Các tai nạn liên quan:

Một phần của tài liệu CÁC VẤN ĐỀ VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT (Trang 32 - 41)

V/ VẤN ĐỀ THỨ TƯ: TIẾNG ỒN VÀ RUNG ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT 5.1.Những khái niệm chung và tiếng ồn và độ rung

5.2.Các tai nạn liên quan:

Các ảnh hưởng có thể xảy ra âm thầm, từ từ hoặc tức thì, tùy theo cường độ lớn nhỏ của tiếng ồn và thời gian tiếp xúc lâu hay mau.

Ảnh hưởng tới tai

Ảnh hưởng của tiếng ồn lên thính giác đã được biết tới từ thuở xa xưa, khi người thợ rèn, thợ hầm mỏ hoặc người giật chuông nhà thờ làm việc lâu năm với nghề của mình. Thính giác của họ giảm dần, rồi đưa tới điếc hoàn toàn. Theo nhà nghiên cứu A.J. Hudspeth, ĐH Y khoa California, sự tiếp xúc lâu ngày với tiếng ồn mạnh sẽ "đẵn, cắt, gọt" tan hoang những tế bào lông ở tai trong. Các tế bào này sẽ bị bứng gốc, hủy hoại. Đây là những tế bào có nhiệm vụ thu nhận các đợt sóng âm thanh, chuyển lên não bộ để được nhận rõ đó là âm thanh gì và từ đâu phát ra.

Tiếng động mạnh cũng gây tổn thương cho dây thần kinh thính giác, đưa tới điếc tức thì và vĩnh viễn với cảm giác ù tai.

Tiếp xúc với tiếng động đột ngột và liên tục có thể gây ra mất thính lực tạm thời, nhưng thường thì thính lực trở lại bình thường sau 16 - 18 giờ khi không còn tiếng động.

Ảnh hưởng của tiếng động lên tai tùy thuộc ở cường độ của tiếng động và số lượng thời gian tiếp cận với chúng. Hậu quả có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Nhiều nghiên cứu chứng minh tiếng ồn từ 35dB trở lên đã đủ để gây ra rối loạn cho giấc ngủ bình thường.

Tiếng động ban đêm tạo ra những cơn thức giấc bất thường, làm thay đổi chu kỳ các giai đoạn của giấc ngủ và gây khó khăn đi vào giấc ngủ. Nhiều thức giấc bất thường sẽ đưa tới thiếu ngủ và hậu quả là sự mệt mỏi, bải hoải, buồn chán vào ngày hôm sau. Tiếng động trong khi ngủ cũng làm tăng huyết áp, nhịp tim, co mạch máu ngoại vi và các cử động của cơ thể như trằn trọc, trở mình, co chân duỗi tay.

Một điểm đáng lưu ý là trẻ em dường như có một cơ chế bảo vệ với tiếng động khi ngủ ban đêm, nên các cháu vẫn ngủ ngon, ít bị thức giấc như người lớn. Tuy nhiên hệ thần kinh của trẻ vẫn dễ bị ảnh hưởng và phản ứng.

Với bệnh tim mạch

Tiếp xúc lâu ngày với tiếng ồn đưa tới thay đổi chức năng của hệ thần kinh tự chủ, làm tăng nhịp tim, huyết áp, sức cản mạch máu ngoại vi.

Nhà khoa học Ying Ming Zhao và đồng nghiệp tại ĐH Bắc Kinh đã nghiên cứu hậu quả của tiếng ồn đối với hơn 1.000 công nhân dệt vải và thấy rằng sau 5 năm làm việc trong tiếng ồn, huyết áp của họ lên cao đáng kể.

Nghiên cứu của TS. Wolfgang Babisch, Đức cho thấy liên tục nghe tiếng ồn giao thông ở mức độ 70dB có thể tăng rủi ro bệnh nhồi máu cơ tim.

Với cơ quan nội tiết

Tiếng ồn xí nghiệp làm tăng sản xuất noradrenaline và adrenaline ở công nhân nhưng khi họ mang vật bảo vệ tai thì adrenaline trở lại bình thường. Một nghiên cứu tại Việt Nam do các tác giả Nguyễn An Lương, Ayako Sudo, Hoàng Minh Hiển thực hiện cũng tìm thấy kết quả tương tự ở công nhân xưởng dệt.

Ảnh hưởng trên sự học hỏi của trẻ em

Mặc dù chưa có bằng chứng xác đáng nhưng nhiều nhận xét, nghiên cứu cho thấy tiếng ồn ảnh hưởng tới sự học hỏi của con em. Theo Sheldom Cohen, Đại học Oregon, trẻ em sống trong các căn phòng ở tầng thấp trong một cao ốc gần trục lộ giao thông có khó khăn tập đọc, làm toán, phân biệt chữ có âm tương tự, so với các em sống ở tầng trên cao, xa tiếng ồn. Nhiều nghiên cứu cho hay, tiếng ồn có thể ảnh hưởng tới bào thai còn trong bụng mẹ và thai nhi đáp ứng bằng tăng nhịp tim và chuyển động thân mình. Một nghiên cứu khác cho hay bà mẹ sống gần phi trường có tỷ lệ sinh non cao hơn.

Trên sự tiêu hóa

Donald Eric Broadbend, Anh, nhận thấy tiếng ồn cũng ảnh hưởng tới sự tiêu hóa như làm giảm co bóp của dạ dày, giảm dịch vị dạ dày và nước miếng.

Ảnh hưởng lên sự thực hiện công việc

Tại nơi làm việc, tiếng ồn là rủi ro lớn cho sức khỏe, gây khó khăn cho sự đối thoại, giảm tập trung vào công việc và giảm sản xuất, tăng tai nạn thương tích. Theo Viện Quốc gia Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ, công nhân tiếp xúc với âm thanh cường độ 75dB trong 3 năm sẽ làm tăng nhịp tim và nhịp thở và trong tương lai có thể gây ù tai, tăng huyết áp, loét dạ dày, tâm trạng bất ổn

vì căng thẳng. Họ trở nên bẳn tính, khó chịu, hay gây gổ hơn là người làm việc nơi yên tĩnh. Họ cũng hay vắng mặt tại sở làm và tai nạn lao động cũng thường xảy ra.

Tuy nhiên cũng có nghiên cứu cho hay, âm thanh vừa phải kích thích sự hứng khởi khi đang làm một công việc có tính cách đơn điệu, đều đều.

Ảnh hưởng lên hành vi con người trong cộng đồng

Sống trong khu xóm ồn ào, nhiều tiếng động, con người trở nên bực bội, giận giữ, khó chịu, hay gây gổ, ít giao thiệp với lối xóm.

David Glas và Jerome Singer cho biết tiếng ồn có ảnh hưởng rất nhiều lên con người kể cả sau khi không còn tiếng ồn. Tiếng ồn bất ngờ có tác hại nhiều hơn biết trước.

Tiếng ồn dường như cũng khiến con người giảm đặc tính giúp đỡ và tăng sự hung hổ, gây hấn. Một quan sát cho thấy, khi đang định giúp nhặt một vật rơi cho người khác mà có tiếng ồn dội tới, thì động tác giúp đỡ này ngưng lại.

Đánh giá bước đầu ảnh hưởng của tiếng ồn và rung động đến thính lực và xương khớp của công nhân mỏ than Mạo Khê và Hà Lầm

Nhóm nghiên cứu: Nguyễn Sĩ, Hoàng Minh Hiền, Triệu Quốc Lộc (Viện nghiên cứu KHKT bảo hộ lao động); Nguyễn Thị Toán (Viện YHLĐ và VSMT)

Nguyễn Thế Huệ và ctv (Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ninh)

Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá sự ô nhiễm môi trường do tiếng ồn, rung, đồng thời sơ bộ đánh giá độ giảm thính lực và tổn thương xương khớp của công nhân khoan, sàng và lái xe tải lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghiên cứu được tiến hành trên: gần 300 đối tượng trong đó có 175 công nhân khoan đá và than bằng máy khí nén và khoan điện phải tiếp xúc với tiếng ồn cao và rung cục bộ lớn, số còn lại là sàng tuyển than và lái xe. Bằng phương pháp dùng phiếu câu hỏi, điều tra hồi cứu hồ sơ sức khoẻ, đo thính lực sơ bộ, làm các kiểm tra nhiệt độ của ngón tay, cảm nhận rung, chụp phim X quang để đánh giá tác động của môi trường đến sức khoẻ của công nhân.

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Công nhân khoan bị giảm thính lực: 16.6% (trong đó 25,3% là công nhân khoan đá), lái xe: 8,8%, công nhân sàng tuyển than chưa phát hiện thấy bị giảm thính lực. 15/100 công nhân được chụp X quang bị tổn thương xương khớp cổ tay và khuỷu tay (trong đó 20,5% là công nhân khoan đá ở mỏ Mạo Khê).

Từ kết quả nghiên cứu trên ta thấy tiếng ồn cao và rung cục bộ lớn đã trực tiếp ảnh hưởng tới sức khoẻ của công nhân khoan và lái xe gây giảm thính lực và tổn thương xương khớp. Đề tài cũng đã đề ra một số giải pháp để giảm tác động của môi trường đến sức khoẻ người lao động.

Nhiệt độ, khí độc, tiếng ồn… quá cao

Theo báo cáo từ các đơn vị gửi đến Bộ Xây dựng, năm 2008 đã xảy ra 167 vụ TNLĐ, trong đó có 15 vụ làm 21 người chết. Vụ TNLĐ chết người nghiêm trọng nhất xảy ra ngày 15/7/2008 tại Cảng Cái Lân (Quảng Ninh) làm 7 người Cty CP Lilama 69.2 bị chết và 1 người bị thương nặng. Nguyên nhân là do máy

móc, công cụ lao động không đảm bảo an toàn vẫn đưa vào sử dụng và người lao động không được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ khi lao động.Cũng trong năm 2008, Bệnh viện Xây dựng đã tiến hành đo kiểm 13.828 mẫu về môi trường lao động, nhiệt độ, bụi, tiếng ồn, khí độc, phóng xạ... tại 41 cơ sở đã phát hiện 9,84% số mẫu về môi trường không đạt tiêu chuẩn cho phép. Một số điều kiện làm việc như nhiệt độ, bụi, tiếng ồn không đạt tiêu chuẩn vẫn chiếm tỷ lệ cao. Bệnh viện cũng đã khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp cho 1.690 lượt người, trong đó phát hiện 11 trường hợp mắc bệnh điếc nghề nghiệp do... tiếng ồn.

Vừa qua, Tòa soạn báo điện tử TS liên tục nhận được rất nhiều đơn thư khiếu nại của tập thể các hộ dân sống tại hẻm 48, đường Bến Phú Định, phường 16, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, phản ánh về việc cơ sở "Inox Thanh Chi" thường xuyên sử dụng các thiết bị máy móc gây tiếng ồn lớn trong quá trình sản xuất, đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi hoạt động sinh hoạt của rất nhiều người dân sống tại địa chỉ nói trên.

Lên xe nhanh đi con, ở đây mẹ thấy khó chịu quá.

Điều đầu tiên mà chúng tôi cảm nhận được khi vừa đặt chân đến "bên ngoài" cơ sở Inox Thanh Chi là những tiếng ồn rất lớn phát ra từ thiết bị máy móc đang được sử dụng để sản xuất và gia công Inox. Cùng đó là mùi hôi, khét và bụi bặm. Tất cả cùng quyện vào nhau tạo ra một "loại" mùi không thể gọi thành tên. Sau khi trình bày lí do, tôi được phép vào "tham quan" cơ sở sản xuất inox với sự hướng dẫn của chị gái ông Nguyễn Hữu Lộc - chủ cơ sở sản xuất. Trong khi dẫn tôi tới xưởng, chị ông Lộc luôn tỏ thái độ không hợp tác và còn luôn miệng nói rằng: "Chị cho tôi biết đứa nào kiện gia đình tôi, tôi mà biết đứa nào viết đơn kiện thì...".

Trao đổi với chúng tôi, những người có trách nhiệm ở Trường Mầm non

HoaTigon cho biết: "Tôi cảm thấy rất lo cho sức khoẻ của các cháu nhỏ, các nhà báo thử nghĩ mà xem, với tình trạng ô nhiễm môi trường như thế này thì đến người lớn còn chịu không nổi chứ nói gì đến con nít. Trước mắt, có thể chúng ta

chưa thấy rõ được ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng ai dám đảo bảo về lâu về dài thì không bị làm sao? Hàng ngày, không riêng gì Nhà trẻ Hoa Tigon của chúng tôi mà những người dân ở xung quanh đây đều phải chịu đựng và sống chung với tiếng ồn và khói bụi hôi hám".

Công nhân vẫn làm việc trong khi bên cạnh là nhà trẻ

Cư dân chung cư Nguyễn Ngọc Phương ở quận Bình Thạnh, TP HCM, đang hoang mang vì mấy ngày qua nhà liên tục rung rinh, mỗi lần kéo dài 5-10 giây hoặc hơn. Nguyên nhân được xác định là công trình thi công bờ kè gần đó

Chủ một hộ dân ngụ tầng 17 chung cư này kể, tình trạng rung lắc bắt đầu từ chiều ngày 1/4 đến sáng 2/4, ngồi trong căn hộ thỉnh thoảng lại cảm nhận được những đợt rung rinh trong 5-10 giây, có khi hơn nửa phút, đứt quãng nhưng tái diễn nhiều lần. "Tôi hoang mang không biết tại sao lại có hiện tượng như vậy", ông nói và diễn tả thêm, cơn rung không gây xáo trộn đồ đạc nặng nhưng đủ làm những vật thể nhẹ như cốc nước, ly tách trên bàn nhúc nhích, giống như có động đất.

.

Chung cư Nguyễn Ngọc Phương, quận Bình Thạnh nằm gần bờ kênh công trình bờ kè kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. (Ảnh: Vũ Lê)

Theo giải thích của ông Phương, công trình cải tạo môi trường nước kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè là dự án lớn, vốn đầu tư lên đến 194 triệu USD, do Sở Giao thông vận tải TP HCM làm chủ đầu tư, Công ty xây dựng Trung Quốc làm nhà thầu chính. Các bước khảo sát, thẩm định địa chất và tư vấn giám sát đều được

thực hiện nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn. Những chấn động trong quá trình đóng cọc giữ bờ kè đã được khảo sát kỹ trước khi tiến hành.

Ông Phương phân tích thêm, hiện nay các công trình cao tầng đều sử dụng kỹ thuật khoan cọc nhồi, ăn sâu xuống lòng đất trung bình 40-50 m, chịu được những chấn động mạnh và có đủ sức vượt qua những cơn địa chấn thông thường. Vì vậy, đối với công trình 17-18 tầng như chung cư Miếu Nổi và Nguyễn Ngọc Phương đều có nền móng vững chắc nên đảm bảo an toàn.

Còn nguyên cục trưởng Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng Trần Chủng giải thích: "Công nghệ đóng cọc và cừ thường gây chấn động, chắc chắn sẽ tạo ra sóng xung kích lan tỏa ra khu vực lân cận khiến người dân trong chung cư cảm nhận được nền nhà rung nhẹ".

Tuy nhiên, ông Chủng cho rằng những chấn động nhẹ này chỉ là nhất thời và sẽ nhanh chóng qua đi khi việc thi công dừng lại, thông thường không gây ảnh hưởng xấu đến tòa nhà kiên cố gần đó.

Song ông khuyến cáo rằng, nếu nhà cửa có kết cấu yếu thì đơn vị thi công phải đào rãnh ngăn cách để hạn chế xung động gây ảnh hưởng xấu đến công trình chung quanh. Ông Chủng cũng khẳng định rằng, thông thường trong khu trung tâm chỉ nên ép cọc cừ chứ không đóng để hạn chế luồng sóng xung kích gây ảnh hưởng tới các tòa nhà lân cận, đặc biệt là công trình cao tầng.

5.3 Các biện pháp khắc phục tiếng ồn:

Tuy đã có quy chế về tiếng ồn trong sản xuất, song Việt Nam chưa có quy định cụ thể về xử lý cơ sở có tiếng ồn vượt ngưỡng cho phép. Công tác quy hoạch đô thị có tính đến tiếng ồn nhưng do thực hiện kém nghiêm túc nên nhiều bệnh viện, trường học, nhà ở... còn quá gần đường giao thông. Công viên, hồ nước, cây xanh, các yếu tố giảm tiếng ồn lại liên tục bị thu hẹp. Nhiều nhà máy xí nghiệp gây ồn vẫn nằm ngay giữa khu dân cư. Tốc độ đô thị hoá tăng nhanh, các phương tiện giao thông cơ giới tràn ngập, khiến tiếng ồn ngày càng vuợt ngưỡng cho phép nhiều hơn.

Tiếng ồn đi vào nhà chủ yếu từ mái và các cửa. Có phần thâm nhập qua vách nhà, tiếng động từ nhà bên cạnh. Còn ngay trong căn hộ, cần hạn chế tiếng động vang từ trên sàn (trần nhà, phòng) do đi lại hay việc sinh hoạt ở tầng trên.

Biện pháp chung

- Từ lúc lập tổng mặt bằng nhà máy đã cần nghiên cứu các biện pháp quy hoạch xây dựng chống tiềng ồn và rung động cần hạn chế sự lan truyền tiếng ồn ngay trong phạm vi của xí nghiệp và ngăn chặn tiếng ồn la ra các vùng xung quanh, giữa các khu nhà ở và khu SX có tiếng phải trồng các dải cây xanh bảo vệ để chống ồn và làm sạch môi trường, giữa xí nghiệp và các khu nhà ở phải có khoảng cách tối thiểu để tiếng ồn không vượt mức cho phép.

Khi xây dựng, có thể dùng vật liệu mái có độ kháng âm khác nhau. Ví dụ mái ngói giảm ồn hiệu quả hơn mái tôn và thuờng đóng trần để làm giảm tiếng động từ trên nóc nhà phát xuống. Kết hợp trong dàn trần, có thể sử dụng tấm móp để cách âm/nhiệt. Tấm móp đuợc trải kín trên trần hay duới mái nhà, các mối nối phải đuợc xử lý bằng keo dán và chèn bít tất cả các khoảng hở nếu có để ngăn âm thanh lan ra. Bằng cách đó, thay vì móp, có thể sử dụng tấm polynum - tấm có chứa túi khí và trên bề mặt đuợc tráng lớp nhôm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một loại tôn đặc dụng PU đuợc chế tạo 3 trong 1 tấm tôn màu hay tôn mạ kẽm. Sát mặt duới tấm tôn đuợc dán lớp PU gần nhu mốp, dày 18mm và duới cùng là lớp nhựa PVC. Nó có tác dụng cách âm/nhiệt và nhờ có những lớp nhu trên mà có thể thiết kế không phải đóng trần. Đó cũng là một giải pháp

Với sàn, trên sân thuợng thì thiết kế sàn kép - trên sàn đúc chính, kê cao bằng các đuờng gạch một khoảng hở chừng 30 - 40cm, rồi lắp ghép trên đó thêm một

Một phần của tài liệu CÁC VẤN ĐỀ VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT (Trang 32 - 41)