1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáoban kế hoạch thực tập tại phòng truyền thông của trung tâm y tế dự phòng huyện chương mỹ

120 673 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 2,67 MB

Nội dung

Chúng em xin gửi lời cảm ơn tới Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ, Uỷ ban Nhân dân thị trấn Xuân Mai và hội người cao tuổi tại thị trấn cùng các banngành đoàn thể đã giúp đỡ chúng em rất n

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Chương trình thực địa của cử nhân Y tế công cộng năm thứ 4 với mục đích nângcao kiến thức thực tế, tăng cường thái độ và kỹ năng thực hành Y tế công cộng củasinh viên qua đó hi vọng đóng góp phần vào việc nâng cao sức khỏe cho người dân tạiđịa phương Trong thời gian vừa qua (từ ngày 01/11/2010 – 07/01/2011), các sinh viênthuộc nhóm 5, khoá 6 cử nhân y tế công cộng bao gồm 7 sinh viên: Trần Nữ Quý Linh,Nguyễn Thị Hải Hà, Hoàng Ngọc Thu, Thân Thị Nhung, Nguyễn Ngọc Mai, Bùi VănHội và Lê Đình An đã được phân công thực địa tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương

Qua đây chúng em xin chân thành cảm ơn nhà trường đã tổ chức đợt thực tập đầy

ý nghĩa và bổ ích Đồng thời, chúng em xin chân thành cảm ơn ThS Nguyễn ĐứcThành và ThS Đào Hoàng Bách đã luôn quan tâm, giúp đỡ chúng em trong suốt quátrình thực địa Chúng em xin gửi lời cảm ơn tới Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ,

Uỷ ban Nhân dân thị trấn Xuân Mai và hội người cao tuổi tại thị trấn cùng các banngành đoàn thể đã giúp đỡ chúng em rất nhiều trong việc tìm hiểu địa phương, cungcấp các thông tin giúp xác định vấn đề sức khỏe cũng như góp ý cho bản kế hoạch canthiệp giải quyết một vấn đề sức khỏe ưu tiên tại địa phương Nhóm đặc biệt gửi lờicảm ơn tới các cán bộ Trạm y tế thị trấn Xuân Mai đã tạo điều kiện sinh hoạt, làmviệc, cung cấp thông tin và liên hệ công việc cho chúng em trong suốt đợt thực địa.Bản kế hoạch can thiệp này mặc dù đã được trạm y tế, lãnh đạo thị trấn Xuân Mai

và chủ tịch hội người cao tuổi thông qua, tuy nhiên chúng em mong được thầy cô vàđịa phương giúp đỡ chúng em tiếp tục hoàn thiện bản kế hoạch này sao cho phù hợphơn với tình hình địa phương để mang lại hiệu quả can thiệp cao nhất

Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn nhà trường và địa phương đã tạo mọiđiều kiện cho chúng em hoàn thành tốt đợt thực địa này

Nhóm sinh viên thị trấn Xuân Mai

i

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

TÓM TẮT BÁO CÁO v

PHẦN I- XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CAN THIỆP 1

I THÔNG TIN CHUNG 1

1 Thông tin chung về thị trấn Xuân Mai 1

2 Thông tin chung về tình hình chăm sóc sức khỏe tại thị trấn Xuân Mai 1

II XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ VẤN ĐỀ SỨC KHỎE ƯU TIÊN 3

1 Phương pháp và quy trình thu thập thông tin 3

2 Các vấn đề sức khỏe và các vấn đề quy trình tồn tại ở địa phương 4

3 Xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên 7

III PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ ƯU TIÊN 8

1 Vấn đề ưu tiên can thiệp: 8

2 Một số khái niệm liên quan tới bệnh THA 8

3 Các phương pháp phân tích vấn đề sức khỏe ưu tiên 8

4 Phân tích vấn đề 8

5 Cây vấn đề 11

6 Phân tích đối tượng đích 13

IV MỤC TIÊU CAN THIỆP 16

1 Mục tiêu chung 16

2 Mục tiêu cụ thể 16

V GIẢI PHÁP CAN THIỆP VÀ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 16

1 Giải pháp can thiệp 16

2 Kế hoạch hoạt động 18

VI GIÁM SÁT- THEO DÕI- ĐÁNH GIÁ 18

1 Kế hoạch giám sát 18

2 Kế hoạch theo dõi- đánh giá 18

PHẦN II- PHÁT TRIỂN THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG 19

I HÌNH THÀNH CÁC THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG 19

1 Hành vi nguy cơ và những hành vi mong muốn đối tượng đích thay đổi 19

2 Ý tưởng về các kênh truyền thông có thể sử dụng 20

3 Ý tưởng về nội dung và hình thức của các sản phẩm truyền thông 21

4 Các thông điệp truyền thông dự kiến thử nghiệm 21

II THỬ NGHIỆM THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG 21

1 Kế hoạch thử nghiệm thông điệp truyền thông 21

2 Kết quả thử nghiệm thông điệp 22

III THIẾT KẾ SẢN PHẨM TRUYỀN THÔNG 22

PHẦN III – THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG 23

PHẦN IV - KẾT LUẬN 25

1 Kết quả thu được từ đợt thực địa 25

2 Bài học kinh nghiệm 25

3 Khuyến nghị 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

Trang 3

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Mô hình bệnh tật ở thị trấn Xuân Mai, 9 tháng đầu 2010 2 Biểu đồ 2: Các nguyên nhân tử vong ở thị trấn Xuân Mai, 9 tháng đầu năm 2010 2 Biểu đồ 3: Tỷ lệ NCT bị THA và tiền THA tại thị trấn Xuân Mai năm 2010 9 Biểu đồ 4: Biểu đồ mô tả tỷ lệ NCT có kiến thức đúng về THA 13 Biểu đồ 5: Biểu đồ đánh giá mức độ thực hành đúng về THA 14 Biểu đồ 6: biểu đồ biểu diễn kênh thông tin ưa thích nhất của NCT thị trấn Xuân Mai 15

DANH MỤC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 28

PHỤ LỤC 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ TYT THỊ TRẤN XUÂN MAI 28 PHỤ LỤC 2: BỘ CÔNG CỤ THU THẬP THÔNG TIN SƠ CẤP 30 PHỤ LỤC 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP LỰA CHỌN VẤN ĐỀ SỨC KHỎE ƯU TIÊN.37 PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN VỀ THA 41 PHỤ LỤC 5: CÔNG CỤ THU THẬP THÔNG TIN SƠ CẤP VỀ THA Ở NCT 43 PHỤ LỤC 6: LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CAN THIỆP VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CHO VẤN ĐỀ THA Ở NCT 57 PHỤ LỤC 7: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 67 PHỤ LỤC 8: GIÁM SÁT – THEO DÕI – ĐÁNH GIÁ 81 PHỤ LỤC 9: HÌNH THÀNH VÀ LỰA CHỌN THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG 91 PHỤ LỤC 10: KẾ HOẠCH THỬ NGHIỆM THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG 96 PHỤ LỤC 11: KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM THÔNG ĐIỆP 105 PHỤ LỤC 12: MỘT SỐ SẢN PHẨM TRUYỀN THÔNG ĐÃ THIẾT KẾ 109

iii

Trang 4

KT – VH – XH Kinh tế – Văn hóa – Xã hội

Trang 5

TÓM TẮT BÁO CÁO

Xuân Mai là một thị trấn đồng bằng thuộc huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nộivới diện tích 1051,57 ha gồm 9 khu dân cư Xuân Mai nằm phía Tây Nam huyệnChương Mỹ, giáp xã Thuỷ Xuân Tiên, giáp tỉnh Hoà Bình và Hà Tây Dân số của thịtrấn năm 2010 là 27369 người, trong đó số người cao tuổi là 1750 (chiếm 6,4%) Tỷ lệgia tăng dân số tự nhiên năm 2009 là 1,04% Tỷ lệ sinh con thứ 3 của thị trấn năm

2009 là 14,7% tăng hơn năm 2008 là 4,5% Ngành nghề chủ yếu tại địa phương lànông nghiệp (80,2%), buôn bán (15,3%) và đánh bắt thuỷ sản (4,5%) Bình quân thunhập đầu người là 9,5 triệu đồng/người/năm (2009) tăng so với năm 2008 là 0,73 triệuđồng/người/năm Tốc độ tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm 2010 là 21% cao hơnnăm 2009 là 2% Trạm y tế (TYT) hiện đang triển khai 10 chương trình mục tiêu quốcgia về y tế và 6 chương trình y tế khác Theo thống kê từ sổ khám chữa bệnh của TYT

9 tháng đầu năm 2010, các bệnh có tỷ lệ mắc cao là nhóm bệnh về hô hấp (40,8%),nhóm bệnh về tuần hoàn (18,2%), nhóm bệnh về tiêu hoá (9,9%) Theo thống kê từ sốkhám bệnh định kỳ cho người cao tuổi (NCT) năm 2010, tỷ lệ NCT bị tăng huyết áp(THA) cao (31,5%)

Cũng như nhiều xã khác trong huyện, thị trấn Xuân Mai chưa có chương trìnhphòng chống các bệnh không lây nhiễm nói chung và THA nói riêng Hiện nay mớichỉ có chương trình phòng chống một số bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2002-2010

và chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống từng nhóm bệnh không lây nhiễm giaiđoạn 2008-2015 Qua phỏng vấn, đánh giá nhanh cộng đồng cùng phỏng vấn các bênliên quan, NSV đã biểu quyết, chấm điểm để chọn ra được vấn đề ưu tiên can thiệp.Trong quá trình thu thập thông tin, được sự hỗ trợ của trung tâm y tế dự phòng huyệnChương Mỹ, Ủy ban nhân dân (UBND) thị trấn Xuân Mai, TYT thị trấn Xuân Mai vàđặc biệt là sự ủng hộ của người dân, nhóm sinh viên (NSV) năm thứ 4 trường đại học

Y tế công cộng (YTCC) đã xây dựng chương trình can thiệp “Nâng cao kiến thức vàthực hành về dự phòng và điều trị tăng huyết áp cho người cao tuổi ở thị trấn XuânMai từ 01/01/2011 đến 31/12/2011” NSV đã tiến hành thu thập số liệu thứ cấp và sơcấp về vấn đề THA ở NCT để tìm hiểu được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, từ đó đưa

ra được giải pháp và kế hoạch hoạt động phù hợp Các giải pháp can thiệp đưa ra đượcdựa vào tình hình thực tế của địa phương, khả năng huy động nguồn lực và mức độtham gia của các bên liên quan Được sự góp ý của cán bộ TYT, chủ tịch hội NCT vàđặc biệt là cán bộ phòng truyền thông của huyện Chương Mỹ, NSV đã thiết kế các sảnphẩm truyền thông về THA dựa trên các kênh truyền thông ưa thích của NCT Thôngđiệp chủ đạo và các thông điệp bổ trợ được xây dựng phù hợp với văn hoá, khả năngđọc hiểu và mức độ ưa thích của NCT để tạo được hiệu quả truyền thông tối đa vàkhuyến khích NCT thay đổi các hành vi theo hướng có lợi cho sức khoẻ Toàn bộ kếhoạch can thiệp và các sản phẩm truyền thông đã xây dựng đều được sự nhất trí caocủa TYT, lãnh đạo địa phương và các hội, đoàn thể

Chúng tôi kỳ vọng chương trình can thiệp nâng cao kiến thức và thực hành về dựphòng THA cho NCT tại thị trấn Xuân Mai sẽ được thực hiện thành công và bền vững

v

Trang 6

PHẦN I- XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CAN THIỆP

I.THÔNG TIN CHUNG

1 Thông tin chung về thị trấn Xuân Mai

Vị trí địa lý và dân số: thị trấn Xuân Mai nằm phía Tây Nam huyện Chương Mỹ

với diện tích 1051,57 ha, phía Đông và phía Nam giáp xã Thủy Xuân Tiên, phía Tâygiáp Lương Sơn-Hòa Bình, phía Bắc giáp Đông Yên-Quốc Oai Địa bàn thị trấn có 9khu dân cư trải rộng trên chiều dài 7 km Tính đến tháng 05/2010, tổng số hộ tại thịtrấn là 5501 hộ với 27369 nhân khẩu, trong đó có 235 hộ tạm trú [5]

Về kinh tế: cơ cấu kinh tế phát triển đa dạng bao gồm các ngành Công nghiệp,

Thương mại, Dịch vụ, Nông-Lâm-Ngư nghiệp Trong đó, kinh tế thương nghiệp dịch

vụ phát triển mạnh mẽ, tổng giá trị sản xuất thương nghiệp dịch vụ 9 tháng đầu năm

2010 ước đạt 186,7 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2009 Tốc độ phát triểnkinh tế 9 tháng đầu năm 2010 là 21% tăng 2% so với cùng kỳ năm 2009 Thu nhậpbình quân đầu người năm 2009 9,5 triệu đồng/người/năm, tăng so với năm 2008 là0,73 triệu đồng/người/năm [4]

Về văn hoá, xã hội: toàn thị trấn được chia làm 9 khu dân cư và có 3 khu đạt danh

hiệu làng văn hóa Mỗi khu dân cư có 1 nhà văn hóa là nơi thường xuyên diễn ra cáchoạt động của các chi hội, đoàn thể Thị trấn có 2 trường mầm non, 2 trường tiểu học,

2 trường trung học cơ sở Ngoài ra, trên địa bàn còn có 2 trường phổ thông trung học

và nhiều trường đại học, cao đẳng như đại học Lâm nghiệp, Cao đẳng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn, trường Quân sự Thủ đô và 78 công ty Trách nhiệm hữu hạn,công ty cổ phần, cùng 35 đơn vị hành chính khác Bên cạnh lợi ích kinh tế, các trườngđại học, cao đẳng và các xí nghiệp đóng trên địa bàn tiềm ẩn nguy cơ gia tăng các tệnạn xã hội như gây rối trật tự an ninh, trộm cắp, ma túy và mại dâm [5]

Về giao thông: thị trấn Xuân Mai là đầu mối giao thông quan trọng liên kết giữa

Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc với đường quốc lộ 6A và đường Hồ Chí Minh chạy qua, 2con đường này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của thị trấn và tạođiều kiện giao lưu văn hóa với nhiều vùng miền Tuy nhiên, theo đánh giá của phó chủtịch Uỷ ban nhân dân (UBND) thị trấn Xuân Mai đây cũng là nguyên nhân của một sốvấn đề sức khoẻ cho người dân địa phương như nguy cơ tử vong và chấn thương do tainạn giao thông, dễ lan truyền dịch bệnh từ các vùng lân cận, nguy cơ gia tăng các tệnạn xã hội và thực trạng gây ô nhiễm môi trường [5]

2 Thông tin chung về tình hình chăm sóc sức khỏe tại thị trấn Xuân Mai

2.1 Thông tin chung về trạm y tế

Về cơ sở vật chất: trạm y tế (TYT) thị trấn Xuân Mai đạt chuẩn quốc gia về y tế xã

năm 2007 với cơ sở vật chất hạ tầng, trang thiết bị y tế đầy đủ Trạm có diện tích là721m2,với 13 phòng chức năng và 14 giường bệnh

Về nhân lực: hiện nay TYT có 7 cán bộ y tế (CBYT) bao gồm 1 bác sỹ, 4 y sỹ, 1

điều dưỡng và 1 dược tá (nhiệm vụ của từng cán bộ- phụ lục 1trang 28) Toàn thị trấn

chia thành 9 khu, với 10 cán bộ y tế khu hỗ trợ cho TYT trong công tác chăm sóc sứckhỏe nhân dân và các chương trình y tế quốc gia đang triển khai trên địa bàn (mỗi khu

có 1 y tế khu, riêng khu Tân Bình do địa bàn rộng nên có 2 y tế khu phụ trách)

Trang 7

2.2 Hoạt động của trạm y tế 9 tháng đầu năm 2010

Năm 2010, TYT thị trấn Xuân Mai thực hiện 10 chương trình mục tiêu quốc gia và

6 chương trình y tế khác (phòng chống mắt hột, phòng chống viêm phổi trẻ em, phòngchống tiêu chảy, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, y tế học đường) Vềcông tác khám chữa bệnh (KCB), trong 9 tháng đầu năm 2010, TYT đã khám và điềutrị 2065 lượt người (gồm KCB thông thường và khám định kỳ) TYT đã triển khai tốtcông tác phòng chống dịch như sốt xuất huyết, tiêu chảy, đau mắt đỏ Ngoài ra, hoạt

động cấp phát thuốc diễn ra hiệu quả, cung ứng đủ thuốc thiết yếu cho nhân dân.

2.3 Mô hình bệnh tật và tử vong ở thị trấn Xuân Mai

Biểu đồ 1: Mô hình bệnh tật ở thị trấn Xuân Mai, 9 tháng đầu 2010

(Nguồn: sổ khám chữa bệnh của TYT thị trấn Xuân Mai)

Qua tổng hợp và phân tích sổ KCB 9 tháng đầu năm 2010 của TYT cho thấy, tổng

số trường hợp đến khám tại TYT là 588 lượt người Tỷ lệ các ca đến khám tại TYTcao nhất là các bệnh viêm đường hô hấp với 240 lượt người chiếm 40,8% tổng số lượtkhám, giảm 20% so với 9 tháng đầu năm 2009 Ngoài ra còn một số nhóm bệnh khác

có tỷ lệ khá cao như tuần hoàn (18,2%), tiêu hoá (9,9%) Các nhóm bệnh khác chiếm

tỷ lệ tương đối nhỏ và ít có chênh lệch như thần kinh (3,4%), nhóm bệnh về mắt(4,0%), bệnh viêm khớp (7,5%) và chấn thương (2,6%)

Tai nạn giao thông

Biểu đồ 2: Các nguyên nhân tử vong ở thị trấn Xuân Mai, 9 tháng đầu năm 2010

(Nguồn: sổ theo dõi tử vong của TYT thị trấn Xuân Mai)

2

Trang 8

Căn cứ vào sổ theo dõi nguyên nhân tử vong 9 tháng đầu năm 2010, toàn thị trấn

có 37 ca tử vong trong đó nguyên nhân tử vong do tim mạch chiếm tỷ lệ cao nhất(37,8%) với 13 ca Đứng thứ 2 là nguyên nhân tử vong do ung thư với 8 ca chiếm22,6%, tiếp đến là tử vong do tuổi già chiếm 13,6% và tử vong do tai nạn giao thôngchiếm 5,4%

Trên địa bàn thị trấn, công tác khám chữa bệnh không chỉ được thực hiện tại TYT

mà còn thực hiện tại phòng khám đa khoa Xuân Mai và một số cơ sở y tế tư nhân Bêncạnh đó, thị trấn chỉ cách các bệnh viện lớn của Hà Nội khoảng 30km nên phần lớnngười dân bị những bệnh nặng sẽ có xu hướng lên thẳng tuyến trên để khám và chữabệnh Ngoài ra, theo chức năng nhiệm vụ thì TYT chỉ khám và điều trị các bệnh thôngthường, do đó, số liệu ở biểu đồ 1 và 2 chỉ là số liệu về bệnh tật và tử vong theo báocáo của TYT và có thể không đại diện cho mô hình bệnh tật và tử vong thực tế ở thịtrấn Xuân Mai Để có cái nhìn tổng quan hơn về mô hình bệnh tật và tử vong tại thịtrấn Xuân Mai, NSV đã thu thập thêm nguồn thông tin sơ cấp từ phỏng vấn sâu, thảoluận nhóm các bên liên quan kết hợp quan sát thực tế từ cộng đồng

II XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TỒN TẠI VÀ VẤN ĐỀ SỨC KHỎE ƯU TIÊN

1 Phương pháp và quy trình thu thập thông tin

1.1 Phương pháp thu thập

Trong thời gian thực địa tại thị trấn Xuân Mai, nhóm sinh viên (NSV) khoá 6 củaTrường đại học YTCC đã thu thập thông tin, đánh giá nhanh cộng đồng bằng nhiềuphương pháp khác nhau, có so sánh, đối chiếu và kiểm tra chéo các thông tin đã thuthập Các phương pháp thu thập thông tin để xác định vấn đề sức khoẻ đã áp dụng baogồm:

1.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu sẵn có tại UBND thị trấn Xuân Mai về dân số, kinh tế, thunhập, việc làm, văn hoá, phong tục, tập quán, mạng lưới an sinh xã hội của địaphương

- Thu thập số liệu sẵn có tại TYT thị trấn Xuân Mai về mạng lưới y tế như phân

bố các cơ sở y tế, hệ thống y tế tư nhân, thực trạng tiếp cận các dịch vụ y tế củangười dân bao gồm tỷ lệ khám, chữa bệnh của người dân nói chung và các đốitượng dễ bị tổn thương như trẻ em, người già, phụ nữ có thai, đối tượng chínhsách, các vấn đề vệ sinh môi trường bao gồm công trình vệ sinh, việc thu gom

và xử lý rác thải, phân người và gia súc, các nguồn gây ô nhiễm tại cộng đồng

- Tham khảo các tài liệu, y văn để tìm hiểu những thông tin liên quan tới vấn đềcần can thiệp

1.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp

- Phỏng vấn sâu CBYT thị trấn nhằm tìm hiểu về công tác khám chữa bệnh và

tình hình chăm sóc sức khỏe tại địa phương (phụ lục 2A, trang 30).

- Phỏng vấn sâu UBND thị trấn Xuân Mai và đại diện các ban ngành đoàn thể để

xác định các vấn đề tồn tại và vấn đề ưu tiên can thiệp (phụ lục 2B, 2C trang

31, 33).

- Phỏng vấn, quan sát và đánh giá nhanh cộng đồng nhằm tìm hiểu các vấn đề

ảnh hưởng tới sức khỏe của gia đình và cộng đồng (phụ lục 2D, 2E trang 34,35).

Trang 9

Qua quá trình thu thập thông tin trên, nhóm đã xác định các vấn đề sức khỏe tồn tại

để cuối cùng lựa chọn được vấn đề sức khỏe ưu tiên can thiệp

1.2 Quy trình thu thập thông tin

2 Các vấn đề sức khỏe và các vấn đề quy trình liên quan đến sức khoẻ tồn tại ở địa phương

Sau khi thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp, NSV đã liệt kê được 10 vấn đề sứckhỏe và môi trường đang tồn tại ở thị trấn Xuân Mai Để giới hạn số lượng các vấn đề,xác định những vấn đề sức khoẻ và môi trường nổi cộm hơn, NSV đã thảo luận vàbiểu quyết 3 lần để chọn ra các vấn đề cần quan tâm Kết quả sau 3 lần biểu quyết, 6vấn đề đã được xác định bao gồm 4 vấn đề về sức khoẻ và 2 vấn đề quy trình liên quan

đến sức khoẻ môi trường còn tồn tại ở địa phương (Kết quả biểu quyết 3 lần để chọn vấn đề tồn tại- phụ lục 3A trang 37) Sau đây là những thông tin cụ thể về các vấn đề

đã được chọn:

2.1 Các vấn đề về sức khoẻ

Tử vong do ung thư chiếm tỷ lệ cao: theo thống kê từ sổ tử vong của thị trấn

Xuân Mai, trong 9 tháng đầu năm 2010 có 8 trường hợp tử vong do ung thư trên tổng

số 35 trường hợp tử vong (chiếm 22,6%) xếp thứ 2 trong các nguyên nhân gây tử vongsau các bệnh do tim mạch Tỷ lệ này cao hơn so với một số xã trong huyện như xãTrường Yên (20,7%) và xã Lam Điền (13%) Các loại ung thư người dân tại thị trấnmắc phải là: ung thư phổi, ung thư vú, ung thư gan, nhưng chủ yếu là ung thư phổi (4trường hợp đã tử vong và 3 trường hợp hiện mắc được thống kê trong sổ KCB 9 thángđầu năm 2010) Qua phỏng vấn CBYT, thị trấn chưa có chương trình khám sàng lọc,phát hiện và điều trị ung thư, phần lớn các trường hợp ung thư đều khám, phát hiệnvào giai đoạn cuối của bệnh và được điều trị ở bệnh viện tuyến trên Trong quá trìnhphỏng vấn cộng đồng nhóm ghi nhận được một số ý kiến của người dân lo lắng về

bệnh ung thư: “Ngày xưa có nghe nói gì đâu mà bây giờ thì đủ thứ ung thư, mà cũng chẳng biết là do đâu nữa” (bà N, 52 tuổi, khu Tân Mai) Tuy nhiên, mức độ quan tâm

của người dân đến ung thư chưa cao bởi nhiều người dân cho rằng đây là một bệnh

Chấm điểm BPRS

Chấm điểm quy trình

Biểu quyết Nhiều

các bên liên quan

Phỏng vấn

2 vấn

đề quy trình

Thảo

đề

ưu tiên can thiệp

1 vấn

đề sức khỏe

1 vấn

đề quy trình

Mô tả, phân tích các

6 vấn đề

đã được chọn

10 vấn

đề sức khoẻ và quy trình liên quan tới sức khoẻ

4 vấn

đề sức khỏe

Trang 10

khó tránh và phần nhiều liên quan đến số mệnh “Sống chết có số chứ mình biết đường nào mà tránh” (cô K, 40 tuổi, khu Tiên Trượng)

Những trường hợp mắc ung thư ở thị trấn có tuổi, giới, nghề nghiệp khác nhau baogồm cả những người sinh sống ở địa phương và những người dân địa phương đi làm

ăn xa Ngoài ra, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ dẫn đến các trường hợp ung thưkhông được ghi nhận trong sổ tử vong hay sổ KCB

Tỷ lệ bị tăng huyết áp ở người cao tuổi cao: theo thống kê sổ KCB trong 9 tháng

đầu năm 2010 của TYT, nhóm bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn chiếm 18,2% trongtổng số các lượt KCB, trong số đó 43% là bệnh tăng huyết áp (THA) Kết thúc đợtkhám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi (NCT) đầu tháng 11/2010 kết quả cho thấy31,5% trường hợp tới khám bị THA Tỷ lệ này cao hơn hẳn so với một số xã tronghuyện như xã Tân Tiến (22%), xã Đại Yên (25,7%) và cao hơn so với số liệu tổng kếtnăm 2009 của thị trấn (27,4%) Qua phỏng vấn CBYT và chi hội trưởng hội NCT khu

Tân Bình cho biết chế độ luyện tập của NCT chưa hợp lý “Chúng tôi động viên các

cụ nhiều chứ, nhưng các cụ phần thì bận, phần thì ngại với con cháu nên có tập thường xuyên đâu” (ông M, 65 tuổi, chi hội trưởng hội người cao tuổi khu Tân Bình).

Để làm rõ hơn vấn đề THA, nhóm đã phỏng vấn ngẫu nhiên 7 cụ trên 60 tuổi và nhận

thấy các cụ còn có những quan niệm sai lầm về THA: “Người gầy như tôi thì làm sao

mà bị tăng huyết áp được” (ông V, 75 tuổi, khu Xuân Mai), “Đây là bệnh tuổi già mà,

ai chả mắc, tránh thế nào được” (bà K, 72 tuổi, khu Phố), “Lúc nào huyết áp tăng cao quá thì tôi mới uống thuốc thôi, uống nhiều nhờn thuốc thì sau lấy gì mà chữa” (bà N,

67 tuổi, khu Xuân Mai) Mỗi năm một lần, TYT tổ chức khám sức khoẻ và cấp phátthuốc cho những người trên 50 tuổi, tuy nhiên chưa có những hoạt động truyền thông,

tư vấn dành riêng về dự phòng và điều trị THA cho NCT

Tỷ lệ các bệnh liên quan đến đường hô hấp cao: trong số 588 trường hợp đến

khám tại TYT 9 tháng đầu năm 2010, có 40,8% có liên quan đến bệnh đường hô hấp,chiếm tỷ lệ cao Bệnh đường hô hấp mà người dân ở đây hay mắc phải chủ yếu là viêmhọng chiếm 41%, viêm phế quản chiếm 25,8% trên tổng số người khám bệnh liên quanđến đường hô hấp Theo thống kê từ số KCB 9 tháng đầu năm 2010, NSV nhận thấythời gian mắc bệnh tập trung chủ yếu vào thời điểm giao mùa với thời tiết nóng nựcnhất, từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2010, tỷ lệ người đến trạm khám về bệnh liên quanđến đường hô hấp chiếm 52,9% trên tổng số lượt người đến khám bệnh về đường hôhấp Ngoài ra, so với các xã và thị trấn khác của huyện Chương Mỹ, thị trấn Xuân Mai

có quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua với chiều dài lớn nhất (11km) nên có lượngbụi lớn, đây cũng là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ các bệnh về đường hô hấp Bệnhđường hô hấp khá phổ biến ở trẻ em đặc biệt là ở nhóm dưới 6 tuổi Theo sổ KCB chotrẻ em dưới 6 tuổi trong 9 tháng đầu năm 2010 có tổng số 622 lượt trẻ em đến khám,xếp thứ nhất trong các nguyên nhân trẻ đến khám tại trạm Đây là bệnh dễ mắc,thường diễn ra theo mùa và chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, thể trạng, sức đề kháng

và độ tuổi của người bệnh nên bệnh khá phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt là trẻ em

Số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn thị trấn cao: Tai nạn giao thông (TNGT) là

một vấn đề đáng quan tâm tại thị trấn Xuân Mai Đây là điểm nút giao thông của HàNội với các tỉnh Tây Bắc Địa bàn có quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh chạy qua vớilượng xe tải lưu thông lớn nên nguy cơ xảy ra TNGT ở đây là rất cao Thống kê số liệu

từ công an thị trấn, trong 9 tháng đầu năm 2010, trên toàn địa bàn xảy ra 44 vụ TNGT,làm chết 9 người và bị thương hơn 30 người Số lượng vụ tai nạn tăng cao, nhiều hơn

Trang 11

9 tháng đầu năm 2009 16 vụ [4] Khi phỏng vấn trưởng công an thị trấn, được biếtnguyên nhân của sự gia tăng số ca TNGT là do đường xá xuống cấp, các biển báo giaothông bị hư hỏng, ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân kém, không đội

mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đèo vượt quá số người cho phép và điều khiển

xe vượt quá tốc độ Bên cạnh đó còn do lòng đường hẹp và lưu lượng xe qua lại lớn:quốc lộ 6 có chiều rộng chỉ có 7m, không có dải phân cách, giới hạn tốc độ cho phéplớn: chiều Hà Nội– Hòa Bình là 80km/h, chiều ngược lại là 50km/h Khi hỏi về sựquan tâm của chính quyền tới vấn đề TNGT, NSV được biết hiện tại địa phương chưa

có biện pháp khắc phục hiện tượng này “Chúng tôi cũng báo cáo vấn đề này lên huyện nhưng hiện tại thị trấn chưa có biện pháp gì để khắc phục hiệu quả” (chú C, 47 tuổi,

trưởng công an thị trấn Xuân Mai) Theo báo cáo của công an thị trấn về thực trạngTNGT, các trường hợp tai nạn chủ yếu là do va chạm giữa xe máy và xe máy, giữa xemáy và ô tô, xảy ra vào giờ cao điểm đặc biệt là lúc chập choạng tối Để tìm hiểu thêmvấn đề, NSV đã tiến hành quan sát tại một vị trí trên quốc lộ 6 vào ba thời điểm 7 giờsáng, 11 giờ trưa và 17 giờ chiều (mỗi thời điểm quan sát trong 10 phút) Kết quả chothấy trong tổng số 108 lượt xe đi qua địa điểm quan sát vào ba thời điểm trên, có 17trường hợp chở quá 2 người chiếm 15,7%, 47 người (bao gồm người điều kiển phươngtiện và người ngồi sau) không đội mũ bảo hiểm, chiếm 43,5% Qua đánh giá nhanhcộng đồng, nhóm nhận thấy một số người dân quan niệm không cần thiết phải đội mũbảo hiểm khi đi những đoạn đường ngắn đặc biệt là những đoạn đường không có chốt

công an “chỉ đi quanh quanh đây thôi thì cần gì phải đội mũ” (anh H, 37 tuổi, khu

Chiến Thắng) Theo phỏng vấn người dân và cán bộ TYT, NSV được biết, số vụ tai

nạn còn nhiều hơn so với số liệu được báo cáo, “xảy ra những va chạm mà 2 bên giải quyết được với nhau thì khỏi báo công an làm gì cho mất công, phức tạp” (chị K, 45

tuổi, khu Phố)

2.2 Các vấn đề về quy trình liên quan tới sức khoẻ môi trường

Rác thải sinh hoạt chưa được thu gom và xử lý: qua quan sát và phỏng vấn

CBYT thì vấn đề ô nhiễm rác thải là một trong những vấn đề của thị trấn hiện nay.Việc thu gom và xử lý rác thải còn gặp nhiều khó khăn Trên địa bàn thị trấn đã cócông ty môi trường thu gom rác, tuy nhiên việc thu gom chỉ thực hiện trên trục đườngquốc lộ Riêng các khu vực như trường học, TYT và các đơn vị hành chính khác, rác

sẽ được thu gom định kỳ 1 tháng/ lần Vì vậy tồn tại hiện tượng ứ đọng rác và xuấthiện các bãi rác tự phát tại nhiều địa điểm trong thị trấn như chân cầu, trước cổng chợ

và đặc biệt là tại khu ngã ba của thị trấn Theo phản ánh của người dân sống tại khuvực gần chợ, bãi rác tự phát ở đây đã ảnh hưởng xấu tới cuộc sống của người dân

“Nhà cô gần chợ, lúc nào cũng sặc mùi rác, kinh lắm” (cô P, 35 tuổi, khu Phố) Bên

cạnh đó, qua quan sát nhóm nhận thấy những khu xung quanh các bãi rác tự phát mật

độ ruồi nhiều hơn hẳn các nơi khác Thời điểm quan sát đang là tháng 11 dương lịchnên thời tiết cũng hơi se lạnh, nếu quan sát vào thời điểm nóng ấm (ví dụ mùa hè) thìmật độ ruồi có thể còn lớn hơn nhiều Thông qua phỏng vấn nhanh người dân vàCBYT, được biết, cách xử lý rác của người dân ở đây chủ yếu là đốt, vứt ra lòngđường hoặc đổ xuống sông Hiện tại, chính quyền địa phương đang gặp khó khăntrong việc tìm địa điểm tập kết rác do diện tích của thị trấn nhỏ và mật độ dân cư đôngnên không quy hoạch địa điểm để xử lý rác, đồng thời chính quyền chưa liên hệ đượcđịa điểm tập kết và xử lý rác ở địa phương khác Ngoài ra, trong quá trình phỏng vấncộng đồng NSV nhận thấy người dân chưa ủng hộ chương trình thu gom rác hàng

6

Trang 12

tháng vì họ quan niệm xử lý rác bằng cách tự đốt là tiện lợi, hợp vệ sinh và không tốn

kém “nhà chúng tôi vườn rộng, cứ cho vào tải rồi đầy thì mang đốt là sạch sẽ nhất rồi, không cần phải tiền nong gì hết” (chú P, 45 tuổi, khu Tân Trượng).

Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch trong ăn uống, sinh hoạt thấp: theo báo cáo

của TYT thì trên toàn thị trấn Xuân Mai có 64,7% hộ gia đình sử dụng nước giếngđào, còn lại là sử dụng nước giếng khoan (6%) và nước mưa (29,3%) là nguồn nướcchính cho mục đích ăn uống, sinh hoạt Qua quan sát giếng nước của 15 hộ gia đình,

có tới 12/15 giếng không đạt tiêu chuẩn cách nhà tiêu 10m, 15/15 hộ gia đình không

sử dụng bể lọc và 8/15 giếng đào không có nắp đậy (phụ lục 2E trang 35) Tuy nhiên

khi phỏng vấn người dân, NSV nhận thấy họ chưa thực sự quan tâm tới vấn đề nước

sạch Ví dụ theo ý kiến của một đại diện hộ gia đình khu Tân Bình: “nhà tôi mấy đời uống nước này mà có thấy bệnh tật gì đâu” (chú M, 42 tuổi) Hiện tại, thị trấn chưa có

chương trình kiểm tra chất lượng nước nên chưa đánh giá được chính xác thực trạng ônhiễm nước tại địa phương

3 Xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên

Từ 6 vấn đề trên nhóm NSV tiến hành chấm điểm theo thang điểm cơ bản (BPRS –bảng 1) để chọn ra 1 vấn đề sức khỏe, sử dụng phương pháp chấm điểm quy trình tìm

ra 1 vấn đề sức khoẻ môi trường Để chọn lựa được vấn đề ưu tiên can thiệp, NSV đãtham khảo ý kiến của CBYT, phó chủ tịch UBND và chủ tịch hội NCT thị trấn nhằmtìm hiểu mức độ quan tâm của địa phương tới từng vấn đề trên Bên cạch đó nhóm đãđánh giá mức độ ưu tiên của 2 vấn đề trên dựa vào các tiêu chí: tính phù hợp, tính kinh

tế, tính dễ chấp nhận và nguồn lực cần thiết Bảng 1 trình bày kết quả chấm điểm cácvấn đề sức khoẻ theo thang điểm cơ bản (BPRS) Bảng 2 trình bày kết quả chấm điểm

quy trình (lý giải chấm điểm- Phụ lục 3B, 3C trang 38, 40).

Bảng 1: Bảng chấm điểm các vấn đề sức khoẻ dựa theo thang điểm cơ bản BPRS

Tên vấn đề A (Phạm vi

vấn đề)

B (Tính trầm trọng)

C (Hiệu quả can thiệp)

Kết quả (A+2B)xC

Tử vong do ung thư

Rác thải sinh hoạt

chưa được thu gom và

xử lý hợp vệ sinh

Tỷ lệ hộ gia đình sử

dụng nước sinh hoạt

không hợp vệ sinh cao

Trang 13

Sau khi chấm điểm, còn lại 2 vấn đề sau:

- Tỷ lệ bị tăng huyết áp ở người cao tuổi cao

- Rác thải sinh hoạt chưa được thu gom và xử lý

Dựa trên mức độ quan tâm và khả năng huy động nguồn lực của chính quyền địaphương, TYT và các hội đoàn thể ở địa phương, đồng thời so sánh về tính cấp thiết,tính hiệu quả và khả năng duy trì của chương trình can thiệp, NSV đã lựa chọn đượcvấn đề ưu tiên cần can thiệp là: Tỷ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi tại thị trấn XuânMai năm 2010 cao

III PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ ƯU TIÊN

1 Vấn đề ưu tiên can thiệp :

Tỷ lệ bị tăng huyết áp ở người cao tuổi tại thi trấn Xuân Mai 9 tháng đầu năm 2010cao (31,5%)

2 Một số khái niệm liên quan tới bệnh THA

Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính trong đó áp lực máu hệ thống động mạch tăngcao, bệnh được phân loại thành các giai đoạn theo từng mức huyết áp tâm thu và tâmtrương [3] Đây là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, nếu không điều trị thường xuyên

và kịp thời có thể gây ra những biến chứng đột ngột và nguy hiểm Đồng thời, có thể

dự phòng được bệnh tăng huyết áp thông qua việc hạn chế các yếu tố nguy cơ [2]

(Phân loại, hậu quả, phương pháp dự phòng,điều trị THA- phụ lục 4 trang 41)

3 Các phương pháp phân tích vấn đề sức khỏe ưu tiên

- Phỏng vấn định lượng 80 người trên 50 tuổi hiện đang sống tại thị trấn Xuân Mai đểđánh giá kiến thức - thái độ - thực hành (KAP) về vấn đề dự phòng và điều trị THA

(Phụ lục 5D trang 46)

- Phỏng vấn sâu các bên liên quan (bao gồm phó chủ tịch UBND thị trấn, một đại diệntrưởng khu trên địa bàn thị trấn, chủ tịch hội NCT, trạm trưởng TYT và đại diện 4NCT trên thị trấn) để tìm hiểu sâu hơn các nguyên nhân, yếu tố liên quan của vấn đề

và mức độ tham gia của các bên liên quan nếu triển khai chương trình về dự phòng

và điều trị THA (Phụ lục 5A; 5B, trang 43, 44).

- Tổ chức một cuộc thảo luận nhóm với 9 y tế khu để tìm hiểu thực trạng (KAP) trongđiều trị và dự phòng THA của NCT và xây dựng một số giải pháp can thiệp phù hợp

với thực tế của địa phương (Phụ lục 5C, trang 45).

- Sử dụng kỹ thuật “nhưng-tại sao” để xây dựng cây vấn đề, phân tích tìm ra các

nguyên nhân dẫn đến vấn đề và nguyên nhân gốc rễ

- Vận dụng mô hình “các yếu tố quyết định sức khỏe” của Lalonde (1974) để tìm ra

các yếu tố tác động đến vấn đề THA ở NCT và các yếu tố liên quan (yếu tố dịch vụ y

tế, yếu tố môi trường, yếu tố di truyền và các yếu tố hành vi lối sống)

4 Phân tích vấn đề

4.1 Tổng quan về bệnh THA ở NCT.

THA là một trong những bệnh phổ biến của NCT và đang là một vấn đề sức khoẻđáng lo ngại Tần suất THA trong cộng đồng ngày càng gia tăng và hiện tại đang ởmức cao, đặc biệt tại các nước phát triển THA được coi là nguyên nhân chủ yếu trong11,4% các ca tử vong ở Mỹ 2003 20-30% trường hợp tử vong ở bệnh nhân THA trựctiếp do THA [7] Ở Việt Nam, qua nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Y tếnăm 2006 đã đưa ra tỷ lệ THA ở NCT là 28,4% [6] THA là yếu tố nguy cơ hàng đầu

8

Trang 14

gây tai biến và tử vong tim mạch Ngược lại, kiểm soát tốt THA cho phép giảm tỷ lệđột quỵ tới 35- 40%, nhồi máu cơ tim 20- 25% và giảm suy tim tới hơn 50% [6].

Theo Điều tra Y tế Quốc gia năm 2001- 2002, tỷ lệ THA bắt đầu tăng cao từ 45tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ Từ 65 tuổi trở đi, tỷ lệ THA xấp xỉ ở 2 giới(43- 45%) Tỷ lệ mới mắc THA cũng tăng dần theo tuổi, từ 55 tuổi trở lên, tỷ lệ mớimắc cao gấp 5 lần độ tuổi từ 25-34 với 14,2% [8] Tần suất THA ở NCT đang ngàycàng gia tăng và hiện đang ở mức cao [6] nhưng theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) quađiều tra cộng đồng cho thấy tỷ lệ THA không điều trị hoặc điều trị không đầy đủchiếm 70- 75% ở bệnh nhân THA trên toàn thế giới và có tới 67% số bệnh nhân khôngbiết mình bị THA trước khi khám [8]

4.2 Thực trạng bệnh THA ở NCT tại thị trấn Xuân Mai

Theo kết quả khám sức khoẻ định kỳ cho NCT trên toàn thị trấn mà NSV đã hỗ trợvới TYT tổ chức đầu tháng 11 năm 2010 cho thấy tỷ lệ THA ở NCT tại thị trấn XuânMai là 31,5% tăng so với năm 2009 (29,6%) và cao hơn số liệu chung của quốc gia(28,4%); tỷ lệ NCT bị tiền THA là 18,7% Trong đó, tỷ lệ THA và tiền THA của từngkhu được biểu diễn qua biểu đồ dưới đây

Biểu đồ 3: Tỷ lệ NCT bị THA và tiền THA tại thị trấn Xuân Mai năm 2010

(Nguồn: sổ khám sức khoẻ dịnh kỳ cho NCT thị trấn Xuân Mai)

Qua biểu đồ ta thấy, tỷ lệ THA ở NCT tại 9 khu trên toàn thị trấn đều cao hơn tỷ lệchung của cả nước và tỷ lệ này không có sự chênh lệch lớn giữa các khu Cao nhất làkhu Xuân Mai với 34,5% và thấp nhất là khu Bùi Xá với 28,4% Tuy nhiên, chỉ cókhoảng 70% NCT tới khám trong đợt khám sức khoẻ định kỳ này nên số liệu trên biểu

đồ có thể không đại diện cho tỷ lệ bị THA ở NCT trên toàn thị trấn Xuân Mai

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ THA của NCT tại thị trấn Xuân Mai

4.3.1 Ảnh hưởng bởi yếu tố cá nhân

Một số yếu tố cá nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh THA như tuổi, giới, tìnhtrạng tâm lý, chỉ số khối cơ thể, tình trạng bệnh lý như đái tháo đường, rối loạn chuyểnhóa lipid máu [1] Trong số các yếu tố cá nhân có những yếu tố không thể thay đổiđược như giới, tuổi, tiền sử gia đình và có những yếu tố cá nhân có thể can thiệp để cảithiện tình hình mắc bệnh THA như yếu tố liên quan tới KAP về bệnh THA, yếu tố tâm

lý, bệnh tật Qua kết quả phân tích từ phỏng vấn định lượng 80 NCT cho thấy NCT có

Trang 15

nhiều hành vi nguy cơ như: 55% thường xuyên sử dụng rượu bia, 47.6% đã từng hútthuốc lá/thuốc lào trong số đó có 92% người hút trên 10 năm, 41,3% thường xuyên ănchất béo và mỡ động vật và chỉ có 4,8% NCT có các hành điều chỉnh lối sống, thay đổithói quen theo chiều hướng có lợi để dự phòng điều trị THA Qua phỏng vấn sâu,nhiều NCT có thói quen không tốt như chế độ ăn uống không hợp lý (ăn mặn, nhiều

dầu mỡ), thường xuyên sử dụng chất kích thích (rượu, bia), “Tôi thích uống bia hơn rượu, có bia thì thích lắm, ngày nào cũng uống ” (ông H, 60 tuổi, khu Xuân Mai).

Nhiều NCT ít hoạt động thể lực hoặc có chế độ luyện tập chưa phù hợp như tập không

đều đặn, thời gian luyện tập không đủ, không có bài tập đúng cách “Tôi làm lụng cả ngày thế này khác gì là tập thể dục đâu” (bà N, 57 tuổi, khu Bùi Xá) Chỉ một số ít NCT khám sức khỏe định kỳ và tuân thủ đúng phác đồ điều trị “ Bác vẫn uống thuốc

mà bác sĩ họ kê nhưng thấy huyết áp ổn định rồi thì thôi, bao giờ tăng quá lại đi khám” (ông K, 63 tuổi, khu Tiên Trượng) Hiện tại, thị trấn chưa có chương trình truyền thông về dự phòng và điều trị THA “Chúng tôi thường xuyên tuyên truyền các thông tin về sức khoẻ, dịch bệnh cho người dân, nhưng để có bài truyền thông riêng về THA thì hiện tại chúng tôi chưa thực hiện được” (chú T, 54 tuổi, trạm trưởng TYT thị

Qua phỏng vấn sâu trạm trưởng TYT cho thấy TYT cũng nhận thấy sự gia tăng tỷ

lệ NCT bị THA, nhưng TYT vẫn chưa có các hoạt động truyền thông và tư vấn hiệuquả về vấn đề này Nguyên nhân chính là do CBYT thiếu khả năng tư vấn, truyềnthông về bệnh THA đặc biệt là các y tế khu, đồng thời tài liệu truyền thông về THA

hiện đang thiếu và chưa đa dạng “Năm 2009, qua đợt khám chữa bệnh miễn phí cho người cao tuổi, chúng tôi cũng nhận thấy tỷ lệ cao, dự định có chương trình can thiệp nhưng do thiếu tài liệu và kinh nghiệm truyền thông về vấn đề này nên vẫn chưa triển khai được.” (chú T- 54 tuổi, trạm trưởng TYT thị trấn Xuân Mai) Hiện nay TYT chủ

yếu chỉ khám và cấp phát thuốc cho những NCT tới khám tại trạm và tổ chức khámchữa bệnh miễn phí cho NCT trên địa bàn mỗi năm một lần Ngoài ra, tại thị trấn chưa

có chương trình khám sàng lọc và theo dõi huyết áp định kỳ nói chung cũng như chưa

có tư vấn về phòng chống THA cho NCT nói riêng Đây là những yếu tố quan trọnglàm gia tăng tình trạng THA ở NCT tại thị trấn Xuân Mai

4.3.3 Ảnh hưởng của yếu tố môi trường

Môi trường sống thoải mái và việc luyện tập thể dục thể thao (TDTT) hàng ngàygóp phần duy trì huyết áp và nâng cao sức khỏe cho NCT Tại thị trấn, hoạt động củahội NCT có vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống tinh thần cho NCT và vậnđộng NCT tham gia thường xuyên các hoạt động TDTT Tuy nhiên phong trào TDTTcủa hội NCT tại thị trấn chưa hiệu quả, hoạt động không đồng đều giữa các khu vì vậy

chưa khuyến khích được nhiều NCT tham gia phong trào TDTT “Chỉ có khoảng 30% người cao tuổi trong Hội là tham gia hoạt động thể dục thể thao thôi mà chủ yếu là các cụ bà chứ các cụ ông lười vận động lắm” (ông T, 75 tuổi, chủ tịch hội NCT Xuân

Mai) Đặc biệt, đối với NCT thì sự quan tâm của gia đình và cộng đồng có vai trò quan

10

Trang 16

trọng trong việc giúp NCT phòng và điều trị bệnh THA vì NCT hạn chế về khả năng

tự chăm sóc

Như vậy, qua phân tích thực trạng tại thị trấn Xuân Mai cho thấy THA và các yếu

tố nguy cơ (nhất là các yếu tố lối sống, vốn có thể thay đổi được) đã trở thành vấn đềcần giải quyết không những chỉ bằng thuốc điều trị kiểm soát HA, mà còn cần hàngloạt các biện pháp giáo dục truyền thông sức khoẻ nhằm vào các yếu tố nguy cơ đặcbiệt là các yếu tố nguy cơ về lối sống Để xây dựng một mô hình quản lý và giám sátbênh THA hiệu quả ở cộng đồng, cần phối hợp việc điều trị thuốc hạ áp với nhữngbiện pháp can thiệp các yếu tố nguy cơ THA nhằm thay đổi các hành vi theo chiềuhướng có lợi cho người THA

- Chưa vận động được nhiều NCT tham gia các phong tràoTDTT Tỷ lệ NCT

tham gia vào hội NCT rất cao (87%), tuy nhiên tỷ lệ NCT tham gia các câu lạc bộ thểdục, thể thao do hội NCT tổ chức mới chỉ đạt khoảng 25- 30% Nguyên nhân là do cáchoạt động TDTT chưa đa dạng, chưa phù hợp và thiếu người khuấy động phong trào

- Hoạt động truyền thông, tư vấn về dự phòng và điều trị THA cho NCT chưa hiệu quả Nguyên nhân thứ nhất là do CBYT thiếu kỹ năng tư vấn về THA Hiện tại,

thị trấn chưa có lớp tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cho CBYT về vấn đềTHA Nguyên nhân thứ hai là do tài liệu truyền thông còn thiếu và hình thức truyềnthông chưa phù hợp Hình thức truyền thông về THA mới chỉ thực hiện trên loa vàlồng ghép vào các chương trình dành cho NCT, tuy nhiên chưa có bài phát thanh nào

đề cập đến vấn đề dự phòng và điều trị THA Nguyên nhân thứ ba là chưa huy động sựtham gia của đội ngũ y tế khu trong truyền thông về THA

Trang 17

NCT chủ quan về bệnh THA

Thiếu người khuấy động phong trào

Các hoạt động TDTT chưa đa dạng

Thiếu dụng

cụ TDTT

Thiếu sự nhắc nhở

từ gia đình

Thiếu kiến thức đúng về điều trị

và dự phòng THA Gia đình chủ quan Con cháu bận công việc

Hoạt động truyền thông, tư vấn về dự phòng

và điều trị THA cho NCT chưa hiệu quả

Hoạt động truyền thông, tư vấn về dự phòng

và điều trị THA cho NCT chưa hiệu quả

Chế độ luyện tập chưa phù hợp

Sử dụng chất kích thích

Không có thói quen khám sức khỏe định kỳ

Không tuân thủ phác đồ điều trị

Các hoạt động TDTT

tổ chức chưa hiệu quả

Chưa vận động nhiều NCT tham gia thể dục thể thao

Chưa vận động nhiều NCT tham gia thể dục thể thao

Tỷ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi tại thị trấn Xuân Mai năm 2010 cao (31,5%)

Chất lượng dịch vụ y tế chưa tốt Ảnh hưởng bởi yếu tố cá nhân Môi trường xã hội không thuận lợi

Thiếu tài liệu truyền thông

về THA

Bệnh tật (Đái tháo đường, rối loạn lipit máu, béo phì)

Thực hành

dự phòng THA kém

Yếu tố tâm lý (lo lắng căng thẳng…)

Môi trường sống căng thẳng

Phong trào luyện tập TDTT của NCT chưa tích cực

Tiền sử gia đình có người THA

Thiếu

sự quan tâm của cộng đồng

12

Trang 18

6 Phân tích đối tượng đích

Đối tượng đích của chương trình can thiệp là những NCT (từ 50 tuổi trở lên) hiệnđang sống trên địa bàn thị trấn Xuân Mai Để tìm hiểu KAP về dự phòng và điều trịTHA cũng như tìm hiểu các kênh thông tin ưa thích của NCT tại thị trấn, NSV đã sửdụng phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích kết hợp định tính và định lượng:Nghiên cứu định tính tiến hành bằng phỏng vấn sâu đại diện các bên liên quan gồm

UBND, TYT, chủ tịch hội NCT và NCT tại thị trấn (phụ lục 5A, 5B trang 43, 44) đồng thời thực hiện thảo luận nhóm với y tế khu của 9 khu trên thị trấn (phụ lục 5C trang 45) Nghiên cứu định lượng được tiến hành bằng cách phỏng vấn định lượng 80 người

từ 50 tuổi trở lên theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên (Phụ lục 5D trang 46) Để

đánh giá tiêu chuẩn đạt và không đạt về kiến thức và thực hành trong dự phòng và điềutrị THA của NCT, NSV đã tham khảo một số nghiên cứu về vấn đề THA ở NCT để

đưa ra thang chấm điểm và cách phân loại phù hợp (phụ lục 5D, trang 46) Số liệu

định lượng được phân tích bằng phần mềm SPSS 16, số liệu định tính được phân tíchtheo chủ đề Qua phân tích kết quả phân tích, NSV thấy có một số vấn đề cần quantâm như sau:

6.1 Yếu tố tiền đề

Kiến thức về tăng huyết áp:

Để đánh giá kiến thức về THA, NSV khai thác các thông tin về biện pháp phát hiệnbệnh THA, tần suất kiểm tra huyết áp, chỉ số xác định THA, các biến chứng của THA,yếu tố nguy cơ và yếu tố giúp phòng bệnh THA Qua kết quả phân tích, tỷ lệ NCT ởthị trấn Xuân Mai có kiến thức đúng về THA là 29,7 % và có sự khác biệt có ý nghĩathống kê giữa những người bị THA và những người không bị THA (2= 2,749,p=0,047) Ở những NCT bị THA tỷ lệ có kiến thức đúng về các vấn đề liên quan đếnTHA là 37,2% còn ở những người không bị THA, tỷ lệ này chỉ đạt 19,4% Do ở địaphương chưa có chương trình phòng chống THA ở NCT nên có thể là những người bịTHA đã tự tìm hiểu về các thông tin về bệnh từ cán bộ y tế và trên các phương tiệntruyền thông đại chúng như tivi, đài, sách báo v.v vì vậy có kiến thức tốt hơn nhữngngười chưa bị bệnh Khi phân tích cụ thể các vấn đề được đề cập trong phần kiến thức,

tỷ lệ này được thể hiện qua biểu đồ dưới đây

Biểu đồ 4: Biểu đồ mô tả tỷ lệ NCT có kiến thức đúng về THA

Trang 19

Tỷ lệ NCT có kiến thức đúng về các yếu tố nguy cơ của bệnh THA đạt cao nhất với36% Ngược lại, có tới 94,7% NCT không biết hoặc biết không đầy đủ các biện pháp

để phát hiện bệnh THA Bên cạnh đó, tỷ lệ NCT có kiến thức đúng về biến chứng củaTHA và cách phòng bệnh không có sự chênh lệnh lớn theo thứ tự là 13,3% và 14,7%

Thái độ về bệnh tăng huyết áp:

Thái độ của NCT đối với vấn đề THA được đánh giá qua việc nhận định mức độnguy hiểm của bệnh THA và việc nên hay không nên triển khai chương trình can thiệp

về dự phòng và điều trị THA Kết quả điều tra định lượng cho thấy NCT ở thị trấnXuân Mai có thái độ khá tích cực đối với dự phòng bệnh THA Có tới 60,5% NCTđánh giá hậu quả của bệnh THA là nguy hiểm và có tới 90,2% NCT cho rằng nên triểnkhai chương trình can thiệp để dự phòng và điều trị THA Điều này chứng tỏ NCTquan tâm và ủng hộ chương trình can thiệp về THA và đây là một lợi thế giúp chươngtrình thực hiện thành công

Thực hành điều trị tăng huyết áp:

Khi đánh giá thực hành điều trị bệnh của những người bị THA, các tiêu chí được

sử dụng là việc có hay không điều trị khi phát hiện bị THA, việc điều trị này có theođúng phác đồ không, những hành vi nào đã điều chỉnh theo hướng có lợi để điều trịTHA Vì hạn chế về nguồn lực và thời gian nên cỡ mẫu điều tra định lượng tương đốinhỏ, n = 80, trong số này thì số NCT bị THA là 38 người Qua kết quả phân tích chothấy có tới 74% NCT không tuân thủ quy trình điều trị THA (bao gồm cả việc điều trịbằng thuốc và việc điều chỉnh, thay đổi các hành vi nguy cơ)

26.0%

74.0%

ĐạtKhông đạt

Biểu đồ 5: Biểu đồ đánh giá mức độ thực hành đúng về THA

Khi tìm hiểu lý do của việc điều trị không đúng phác đồ, có tới 55,7% NCT chorằng không cần thiết phải uống thuốc thường xuyên, 27,4% người cho biết họ không

đủ tiền để mua thuốc uống hàng ngày Ngoài ra còn một số lý do khác như: không nhớ

để uống thuốc hay thấy xuất hiện một số triệu chứng lạ nên dừng thuốc

6.2 Yếu tố tăng cường/củng cố

Gia đình: gia đình tác động rất lớn tới những hành vi nguy cơ của THA ở NCT.

Phần lớn NCT tại tại địa phương sống cùng con cái, nên môi trường sống, chế độ dinhdưỡng, sinh hoạt và luyện tập của NCT phụ thuộc nhiều vào các thành viên khác trong

gia đình “Con cái nấu thế nào thì ăn vậy thôi chứ làm sao mà đòi hỏi chế độ riêng cho mình được” (bà T, 72 tuổi, khu Tiên Trượng) Điều này mang lại nhiều yếu tố bất lợi

cho sức khoẻ NCT bởi chế độ dinh dưỡng của người đi làm và thanh thiếu niên thường

14

Trang 20

chứa nhiều đạm và chất béo, không phù hợp với NCT Trong khi đó, NCT không biếtcách điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp với thể trạng và tình hình sức khoẻ của mình.Ngoài ra, chế độ luyện tập TDTT của NCT cũng phụ thuộc lịch sinh hoạt của gia đình

nên gây bất lợi cho việc tham gia vào các câu lạc bộ TDTT của hội NCT “Tôi cũng muốn đi tập lắm nhưng còn phải trông nhà cho con cháu nó đi làm nữa” (ông H, 68

tuổi, khu Bùi Xá) Bên cạnh đó, sự thiếu quan tâm của gia đình trong việc nhắc nhở

NCT uống thuốc cũng làm giảm hiệu quả của việc điều trị THA“Con cháu nó bận việc cả ngày, ở nhà đâu mà nhắc mình được” (bà Y, 72 tuổi, khu Bùi Xá).

Hội người cao tuổi: hội NCT tại thị trấn Xuân Mai là một trong những mô hình

hoạt động khá hiệu quả của huyện Chương Mỹ Tuy nhiên, chỉ có khoảng 30% NCTtham gia các hoạt động TDTT, văn nghệ của hội NCT Nguyên nhân do hoạt động củahội NCT chưa bao phủ và đồng đều Hiện mô hình TDTT chỉ áp dụng thành công tạikhu Chiến Thắng và Tân Bình, còn lại các khu đều chưa mang lại hiệu quả cao Bêncạnh đó, trong các buổi sinh hoạt chưa tạo điều kiện để NCT trao đổi thông tin, kinhnghiệm chăm sóc sức khoẻ với nhau

6.3 Yếu tố tạo điều kiện thuận lợi

Tại thị trấn Xuân Mai, cho đến nay chưa có mô hình dự phòng, ghi nhận và quản lýbệnh nhân THA cho dù qua ghi nhận từ kết quả phỏng vấn định tính, vấn đề này đều

được chính quyền, TYT và người dân quan tâm “Có chương trình quan tâm tới sức khoẻ cho các cụ thì tốt quá, địa phương chúng tôi giúp được gì thì sẽ sẵn sàng thôi”

(bác V, nam, 54 tuổi, trưởng khu Chiến Thắng) Năm 2004, TYT thị trấn có xây dựngchương trình khám sàng lọc và cấp phát thuốc THA cho NCT hàng tháng, tuy nhiênchương trình chỉ duy trì được 6 tháng do người dân chưa nhận thức được tầm quan

trọng của việc đo huyết áp định kỳ và điều trị đúng phác đồ “Chúng tôi triển khai được 6 tháng, sau đó các cụ cứ tới ít dần nên sau cũng phải dừng lại” (chú T, 54 tuổi,

trạm trưởng TYT Xuân Mai)

Hoạt động truyền thông của thị trấn Xuân Mai diễn ra khá hiệu quả và cung cấpnhiều thông tin thiết thực cho người dân

Tờ rơi/pano/áp phích/khẩu hiệu Truyền miệng

Sinh hoạt tập thể/hội/nhóm

Tư vấn tại TYT

Tư vấn tại nhà

Biểu đồ 6: biểu đồ biểu diễn kênh thông tin ưa thích nhất của NCT thị trấn Xuân Mai.

Qua kết quả điều tra định lượng, loa phát thanh thị trấn là kênh truyền thông đượcNCT ưa thích nhất với 34,9%, tiếp đến là hình thức truyền miệng giữa những NCT vớinhau và giữa các thành viên trong gia đình (22,5%) Ngoài ra, các thông tin nhận được

từ các buổi sinh hoạt hội, sinh hoạt thôn cũng được NCT quan tâm với 8.8% Các kênh

Trang 21

thông tin khác như đọc sách báo hay tư vấn tại TYT có tỷ lệ ưa thích thấp Điều nàymột phần do NCT hạn chế khả năng đi lại và không có thói quen đọc báo hàng ngàynên NCT thường ít được tiếp cận tài liệu, thông điệp truyền thông về bệnh THA.

IV.MỤC TIÊU CAN THIỆP

2 Tăng tỉ lệ NCT tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nộithực hành đúng về dự phòng và điều trị THA từ 26% lên 50% từ tháng 01/2011đến tháng 12/2011

V GIẢI PHÁP CAN THIỆP VÀ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG

1 Giải pháp can thiệp

Với việc xây dựng cây vấn đề và xác định được nguyên nhân gốc rễ, nhóm đãphỏng vấn sâu và tham khảo ý kiến của cán bộ TYT, y tế khu, đại diện chính quyềnđịa phương, hội trưởng Hội NCT và đại điện NCT tại thị trấn để đưa ra các giải pháp

giải quyết vấn đề phù hợp với tình hình địa phương (phụ lục 6A, trang 57) Mỗi nhóm

giải pháp sẽ có một số phương pháp thực hiện cụ thể Để lựa chọn những phương phápphù hợp, NSV đã thảo luận và chấm điểm cho mỗi phương pháp thực hiện

Cách đánh giá các phương pháp thực hiện dựa trên 2 tiêu chí là tính hiệu quả vàkhả năng thực thi Thang điểm tối đa cho mỗi tiêu chí là 5 điểm Kết quả đánh giá dựatrên tích số của tính hiệu quả và khả năng thực thi Phương pháp thực hiện được lựachọn phải đảm bảo 2 tiêu chuẩn: Tiêu chí hiệu quả và mức độ thực thi phải có điểmtrên mức trung bình (>=3,5), đồng thời tích số này phải lớn hơn hoặc bằng 14

Lựa chọn giải pháp can thiệp

Dựa vào cây vấn đề, nhóm xác định được 3 nguyên nhân gốc rễ dự kiến can thiệplà: chưa có chương trình theo dõi huyết áp định kỳ; hoạt động truyền thông, tư vấn về

dự phòng và điều trị THA cho NCT chưa hiệu quả; và chưa vận động được nhiều NCTtham gia TDTT Dựa vào những nguyên nhân gốc rễ này đồng thời tham khảo ý kiếncủa các bên liên quan (UBND, TYT, hội NCT, NCT), NSV đã xây dựng được các giảipháp can thiệp nhằm cải thiện vấn đề THA tại thị trấn Có một số nguyên nhân trựctiếp dẫn tới các nguyên nhân gốc rễ trên tuy nhiên không được đưa ra để chọn giảipháp can thiệp vì các giải pháp đó không phù hợp với tình hình thực tế của địaphương Ví dụ đối với nguyên nhân chưa vận động nhiều NCT tham gia TDTT, có 2 lý

do là thiếu dụng cụ TDTT và địa điểm luyện tập nhưng NSV không chọn làm giảipháp can thiệp Do kinh phí của địa phương không đủ để trang bị thêm dụng cụ TDTT

và không bố trí thêm được các địa điểm để luyện tập TDTT “Chúng tôi đã linh động

sử dụng sân đình, nhà văn hoá và sân trường học làm nơi luyện tập nhưng diện tích những địa điểm này khá nhỏ nên không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân” (chú N,

48 tuổi, trưởng khu Phố) Các phương pháp thực hiện cho mỗi giải pháp được trìnhbày ở bảng dưới, một số phương pháp thực hiện được tổ chức lồng ghép với nhau đểtiết kiệm nguồn lực và tăng tính hiệu quả của chương trình

16

Trang 22

MA TRẬN GIẢI PHÁP CAN THIỆP Tên

về tăng hyết áp

Sưu tầm, xây dựng tài liệu truyền thông về dự phòng và điều trị THA ở NCTTập huấn tăng cường kiến thức, kỹ năng truyền thông và tư vấn về dự phòng và điều trịTHA cho cán bộ y tế và y tế khu (2 lần/1 năm)

Truyền thông qua loa phát thanh cho toàn dân về bệnh tăng huyết ápPhát tờ rơi cho những NCT bị THA và tiền THA về những vấn đề liên quan tới THAViết khẩu hiệu lên tường tuyên truyền về dự phòng và điều trị THA

Tổ chức các chương trình

kỳ hàng tháng.

Tập huấn cho cán bộ hội NCT về cách đo, cách phân loại THA (2 lần/1 năm)Khuyến khích mỗi chi hội NCT tự trang bị ít nhất 1 máy đo huyết áp

Phát sổ theo dõi tình trạng huyết áp cho NCTKiểm tra huyết áp hàng tháng kết hợp tư vấn về điều trị và dự phòng THA cho nhữngNCT bị tiền và THA tại nhà văn hoá mỗi khu

Khám sàng lọc 6 tháng/ 1 lần để kiểm tra, theo dõi những NCT bị THA

Nhân rộng các mô hình TDTT (tập dưỡng sinh, cầu lông, bóng bàn…) trên toàn thị trấn

Tư vấn cho NCT hình thức và chế độ luyện tập phù hợp với tình trạng sức khoẻ

Phối hợp với các hội, đoàn thể để khuyến khích NCT tham gia phong tràoTDTT

Tìm người khuấy động phong trào

Tìm người khuấy động phong trào của hội NCT

Chú thích: Các phương pháp thực hiện tổ chức lồng ghép với nhau được biểu thị cùng màu sắc

Trang 23

Bảng ma trận chấm điểm các phương pháp thực hiện và bảng lý giải chấm điểm (phụ lục 6B; 6C trang 58, 60)

Phân tích các bên liên quan (phụ lục 6D trang 66)

2 Kế hoạch hoạt động

2.1 Bảng KH hoạt động chi tiết (phụ lục 7A trang 67)

2.2 Bảng KH hoạt động theo theo thời gian (phụ lục 7B trang 76)

2.3 Bảng dự trù kinh phí hoạt động (phụ lục 7C trang 78)

VI.GIÁM SÁT- THEO DÕI- ĐÁNH GIÁ

1.3.2 Bảng kiểm giám sát (phụ lục 8C trang 83)

2 Kế hoạch theo dõi- đánh giá

2.1 Mục tiêu đánh giá

Đánh giá hiệu quả các hoạt động đã triển khai của chương trình can thiệp: “Nângcao kiến thức và thực hành về dự phòng và điều trị THA của NCT thị trấn Xuân Mai,huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2011” baogồm: Đánh giá nguồn lực sẵn có khi triển khai chương trình, đánh giá tiến trình thựchiện các hoạt động đúng KH, đánh giá kết quả đạt được của các hoạt động so với mụctiêu và tìm nguyên nhân thành công, thất bại của chương trình

2.2 Thời gian đánh giá

Đầu kỳ: 15/1/2011 Giữa kỳ:15/6/2011 Cuối kì: 25/12/2011

2.3 Bảng chỉ số đánh giá (phụ lục 8D, trang 85)

Lãnh đạo UBND thị trấn

Các hoạt động của chương trình can thiệp dự phòng và điều trị THA

Cán bộ truyền thông thị trấnNSV

Chủ tịch hội NCT

thị trấn

Trưởng khuCán bộ y tế khu

Chi hội trưởng

hội NCT các khu

Cán bộ phụ trách THA của TYT

18

Trang 24

PHẦN II- PHÁT TRIỂN THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG

Từ phân tích cây vấn đề, các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề THA ở NCT cũng nhưphân tích đặc điểm của đối tượng đích (yếu tố tiền đề, yếu tố tăng cường củng cố vàyếu tố tạo điều kiện thuận lợi), NSV chọn hoạt động truyền thông cung cấp kiến thứccho NCT trong dự phòng và điều trị THA để xây dựng và thử nghiệm ý tưởng thôngđiệp truyền thông (TĐTT)

I HÌNH THÀNH CÁC THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG

1 Hành vi nguy cơ và những hành vi mong muốn đối tượng đích thay đổi

số NCT có điều trị nhưng khônguống thuốc theo đơn

NCT bị THA có kiến thức đầy đủ

về phương pháp điều trị và điềutrị thường xuyên, theo đúng phácđồ

NCT kiểm tra huyết áp định kỳ 2lần/tháng tại nhà văn hoá khu

Ăn nhiều dầu

mỡ, chất béo

động vật

Theo kết quả phỏng vấn địnhlượng 41,3% NCT thường xuyêndùng nhiều dầu mỡ, chất béođộng vật và 91,9% trong số họ

không biết hoặc chưa thử giảmlượng chất béo trong chế độ ăn

NCT điều chỉnh được chế độ dinhdưỡng phù hợp, tăng cường ănrau, các món luộc, hấp, tránh ănnhiều thức ăn chiên, xào

Ăn mặn.

13,8% NCT có chế độ ăn nhiềumuối và 95% trong số đó khôngbiết hoặc chưa thử giảm muốitrong chế độ ăn

NCT điều chỉnh chế độ ăn, giảmlượng muối trong khẩu phần ănbằng cách nêm nhạt, không sửdụng nhiều nước mắm, xì dầutrong bữa ăn

Uống nhiều

rượu bia

55% NCT thường xuyên uốngrượu bia và chỉ 50% NCT biếtuống nhiều rượu bia là nguy cơgây THA

NCT hạn chế dùng rượu bia, nênuống tối đa 1 ngày 80ml rượu (2chén) hoặc 360ml bia (2 cốc)

Hút thuốc lá,

thuốc lào

47,6% NCT thường xuyên hútthuốc lá, và thời gian hút thuốc láhầu hết > 15 năm

NCT giảm dần lượng thuốc lá,thuốc lào mỗi ngày đến lúc từ bỏđược thói quen hút thuốc

Ít vận động thể

lực

49% NCT được phỏng vấn biếtđược rằng tập thể dục thườngxuyên, đều đặn là biện phápphòng chống THA, nhưng chỉ có28% NCT có thói quen tậpTDTT

NCT biết được chế độ luyện tậpphù hợp với tình trạng sức khoẻcủa mình và tích cực tham gia cáccâu lạc bộ thể dục, thể thao

Trang 26

Qua kết quả phỏng vấn định lượng, NSV tìm hiểu được một số hành vi nguy cơ củaNCT tại thị trấn thường gặp ở trên Tất cả các hành vi này đều góp phần làm tăng nguy

cơ THA nên nếu chỉ tập trung thay đổi một hành vi nguy cơ sẽ không đem lại hiệu quảcao về dự phòng và điều trị THA Đối với dự phòng THA cần phải thay đổi lối sốngbao gồm kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý và luyện tập TDTT thường xuyên Đối vớinhững NCT bị THA muốn duy trì huyết áp ổn định thì vừa phải thay đổi lối sống vừaphải tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị Vì vậy, nếu thông điệp chủ đạo chỉ tập trungvào một hành vi nguy cơ của đối tượng thì sẽ ít mang lại hiệu quả và không phù hợpvới mục tiêu của chương trình Qua quá trình thảo luận nhóm và tham khảo ý kiến củaCBYT và một số chương trình can thiệp đã triển khai về THA cũng như giáo viêngiảng dạy phần thông điệp truyền thông của trường Đại học Y tế công cộng, NSV lựachọn thông điệp chủ đạo sẽ hướng tới vấn đề chung về THA và thêm các thông điệp

bổ trợ Các thông điệp bổ trợ sẽ hướng vào các hành vi cụ thể dành riêng cho từngnhóm đối tượng hoặc từng hoạt động cụ thể của chương trình

2 Ý tưởng về các kênh truyền thông có thể sử dụng

Từ kết quả phân tích đối tượng đích kết hợp với đánh giá ưu nhược điểm của cáchình thức truyền thông nhóm quyết định lựa chọn các hình thức sau:

Truyền thông qua tờ rơi cho NCT: tờ rơi là dạng tài liệu nhỏ, gọn thuận tiện để lưugiữ và có thể dễ dàng tìm đọc lại Bên cạnh đó, tờ rơi dễ cầm, dễ sử dụng và dễ tiếpcận trong hội NCT, nên NCT có thể dễ dàng trao đổi với nhau những thông tin in trên

tờ rơi Hơn nữa trên tờ rơi ngoài nội dung còn sử dụng hình ảnh trang trí nên thu hútđược sự chú ý, quan tâm của đối tượng

Truyền thông qua loa đài trên toàn thị trấn: theo kết quả phỏng vấn định lượngNCT tại 3 khu trong thị trấn, 35% NCT thích hình thức truyền thông qua loa phátthanh thị trấn và 71% trong số họ thường xuyên theo dõi thông tin trên loa phát thanhvào sáng sớm Qua những bài phát thanh được phát trên loa vào những giờ nhất địnhtrong tuần thì NCT có thể nắm được những thông tin về hậu quả của THA, cách dựphòng và điều trị của bệnh THA Để thông tin có thể đến được với đa số NCT, nhữngbài phát thanh nên được phát vào đúng thời điểm nhiều NCT có thể theo dõi với thờilượng phù hợp Ưu điểm của loại hình truyền thông này là tại thị trấn được trang bị sốlượng loa tương đối lớn và có thể đưa thông tin đến một số lượng lớn NCT ở từng khutrong thị trấn, ít tốn kém

Truyền thông qua viết khẩu hiệu tại các điểm cố định: khẩu hiệu được thiết kế vớinhững thông điệp ngắn gọn, dễ hiểu, xúc tích thể hiện rõ ràng nội dung truyền thông

về hậu quả và cách phòng tránh bệnh THA Khẩu hiệu được viết ở nhà văn hóa cáckhu, sân đình, nơi NCT đến tập thể dục vì vậy tỷ lệ NCT có thể tiếp cận các nguồnthông tin qua khẩu hiệu là rất cao

Tổ chức buổi truyền thông cung cấp kiến thức về dự phòng và điều trị THA choNCT tại thị trấn: với mục đích là cung cấp các kiến thức một cách toàn diện về THAnhư cách phòng tránh THA, cách điều trị và điều chỉnh chế độ ăn và chế độ luyện tậphợp lý, NSV đề xuất ý tưởng tổ chức buổi tập huấn cung cấp kiến thức, thông qua buổitập huấn này, NCT có thể nắm rõ hơn về thế nào là THA, mức độ nguy hiểm của bệnhTHA và các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh THA, cách giảm biến chứng nguy hiểm khi

bị THA Thông qua đó NCT có thể trao đổi trực tiếp những vấn đề liên quan đến THA,giải đáp những thắc mắc của bản thân và trau dồi thêm kiến thức về phòng và điều trịTHA

Trang 27

Ưu nhược điểm của các hình thức truyền thông (phụ lục 9A trang 91)

3 Ý tưởng về nội dung và hình thức của các sản phẩm truyền thông

Với mục đích cung cấp kiến thức đúng về bệnh THA đồng thời khuyến khích NCThướng tới các hành vi có lợi để dự phòng và điều trị bệnh THA, nhóm dự định sử dụngcác hình thức truyền thông như sau: truyền thông qua loa phát thanh, qua khẩu hiệuviết lên tường và qua tờ rơi Nội dung truyền thông đơn giản, dễ hiểu, và đầy đủ thôngtin cần thiết liên quan đến dự phòng và điều trị bệnh THA để NCT dễ nhớ và dễ theodõi Hình thức truyền tải nội dung thông tin được điều chỉnh cho phù hợp với yếu tố

tâm lý đặc trưng của NCT (phụ lục 9B trang 92)

4 Các thông điệp truyền thông dự kiến thử nghiệm

Dựa trên các thông điệp sẵn có đã tham khảo được và các ý tưởng của các thànhviên trong nhóm, NSV đã hình thành 18 thông điệp (bao gồm 7 thông điệp tham khảo

và 11 thông điệp tự xây dựng) (phụ lục 9C trang 94)

Sau khi có 19 thông điệp truyền thông, NSV đã biểu quyết nhiều lần để giới hạn sốlượng các thông điệp dựa trên các tiêu chí:

1 Gây sự chú ý và duy trì sự chú ý của đối tượng NCT

2 Thông điệp bắt đầu bằng những điểm chính/ chủ chốt

3 Thông điệp phải rõ ràng (đối tượng có thể nhận ra hành động nên làm; lý dohay hành động, bằng chứng…)

4 Hành động yêu cầu đối tượng thực hiện phải có tính khả thi

5 Thông điệp khuyến khích/ khích lệ đối tượng một cách hiệu quả

6 Hình thái ngôn ngữ của thông điệp phù hợp với thông điệp (ví dụ như vuinhộn, vui hài, gây ấn tượng sâu sắc…)

7 Thông điệp sử dụng lời kêu gọi/ thuyết phục hành động thích hợp với đốitượng (lý trí hoặc cảm xúc…)

8 Thông điệp không gây hại hoặc làm khó chịu người khác khi họ xem

Kết quả sau 2 lần biểu quyết, nhóm đã chọn được 7 thông điệp để tiến hành thử

nghiệm (kết quả biểu quyết- phụ lục 9C trang 94)

1 Tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng

2 Phát hiện sớm, điều trị kịp thời, tích cực vận động sẽ khống chế được bệnhtăng huyết áp

3 Tăng huyết áp, kẻ thù số 1 của sức khỏe người cao tuổi

4 Người cao tuổi chung tay dự phòng và điều trị tăng huyết áp

5 Tuổi tăng huyết áp không tăng- Cụ vui sống khoẻ yên lòng cháu con

6 Đo huyết áp định kỳ vì sức khoẻ người cao tuổi

7 Theo dõi huyết áp, tăng cường thể lực, ăn uống đúng mực để phòng ngừatăng huyết áp

Ý nghĩa của các thông điệp (phụ lục 9D trang 95)

II THỬ NGHIỆM THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG

1 Kế hoạch thử nghiệm thông điệp truyền thông

Để thử nghiệm các thông điệp và lựa chọn ra một thông điệp chủ đạo và các thôngđiệp bổ trợ cho chương trình NSV đã tiến hành thử nghiệm 2 lần

Thử nghiệm lần 1: Áp dụng phương pháp điều tra trực tiếp kết hợp bảng kiểm vàphỏng vấn các đối tượng: CBTYT, cán bộ y tế khu, giáo viên, chủ tịch hội NCT, gia

22

Trang 28

đình của NCT và NCT nhằm chỉnh sửa 7 thông điệp truyền thông và bổ sung thêmmột số thông điệp mới.

Thử nghiệm lần 2: Phương pháp và đối tượng thử nghiệm giống với thử nghiệmlần một nhằm lựa chọn thông điệp truyền thông chủ đạo và 3 thông điệp bổ trợ

Kế hoạch thử nghiệm thông điệp (phụ lục 10 trang 96)

2 Kết quả thử nghiệm thông điệp

2.1 Kết quả thử nghiệm lần 1

Sau khi thử nghiệm thông điệp lần thứ nhất NSV đã chỉnh sửa 7 thông điệp và bổsung thêm thông điệp theo gợi ý của đối tượng thử nghiệm, để sử dụng cho lần thửnghiệm thứ hai Cụ thể như sau:

1 Tăng huyết áp là bệnh gây tử vong ở người cao tuổi một cách âm thầm

2 Người cao tuổi hãy chung tay dự phòng và điều trị bệnh tăng huyết áp vì sứckhỏe của bản thân và cộng đồng

3 Tuổi tăng, huyết áp không tăng Ông bà vui khoẻ yên lòng cháu con

4 Phát hiện sớm, điều trị kịp thời và tích cực vận động sẽ phòng chống được bệnhtăng huyết áp

5 Người cao tuổi cần thường xuyên theo dõi huyết áp, tăng cường thể dục và ănuống hợp lý để phòng ngừa tăng huyết áp

6 Để dự phòng tăng huyết áp, người cao tuổi hãy tập thể dục thường xuyên, ăncơm giảm muối và ít dùng rượu bia

7 Đo huyết áp định kỳ hàng tháng vì sức khoẻ người cao tuổi

8 Người cao tuổi nên đo huyết áp hàng tháng để phát hiện và phòng chống bệnhtăng huyết áp

9 Để phòng ngừa biến chứng của tăng huyết áp, người cao tuổi hãy uống thuốchàng ngày

Nhận xét và chỉnh sửa lần thử nghiệm thông điệp thứ nhất (Phụ lục 11A trang 105)

2.2 Kết quả thử nghiệm lần 2

Sau khi tổng hợp kết quả thử nghiệm lần thứ nhất, NSV đã tiến hành thử nghiệmcác thông điệp lần thứ hai Thông qua phỏng vấn sâu các đối tượng tham gia thửnghiệm nhằm đánh giá mức độ phù hợp và lựa chọn các thông điệp sau khi đã chỉnhsửa (1 thông điệp chủ đạo và 3 thông điệp cụ thể bổ sung)

Kết quả thu được như sau:

Thông điệp chủ đạo: “Người cao tuổi hãy chung tay dự phòng và điều trị bệnh tăng huyết áp vì sức khỏe của bản thân và cộng đồng”

Thông điệp cụ thể hướng về hành vi bổ trợ cho thông điệp chủ đạo:

1 Để dự phòng tăng huyết áp, người cao tuổi hãy tập thể dục thường xuyên, ăncơm giảm muối và ít dùng rượu bia

2 Đo huyết áp định kỳ hàng tháng vì sức khỏe người cao tuổi

3 Để phòng ngừa biến chứng của tăng huyết áp, người cao tuổi hãy uống thuốchàng ngày

Nhận xét và chỉnh sửa của lần thử nghiệm thông điệp thứ hai (Phụ lục 11B trang 107)

III THIẾT KẾ SẢN PHẨM TRUYỀN THÔNG

Dựa trên ý tưởng về các sản phẩm truyền thông, NSV đã xây dựng một số sảnphẩm truyền thông như tờ rơi, bài phát thanh, vở kịch và bộ câu hỏi thường gặp về

THA (phụ lục 12 trang 109)

Trang 29

PHẦN III – THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG

Trong thời gian thực địa tại thị trấn Xuân Mai, NSV đã tham gia vào một số hoạt động của trạm y tế và địa phương, bao gồm:

STT Các hoạt động tham gia Thời gian Địa điểm Nhiệm vụ của NSV Kết quả Ý nghĩa thực tiễn

1 Tiêm chủng mở rộng 05/11/201006/12/2010

05/01/2011

TYT thịtrấn XuânMai

- Hướng dẫn các bà mẹ đưacon đến tiêm chủng đến bàntiêm chủng

- Ghi phiếu tiêm chủng chotrẻ đến tiêm

- Thu phí tiêm chủng

- Hỗ trợ CBYT cân đo

Hỗ trợ được CBYThoàn thành buổitiêm chủng

- Hiểu rõ hơn về quy trìnhtiêm chủng thực tế của TYT

- Hiểu về ý nghĩa của hoạtđộng tiêm chủng cho trẻ em

- Ôn lại được một số kiến thức

đã học như: các loại vacxin, vịtrí tiêm, thời gian tiêm

- Ghi danh sách của cha mẹ

và trẻ đến uống Vitamin A

- Hỗ trợ CBYT cho trẻuống Vitamin A

Giúp đỡ CBYThoàn thành tốt buổicho trẻ uốngVitamin A

- Hiểu rõ hơn về cách tổ chức

và những hoạt động cụ thể củabuổi cho trẻ uống Vitamin A

- Quan sát, học tập được nhữngkiến thức từ CBYT khi thựchiện tư vấn cho cha mẹ cáchchăm sóc trẻ

3 Tiêm chủng cho phụ nữ có thai

2/11/20102/12/20102/1/2011

TYT thịtrấn XuânMai

- Hướng dẫn các bà mẹ đếnbàn tiêm chủng

Ghi phiếu tiêm chủng

-Hỗ trợ CBYT cân, đo huyết

áp

- Ghi danh sách, vào sổ bà

mẹ đến tiêm chủng

Hỗ trợ được CBYThoàn thành buổitiêm chủng

- Hiểu rõ hơn về quy trìnhtiêm chủng thực tế của TYT

- Hiểu thêm về ý nghĩa củahoạt động tiêm chủng, các mũitiêm chủng phù hợp với tuổithai của bà mẹ

24

Trang 30

STT Các hoạt động tham gia Thời gian Địa điểm Nhiệm vụ của NSV Kết quả Ý nghĩa thực tiễn

8-Nhà vănhóa của 9khu tạithị trấnXuânMai

- Cân và đo huyết áp cho NCT

- Phát thuốc theo đơn cho người cao tuổi

- Giúp CBYT ghi chép danh sách NCT đến khám

và số thuốc được phát

- Hơn 500 NCT được khám chữa bệnh và nhận thuốc

- Thu thập thêm thông tin về tình hình chăm sóc sức khỏe cho NCT

- Quan sát được cụ thể côngtác KCB tại cộng đồng và việccấp phát thuốc cho NCT

5

Khám bệnh cho

học sinh tiểu

học và học sinh

cấp II thị trấn

Xuân Mai

Từ1/12/2010đến

17/12/2010

Cáctrườngtiểu học

và cấp IItrên địabàn

- Giúp đỡ trạmthống kê số liệu đểviết báo cáo

- Tìm hiểu được các hoạt động

tổ chức KCB tại cộng đồng

- Hiểu rõ được nhiệm vụ, tráchnhiệm của CBYT trong buổiKCB

Theo dõi và ghi chép cáckiến thức thu được từ buổitruyền thông

Thu thập và tìmhiểu thêm kiếnthức về sơ cấp cứu

- Học hỏi thêm được kĩ năngtruyền thông từ CBYT

- Biết được thêm những kiếnthức về sơ cấp cứu

- Biết được những thắc mắccủa cộng đồng về cách cấpcứu, cách phòng chống TNGT

từ đó phần nào hiểu được nhậnthức và mối quan tâm củangười dân về vấn đề này

- Sao chép lại các sổ sách

- Dọn dẹp, vệ sinh trạmhàng ngày

- Hỗ trợ đượcCBTYT ghi chép

hồ sơ bệnh án vàđơn thuốc

- Hiểu được công việc củaCBYT

- Xem xét được cấu trúc củamột số sổ sách tại TYT

Trang 32

PHẦN IV - KẾT LUẬN

1 Kết quả thu được từ đợt thực địa

Sau đợt thực địa kéo dài 10 tuần, NSV đã hoàn thành những mục tiêu đề ra, đồngthời còn tự mình tích luỹ những kinh nghiệm chuẩn bị cho công việc sau này, cụ thể:

Về chuyên môn: mỗi thành viên trong nhóm đã học được cách xác định vấn đề sức

khoẻ của một địa phương, cách xây dựng một bản kế hoạch can thiệp có sự tham giacủa cộng đồng và cách viết báo cáo Đồng thời nhóm cũng học được cách phát triểnthông điệp, hình thành ý tưởng truyền thông và thử nghiệm thông điệp Ngoài ra, trong

10 tuần qua, nhóm có cơ hội tiếp xúc và tìm hiểu sâu một vấn đề sức khỏe phổ biến ởNCT Trong lĩnh vực Y tế công cộng thì NCT là nhóm dễ bị tổn thương và thườngphải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau Hiện nay ở Việt Nam chưa cónhiều chương trình can thiệp hướng tới đối tượng NCT nên đây là cơ hội để NSV thựchành các kiến thức đã học và có thêm kinh nghiệm thực tế trong việc can thiệp hướngtới nhóm đối tượng này

Về các kỹ năng làm việc nhóm: phân công công việc, trao đổi và thống nhất các

hoạt động của nhóm, kỹ năng thiết kế công cụ thu thập thông tin tại cộng đồng nhưphỏng vấn nhanh, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và kỹ năng phân tích thông tin đều

đã được rèn luyện qua đợt thực địa này

Bên cạnh đó, trong 10 tuần tại TYT, NSV cũng có cơ hội tham gia các hoạt độngchuyên môn tại địa phương như tham gia tham gia tập huấn phòng chống thương tíchcủa UBND thị trấn, tham gia các hoạt động của TYT như tiêm chủng, ghi chép sổ sách

và hướng dẫn phụ nữ trong các đợt khám thai, cân đo cho trẻ, khám sức khỏe NCT vàkhám sức khỏe học đường Trong quá trình thực địa nhóm cũng thường xuyên thamgia dọn dẹp vệ sinh tại trạm và vườn cây thuốc, tạo được cảm tình với cán bộ TYTXuân Mai

Trong đợt thực địa này, nhóm nhận thấy vấn đề THA ở NCT là một vấn đề cần đượcquan tâm và chú trọng Tỷ lệ NCT bị THA tại địa phương khá cao nhưng kiến thức vàthực hành của NCT về dự phòng và điều trị THA rất kém Vì vậy, kế hoạch can thiệpđược xây dựng với 3 giải pháp chính và hoạt động cụ thể nhằm giúp NCT có kiến thức

và thực hành đúng trong việc điều trị và dự phòng về THA Kế hoạch đã nhận được sựủng hộ và giúp đỡ của UBND và các ban ngành đoàn thể tại thị trấn Đồng thời nhậnđược hỗ trợ kinh phí từ chính quyền và doanh nghiệp địa phương cho hoạt động thửnghiệm thông điệp truyền thông, được sự giúp đỡ của Trung tâm Y tế huyện Chương

Mỹ về tài liệu truyền thông Qua quá trình thử nghiệm, nhóm đã chọn ra được thông

điệp chủ đạo: “Người cao tuổi hãy chung tay dự phòng và điều trị bệnh tăng huyết áp

vì sức khỏe của bản thân và cộng đồng”.

2 Bài học kinh nghiệm

Trong thời gian 10 tuần thực địa tại địa phương, mỗi thành viên trong nhóm đã thuđược rất nhiều kinh nghiệm trong cách làm việc cũng như trong cuộc sống Sau đây làmột số bài học kinh nghiệm mà những khóa sinh viên sau có thể tham khảo:

- Trước khi đi mỗi thành viên cần ôn lại những kiến thức đã học cần dùng cho đợtthực địa, tìm hiểu điều kiện ăn ở để có thể sớm ổn định và hoàn thiện công việcđúng theo tiến độ của nhà trường để ra

Trang 33

- Về kĩ năng làm việc nhóm: làm việc nhóm với tinh thần và thái độ hợp tác caonhất giúp các thành viên hoàn thành tốt công việc của nhóm Cần huy động tối đađiểm mạnh của từng thành viên trong các hoạt động tại thực địa.

- Kỹ năng tiếp cận cộng đồng: khi tiếp cận cộng đồng để thu thập thông tin và đánhgiá thông điệp truyền thông cần tìm hiểu rõ đặc điểm của NCT cũng như văn hóa,tập quán và thói quen của địa phương để có thể đạt được kết quả cao nhất

- Quá trình xây dựng kế hoạch can thiệp: để xác định một cách chính xác các vấn

đề sức khỏe nổi cộm, vấn đề sức khoẻ ưu tiên và xây dựng kế hoạch can thiệp phùhợp với tình hình thực tế của địa phương, nhóm sinh viêm cần tham khảo ý kiếncủa các bên liên quan như đại diện chính quyền, trạm y tế, hội người cao tuổi vànhóm đối tượng đích – người cao tuổi

3 Khuyến nghị

- Nhà trường nên cho sinh viên biết danh sách thực địa sớm hơn để sinh viên cóthể đi tiền trạm, giúp công tác chuẩn bị trước khi đi thực địa được tốt hơn

- Nhà trường cân nhắc tạo điều kiện cho sinh viên đi thực địa ở nơi xa hơn, nơi

có nhiều vấn đề sức khỏe nổi cộm hơn và nếu được thì thay đổi địa điểm thựcđịa giữa các khóa sinh viên để tránh các hoạt động trùng lặp tại thực địa

28

Trang 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đào Thu Giang và cộng sự (2006), Tìm hiểu mối liên quan giữa thừa cân béo phì vớităng huyết áp nguyên phát, Y học thực hành

[2] Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2003), “Tần suất THA và các yếu tốnguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam 2001- 2002” Tạp chí tim mạch học Việt Nam.[3] Phạm Khuê (2000), “Tăng huyết áp”, Bách khoa thư bệnh học – Tập 1, NXB Từ điểnBách khoa Hà Nội

[4] TYT thị trấn Xuân Mai, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội – an ninh quân sự thị trấn Xuân Mai9 tháng đầu năm 2010

[5] UBND thị trấn Xuân Mai (2010), “Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết HĐND thị trấn về nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội – an ninh quân sự năm 2010 Phương hướng nhiệm vụ năm 2011”.

[6] Viện chiến lược và Chính sách Y tế (2006), “Báo cáo chuyên đề thực trang tăng huyết

Trang 35

PHỤ LỤCPHỤ LỤC 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ TYT THỊ TRẤN XUÂN MAI

TYT thị trấn Xuân Mai đạt chuẩn quốc gia năm 2007 với cơ sở vật chất hạ tầng vàtrang thiết bị y tế đầy đủ Hiện nay TYT có 7 cán bộ y tế bao gồm 1 bác sỹ, 4 y sỹ, 1 điềudưỡng, và 1 dược tá làm việc theo hợp đồng cùng 10 y tế khu

TYT thị trấn Xuân Mai có diện tích 721 m2 thuộc khu Tân Trượng Tiền thân là trụ sởcủa xã Thủy Xuân Tiên để lại do đó khá xa khu trung tâm thị trấn Xuân Mai (khoảng 2km)

1 Về cơ sở vật chất

Trạm được đảm bảo khá đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất của một TYT đạt chuẩn quốcgia với 13 phòng chức năng gồm: phòng trực, phòng đón tiếp, phòng khám bệnh, phòngđông y, kế hoạch hóa gia đình, phòng thuốc, phòng truyền thông, phòng khám và điều trịphụ khoa, phòng truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng sản, hậu sản, phòngđiều trị và lưu bệnh nhân Các bộ dụng cụ dành cho khám và điều trị cũng như truyềnthông theo đồng chí trạm trưởng cho biết là khá đầy đủ

- Phụ trách chung các hoạt động của TYT

- Tham gia công tác khám chữa bệnh tại trạm

- Phụ trách các chương trình y tế: động kinh, tâmthần, phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, làng vănhóa sức khỏe, truyền thông GDSK

2 Trần Công Năng Y sỹ đakhoa

- Giám sát, phòng chống dịch bệnh tại thị trấn

- Phụ trách các chương trình Sốt rét, sốt xuất huyết,các bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng mở rộng

3 Nguyễn QuốcQuân Y sỹ đakhoa

- Phụ trách công tác khám chữa bệnh tại trạm

- Phụ trách các chương trình y tế: phòng chốngviêm phổi trẻ em, phòng chống lao, tai nạn thươngtích, phòng chống béo phì, tăng huyết áp, tiểuđường

4 Nguyễn ThịHoàng Yến Y sỹ đakhoa

- Tham gia quản lý các chương trình y tế: phòngchống thiếu hụt iot, vệ sinh lao động

- Phụ trách chương trình TCMR và mảng y tếtrường học

- Phụ trách khám chữa bệnh đông y và vườn thuốcnam tại TYT

- Tham gia quản lý chương trình phục hồi chứcnăng

5 Lê Thị Tự Y sỹ sản

nhi - Phụ trách sản nhi tại trạm

- Phụ trách chương trình CSSKSS, phòng chống

30

Trang 36

SDD, VitA., chăm sóc sức khoẻ NCT

Thanh Hà

Điềudưỡng

- Phụ trách phòng điều trị

- Làm công tác hành chính tại trạm

- Thống kê công tác dược, thanh toán thuốc bảohiểm

7 Nguyễn VănDiến Dược tá - Phụ trách công tác dược, chương trình thuốc

Nippon

3 Hoạt động của TYT:

Khám chữa bệnh, cấp phát thuốc cho người dân trong thị trấn bao gồm cả nhữngngười có bảo hiểm cũng như không có bảo hiểm y tế

Chương trình y tế quốc gia: hiện tại trạm đang triển khai 10 chương trình mục tiêu y tếquốc gia như: phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, phòngchống lao, phòng chống thiếu hụt iot …

 Có biện pháp phòng và không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn

 Thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe:

 Thực hiện công tác tư vấn và truyền thông – giáo dục sức khỏe lồng ghép tại TYT,tại cộng đồng và hộ gia đình

 Giáo dục sức khỏe qua hệ thống loa truyền thanh của thị trấn

 Xã hội hóa chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân:

 Phối hợp, huy động được cộng đồng, các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phươngtích cực tham gia triển khai thực hiện các chương trình y tế trên địa bàn thị trấn

Trang 37

PHỤ LỤC 2: BỘ CÔNG CỤ THU THẬP THÔNG TIN SƠ CẤP

Phụ lục 2A: Hướng dẫn phỏng vấn sâu CBYT

Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ trạm y tế

Mục tiêu phỏng vấn sâu:

1 Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ của từng người trong công tác khám chữa bệnh (những khókhăn, thuận lợi khi thực hiện chương trình)

2 Tìm hiểu nhận định của CBYT về vấn đề sức khỏe nổi cộm tại địa phương

Gợi ý giới thiệu:

Kính thưa cô/chú

Hiện tại NSV trường ĐH Y tế Công cộng muốn tìm hiểu những thông tin chung

về công tác chăm sóc sức khoẻ tại địa phương và các vấn đề sức khoẻ và môi trườngđáng quan tâm tại địa phương Trong quá trình phỏng vấn, tôi sẽ xin phép tìm hiểu ýkiến của cô/chú về công tác chăm sóc sức khoẻ của TYT và nhận định cá nhân vềcác vấn đề sức khoẻ và môi trường nổi cộm tại địa phương Sự tham gia của cô/chútrong cuộc phỏng vấn này rất có ý nghĩa với chúng tôi và thông tin sẽ được sử dụng

để làm cơ sở cho xác định vấn đề cần can thiệp tại thị trấn Xuân Mai

Cuộc phỏng vấn sẽ kéo dài khoảng 20 phút Sự tham gia của cô/chú là hoàn toàn

tự nguyện Những tài liệu về sự tham gia của cô/chú sẽ được đảm bảo tuyệt đối bímật

Rất mong cô/chú chia sẻ ý kiến của mình!

Nội dung phỏng vấn

1 Hiện nay cô/ chú phụ trách những chương trình/ hoạt động nào của trạm?

2 Cô chú giới thiệu qua về các chương trình đó? (mục tiêu, các hoạt động cụ thể, kết quảđạt được)

3 Trong quá trình triển khai các chương trình/ hoạt động đó cô/ chú gặp những khókhăn, thuận lợi gì? Biện pháp khắc phục? Được sự hỗ trợ như thế nào từ các bên liênquan? (Hỏi cụ thể từng chương trình) Cô chú có đề xuất gì để cải thiện thực trạng đó?

Đề xuất của cô chú đã được thực hiện chưa? Nếu chưa, tại sao?

4 Theo cô chú tại thị trấn hiện nay vấn đề sức khỏe nào là vấn đề nổi cộm và vấn đề nào

là đáng quan tâm nhất? Thực trạng vấn đề đó như thế nào (đối tượng, địa điểm, thờigian xảy ra vấn đề sức khỏe đó)? Nguyên nhân của vấn đề đó là gì?

5 Trạm và chính quyền đã có biện pháp gì khắc phục chưa? (Nếu đã có biện pháp thì kếtquả như thế nào? Nếu chưa có, tại sao? )

Xin chân thành cảm ơn cô/ chú đã tham gia phỏng vấn!

32

Trang 38

Phụ lục 2B: Hướng dẫn phỏng vấn sâu đại diện UBND và các ban ngành liên quan

Đối tượng phỏng vấn: Đại diện UBND, bí thư đoàn thanh niên thị trấn Xuân Mai.

Mục tiêu phỏng vấn sâu:

1 Tìm hiểu ý kiến của đại diện chính quyền và các ban ngành liên quan về tình hình sứckhoẻ và môi trường tại địa phương để có các thông tin chung và làm cơ sở xác địnhvấn đề sức khoẻ nổi cộm

2 Tìm hiểu nhận định của cá nhân về vấn đề sức khoẻ hoặc môi trường nổi cộm tại địaphương

Gợi ý giới thiệu:

Kính thưa cô/chú

Hiện tại NSV trường ĐH Y tế Công cộng muốn tìm hiểu những thông tin chung

về tình hình KT-CT-XH, công tác chăm sóc sức khoẻ tại địa phương và các vấn đềsức khoẻ, môi trường đáng quan tâm tại thị trấn Xuân Mai Trong quá trình phỏngvấn, tôi sẽ xin phép tìm hiểu ý kiến của cô/chú về những vấn đề trên và nhận định

cá nhân về các vấn đề sức khoẻ và môi trường nổi cộm tại địa phương Sự tham giacủa cô/chú trong cuộc phỏng vấn này rất có ý nghĩa với chúng tôi và thông tin sẽđược sử dụng để làm cơ sở cho xác định vấn đề cần can thiệp tại thị trấn Xuân Mai.Cuộc phỏng vấn sẽ kéo dài khoảng 20 phút Sự tham gia của cô/chú là hoàn toàn

tự nguyện Những tài liệu về sự tham gia của cô/chú sẽ được đảm bảo tuyệt đối bímật

Rất mong cô/chú chia sẻ ý kiến của mình!

Nội dung phỏng vấn

I Thông tin chung

1 Xin cô/chú cho biết một số thông tin về kinh tế, xã hội, vị trí địa lý, dân số, thunhập bình quân của thị trấn?

2 Ở thị trấn có làng nghề nào không? Nếu có thì là những làng nghề gì?

3 Xin cô/chú cho biết về tình hình kế hoạch hóa gia đình, HIV/AIDS, ma túy và các

tệ nạn xã hội khác tại thị trấn?

II Thông tin về chăm sóc sức khoẻ

1 Vai trò của UBND trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân?

2 Theo cô/chú, ở thị trấn đang có vấn đề sức khỏe gì nổi cộm? Tại sao?

3 Trong các vấn đề sức khoẻ đó thì vấn đề nào là nổi cộm nhất và cần được sự quantâm, giải quyết ngay? Tại sao?

4 Sự tham gia của người dân vào các hoạt động giải quyết các vấn đề sức khỏe nhưthế nào?

5 Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tại địa phương như thế nào? Nhận định

về hiệu quả của công tác truyền thông? Nên làm gì để nâng cao hiệu quả của côngtác truyền thông?

Trang 39

6 Trong các chương trình can thiệp để nâng cao sức khỏe người dân địa phương,theo chú cần thực hiện những chiến lược can thiệp gì? Thị trấn có định hướng gì đểnâng cao sức khỏe người dân không?

III Thông tin về môi trường.

1 Về vấn đề môi trường, tại thị trấn có những điểm gì nổi cộm? (nước, rác thải, bacông trình vệ sinh )

2 Tình hình hoạt động thu gom rác thải, xây dựng ba công trình vệ sinh tại thị trấnnhư thế nào?

3 Tại thị trấn có triển khai hoạt động vệ sinh môi trường gì? Kết quả thu được?

IV.Thông tin về hoạt động ban ngành:

1 Công tác phối hợp các ban ngành đoàn thể như thế nào? Sự phối hợp với ngành y

tế như thế nào?

2 Nếu trong thời gian tới chúng cháu có những hoạt động nhằm can thiệp về một vấn

đề sức khỏe trong thị trấn thì UBND có sẵn sàng giúp đỡ và tạo điều kiện không?

Xin chân thành cảm ơn cô/ chú đã tham gia phỏng vấn!

34

Trang 40

Phụ lục 2C: Hướng dẫn phỏng vấn trưởng công an thị trấn

Đối tượng phỏng vấn: Trưởng công an thị trấn Xuân Mai

Mục tiêu phỏng vấn sâu:

1 Thu thập thông tin về tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn thị trấn

2 Tìm hiểu các hoạt động đã và đang được triển khai tại xã về phòng chống TNGT

Gợi ý giới thiệu:

Kính thưa cô/chú

Hiện tại NSV trường ĐH Y tế Công cộng muốn tìm hiểu những thông tin chung

về tình hình KT-CT-XH, công tác chăm sóc sức khoẻ tại thị trấn Xuân Mai Trongquá trình phỏng vấn, tôi sẽ xin phép tìm hiểu ý kiến của cô/chú về những vấn đề liênquan tới tình hình trật tự xã hội và an toàn giao thông trên địa bàn thị trấn XuânMai Sự tham gia của cô/chú trong cuộc phỏng vấn này rất có ý nghĩa với chúng tôi

và thông tin sẽ được sử dụng để làm cơ sở cho xác định vấn đề cần can thiệp tại thịtrấn Xuân Mai

Cuộc phỏng vấn sẽ kéo dài khoảng 20 phút Sự tham gia của cô/chú là hoàn toàn

tự nguyện Những tài liệu về sự tham gia của cô/chú sẽ được đảm bảo tuyệt đối bímật

Rất mong cô/chú chia sẻ ý kiến của mình!

Nội dung phỏng vấn

1 Tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn của thị trấn trong 9 tháng đầu năm 2010? (Sốliệu về số vụ tai nạn và số người tử vong, sổ tử vong)

2 Đối tượng, khu vực hay xảy ra tai nạn, nguyên nhân chính xảy ra tai nạn?

3 Vấn đề thực hành đội mũ bảo hiểm tại thị trấn: thực trạng và nguyên nhân?

4 Các hoạt động đã triển khai tại thị trấn về vấn đề an toàn giao thông?

Ngày đăng: 18/08/2015, 00:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w