Biên pháp đề phòng:

Một phần của tài liệu CÁC VẤN ĐỀ VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT (Trang 27 - 29)

Bên cạnh đó, các biện pháp khác để phòng chống ô nhiễm bụi và bệnh bụi phổi cho công nhân phải được chú trọng hơn như:

Thực hiện giám sát môi trường lao động định kỳ, phát hiện các vị trí ô nhiễm để xử lý kịp thời.

- Một số nơi lắp đặt hệ thống phun sương dập bụi trong dây chuyền nghiền sàng đá, bộ phận ra lò của nhà máy gạch ngói... Một số cơ sở sản xuất gạch ngói có điều kiện đã thay đổi công nghệ đốt than bằng lò đốt bằng dầu hoặc đốt bằng gas.

- Trang bị đầy đủ dụng cụ lọc bụi (chủ yếu là mặt nạ và khẩu trang lọc bụi) cho công nhân .

- Thực hiện khám tuyển dụng công nhân, không tuyển các trường hợp sức khoẻ yếu hoặc có bệnh phổi mãn tính vào làm công việc có tiếp xúc với bụi.

- Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp định kỳ cho công nhân tiếp xúc với bụi đưa các trường hợp bị bệnh ra khỏi nơi ô nhiễm bụi.

- Giáo dục vệ sinh phòng bệnh cho công nhân định kỳ qua các lớp huấn luyện an toàn, vệ sinh hàng năm.

Bệnh bụi phổi silic là bệnh phổ biến nhất trong các loại bệnh nghề nghiệp trên cả nước nói chung và trong ngành Xây dựng nói riêng. Những năm gần đây, các biện pháp phòng chống bệnh bụi phổi silic đã được đẩy mạnh và quan tâm đáng kể. Tuy nhiên, việc phát hiện và phòng chống còn nhiều khó khăn, bởi lẽ:

- Việc ứng dụng công nghệ sạch hiện nay ở nước ta nói chung chỉ đang ở giai đoạn đầu vì trình độ khoa học công nghệ và kinh tế của nước ta chưa cao.

- Tuy đã tăng cường tuyên truyền, giáo dục phòng chống bệnh bụi phổi silic trên nhiều phương tiện truyền thông nhưng nhận thức của doanh nghiệp vẫn chưa có sự chuyển biến rõ nét.

- Thủ tục hành chính trong việc khám, kết luận và giải quyết chính sách còn nhiều phức tạp nên chưa động viên người lao động đi khám. Bên cạnh đó, chế

tài xử phạt các doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định về chế độ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp chưa nghiêm.

*Các biện pháp kỹ thuật làm giảm ô nhiễm bụi:

-Biện pháp thay thế: thay thế những nguyên liệu độc hại bằng những nguyên liệu ít hoặc không độc hại.Có thể thay thế cát silíc bằng olivine (Mg, Fe)2SiO4 ít độc hại hơn.

-Thay đổi quy trình sản xuất để hạn chế phát sinh bụi. Cơ giới hoá, tự động hoá để tránh tiếp xúc với bụi.

-Biện pháp thông khí: bao gồm thông khí chung (đưa không khí sạch vào để hoà loãng không khí bị ô nhiễm rồi sau đó hút không khí bị pha loãng đó ra bằng quạt hút) và thông khí hút cục bộ (hút bụi bằng một chụp hút rồi đẩy không khí có chứa bụi ra ngoài qua các ống dẫn bằng quạt đẩy).

-Biện pháp cách ly: những nguồn phát sinh nhiều bụi được che chắn, cách ly để hạn chế bụi phát tán ra các công đoạn, bộ phận khác.

-Biện pháp làm ẩm: những nơi bụi nhiều (bộ phận xay, nghiền, khoan, ...) nếu điều kiện kỹ thuật cho phép có thể phun nước, tưới ẩm nguyên, vật liệu; dùng quạt phun sương làm ẩm không khí nhằm làm giảm nồng độ bụi môi trường.

*Biện pháp hành chính

-Tổ chức dây chuyền sản xuất hợp lý. Bố trí nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp. Làm vệ sinh mặt bằng sản xuất thường xuyên.

-Tổ chức các lớp về vệ sinh an toàn lao động cho người sử dụng lao động và người lao động, khuyến cáo các tác hại do bụi silíc gây ra và các biện pháp bảo vệ.

-Thường xuyên kiểm tra môi trường lao động. .Đo nồng độ bụi, đặc biệt là nồng độ bụi hô hấp. Phân tích hàm lượng silíc tự do trong bụi.

Biện pháp cá nhân

-Đeo khẩu trang ngăn bụi (loại có hiệu suất lọc bụi hô hấp cao ). Nơi làm việc có nồng độ bụi và hàm lượng silíc tự do trong bụi cao thì phải sử dụng bán mặt nạ hoặc mặt nạ lọc bụi .

Biện pháp y tế

-Tổ chức khám tuyển công nhân vào lao động trong những ngành nghề tiếp xúc với bụi nhiều theo đúng những tiêu chuẩn khám tuyển đã qui định.

-Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng năm. Những bộ phận sản xuất mà công nhân phải tiếp xúc với bụi nhiều và hàm lượng silíc trong bụi cao thì phải khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng một lần, khám phát hiện sớm bệnh bụi phổi silíc nghề nghiệp.

4.4.Kiến nghị:

Để giải quyết những khó khăn trên cũng như tăng hiệu quả công tác phòng chống bệnh bụi phổi silic, chúng tôi đưa ra một vài kiến nghị sau:

1. Trước hết, về biện pháp hành chính, Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Y tế cần phối hợp với các cơ quan liên quan như cơ sở khám bệnh nghề nghiệp, cơ quan Bảo hiểm xã hội, cơ quan giám định y khoa để thảo luận, nghiên cứu nhằm đơn giản

hoá thủ tục hành chính trong quy trình khám, kết luận và giải quyết chính sách liên quan đến bệnh bụi phổi silic.

2. Tăng cường thanh kiểm tra và yêu cầu người sử dụng lao động nghiêm túc chấp hành pháp luật lao động trong việc thực hiện khám, phát hiện, kết luận bệnh cũng như biện pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp nói chung và bệnh bụi phổi silic nói riêng.

3. Các bộ ngành chủ quản cần nâng cao năng lực cán bộ y tế, tăng cường đầu tư trang thiết bị, chuyên môn cho các cơ sở khám phát hiện bệnh bụi phổi silic cũng như đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ nhằm cải thiện điều kiện lao động và hạn chế nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic cho người lao động./.

Một phần của tài liệu CÁC VẤN ĐỀ VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w