Từ năm 1995- 2003, Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ Lao động đã tiến hành điều tra, khảo sát điều kiện chiếu sáng tại các cơ sở sản xuất công nghiệp cho thấy thực trạng đáng báo động về môi trường ánh sáng. Gần 60% số liệu đo tại khu vực làm việc của công nhân không đảm bảo ánh sáng về mặt số lượng và gần 90% số liệu đo chưa đảm bảo về chất lượng ánh sáng. Ngành Bưu chính Viễn thông là ngành có tốc độ tăng trưởng cao, được đầu tư công nghệ
hiện đại ngang tầm quốc tế nhưng điều kiện ánh sáng để làm việc ở đây vẫn chưa đảm bảo. Hầu hết các phòng làm việc tại các tổng đài 108, 1080, 119, 116, 107, 135, Phonelink, đài Duyên hải, Trung tâm Internet, Trung tâm nhắn tin MCC, Công ty Bưu chính đều không đảm bảo điều kiện ánh sáng. Hệ thống đèn chiếu sáng lắp đặt không hợp lý, bố trí chỗ làm việc không phù hợp nên nhiều nơi thiếu ánh sáng hoặc bị che khuất, chiếu sáng ngược, ảnh hưởng đến việc quan sát trên màn hình và đọc dữ liệu từ tài liệu gây mỏi mắt, giảm thị lực. Ngành dệt may cũng trong tình trạng tương tự. Một số xưởng sản xuất cũ của các công ty May Hữu Nghị, May Vịêt Tiến, May Sài Gòn, Nhà Bè, Bình Minh, Minh Phụng và nhiều cơ sở khác, ánh sáng đều có độ rọi thấp, chỉ đạt 200 đến 280 lx (tiêu chuẩn là 300 lx), thậm chí nhiều nơi đèn hỏng nhưng không được thay mới như phân xưởng may cũ của công ty May Bình Minh độ rọi chỉ đạt 80lx, các bộ phận là ủi độ rọi thường rất thấp chỉ đạt khỏang 70 đến 150lx. Hệ thống đèn lắp đặt không hợp lý gây sấp bóng, khu vực mũi kim thường tối hơn mặt bàn để vải ảnh hưởng đến thị lực của công nhân... Qua khảo sát thực tế, một số ngành sản xuất công nghiệp đều trong tình trạng thiếu ánh sáng do không được các doanh nghiệp quan tâm đầy đủ, việc sử dụng nguồn sáng và thiết bị chiếu sáng tại nhiều nơi sản xuất chưa phù hợp nên không hạn chế được mức độ chói lóa và màu sắc gây tổn hao điện năng cho chiếu sáng, sự phân bố ánh sáng không đều trong môi trường nhìn của người công nhân buộc mắt người lao động phải điều tiết nhiều chóng gây mệt mỏi trong quá trình làm việc. Các bề mặt tường, trần nhà, sàn nhà phân xưởng cũng như các bề mặt thiết bị máy móc có hệ số phản xạ thấp do đó không tận dụng được ánh sáng phản xạ, lãng phí năng lượng do nguồn sáng phát ra ,đồng thời tạo nên cảm giác không gian chật hẹp, gây ức chế về mặt tâm lý cho người lao động. Các đèn hùynh quang sử dụng để chiếu sáng trong cùng một phân xưởng nhiều nơi không được lắp vào các pha khác nhau của mạng điện chiếu sáng gây hiện tượng dao động quang thông, ảnh hưởng trực tiếp đến họat động thị giác của công nhân.
Thực trạng môi trường ánh sáng hiện nay tại các xí nghiệp công nghiệp đã ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm cũng như sức khỏe, tuổi nghề của người lao động, đặt biệt là những khâu công nghệ đòi hỏi độ chính xác cao. Kết quả khảo sát, đánh giá và khám sức khỏe công nhân trực tiếp sản xuất tại các ngành công nghiệp của Viện Bảo hộ Lao động cho thấy, trong số 54% công nhân bị mắc bệnh mãn tính thì có 36,1% bị các bệnh thần kinh và 27,4% mắc các bệnh về mắt. Đặc biệt, tỷ lệ người lao động phàn nàn về triệu chứng mỏi mắt, căng mắt rất cao ở những công đọan sản xuất yêu cầu tập trung quan sát và phân biệt các chi tiết nhỏ. Kết quả này cũng đã phản ánh đúng thực trạng ô nhiễm môi trường ánh sáng tại các xí nghiệp công nghiệp gây nên. Tác hại của việc chiếu sáng không hợp lý:
Trong đời sống và lao động, con mắt người đòi hỏi điều kiện ánh sáng thích hợp. Chiếu sáng thích hợp sẽ bảo vệ thị lực, chống mệt mỏi, tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đồng thời tăng năng suất lao động.
Các đơn vị đo lường ánh sáng thường được dùng: cường độ ánh sáng, độ rọi; máy đo ánh sáng chủ yếu hiện nay được dùng là Luxmet.
Nhu cầu ánh sáng đòi hỏi tùy thuộc vào công việc, ví dụ như: - Phòng đọc sách cần có độ rọi 200 lux.
- Xưởng dệt cần có độ rọi 300 lux.
- Sửa chữa đồng hồ cần có độ rọi 400 lux.
Khi chiếu sáng không cần đảm bảo tiêu chuẩn quy định, (thường là quá thấp) ngoài tác hại làm tăng phế phẩm, giảm năng suất lao động… Về mặt kỹ thuật an toàn còn thấy rõ: khả năng gây tai nạn lao động tăng lên do không nhìn rõ hoặc chưa đủ thời gian để mắt nhận biết sự vật (thiếu ánh sáng); do lóa mắt (ánh sáng chói quá).
Nếu phải ngồi lỳ trong phòng làm việc cả ngày, hẳn là bạn sẽ rất mệt mỏi. Nhưng chỉ cần biết cách bố trí ánh sáng hợp lý, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều.
Khi sắp đặt hệ thống ánh sáng cho căn phòng, bạn nhớ kết hợp các cấp độ sáng
khác nhau.
Trước hết là ánh sáng tổng thể. Ánh sáng này không nên quá chói. Bạn có thể sử dụng một bóng đèn trần với
ánh sáng dịu.
Nếu có cửa sổ ở nơi làm việc, bạn nên dùng một
Thử nghiệm với các bóng đèn khác nhau, bạn sẽ biết được
bóng bao nhiêu watt thì hợp với mắt của bạn nhất. Bạn cũng cần đèn bàn để tập trung ánh sáng vào nơi làm việc.
Đèn bàn lý tưởng là loại dễ điều chỉnh và ánh sáng phủ rộng.
Mắt bạn sẽ không bị chóng mỏi nếu bức tường sau máy tính được thắp sáng.
Nguyên nhân xảy ra tai nạn trong chiếu sáng:
- Độ chiếu sáng không đầy đủ:
+ Nếu làm việc trong điều kiện chiếu sáng không đạt tiêu chuẩn, mắt phải điều tiết quá nhiều trở nên mệt mỏi. Tình trạng mắt bị mệt mỏi kéo dài sẻ gây ra căng thẳng làm chậm phản xạ thần kinh khả năng phân biệt đối với sự vật dần dần bị sút kém.
+ Công nhân trẻ tuổi hoặc công nhân trong lứa tuổi học nghề nếu làm việc trong điề kiện thiếu ánh sáng quá dài sẻ sinh ra tật cận thị.
+ Nếu ánh sáng quá nhiều, sự phân biệt các vật bị nhầm lẫn dẫn đến làm sai các động tác và so đó sẻ xảy ra tai nạn trong lao động, đồng thời giảm năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
- Độ chiếu sáng quá chói:
+ Nếu cường độ chiếu sáng quá lớn hoặc bố trí chiếu sáng không hợp lý sẻ dẫn đến tình trạng lóa mắt làm cho nhức mắt do dó giảm thị lực của công nhân. + Hiện tượng chiếu sáng quá lóa buộc công nhân phải mất thời gian để cho mắt thích nghi khi nhìn từ trường ánh sáng thường sang trường ánh sáng chói và ngược lại do đó làm giảm sự thụ cảm của mắt, làm giảm năng suất lao động tăng phế phẩm và xảy ra tai nạn lao động.
- Cần có nhưng biện pháp chiếu sáng phù hợp với từng nơi, từng khu hợp lý. * Trên công trình khi thi công về ban đêm, để chiếu sáng khu vực xây dựng, diện tích kho bãi lớn không thể bố trí các đèn chiếu thường lên trên bề mặt cần chiếu. Khi đó dùng đèn pha để chiếu.
* Để chiếu sáng người chỉ huy cần phải làm theo kinh nghiệm hoặc tính toán. Còn ở các công trường lớn và phức tạp cần phải tính toán chi tiết để đảm bảo phục vụ cho thi công.
- Sử dụng các nguồn chiếu sáng hợp lý. Thiết bị chiếu sáng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
* Phân bố ánh sáng phù hợp với mục đích chiếu sáng * Bảo vệ mắt trong khi làm việc không bị chói, lóa...
* Bảo vệ nguồn sáng, tránh va chạm, bị gió, mưa, nắng, bụi... * Để cố định và đưa điện vào nguồn sáng.
Kiến nghị của bản thân:
- Các công trình nên triển khai. tiến hành thi công và ban ngày đê tận dụng được ánh sáng tự nhiên và tiết kiệm chi phí thắp sáng. Ngoài ra, con tránh được nguy hiểm tìm ẩn xảy ra cho công nhân, người tham gia xây dựng, của chính công trình đang thi công cũng như các khu vực xung quanh.
- Nếu cần thiết phải tiến hành thi công ban đêm thì cần phải có nhưng biện pháp bố trí chiếu sáng, biện pháp thi công hợp lý, trang thiết bị bảo hộ lao động đúng quy địnhvà dự đoán được khả năng xảy ra tai nạn để tìm cách tránh.