bình oxy

1.3 Nguyên nhân xảy ra tai nạn:

+ Lao động nặng nhọc và kéo dài, giữa các ca làm việc không có sự nghĩ ngơihợp lí

+ Những công việc đơn điệu, kích thích đều gây buồn chán

+ Thời gian làm việc quá dài

+ Nơi làm việc có nhiều yếu tố độc hại như tiếng ồn, rung động lớn, thiếu hoăcthừa ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không hợp lí…

+ Làm việc ở tư thế gò bó: đứng ngồi bắt buộc, đi lại nhiều lần

+ Ăn uống không đảm bảo chất lượng về dinh dưỡng, sinh tố, các chất cần thiết+ Những người mới tập lao động hoặc chưa thành thạo

+ Bố trí công việc quá khả năng sức khỏe hoặc làm công việc gắng sức quánhiều

+ Do căng thẳng quá mức của các cơ quan như thị giác, thính giác

+ Tổ chức công việc không khoa học

+ Những nguyên nhân về gia đình, xã hội ảnh hưởng đến tình cảm, tư tuởngngười lao động

1.4 Biện pháp đề phòng mệt mỏi trong lao động:

- Cơ giới hóa và tự động hóa trong sản xuất: đây là biện pháp năng cao năngsuất lao động mà còn có tác dụng ngưằ mệt mỏi trong lao động

- Tổ chức lao động khoa học, tổ chức dây chuyền, sắp xếp ca kíp làm việc hợp lí

để tạo ra những điều kiện tối ưu giữa con người và náy, con người và môitrường lao động

- Cái thiện môi trường lao động nhằm loại bỏ các yếu tố độc hại

- Bố trí giờ giấc lao động và nghĩ ngơi hợp lí, không kéo dài thời gian lao độngcác công việc nặng nhọc quá mức qui định, không tăng giờ làm thêm quá nhiều

- Coi trọng khẩu phần ăn của người lao động, đặc biệt lao động đồi hỏi thể lựccao

- Rèn luyện thể thao, nghí ngơi tích cực

Trang 4

- Xây dựng tinh thần yêu lao động, yêu nghề, lao động tự giác, tăng cường biệnpháp động viên tình cảm, tâm lí nhằm laọi bỏ các yếu tố tiêu cực trong tư tuỡng,tâm lí

- Tổ chức tốt các khâu gia đình, xã hội, tạo lối sống lành mạnh, vui tươi để táitạo sức lao động, ngăn ngừa mệt mỏi

2 Tư thế lao động bắt buộc:

Tư thế lao động thoải mái là tư thế có thể thay đổi được trong quá trình lao động

mà không ảnh hưởng đến sản xuất

Tư thế lao động bắt buộc là tư thế không thay đôỉ được trong quá trình lao động2.1 Tác hại tư thế lao động đứng bắt buộc:

- Có thể làm vẹo cột sống, làm giản tĩnh mạch ở kheo chân Chân bẹt là mộtbệnh nghề nghiệp khá phổ biến do tư thế lao động đứng suốt gây ra

- Bị căng thẳng do đứng quá lâu, khớp đầu gopói bị biến dạng có thể bị bệnhkhuỳnh chân dạng chữ O hoặc chữ Z

- Ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục nữ, gây ra sự tăng áp lực trong khung chậulàm cho tử cung bị đè ép, nếu lâu ngáy có thể dẫn tới vô sinh hoặc hoặc chứngrối lọan kinh nguyệt

2.2 Tác hại tư thế lao động ngồi bắt buộc:

- Nếu ngồi lâu ở tư thế sẽ gây biến dạng cột sống

- Gây ra sự tăng áp lực trong khung chậu làm cho tử cung bị đè ép, nếu lâungáy có thể dẫn tới vô sinh hoặc hoặc chứng rối lọan kinh nguyệt

- Tư thế ngồi lâu bắt buộc còn tạo ra bón, hạ trĩ

=> So với tư thế đứng thì ít tác hại hơn

2.3 Các vụ tai nạn có liên quan:

Ngày 14/7, tại cao ốc trên phố Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm) cũngxảy ra một vụ tai nạn làm một người thiệt mạng Trong lúc thi công trên tầng

22, nam công nhân với tay ra ngoài lấy tấm kính vào lắp đặt, thì dây cáp treomang vật liệu xây dựng bị đứt, khiến anh bị mất đà, ngã xuống đất, tử vong tạichỗ

Ngày 25/3, tại tòa nhà 173 Xuân Thuỷ (quận Cầu Giấy), do bất cẩn vàkhông có bảo hộ lao động, anh Trần Văn Kiên (trú tại Phổ Yên, Thái Nguyên)

đã ngã từ tầng 4 xuống đất, chấn thương sọ não và tử vong

Sáng 9-2, tại công trình ép cọc bê tông (lô R6, cư xá Văn Thánh Bắc,quận Bình Thạnh) đã xảy ra vụ TNLĐ vô cùng thương tâm làm chết anhM.V.H (SN 1983) công nhân (CN) của Công ty TNHH Xây dựng và DV-TMTrung Trực Anh H được phân công điều chỉnh cọc ép và phát tín hiệu chongười vận hành máy ép Khi đang ép đến đoạn cọc thứ 3 thì mọi người nghetiếng kêu thất thanh của H Anh bị chèn chết trong tư thế ngồi Đầu nạn nhân bịkẹt trong khe hở giữa giàn khung cố định và ngoàm trượt của Ti-ben

Trang 5

Làm việc ở độ cao 30m trên chiếc thang tre mỏng manh

và không có dây đeo an toàn! Ảnh Thái Băng

Công nhân đang làm “xiếc”, quên tính mạng

của chính mình Ảnh: HỒ VIỆT.

Khoảng 12h20 ngày 16/10, một vụ tai nạn lao động đã xảy ra tại cao ốc The EverRich Theo một số công nhân tại hiện trường thì nạn nhân tên là Minh (SN 1970, quê quán Đồng Nai) kỹ sư khiêm đốc công của công trình Vào thời điểm xảy ra tai nạn, anh

Minh đang làm việc ở tầng 28 của cao ốc Đang làm việc trên tầng 28 của tòa cao ốc

The EverRich (giao lộ đường Lê Đại Hành - Ba Tháng Hai, quận 11), bất ngờ anh

Minh bị ngã, rơi xuống tầng 5 của tòa nhà và tử vong tại chỗ

Trang 6

Hiện trường của vụ tai nạn

2.4 Nguyên nhân xảy ra các vụ TNLĐ

1 Về phía người sử dụng lao động

- Không huấn luyện về an toàn lao động cho người lao động: 138 vụ (chiếm 7,05% tổng số vụ);

- Thiết bị không đảm bảo an toàn, nhiều máy, thiết bị, công cụ sản xuất không đảm bảo an toàn vẫn đưa vào sử dụng: 92 vụ (chiếm 4,70% tổng số vụ);

- Không có thiết bị an toàn : 68 vụ (chiếm 3,47% tổng số vụ);

- Không có quy trình, biện pháp an toàn lao động: 109 vụ (chiếm 5,56% tổng sốvụ);

- Không đảm bảo điều kiện làm việc và môi trường làm việc an toàn cho người lao động theo quy định tại các tiêu chuẩn: 64 vụ (chiếm 3,27% tổng số vụ);

- Do tổ chức lao động (bố trí lao động làm việc không có tay nghề hoặc chưa phù hợp với ngành nghề chuyên môn được đào tạo): 77 vụ (chiếm 3,93% tổng

2 Về phía người lao động

- Có 656 vụ do người lao động vi phạm các quy định về an toàn lao động

(chiếm 33,50 % tổng số vụ) Nhiều người lao động xuất phát từ các vùng nông thôn đi làm thuê không được đào tạo cơ bản qua trường lớp, khi vào làm việc lại

Trang 7

chỉ được hướng dẫn về các thao tác trong công việc nên không hiểu biết luật pháp an toàn lao động, không biết các mối nguy hiểm cần phải đề phòng trong môi trường lao động của mình…;

- Có 85 vụ (chiếm 4,34% tổng số vụ) do không sử dụng các trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động mặc dù đã được người sử dụng lao động cấp phát đủ và hướng dẫn cách sử dụng

- Có 148 vụ (chiếm 7,56% tổng số vụ) do người khác vi phạm quy định về an toàn lao động Một số người lao động mặc dù đã được đào tạo cơ bản, được huấn luyện kỹ về an toàn lao động nhưng do chủ quan, chạy theo năng suất, ý thức chấp hành kỷ luật kém… nên đã gây ra những TNLĐ đáng tiếc cho bản thân và những người làm việc xung quanh;

Các trường hợp còn lại do các nguyên nhân khách quan khó tránh

3 Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước

- Công tác thanh tra của Thanh tra Nhà nước về lao động chưa thường xuyên, sốcuộc thanh tra, kiểm tra về thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp còn ít, hiệu quả chưa cao Số lượng, chất lượng thanh tra viên chưa tương xứng với tốc độ phát triển của các doanh nghiệp cả về số lượng lẫn quy mô sản xuất, kinh doanh Nhiều địa phương do thiếu thanh tra viên lao động nên hầu hết chỉ

tổ chức các cuộc kiểm tra liên ngành, số cuộc thanh tra lao động còn rất ít Do

đó không kịp thời phát hiện những vi phạm pháp luật Lao động, dẫn đến nhiều

vụ TNLĐ nghiêm trọng đã xảy ra;

- Một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chưa được các cơ quan quản lý Nhà nước thanh, kiểm tra, hướng dẫn thường xuyên, kịp thời nên tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật, các Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động còn phổ biến đặc biệt tại các doanh nghiệp tư nhân; lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; các hộ kinh doanh cá thể, các làng nghề;

- Việc xử lý các vụ TNLĐ chết người đặc biệt nghiêm trọng chưa nghiêm: 6 tháng đầu năm 2009 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ nhận được 35 biên bản điều tra hoặc báo cáo nhanh tai nạn lao động chết người của các địa phương, không có trường hợp nào bị đề nghị truy tố trách nhiệm hình Việc xử

lý hành chính theo thẩm quyền đối với những người vi phạm để xảy ra TNLĐ nghiêm trọng cũng chưa nghiêm, chưa kịp thời;

- Một số vụ xác định nguyên nhân gây tai nạn chưa chính xác nên chưa đưa ra được các biện pháp phù hợp để phòng ngừa TNLĐ tái diễn

Để giải quyết 2 vấn đề này cần nghiên cứu:

- Tính đơn điệu trong sản xuất

Trang 8

- Sự mệt mỏi

- Sức làm việc

- Các vấn đề tâm lý trong tai nạn lao động

I Tính đơn điệu trong sản xuất

Tiến bộ khoa học kỹ thuật:

=> Nâng cao những yêu cầu đối với hoạt động tư duy => thúc đẩy năng lực trí tuệ và sức sáng tạo

=> Khơi sâu thêm sự phân hoá lao động => lao động được chuyên môn hoá thành những thao tác đơn giản

Sự đơn điệu là 1 dấu hiệu của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật

Sự đơn điệu => triệt tiêu sự sáng tạo và phát triển nhân cách

=> tác động đến công nhân => tạo ra sự mệt mỏi trước thời gian

Cơ chế tác động của tính đơn điệu:

Là tác dụng gây ức chế của các kích thích được lặp lại đều đều (quy luật chuyển

từ hưng phấn sang ức chế)

Ảnh hưởng của tính đơn điệu đến người lao động

- Làm mất hướng thú đối với việc làm

- Gây tri giác nhầm về độ dài của thời gian

- Gây buồn ngủ

Mức độ cho phép của chia nhỏ lao động

Chia nhỏ lao động có ý nghĩa tích cực:

=> Rút ngắn thời gian sản xuất

=> Rút bớt các thao tác lao động => tạo ổn định của các hoạt động lao động

=> Người lao động nhanh chóng học được kỹ xảo => nâng cao năng suất

Nhưng chia nhỏ các thao tác lao động hơn nữa => kìm hãm việc nâng cao năng suất lao động

Giới hạn của việc chia nhỏ quá trình lao động

Các nhà khoa học lấy thời gian của thao tác lao động, kết hợp với số lượng, nội dung và tính chất của các thành phần cấu tạo nên thao tác,làm tiêu chuẩn cho mức độ đơn điệu:

+ Về thời gian:

- Thao tác ngắn hơn 30 s => những chuyển biến chức năng tâm sinh lý vượt hơnmức bình thường

- Thao tác = hoặc > 30 s => tạo sự thoả mãn

=> Như vậy, thao tác dài 30 s là thời gian tới hạn

=> Thao tác chuẩn nhất = 5 thành phần khác nhau

Một số biện pháp tránh đơn điệu

Trang 9

- Hợp nhất nhiều thao tác ít súc tích thành thao tác phức tạp (các thành phần hợpnhất phải có sự khác biệt về những đặc điểm tâm sinh lý.

- Luân phiên công nhân làm các thao tác khác nhau trong 1 ca sản xuất

- Thay đổi nhịp độ của băng chuyền (căn cứ vào nhịp độ làm việc trong 1 ngày làm việc)

- Đưa biện cácpháp nghỉ ngơi, sử dụng thể dục sản xuất

- Sử dụng các tác động thẩm mỹ

- Tổ chức khen thưởng vật chất và tinh thần hợp lý

2.Sự mệt mỏi:

- Là hình thức rối loạn trong việc tổ chức hoạt động

- Là kết quả của sự cố gắng làm việc với những biến đổi chức năng trên mọi bình diện: Sinh hoá; sinh lý; tâm lý - mệt mỏi

- Là kết quả sự tích luỹ và tác động của các yếu tố khác nhau như: cố gắng về thể chất, về trí tuệ, cảm giác, những yếu tố môi trường vật lý, cường độ, tần suấtcác vận động, sự đơn điệu, tình trạng sức khoẻ, dinh dưỡng không hợp lý

Biểu hiện của mệt mỏi:

- Giảm khả năng lao động

- Giảm các chức năng tâm sinh lý

- Động cơ - xúc cảm đóng vai trò quan trọng trong sự xuất hiện mệt mỏi

- Là phản ứng tự vệ tự nhiên của cơ thể đối với hoạt động nhằm ngăn ngừa sự phá huỷ cơ thể Là 1 hiện tượng khách quan

Phân biệt 2 khái niệm mệt mỏi và mệt nhọc

- Mệt mỏi:

+ Là khái niệm sinh lý học

+ Nó chỉ những biến đổi sinh lý trong cơ thể,do quá trình tiêu tốn năng lượng dohoạt động gây nên

- Mệt nhọc:

+ Khái niệm tâm lý học

+ Là sự thể nghiệm của mệt mỏi, 1 trạng thái tâm lý nẩy sinh đó

=> 2 khái niệm không đồng nhất,

- Mệt nhọc do mệt mỏi gây ra

- Có mệt mỏi nhiều nhưng mệt mệt nhọc ít hoặc ngược lại

Phân loại mệt mỏi:

+ Mệt mỏi chân tay (cơ bắp), là loại mệt mỏi do lao động gây ra

+ Mệt mỏi trí óc (mệt óc), là mệt mỏi do lao động trí óc tạo nên

+ Mệt mỏi cảm xúc, là mệt mỏi do hoàn cảnh "chờ đợi thụ động" tạo nên hoặc

do những tình huống căng thẳng trong lao động

=> trên thực tế người sự mệt mỏi của công nhân thường có dạng tổ hợp của cả 3loại trên

Nguyên nhân của mệt mỏi:

- Nhân tố cơ bản: Do tổ chức lao động không hợp lý

Trang 10

- Nhân tố bổ sung: Là nhân tố mà bản thân góp phần làm tăng mệt mỏi, và trongnhững điều kiện nhất định nó có thể gây ra mệt mỏi (điều kiện môi trường,hoàn cảnh, phương tiện lao động

- Nhân tố thúc đẩy: Là nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho mệt mỏi dễ dàng xảy

ra (tính chất công việc, thời gian, các mối quan hệ liên nhân cách)

+ Những nhân tố bên ngoài:

- Những yêu cầu của sản xuất đối với hoạt động lao động:

* Tầm quan trọng, mức độ trách nhiệm, tính chất của động tác, sự phức tạp, độ chính xác, cường độ

- Những điều kiện của môi trường vật lý và xã hội

* bầu không khí tâm lý, các điều kiện làm việc, trình độ chuyên môn, những điều kiện xh, thâm niên, tuổi tác

+ Những nhân tố bên trong:

- Trạng thái thần kinh, cơ bắp, sự mệt mỏi

- Quy luật sức làm việc:

Trong 1 ngày làm việc, sức làm việc biến đổi theo quy luật sau:

a Giai đoạn đi vào công việc (thời gian đầu ngày lao động)

- Là giai đoạn sức làm việc tăng và đạt mức tối đa

- Lúc mới bắt đầu, các chỉ số kinh tế - kỹ thuật thấp

- Có sự căng thẳng của các chức năng sinh lý

- Sự đi vào công việc phụ thuộc vào các nhân tố phụ ảnh hưởng tới con người trước lúc đi vào sản xuất

b Giai đoạn sức làm việc tối đa (sức làm việc ổn định)

- Sức làm việc ổn định

- Các chỉ số kinh tế - kỹ thuật tăng

- Giảm bớt sự căng thẳng thần kinh

c Giai đoạn sức làm việc giảm sút (giai đoạn mệt mỏi phát triển)

- Các chỉ số KT-KT giảm = > năng suất giảm

- Căng thẳng thần kinh tăng

- Ở nửa sau ngày làm việc (sau ăn trưa), 3 giai đoạn trên được lặp lại

- Trong một số trường hợp, ở cuối ngày lao động không hạ thấp sức làm việc (do cảm xúc khi nhìn thấy sự kết thúc công việc)

- Sức làm việc nửa ngày đầu cao hơn 30 - 40% nửa ngày sau

- Sức làm việc cũng biến đổi trong tuần (giống 3 giai đoạn trên)

- Sức làm việc cũng biến đổi theo thời gian cả năm Sức làm việc tối đa vào các tháng mùa đông, giảm vào các tháng mùa hè

4 Các giờ giải lao

Trang 11

Nhằm giúp người công nhân giảm căng thẳng và mệt mỏi trong quá trình lao động, nâng cao năng suất lao đông.

Trong 1 ca có những giờ nghỉ giải lao chính thức (nghỉ ăn trưa, thể dục giữa giờ)

Một số quy luật khi tổ chức giờ giải lao:

a Giờ giải lao đầu tiên sau 1,5 đến 2 giờ làm việc nhằm hạ thấp mệt mỏi (kéo dài từ 5 - 10 phút)

b Trong nửa đầu ngày sản xuất chỉ có thể tổ chức 1 lần nghỉ giải lao Sau đó là giờ ăn trưa (kéo dài 50 phút là tốt nhất)

c Trong nửa sau của ngày làm việc cần bố trí thêm 2 lần nghỉ (sau 1 - 1,5 giờ)

để làm giảm mệt mỏi

d Thời gian giải lao phụ thuộc tính chất công việc:

- Công việc đơn điệu,ít tốn sức => nghỉ 5 phút

- Công việc năng nhọc, cường độ cao => nghỉ 10 - 15 phút

2.6 Kiến nghị

Theo cá nhân tôi nghĩ, các vụ tai nạn lao động xãy ra có cả nguyên nhân chủquan và khách quan trong đó Tất cả đều xuất phát từ nhận thức và trình độ hiểubiết về các vấn đề an toàn lao động còn yếu kém nếu không nói là không ai để ýđến Về phía người sử dụng lao động không có biện pháp quản lí chặt chẻ ngườilao động, chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc phòng ngừa tai nạnlao động và các phương pháp, dụng cụ bảo hộ lao động, và khi có tai nạn laođộng xảy ra thì mức phạt còn quá nhẹ, không đủ răn đe, vì vậy dễ tái phạm Vềphía người lao động có tâm lý chủ quan, xem thường, coi nhẹ các phương phápphòng ngừa tai nạn lao động, không lường được các tình huống nguy hiễm cóthể xảy ra, các hậu quả nghiêm trọng của nó, kể cả tính mạng Các cơ quan quản

lí nhà nước buông lỏng trong việc quản lí, xây dựng các chính sách về an toànlao động, không kịp thời phát hiện các sai phạm, lúng túng trong việc giải quyếtcác vụ tai nạn lao động và vấn đề phát sinh xung quanh nó Hậu quả để lại củacác vụ tai nạn lao động là vô cùng nghiêm trọng cho cá nhân người lao động,cho gia đình, người thân, cho xã hội cả bây giờ và về sau Vì vậy, theo tôi nghĩcần giải quyết vấn đề này ngay tại gốc rễ của nó – đó là việc nâng cao ý thứctrách nhiệm của các bên liên quan, chỉ có tích cực phòng ngừa tai nạn lao độngngay từ nhận thức thì mới mong giảm được các vụ tai nạn xãy ra

III/VẤN ĐỀ THỨ HAI: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU ĐỐI VỚI CƠ THỂ

Điều kiện khí hậu của hoàn cảnh sản xuất là tình trạng vật lý của không khí baogồm các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm tương đối, tốc độ lưu chuyển không khí vàbức xạ nhiệt trong phạm vi môi trường sản xuất của người lao động Những yếu

tố này tác động trực tiếp đến cơ thể con người, gây ảnh hưởng đến sức khỏelàm giảm khả năng lao động của công nhân

3.1 Các vụ tai nạn có liên quan:

Trang 12

Một thợ xây rơi xuống từ tầng tư

(không quan tâm đúng mức sức khỏe người lao động)

Khoảng 16h ngày 22/8, một vụ tai nạn lao động đã xảy ra ở công trình xây dựngnhà lô E, cư xá Bà Điểm (ấp Hậu Lân, xã Bà Điểm, Hóc Môn, TPHCM) làmmột người chết

Nạn nhân là anh Lê Duy Linh (quê ở Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh TâyNinh) rơi từ hộc cầu thang máy lầu bốn chết tại chỗ

Nguyên nhân ban đầu được xác định là do ý thức chủ quan của người lao động.Tuy nhiên gia đình nạn nhân giải thích thêm, mấy hôm nay anh bị nóng sốt, dolàm việc quá lâu ngoài trời nắng để cho kịp tiến độ công trình

Công an khu vực ấp Hậu Lân cho biết kiểm tra ban đầu công trình trên không cógiấy phép xây dựng, bản thiết kế chưa có con dấu kiểm tra của cơ quan quản lýchức năng Chủ công trình là ông Phạm Thanh Hải, cư trú tại quận 12

16 nữ công nhân ở Hải Phòng bị ngất trong giờ làm việc

NGUYÊN NHÂN : Được chẩn đoán do say nóng

Liên tiếp trong các ngày cuối tháng 8, đầu tháng 9, 16 nữ công nhân của xưởngsản xuất bánh thuộc Công ty Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Hạ Long bị choángngất trong giờ làm việc và đưa vào cấp cứu tại Trung tâm Y tế Ngô Quyền (HảiPhòng) Có trường hợp bất tỉnh, đau đầu vật vã, thậm chí bị co giật

Bác sĩ Lê Thị Thanh - Giám đốc Trung tâm Y tế Ngô Quyền - cho biết: "Triệuchứng ban đầu của các nạn nhân dễ làm cho người ta chẩn đoán là say nóng,hơn nữa các ngày cuối tháng 8, thời tiết cũng khá nóng" Phương pháp điều trị

áp dụng chủ yếu là cho thở ôxy, truyền dịch và tiêm trợ sức Nhưng say nóngthường phải cấp cứu vài ngày, các bệnh nhân này chỉ cấp cứu 1 hôm là xuấtviện

Ngay sau ngày 23/8, ngày có 5 công nhân liên tục bị choáng ngất và phải đưa đicấp cứu, Trung tâm Y tế Ngô Quyền đã báo cáo sự việc với Sở Y tế Hải Phòng.Chiều 24/8, đoàn cán bộ của Sở Y tế đã xuống kiểm tra môi trường, điều kiệnlàm việc tại Công ty Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Hạ Long Bác sĩ Nguyễn Thị

Tư, Phó giám đốc Trung tâm Y tế Ngô Quyền, người tham gia đoàn kiểm tra,cho biết: "Qua tìm hiểu, đoàn không loại trừ nguyên nhân say nóng, mặc dùcông nhân làm việc trong nhà có hệ thống làm mát"

Bác sĩ Tư cho biết: "Khi chúng tôi xuống công ty, đã có ba công nhân đangđược cho nằm trong phòng lạnh để hồi sức Các triệu chứng xuất hiện cũngtương tự như những bệnh nhân được cấp cứu ngày hôm trước Hai bệnh nhân cóbiểu hiện bệnh khá nặng, nên chúng tôi yêu cầu lãnh đạo công ty phải chochuyển lên Trung tâm để theo dõi và điều trị" Tuy nhiên, theo bác sĩ Tư, 16bệnh nhân trên được công ty cho đi cấp cứu tại Trung tâm, và vẫn còn một sốngười bị những triệu chứng tương tự được điều trị tại công ty

Cũng có ý kiến cho rằng các bệnh nhân nữ đã bị bệnh Histerie (bệnh hiểu nôm

na là mất cân bằng giới tính) Tuy nhiên, theo bác sĩ Thanh, nguyên nhân dobệnh Histerie này cũng không đủ cơ sở Bởi, thứ nhất, số nữ công nhân này đều

Trang 13

rất trẻ, độ tuổi từ 18 đến 23 Thứ hai, họ chỉ tập trung làm việc tại công ty, cònsau giờ làm việc họ đều về nhà được giao tiếp với người khác giới trong xã hội.Thứ ba, trong số này đã có hai người có chồng và đang mang thai Như vậy,nguyên nhân do bệnh lý có thể loại bỏ.

Cần cải thiện ngay điều kiện làm việc

Sáng ngày (2/8), khi đang thi công tại ngôi nhà trên đường Lũy Bán Bích,phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, TP HCM, một công nhân đã rơi từ tầng 5xuống mái tôn căn nhà bên cạnh, cách đất khoảng 3 mét

Nạn nhân là anh Nguyễn Bá (22 tuổi, Bắc Ninh), được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện chợ Rẫy trong tình trạng hôn mê

Những người dân xung quanh cho biết, anh Bá bị trượt chân nên té ngã, lúc đó gió thổi rất mạnh

Theo nguồn tin từ gia đình anh Bá, anh đã bị cảm mấy ngày nay lại lao động trong điều kiện gió mạnh Nên sức khỏe không thể chống chịu được, có thể là nguyên nhân chính xảy ra tai nạn

Theo bà Thái Thị Mai Trân, Chủ tịch UBND phường Tân Thới Hòa, ngôi nhà này có giấy phép xây dựng với thiết kế gồm 5 lầu, một lửng và một sân thượng,

do ông Võ Văn Phước làm chủ đầu tư, đơn vị thi công là công ty TNHH xây dựng TM DV Anh Vĩ, khởi công từ đầu tháng 3

Nguyên nhân của vụ tai nạn là anh Bá làm việc trong tình trạng bị cảm và điều kiện làm việc có gió mạnh và tư thế lao động nguy hiểm

Hiện trường vụ tai nạn

Ẩn họa tai nạn lao động tại nhiều cao ốc(DO NGƯÒI LAO ĐỘNG BỊ SAYNẮNG VÀ THIẾU CÁC THIẾT BỊ BẢO HỘ)

Công trình thi công không có lưới rào chắn, công nhân không đeo dây bảo hiểmkhi thao tác trên tầng cao Theo Sở Lao động Hà Nội, thay vì bớt xén vật liệu,nhiều nhà thầu có xu hướng cắt giảm chi phí đầu tư thiết bị an toàn

Trang 14

Ngày 22/7, tại hiện trường tai nạn tại tòa nhà Landmark Tower (do tập đoànKeang Nam làm chủ đầu tư) những tấm lưới chắn phủ lác đác một số tầng Theoquy định, khu vực xây dựng phải bao phủ bằng lưới để chống ô nhiễm môitrường, bảo vệ thiết bị rơi xuống, đặc biệt, sẽ giảm thương vong khi tai nạn laođộng xảy ra.

Ngày 27/7, sau 5 ngày bị đình chỉ thi công, hàng trăm công nhân tại côngtrường Landmark Tower đã trở lại làm việc, những tấm lưới cũng đã được phủtại các tầng Tai nạn lao động lại xảy ra tại tầng 13, nhưng khi rơi đến tầng 8-9,tấm cốp pha bị mắc vào dây lưới và giữ lại cả 3 công nhân, cán bộ kỹ thuật.Những công nhân này đã may mắn hơn các đồng nghiệp trước đó

Tòa nhà của tập đoàn Keang nam có lưới bao quanh một vài tầng

Tai nạn lao động nghiêm trọng tại khu công nghiệp Tân Tạo(do nhiệt độ môi trường)

11 Giờ ngày 01/4/1999 đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại khu côngnghiệp Tân tạo, thành phố Hồ Chí Minh, làm chết 6 người

Sáng hôm đó, 6 người là lao động hợp đồng theo thời vụ được giao cho việc sơnchống thấm phía trong lòng tháp mới xây dựng xong, đó là một cái tháp hìnhtrụ, có dung tích 100 m3, đúc bằng bê tông cao 25m Dung môi của sơn chốngthấm là xăng Trong khi sơn, nhóm công tác có sử dụng 1 bóng đèn điện 300W

để chiếu sáng và xấy khô sơn Lúc đó bên ngoài trời nắng nóng, nhiệt độ ngoàitrời lên tới trên 30 độ C

Theo ý kiến của cán bộ cảnh sát phòng cháy chữa cháy thì nguyên nhân gâycháy nổ có thể là do nắng nóng cùng với sức nóng của ngọn đèn điện 300W làmhơi xăng có trong dung môi pha sơn bốc lên, gặp tia lửa điện từ ổ cắm điện phát

ra đã dẫn đến cháy nổ./

Ông Dương Thanh Hải, sinh năm 1960, làm phụ hồ hưởng lương công nhật choCty TNHH Dũ Phong, chuyên về xây dựng, đặt trụ sở tại số 95A, đường MạcĐỉnh Chi, phường 4, TX Sóc Trăng, bị ngã cao tử vong tại chỗ, bỏ lại vợ và 2người con Thêm một lần nữa ngã cao được khẳng định là hiểm hoạ chủ yếutrong nghề xây dựng, thường gây ra hậu quả nghiêm trọng, không thể khắc phục

Trang 15

được

Hơn 1 năm làm phụ hồ cho Cty TNHH Dũ Phong, được trả công 30.000đồng/ngày, ông Hải không hề được doanh nghiệp tổ chức huấn luyện về côngtác an toàn - vệ sinh lao động theo qui định Hôm đó, ông Hải vào ca tối, thờigian làm việc kéo dài từ 19h00 đến 21h00 Theo chứng cứ do Đoàn điều tra tainạn lao động tỉnh Sóc Trăng thu thập được thì ông Hải chưa hề được đội trưởngđội xây dựng phân công đã tự ý leo lên mái công trình Khi đến sảnh trước củacông trình, do sơ suất, ông bị vấp ngã, rơi xuống đất

Đoàn điều tra tai nạn lao động kết luận: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn

chết người là bản thân phụ hồ bất cẩn ,tuy nhiên theo gia đình ông DTH,sau calàm việc vào buổi sáng ,ông đã có dấu hiệu say nắng do làm việc quá lâu ngoàitrời dưới nhiệt độ ngoài trời quả cao

Trung Quốc: Sét đánh sập nhà, 17 người thiệt mạng

Một nhà xưởng đang thi công dở đã bị sét đánh sập trong lúc mưa bão lớn ởthành phố Thạch Gia Trang thuộc tỉnh Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc, khiến 17người thiệt mạng

Hiện trường vụ tai nạn

Trong số 20 người bị chôn vùi, chỉ có 3 người được cứu sống

Lao động thời vụ bị bỏ quên? (tai nạn do ô nhiễm nhiệt)

Trang 16

Tai nạn lao động do ô nhiễm nhiệt

(Công nhân được đưa vào bệnh viện trong tình trạng bị bỏng nặng)

Tai nạn ngã từ trên cao (ngã cao)

Độ ẩm không khí quá cao, cũng tiềm ẩn khả năng gây mệt mỏi cho công nhân

Ngã cao xảy ra có thể do những nguyên nhân sau:

a) Công nhân làm việc trên cao không đáp ứng các điều kiện:

- Sức khỏe không tốt như thể lực yếu, phụ nữ có thai, người có bệnh về tim, huyết áp, tai điếc, mắt kém,…

Do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết và khí hậu đến tinh thần và thể chất của công nhân

- Công nhân chưa được đào tạo về chuyên môn hoặc làm việc không đúng với nghề nghiệp, bậc thợ

- Công nhân chưa được học tập, huấn luyện chưa đạt yêu cầu vể an toàn lao động

b) Phiếu kiểm tra giám sát thường xuyên để phát hiện, ngăn chặn và khắc phục kịp thời các hiện tượng làm việc trên cao không an toàn

c) Thiếu hoặc không sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân như dây an toàn, giày, mũ … bảo hộ lao động

d) Không sử dụng các phương tiện làm việc trên cao như thang, các loại dàn giáo ( giáo ghế, giáo cao, giáo treo, nôi treo,…) để tổ chức chỗ làm việc và đi lại an toàn cho công nhân, trong quá trình thi công ở trên cao

e) Sử dụng các phương tiện làm việc trên cao nói trên không đảm bảo các yêu cầu an toàn gây ra sự cố tai nạn do những sai sót liên quan đến thiết kế, chế tạo, lắp đặt và sử dụng

g) Công nhân vi phạm nội qui an toàn lao động, làm bừa, làm ẩu trong thi công

3.2.Các biện pháp an toàn lao động khi làm việc trên cao

Yêu cầu đối với người làm việc trên cao:

Người làm việc trên cao phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

- Từ 18 tuổi trở lên

Trang 17

- Có giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe làm việc trên cao do cơ quan y tế cấp Định kỳ 6 tháng phải được kiểm tra sức khỏe một lần Phụ nữ có thai, người có bệnh tim, huyết áp, tai điếc, mắt kém không được làm việc trên cao.

- Có giấy chứng nhận đã học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn lao động do giám đốc đơn vị xác nhận

- Đã được trang bị và hướng dẫn sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc trên cao: dây an toàn,quần áo, giày, mũ bảo hộ lao động

- Có các điều kiện để tản nhiệt trong môi trường nóng, và giữ nhiệt trong môi

- Công nhân phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật lao động và nội qui an toàn làmviệc trên cao

Nội qui kỷ luật và an toàn lao động khi làm việc trên cao

- Nhất thiết phải đeo dây an toàn tại những nơi đã qui định

- Việc đi lại, di chuyển chỗ làm việc phải thực hiện theo đúng nơi, đúng tuyến qui định, cấm leo trèo để lên xuống vị trí ở trên cao, cấm đi lại trên đỉnh tường, đỉnh dầm, xà, dàn mái và các kết cấu đang thi công khác

- Lên xuống ở vị trí trên cao phải có thang bắc vững chắc Không được mang vác vật nặng, cồng kềnh khi lên xuống thang

- Cấm đùa nghịch, leo trèo qua lan can an toàn, qua cửa sổ

- Không được đi dép lê, đi giày có đế dễ trượt

- Trước và trong thời gian làm việc trên cao không được uống rượu, bia, hút thuốc lào

- Công nhân cần có túi đựng dụng cụ, đồ nghề, cấm vứt ném dụng cụ, đồ nghề hoặc bất kỳ vật gì từ trên cao xuống

- Lúc tối trời , mưa to, giông bão, hoặc có gío mạnh từ cấp 5 trở lên không đươclàm việc trên dàn giáo cao, ống khói, đài nước, cột tháp, trụ hoặc dầm cầu, mái nhà 2 tầng trở lên, vv

3.3.Biện pháp khắc phục

Các vụ tai nạn do nguyên nhân này hầu hết chưa được xem xét và giải quyếtmột cách đúng hướng và toàn diện.Hầu hết là thiệt hại về nhân mạng ,hay ảnhhưởng lâu dài đến sức khỏe người lao động,các tai nạn này thường xảy ra phổbiến song không gây ảnh hưởng cho số đông nên không tạo được dư luận,và ítđược sự quan tâm của mọi người,ngay cả dối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp làngười lao động.Đặc biệt trong ngành xây dựng ,do đặc thù của ngành là phảilàm việc nhiều giờ ở ngoài trời,việc xảy ra tai nạn là phổ biến,xong số vụ tai nạn

do yếu tố nhiệt độ ,độ ẩm môi trường,hay gió chiếm số lượng rất ít;nhưng đây là

ở hướng nhìn của các nhà thầu xây dựng,nếu nhìn nhận ở một hướng khác ,phíagia đình nạn nhân thì chung ta mới thấy được sự lien quan mật thiết của cácyếu tố khí hậu đến các vụ tai nạn này.Một ví dụ dễ thấy như các vụ té ngã từnhà nhà cao tầng đã nêu ở trên,nhà thầu đổ toàn bộ trách nhiệm về phia ngườilao động,tất cả đều là bất cẩn hay sơ suất,dễ chịu hợn là không mang dụng cụbảo hộ lao động;nếu không tham khảo them thong tin từ gia đình và nhữngngười chứng kiến tai nạn,thì những cái chết này quá oan ,vừa mất mạng lại vừa

Trang 18

chịu điều tiếng thiên hạ.Khi sự việc đã xảy ra,khi đã thiệt hại nhân mạng thì mọi

sự giải quyết là quá muộn.Chúng ta phải phòng ngay từ ban đầu

Điều kiện khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động ,làm giảmkhả năng làm việc của họ,vì vậy các vụ tai nạn có liên quan hay trực tiếp donguyên nhân này gây ra ,nhà tuyển dụng đều dễ dàng qui trách nhiệm này vềphía người lao động,hầu như các bài báo về ảnh hưởng củađiều kiện lao độngđến người lao động đều rất ít gặp.Tất cả cả tai nạn như ngất xỉu ,té ngã,thậmchí đột tử ,…trong làm việc đều được kết luận do yếu tố chủ quan từ phía ngườilao động,nhiều khi đổ trách nhiệm do sự sơ xuất ,cẩu thả của người lao động,vàtất nhiên việc đền bù hay hỗ trợ tai nạn là không hề có

Các yếu tố như nhiệt độ nơi làm việc qúa cao hay quá thấp,làm việc ngoài trờitrong điều kiện quá nắng hay quá lạnh,hay làm việc ở những môi trường ẩm độcao, …trước nay được coi như các yếu tố tự có của công việc,các điều kiện ,yêucầu công nhân phải đáp ứng mới được vào làm,khi người lao động đã chấp nhậnlàm việc đồng nghĩa với việc phải tự nguyện dán thân vào môi trường làm việcđầy rủi ro

Muốn giải quyết vấn đề thiết nghĩ phải giải quyết từ cái gốc,tức là phải từ phíanhà tuyển dụng lao động.Phải nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe người laođộng,phải cải thiện điều kiện làm việc ,coi đó là yếu tố quyết định sinh ra lợinhuận của nhà sản xuất kinh doanh.Nói thì rất dễ nhưng khi làm mới thấykhó,điều này yêu cầu các doanh nghiệp phải them nhiều loại chi phí phátsinh ,nên hầu hết hiện nay nó chỉ mang tính khẩu hiệu,nhà sản xuất trang bị cácđiều kiện này theo kiểu tượng trưng cho có để đánh lừa các cơ quan chức năng

là chính.Sau đây là một vài biện pháp chống nóng cho người lao động,phòngngừa tai nạn xảy ra:

3.4.KIẾN NGHỊ:

1.Với cơ quan quản lý người lao động

Giáo dục ý thức người lao động, giúp họ nhận thưc về quyền lợi được lao động

và lao động trong môi trường tốt nhất, các quy định về an toàn lao động

Đóng bảo hiểm cho người lao động Có các hinh thức đền bù thiệt hại cho người bị tai nạn lao động

Từ chối nhận lao động không đủ diều kiện sức khỏe

2.Với người lao động

Tuân thủ các quy dịnh về an toàn lao động

Xây dựng khối đoàn kết, liên minh giữa những người lao động, bời vì có liên minh, có thống nhất quan điểm thì họ mới quyết định được điều kiện lao động của mình, mới có thể tạo áp lực để nhà tuyển dụng cải thiện môi trường làm việc tuyệt đối từ chối, môi trường làm việc nhiều nguy cơ mất an toàn lao động

3 Với các cơ quan chức năng, quản lý nhà nước.

- Có các quy định, chế tài xử phạt với cơ quan sử dụng người lao động làm trái quy định pháp luật

Trang 19

Nếu trước đây cha ông ta đấu tranh đòi tăng lương giảm giờ làm ,cải thiện điều kiện làm việc ,người lao động ngày nay càng cần học hỏi và đấu tranh mạnh mẽ

để cải thiện môi trường làm việc của mình,vì điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe ,tính mạng của bản thân họ.Không thể vì miếng cơm manh áo mà bán

rẻ sức khỏe,chấp nhận mạo hiểm với tính mạng mình

Tôi kiến nghị Dảng và chính phủ cần tăng cường tuyên truyền ,làm sao chongười lao động thấy được quyền lợi của mình,đấu tranh để được làm việc trongmôi trường không nguy cơ Người lao động phải tự đứng lên ,phải được phápluạt và các tổ chức có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của mình.Thêm nữa ,các cơquan thanh tra cần tăng cường thường xuyên kiểm tra điều kiện làm việc củngười lao động.Cần có các văn bản pháp luật qui định rõ rang mức cho phépcủa các yếu tố khi hậu và vi khí hạu trong nơi làm việc của công nhân.Cần cóchính sách giảm thời gian ,làm việc thay ca luân phiên khi làm việc trong môitrường khắc nghiệt Tăng cường các cơ sở chuyên khám sức khỏe cho côngnhân một cách thường xuyên,qui định bắt buộc phải khám sức khỏe 1 tháng/1lần.Có chế độ nghỉ dưởng cho công nhân sau các giai đoạn làm việc

IV/ VẤN ĐỀ THỨ BA: BỤI TRONG SẢN XUẤT.

4.1.Tổng quan

Bao gồm bụi khoáng sản (bụi đá, bụi xi măng, bụi than, cát, mạt sắt…); bụiđộng vật và (lông động vật, bột xương động vật…) và bụi thực vật (mạt cưa,mạt gỗ, bông…) Hiện nay còn nhiều cơ sở sản xuất thủ công, dây truyền sảnxuất còn hạn chế, hệ thống thu hút bụi chưa hiệu quả, triệt để nên bụi thườngvượt tiêu chuẩn cho phép, chủ yếu ở các ngành khai thác đá, than, cát, nhà máysản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thức ăn gia súc, dệt… Bụi gây nên các bệnh

về hô hấp như bụi phổi, ung thư; mắt; tiêu hoá… Biện pháp hạn chế bụi trongsản xuất là trang bị hệ thống máy hút bụi, bơm phun ẩm hạn chế bụi, bảo hộ laođộng hạn chế bụi vào cơ thể…

Chất ô nhiễm chủ yếu trong công nghiệp sản xuất xi măng là bụi Bụi thoát ramôi trường xung quanh từ các công đoạn: vận chuyển và chứa kho các loại vậtliệu đá vôi, đất sét, phụ gia; sấy và nung: toả ra bụi và khí SO2 có nguồn gốc từnhiên liệu; nghiền và trữ clinke: toả bụi Bên cạnh đó, để có thể cung cấpnguyên liệu cho sản xuất xi măng, các mỏ đá vôi, các mỏ kaolin và sét phải hoạtđộng không ngừng Tại các mỏ đá ở đây, các biện pháp khử bụi cũng chưa triệt

để Bởi vậy, bụi trực tiếp đi vào không khí tại các khu sản xuất

Mặt khác, hoạt động giao thông vận tải cũng là một nguồn ô nhiễm không khíđáng kể Hệ thống đường sá, cơ sở hạ tầng của huyện còn thấp kém, chủ yếu làđường đất, đường đá, chỉ có đôi đoạn đường đã được rải bê tông, đã vậy, các xe

cộ lại hết sức đa dạng và đủ loại, từ xe tải, xe ben đến xe công nông tự tạo đã vàđang phá huỷ đường hàng ngày Bụi cuốn lên từ mặt đường ở đây có thể cónguồn gốc từ đất đá làm đường, cũng có thể là bụi xi măng đã rơi xuống đường(do mưa hay độ ẩm) lại quay trở lại không khí khi các phương tiện giao thôngvận tải là nguồn ô nhiễm rất thấp, nhưng do cường độ giao thông ở khu vực

Trang 20

huyện khá lớn nên khi lượng bụi dưới đường di động sẽ ảnh hưởng trực tiếp tớinhững người tham gia giao thông và quá trình sinh hoạt của khu dân cư 2 bênđường.

Mặt khác, trong các loại hình phương tiện giao thông vận tải thì đường bộ cũngphát bụi và thải các chất độc hại Vì vậy, các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môitrường trong hoạt động của ngành giao thông vận tải cần tập trung vào cải tạođường sá và loại hình phương tiện giao thông đường bộ như ôtô tải, xe côngnông, xe máy Do đó cần xây dựng quy hoạch phát triển giao thông một cáchhợp lý, kết hợp đồng bộ với việc quy hoạch khu dân cư; xây dựng dải cây xanhngăn cách 2 luồng đường, tạo khu đệm nhằm giảm lượng bụi và các chất khíđộc hại; ban hành các quy định, chính sách trong lĩnh vực giao thông nhằm có

cơ sở để loại bỏ các loại xe quá cũ, tiêu thụ nhiều nhiên liệu, thải ra nhiều chấtđộc hại làm ô nhiễm môi trường

Ngoài ra, cần phải không ngừng nâng cao nhận thức cho cộng đồng, các cơquan, nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn huyện về vấn đề bảo vệ môi trường vàphát triển bền vững

4.2 Các tai nạn có liên quan:

Trong số 240 doanh nghiệp trực thuộc Bộ Xây dựng có 64 cơ sở sản xuất cóphát sinh bụi trong lao động với tổng số lao động tiếp xúc với bụi có nguy cơmắc bệnh bụi phổi silic ước tính khoảng 42.500 người (chiếm 23,61% số laođộng) Nguồn phát sinh bụi chủ yếu trong ngành như sau:

*Lĩnh vực xây lắp: Đặc điểm công việc này chủ yếu là khoan đá, nổ mìn, đào vàvận chuyển đất đá trong các đường hầm, các công trình ngầm: công trình xâydựng thuỷ điện, giao thông, công trình công nghiệp… Người lao động làm việctrong các công trình ngầm thường xuyên phải tiếp xúc với bụi đất đá và có nguy

cơ mắc bệnh bụi phổi Silic cao Thêm vào đó, do địa điểm làm việc thường ởvùng núi nên rất khó khăn trong công tác khám phát hiện bệnh bụi phổi silic.Ngoài ra, người lao động làm những công việc tháo dỡ các công trình, trộn hỗnhợp xi măng và cát để tạo vữa, phun cát đánh gỉ cấu kiện thép cũng phải tiếpxúc với các nguồn phát sinh có nồng độ bụi silic cao

*Lĩnh vực sản xuất vật liệu:

- Sản xuất xi măng: bụi phát sinh trong quá trình nghiền đá, sét và các phụ gia(thạch cao, xỉ ); quá trình nghiền clinker và đóng bao xi măng

- Sản xuất bê tông: Bụi cát đá và xi măng phát sinh trong quá trình vận chuyển

và sàng lọc vật liệu và trộn bê tông

- Sản xuất vật liệu chịu lửa: Bụi có hàm lượng SiO2 phát sinh trong các khâugia công nguyên liệu, tạo hình, sản xuất các sản phẩm chịu lửa

- Sản xuất gốm sứ và kính xây dựng: Nguyên liệu trong sản xuất gốm sứ là cácSilicat có chứa SiO2 nên trong các công đoạn của quá trình sản xuất, đặc biệt tạikhu vực gia công nguyên liệu, đều phát sinh ra bụi

Trang 21

Khẩu trang không che hết được bụi đá

*Cơ khí xây dựng: Công việc đúc, hàn, sơn, đánh gỉ bằng phương pháp phun cátđều phát sinh bụi có chứa SiO2 Nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic cũng đến vớinhững người lao động làm các công việc phụ trợ như: thợ điện, thợ sửa chữa,công nhân lắp máy

Công nhân điều khiển máy khoan đá mịt mù trong bụi đá lại không mangkhẩu trang (ảnh chụp trên công trình thủy điện A Vương, Quảng Nam) - Ảnh:N.C.T

Trang 22

Công nhân bốc xếp xi măng là bộ phận dễ nhiễm bệnh - theo khuyến cáo củacác bác sĩ

- Sẽ có một làng bệnh phổi xung quanh nhà máy sản xuất xi măng Hà Tiên II

và một số chứng bệnh viêm nhiễm khác

- Bụi trong quá trình sản xuất xi măng của nhà máy gây ra,do hệ thống thu buihoạt động không tương xứng với số bụi thải ra và xử lý chua triệt để, do côngnghệ sản xuất củ kỹ không còn phù hợp Bụi thoát ra trong các công đoạn nhưvận chuyển và chứa kho vật liệu đá vôi, đất sét, nghiền và trữ clinke, ở đây bụi

đi vào trực tiếp không khí

- Một mặt phải có các biện pháp giảm thiểu nguồn thải bụi hiện có băng giảipháp công nghệ hoặc quy trình xử lý bụi hiệu quả hơn, mặt khác cần sớm cóquy hoạch xây dựng các khu công nghiệp một cách hợp lý trên cơ sở đánh giátác động môi trường một cách đầy đủ và toàn diện mới đảm bảo phát triển bềnvững

Ngày đăng: 15/04/2013, 19:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w