Tác phẩm thể hiện cách nhìn cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện, chân thực, sự đổi mới cách miêu tả nhân vật, khám phá tính cách Nga, khí phách anh hùng và nhân hậu của người l
Trang 1ĐÀI TiẾNG NÓI ViỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH II
KHOA BÁO CHÍ
Giảng viên: Cô Lại Thị Hồng Vân
Trang 2Nhóm 3:
Nguyễn Thị Hân Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Bùi Ngọc Hằng Nguyễn Thị Minh Hải
Đặng Thị Hân Nguyễn Thị Khánh Hòa
Nguyễn Ngọc Hân
Trang 3Mikhail Aleksandrovich Solokhov
Trang 4I.TÁC GiẢ
-Mikhail Aleksandrovich Sholokhov
(24/5/1905-21/2/1984) là một nhà văn Liên Xô nổi tiếng và đã được trao Giải Nobel Văn học năm 1965
-Tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới Là một nhà tiểu thuyết có tài, ông được liệt vào hàng các nhà văn lớn nhất thế kỉ XX.
- Solokhov sinh tại thị trấn Vi-ô-sen-xcai-a thuộc tỉnh xtốp trên vùng thảo nguyên sông Đông Ông tham gia công tác cách mạng từ khá sớm Cuối năm 1922 ông đến Mat-xco-va, làm nhiều nghề kiếm sống như: đập
Rô-đá, khuân vác, kế toán Thời gian rảnh rỗi, ông dành cho việc tự học và đọc văn học.
Trang 5-Năm 1926, ở tuổi 21, ông đã in hai tập truyện ngắn là “Truyện sông
Đông” và “Thảo nguyên xanh”.
-Năm 1925, ông trở về quê và bắt đầu viết tác phẩm tâm huyết nhất
của đời mình – tiểu thuyết “Sông
Đông êm đềm”.
Trang 6Solokhop
và vợ
Trang 7- Solokhov là đảng viên Đảng cộng sản Liên Xô từ năm 1932 Năm 1939 ông được bầu làm Viện sĩ viện hàn lâm
Khoa học Liên Xô Trong thời gian
chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống phát xít Đức xâm lược, ông theo sát Hồng quân trên nhiều chiến trường với tư
cách phóng viên báo Sự thật
Trang 8-Tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm” đã
được ông viết ròng rã trong gần 14 năm với 4 quyển, 8 phần Tác phẩm đã trở
thành một trong những tiểu thuyết
của Văn học Xô viết phổ biến nhất và
lập tức ông được tặng giải thưởng quốc gia
-Nhà văn lão thành A.Xê-ra-phi-mô-vích
đã ví Solokhov: “…con đại bàng non
tung cánh trong bầu trời văn học”.
Trang 9Truyện ngắn “Số phận con người” của
Solokhov là cột mốc quan trọng mở ra
chân trời mới cho văn học Nga Dung
lượng tư tưởng lớn của truyện khiến có người liệt nó vào loại anh hùng ca Tác phẩm thể hiện cách nhìn cuộc sống và
chiến tranh một cách toàn diện, chân
thực, sự đổi mới cách miêu tả nhân vật, khám phá tính cách Nga, khí phách anh hùng và nhân hậu của người lính Xô Viết.
Trang 10Sự thật táo bạo bao trùm toàn bộ tác
phẩm của Sô lokhov Sự thật đó được tôn trọng trong từng câu văn, từng chi
tiết, từng hình ảnh Ông dám nói lên sự thật đôi khi khắc nghiệt, cay đắng Ông coi sứ mạng cao cả nhất của nghệ thuật
là “ca ngợi nhân dân – người lao động, nhân dân – người xây dựng, nhân dân anh hùng” của mình.
Trang 11-Sau khi “Sông Đông êm
đềm” được xuất bản, suốt nhiều thập
kỷ, vì bản thảo bị thất lạc, trong văn
đàn Nga đã dấy lên những cuộc tranh luận về việc Sholokhov có phải là tác
giả thực sự của “Sông đông êm đềm”
hay không? Nhiều nghi vấn đặt ra rằng ông đã viết tác phẩm này dựa trên bản thảo của một nhà văn khác.
Trang 12-Khi bắt đầu viết “Sông Đông êm đềm”, Sholokhov mới 21 tuổi, thiếu trải
nghiệm cuộc sống để có thể viết nên
những áng văn dày dặn như thế Hơn nữa, các tác phẩm sau này của
Sholokhov có chất lượng văn chương kém hơn hẳn
-Mặc kệ dư luận, Sholokhov không biện minh hay trách cứ, ông tiếp tục
hoàn tất tác phẩm để đời của mình.
Trang 13-Tháng 11/1999 , Ủy ban Di sản văn học tổ chức họp báo công bố tìm thấy bản thảo viết tay của Sholokhov cho tác
phẩm “Sông Đông êm
đềm” Điều này càng khẳng
định thêm tuyên bố trước đó.
Trang 14II TiỂU THUYẾT “SÔNG ĐÔNG ÊM ĐỀM”
Trang 15-Phần một (1928), viết về giai đoạn 1912 đến
1916 : nhân vật chính Gregori Melekhov mới bắt đầu
lớn lên, gia nhập quân ngũ và tham gia chiến tranh
thế giới lần thứ nhất
-Phần hai (1929), viết về giai đoạn 1916 đến đầu 1918, giai đoạn cuộc Cách mạng tháng Mười
nổ ra, hoạt động của đội quân Bạch vệ của tướng
Cornhilov, khởi đầu cuộc Nội chiến Nga
-Phần ba (1933), viết về giai đoạn đầu 1918
đến tháng 5 năm 1919 , giai đoạn cuộc nội chiến diễn
ra khốc liệt
-Phần bốn (1940), viết về giai đoạn từ tháng 5 năm 1919 cho đến khi cuộc nội chiến kết thúc năm 1922.
Trang 16-Sông Đông êm đềm miêu tả
một giai đoạn lịch sử mười năm từ
1912 đến 1922 trong phạm vi địa lý rộng lớn: mặt trận miền Tây nước
Nga trong Thế chiến thứ nhất,
Ukraina, Ba Lan, Romania cho đến Sankt-Peterburg, Moskva nhưng
chủ yếu diễn ra ở hai bờ sông Đông
và tập trung vào một làng Cozak
ven sông
Trang 18TÓM TẮT TRUYỆN
-Truyện kể về số phận con người trong chiến tranh, sự
đúng sai của những quyết
định trong cuộc đời mỗi con
người, quan niệm về tình yêu, hôn nhân và ngoại tình
Trang 19Chuyện khắc hoạ 10 năm cuộc đời
của nhân vật Gregori Melekhov Anh đem lòng yêu Aksinia, vợ một người hàng xóm Để ngăn cản mối quan hệ này phát triển, gia đình Gregori cưới Natalia cho anh Để được sống bên
nhau, Gregori và Aksinia cùng bỏ nhà
đi làm thuê Tủi nhục, phẫn uất vì bị
chồng mới cưới ruồng bỏ, Natalia đã quyên sinh nhưng không chết.
Trang 20Sau này, Gregori phải đi lính trong những năm đầu của Thế chiến
I Tham gia chiến tranh, Gregori
cảm nhận được tính chất tàn bạo,
vô nghĩa của nó Mặc dù chán ghét chiến tranh và không ý thức được mình chém giết để làm gì nhưng vó ngựa của Gregori vẫn phiêu bạt
khắp các chiến trường, lao vào
những trận đánh đẫm máu
Trang 21Ở nhà, Aksinia sống trong cơ cực,
cô đơn, đứa con đầu lòng chết vì
bệnh tật, nàng đã ngã vào vòng tay của tay con trai chủ nhà Khi về
phép, biết chuyện dan díu của
Aksinia, Gregori quay trở về sống
với Natalia Sau khi Gregori hết nghỉ phép và quay về quân ngũ, Natalia sinh đôi một trai, một gái
Trang 22Sau những gì đã xảy ra, Gregori và Aksinia vẫn nối lại quan hệ Tuyệt vọng vì lại mất Gregori lần nữa,
Natalia nhờ một bà lang bỏ đi đứa con đang mang trong người Nàng chết do mất máu, trước khi chết
Natalia đã tha thứ cho Gregori
Không lâu sau, đứa con gái của
Gregori và Natalia cũng chết do
bệnh tật
Trang 23Sau khi giải ngũ về quê, trải qua
nhiều biến cố chính trị, Gregori bỏ trốn theo quân thổ phỉ Tới khi
không còn đất dung thân, Gregori
đem Aksinia bỏ trốn đi một nơi xa
mong có được cuộc sống yên ổn
nhưng trên đường trốn chạy bị phát hiện, Aksinia trúng đạn chết trên
tay Gregori
Trang 24Cùng trong lúc này, Gregori đã đem
tất cả vũ khí thả xuống sông Đông
như một hành động giã từ vũ khí Trở
về vùng sông Đông, anh gặp lại con
trai Anh được biết bố mẹ đã mất, anh trai ( lính bảo hoàng) bị em rể ( hồng quân) giết Tất cả những gì còn lại của Gregori trên đời là đứa con trai duy
nhất Hình ảnh cuối cùng của bộ tiểu thuyết là cảnh Gregori bồng đứa con
về nhà.
Trang 25Người ta thường so sánh Sông
Đông êm đềm với Chiến tranh
và Hoà bình của Lev Tolstoy
Sholokhov đã viết với tất cả sự thật dù tàn nhẫn nhưng nó là hệ quả tất yếu của hoàn cảnh và
tác động xã hội
Trang 26Trong “Số phận con người” nhà văn Solokhov
cũng thể hiện hiện thực một cách sâu sắc: “Hai
con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ…Cái gì đang chờ họ phía trước? Thiết nghĩ rằng, con người Nga đó, con người có ý chí kiên cường, sẽ đứng vững được và sống bên
cạnh bố, chú bé kia một khi lớn lên sẽ có thể
đương đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi
chướng ngại trên đường nếu như Tổ quốc kêu
gọi”
Bản lĩnh kiên cường và nhân hậu của con
người Nga
Solokhov là nhà văn dũng cảm khám phá sự thật
Trang 27Tạo hình của nhân vật Gregori
trên phim.
Natalia hiền lành, yếu đuối, rất
mực thủy chung
Trang 28-Ngay từ chương mở đầu tác phẩm đã đưa độc giả vào cuộc sống của những người nông dân
Cossack vùng sông Đông trước cách mạng tháng
Mười với nếp sống phong kiến gia trưởng nghiệt ngã,
cùng những xung đột căng thẳng trong những quan hệ gia đình, sinh hoạt
-Mỗi nhân vật đều được mô tả với đặc điểm tâm
lý, tính cách và cả thể hình rất riêng biệt, từ người
nông dân bần cùng nhiệt tình đi theo cách mạng đến bọn phú nông chống phá cách mạng với lòng hằn thù sâu sắc, từ những đảng viên trung kiên đến bọn chỉ
huy, binh lính trong các đạo quân bạch vệ liều lĩnh và tàn bạo, từ những chàng trai Cossack bộc trực và quả cảm đến những cô gái Cossack yêu thương say đắm
và giàu lòng vị tha
Trang 30Mặc dù những nhân vật chính đều rất đáng yêu, đáng được hưởng
hạnh phúc nhưng số phận của
Gregori, Aksinia, Natalia và nhiều nhân vật khác đều kết thúc bi thảm trong dòng chảy khốc liệt của
những biến động xã hội lớn lao ở Nga trong thời kỳ Nội chiến.
Trang 31Hình ảnh về sông Đông được tác giả miêu tả cụ thể qua tác phẩm:
“Những đợt sóng âu yếm hôn hít dải đất ngoằn ngoèo đầy những hòn đá trứng ngỗng màu xám xám Nhìn ra xa nữa là thấy đoạn sông Đông
chảy xiết, sôi sục dưới làn gió, với những vệt
sóng gợn màu thép biếc Về phía đông, sau
những rặng liễu đỏ trồng làm hàng rào quanh sân đập lúa là con đường của các ghết-man”.
Trang 32-Trong Sông Đông êm đềm hình
tượng nhân vật Gregori tiêu biểu cho
tầng lớp trung nông trải qua nhiều lầm lạc về tư tưởng chính trị trong những
năm tháng bão táp lịch sử Đó là con
người chính trực, tự trọng, nồng nhiệt, mạnh mẽ và dũng cảm, yêu làng xóm
quê hương, nhưng cũng có những mặt xấu như thô bạo, ít nhiều tàn nhẫn và tư hữu
Trang 33“Gregori cái tính hiên ngang ngổ ngáo rất là Cô-dắc, cái tinh thần yêu công
việc, hay làm”, “Gregori đoạt giải nhất
về kỹ thuật đặc biệt trong cuộc đua
Trang 35-Tính hiện thực sâu sắc của Sông Đông
êm đềm thể hiện rõ nét ở từng hình tượng
nhân vật với tất cả những gì tốt đẹp, bình
thường, thậm chí xấu xa như cuộc đời vẫn luôn là như vậy Aksinia hấp dẫn, mãnh liệt, chiến đấu đến cùng để giành giật tình yêu
nhưng cũng không vượt qua nổi những phút
cô đơn, tuyệt vọng và cả bản năng rất đàn
bà Natalia thủy chung, hiền dịu nhưng nhẫn nhục, cam chịu và yếu đuối
Trang 36“Con sẽ không lấy ai khác đâu cha ạ… Bằng không con sẽ không đi lấy chồng nữa, cha
mẹ cũng đừng để cho ai đến dạm hỏi nữa
Cha mẹ cứ cho con vào nhà tu kín ở
Ust-Medvedisky cũng được ”.
Natalia là con gái lớn bị ép buộc chuyện chồng con, cô không đông ý và khóc , cô chỉ yêu Gregori mà thôi.
Trang 37“Đêm đêm, Aksinia vuốt ve âu yếm chồng như điên như dại, nhưng đầu óc nàng lại
nghĩ đến một người đàn ông khác Trong
lòng nàng, căm thù và tình yêu lớn lao trộn lẫn làm một Trong tư tưởng, người đàn bà
đã đi tới một ý định rồ dại mới, một sự
cuồng si như cũ: Nàng quyết đoạt lại Griska
từ trong tay Natalia, một con người sung
sướng chưa từng nếm qua cái đau khổ cũng như niềm vui trong tình yêu ”
Trang 38“Aksinia bị gả cho Stepan từ năm mười bảy tuổi Người ta đã đem nàng về từ
thôn Dubrovka, từ vùng cát bên kia
sông Đông
Một năm trước khi về nhà chồng, một ngày mùa thu, nàng đi cày trên đồng
cỏ, cách thôn chừng tám vec-xta Đêm
ấy, cha nàng, một lão già năm mươi
tuổi, đã lấy dây buộc chân ngựa trói tay nàng và cưỡng dâm nàng”
Trang 39“Acxinhia cắn răng sống nhục như thế
một năm rưỡi trời, tới khi sinh được một đứa con Sau đó cũng có dễ thở một chút, nhưng Stepan vẫn quá dè sẻn những phút gần gũi vuốt ve và vẫn ít ngủ đêm ở nhà như xưa”, còn nữa, “Nhà nuôi nhiều gia súc, công việc nội trợ nặng nề làm cho
Acxinhia suốt ngày tối tăm mặt mũi”
Trang 40Nhưng cũng chính vì vậy những nhân
vật của Sông Đông êm đềm lại càng
thực, càng sống trong lòng độc giả Với tình yêu và hấp thụ được cái hồn của
vùng đất sông Đông, Sholokhov đã đưa
vào Sông Đông êm đềm cảnh vật quê
hương, những tập tục, những bài dân ca một cách nhuần nhuyễn, hòa quyện với con người
Trang 41“Sông Đông êm đềm” còn biểu hiện một cách chân thực,
sống động cuộc sống, số phận của cả một dân tộc, một
vùng đất của người Cossack đúng như trong lời một bài
hát Cossack cổ:
Mảnh đất thân thương, mảnh đất vinh quang của chúng ta
được gieo những cái đầu Cossack Điểm trang sông Đông êm đềm của chúng ta có những nàng
gái góa trẻ măng Hoa nở trên sông Đông êm đềm, cha của chúng ta là bầy trẻ
thơ côi cút Sông Đông êm đềm đầy nước mắt những người mẹ, người cha
Trang 42Kết thúc bộ tiểu thuyết, hình ảnh
vùng sông Đông lại hiện lên:
“Trong xe nặc mùi ngải cứu trên
đồng cỏ, mùi mồ hôi ngựa, mùi
tuyết tan mùa xuân Cánh rừng phía
xa chập chờn trên đường chân trời, xanh biếc, mơ màng, và cũng không thể với tới được như ngôi sao Hôm thấp thoáng trên trời”.
Trang 43Bộ tiểu thuyết là
sự khẳng định
dòng chảy bất tận