Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 55 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
55
Dung lượng
0,95 MB
Nội dung
1 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊN NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 62.62.01.15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HUẾ - 2015 2 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS. Mai Văn Xuân Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Huế tại: Hội trường Đại học kinh tế, Đại học Huế -Số 100 Phùng Hưng, TP. Huế Vào lúc: giờ ngày tháng năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia; - Cổng thông tin điện tử – Đại học Huế; - Thư viện Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Tình trạng đói nghèo, thiếu lương thực, thực phẩm, ô nhiễm, huỷ hoại môi trường và những tác động biến đổi khí hậu đang hiện hữu hàng ngày trên khắp thế giới, đặc biệt là các nước châu Phi, các nước kém phát triển hoặc các nước chịu tác động trực tiếp, nặng nề của thiên tai gồm cả Việt Nam. Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho xã hội, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ, gìn giữ môi trường, thích nghi với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, một số quốc gia, lãnh thổ chưa quan tâm đúng mức việc huy động và sử dụng một cách hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp dẫn đến những hậu quả xấu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ, gìn giữ môi trường. Nhiều quốc gia trên thế giới như Indonesia, Philipin, các nước ở châu Phi… đã phải rất khó khăn do thiếu lương thực, thực phẩm. Việt Nam đã tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp trong những năm gần đây, có nhiều chính sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nhờ vậy, từ một quốc gia thiếu lương thực, đã trở thành quốc gia xuất khẩu lớn các mặt hàng nông sản đặc biệt là gạo và hải sản, tỷ lệ che phủ rừng tăng nhanh, công tác bảo vệ, gìn giữ môi trường ngày càng được chú trọng hơn, có nhiều tiến bộ. Bên cạnh đó, cơ cấu nông nghiệp chưa hợp lý, hạ tầng phát triển nông nghiệp, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu thời đại. Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ngày càng tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, đặt ra nhiệm vụ lớn là cần phải tăng cường huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp một cách hiệu quả. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp là nội dung quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ quan tâm thực hiện, do vậy, từ thập niên 1950s đến nay có nhiều tác giả nghiên cứu, các nghiên cứu trực tiếp có nhiều tác giả nghiên cứu từ năm 1990 đến nay nhưng chỉ dừng lại ở mức độ phân tích, đánh giá từng chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, ở Việt Nam nghiên cứu muộn hơn và chỉ dừng lại ở từng chỉ tiêu hiệu quả, chưa có nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu và toàn diện, do vậy việc nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp một cách hệ thống và toàn diện có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, lĩnh vực nông nghiệp đang giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, chiếm giữ nhiều nguồn lực trọng yếu đến cuối năm 2013 như: 77,9% diện tích đất, 32,8% lao động và 11,3% GDP(tổng sản phẩm quốc nội) của tỉnh, là lĩnh vực giữ vai trò quan trọng nhất trong cung cấp sản phẩm thiết yếu phục vụ cuộc sống người dân (năm 2013 cung cấp: 300.000 tấn lúa, 306.000 tấn lương thực có hạt, 9,5 tấn lạc, 455 tấn cà phê, 25.000 con trâu, 22.000 con bò, 255.000 con lợn, 2,3 triệu con gia cầm, 47.700 tấn thuỷ sản,…), bảo vệ gìn giữ môi trường, đa dạng sinh học, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Hệ thống tài nguyên rừng, biển (bờ biển dài 128 km), đầm phá (đầm phá Tam Giang – Cầu Hai rộng khoảng 22 ngàn ha, lớn nhất khu vực Đông Nam Á), sông (sông Hương, 2 sông Bồ, sông Ô Lâu,…), hồ, đồng bằng trải khắp trên địa bàn tỉnh cho phép phát triển một nền nông nghiệp phong phú, đa dạng và toàn diện, nhưng lại chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề bởi thiên tai, gây nhiều tổn thất, bất ổn cuộc sống người dân trên địa bàn, nhất là người dân khu vực nông thôn (chiếm 51,64% dân số toàn tỉnh cuối năm 2013), hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp đạt thấp (tăng trưởng GDP nông nghiệp giai đoạn 1991-2013 đạt 2,3% trong khi tăng trưởng GDP chung là 9,2%) và giảm mạnh trong giai đoạn 2006-2013 (chỉ còn 1,6%), cơ cấu ngành nghề, trình độ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều yếu kém, lao động lĩnh vực nông nghiệp qua đào tạo nghề đến cuối năm 2010 chỉ 24,5% (công nghiệp là 57,1%, dịch vụ là 58,4%). Việc khơi thông các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, phòng, tránh thiên tai, thích nghi với biến đổi khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế là những vấn đề có tính sống còn cho sự tồn tại và phát triển. Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp là nguồn lực cơ bản cho phát triển kinh tế xã hội và gìn giữ, bảo vệ môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế. Việc đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp nhằm có giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế là vấn đề vô cùng cấp thiết, nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện, do vậy tác giả chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận án tiến sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Các nghiên cứu trực tiếp hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt kinh tế trên thế giới từ những năm 1990 đến nay (ở Việt Nam muộn hơn), nhưng nghiên cứu rời rạc theo từng chỉ tiêu hiệu quả, chưa có nghiên cứu hệ thống và toàn diện. Các nghiên cứu kết quả và hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt xã hội và môi trường xuất hiện những năm gần đây sau một thời gian dài có báo cáo Brundland về phát triển bền vững năm 1987, nhưng chưa nghiên cứu hệ thống, chỉ cung cấp một số chỉ tiêu liên quan. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của luận án là nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Các mục tiêu cụ thể của luận án: Hệ thống hoá, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn, kinh nghiệm rút ra về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, xác định phương pháp nghiên cứu và khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng, các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế. Xác định nhu cầu vốn đầu tư, quan điểm, mục tiêu nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp và các giải pháp tập trung nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, huy động, sử dụng và tổ chức quản lý vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tập trung vào hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Nghiên cứu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1991 đến nay, trong đó theo ngành giai đoạn 3 1991-2013, theo nguồn vốn và theo địa phương một số huyện, thị xã đại diện từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây, theo 3 vùng sinh thái (ven biển đầm phá, vùng đồng bằng và vùng miền núi) giai đoạn 2001-2013. Kết quả và hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về xã hội và môi trường, một số dự án đầu tư cho phát triển nông nghiệp, các doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Xác định nhu cầu vốn, mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030. 5. Ý nghĩa và đóng góp mới của luận án Luận án đã hệ thống hoá, làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, bài học kinh nghiệm và thiết lập khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Luận án xác định xu thế biến động GDP nông nghiệp, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp dưới dạng hàm bậc hai (các nghiên cứu trước là hàm tuyến tính bậc nhất) nhằm phân tích, dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Luận án tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế theo ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường, theo ngành, theo nguồn vốn, theo địa phương, một số dự án đầu tư, các doanh nghiệp nông nghiệp. Trong đó chỉ ra vốn đầu tư cho phát triển cho ngành thuỷ sản là hiệu quả nhất, nguồn vốn doanh nghiệp và dân doanh hiệu quả nhất, huyện Phong Điền thuộc vùng ven biển và đầm phá là hiệu quả nhất do khai thác tiềm năng thuỷ sản. Xác định các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế. Đồng thời, kiểm chứng sự tương quan giữa vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp với GDP nông nghiệp, lao động nông nghiệp và tổng năng suất các nhân tố trong nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, kết quả cho thấy có sự tương quan trong ngành nông, lâm nghiệp, riêng ngành thuỷ sản không tương quan do thiếu vốn và vốn không ổn định. Luận án đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Luận án nghiên cứu dựa trên quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững, tức là phát triển nông nghiệp bền vững về mặt kinh tế, xã hội và gìn giữ, bảo vệ môi trường. Kết quả nghiên cứu, luận án chỉ ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp bao gồm: Các chỉ tiêu hiệu quả về mặt kinh tế: Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp so với GDP nông nghiệp, ICOR (tỷ lệ gia tăng vốn và sản lượng) nông nghiệp, đóng góp nhân tố vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp vào tăng trưởng GDP nông nghiệp, sự phát triển các tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả về mặt xã hội: Năng suất lao động nông nghiệp, số việc việc làm do vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, số lượng lao động nông nghiệp được đào tạo, các sản phẩm thiết yếu cho xã hội. Các chỉ tiêu kết quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về môi trường: Mức vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp nhằm phòng chống thiên tai, gìn giữ, bảo vệ môi trường, nâng tỷ lệ che phủ rừng, diện tích rừng trồng mới. Các chỉ tiêu định tính tác động đến sự phát triển xã hội, bảo vệ và gìn giữ tài nguyên và môi trường. Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp bao gồm: Chủ thể quản lý, huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, GDP, giá trị sản lượng nông nghiệp, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, định hướng, quy hoạch phát triển nông nghiệp, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ cho nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, số lượng người dân hưởng lợi và giá trị lợi ích mang lại cho xã hội, đặc điểm tự nhiên và điều kiện văn hoá xã hội vùng nghiên cứu. Kinh nghiệm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp thế giới cho thấy: Tăng trưởng toàn cầu liên quan đến sự khác biệt trong tỷ lệ đầu tư, tỷ lệ vốn đầu tư cao sẽ có tăng trưởng tốt hơn trong dài hạn. Các quốc gia thành đạt, tốc độ tăng trưởng cao thường đi đôi với hệ số ICOR thấp (thường không quá 3). Các nền kinh tế mới nổi trong thời kỳ phát triển như Việt Nam hiện nay, ICOR thấp hơn nhiều so với Việt Nam. ICOR phụ thuộc vào nhiều nhân tố (cơ cấu đầu tư, khoa học và công nghệ, chính sách, quản lý…), ICOR ở các nước phát triển thường lớn, các nước chậm phát triển thấp, ICOR nông nghiệp thấp hơn công nghiệp Tăng trưởng TFP (tổng năng suất các nhân tố) nông nghiệp cao hơn nhiều vốn, lao động và tác động lớn đến tăng trưởng GDP nền kinh tế. TFP nông nghiệp cao hơn phi nông nghiệp, trong khi đóng góp vốn và lao động thấp hơn nhiều. Hội tụ TFP có thể ở cấp độ toàn cầu, quốc gia, vùng lãnh thổ, ngành, lĩnh vực trong những khoảng thời gian khác nhau. Tăng trưởng âm là phù hợp với những thay đổi thể chế tiêu cực và xung đột. Phát triển nông nghiệp đóng góp nâng cao chất lượng cuộc sống nông thôn, tất cả các cấp độ phát triển, tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp nhanh hơn lĩnh vực khác. 5 Kết quả phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Việt Nam, luận án đã chỉ ra chu trình chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp cả nước, các tỉnh, thành phố, trong đó chỉ ra chưa có kế hoạch đầu tư trung và dài hạn, dẫn đến thiếu chiến lược, không ổn định trong hoạch định, thực thi chính sách cũng như tổ chức quản lý, huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chưa được đầu tư đúng mức, điều kiện hạ tầng, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn thiếu và yếu nhiều, dẫn đến thu hút đầu tư cho phát triển nông nghiệp đạt thấp, chính sách thu hút và ưu đãi vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp không khả thi. Cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Việt Nam chưa hợp lý, đầu tư cho thuỷ lợi chiếm chủ yếu, ngành thuỷ sản chiếm tỷ trọng nhỏ, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp thấp. Nguồn vốn hỗ trợ ngân sách Trung ương cho đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế chiếm chủ yếu trong nguồn vốn nông nghiệp nhà nước của tỉnh, lại phải tuân thủ trực tiếp từ chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Trung ương, các kết quả, kinh nghiệm rút ra về chính sách vốn và quản lý, huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu và những vấn đề chưa được làm sáng tỏ về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nhiệm vụ luận án là: - Nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp một cách toàn diện theo ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Nghiên cứu toàn diện theo ngành, theo nguồn vốn, theo địa phương, lãnh thổ, theo dự án, doanh nghiệp nông nghiệp. Nghiên cứu chuyên sâu các ngành trong nông nghiệp. - Xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng và thiết lập khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Kiểm chứng mối tương quan giữa vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp với các yếu tố khác trong tăng trưởng và phát triển kinh tế Thừa Thiên Huế. Xem xét mô hình xu thế biến động GDP và vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp làm cơ sở xác định nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. - Từ các cơ sở lý luận và thực tiễn để tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp và đề xuất định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. 6 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế có tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng để phát triển nông nghiệp toàn diện nhưng địa hình dốc, hẹp, chia cắt giữa các vùng trong tỉnh, khó khăn trong cơ giới hoá nông nghiệp, lại chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề của thiên tai, biến đổi khí hậu tăng chi phí và nhu cầu đầu tư, làm giảm thời gian hoạt động và hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Thừa Thiên Huế có hệ thống giáo dục đào tạo với nhiều trường đại học, cơ sở nghiên cứu, người dân cần cù, chịu khó, hiếu học tạo nguồn nhân lực cũng như tiềm năng khoa học công nghệ cho đầu tư cho phát triển nông nghiệp. 2.2. Tình hình nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế Kinh tế xã hội Thừa Thiên Huế tăng trưởng khá cao là tiền đề đẩy mạnh đầu tư cho phát triển nông nghiệp nhưng quy mô, chất lượng, trình độ phát triển còn thấp, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, hạ tầng trong nông nghiệp yếu và thiếu cùng với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đang cản trở hạn chế sự phát triển, làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Tỉnh Thừa Thiên Huế chưa có chính sách chung về vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, chưa có kế hoạch vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trung hạn, chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư cho phát triển nông nghiệp không khả thi do chưa tương thích với điều kiện cơ sở hạ tầng, nhân lực, khoa học công nghệ trong nông nghiệp…quá trình thực hiện các dự án đầu tư cho phát triển nông nghiệp là một quá trình dài, hồ sơ thủ tục phức tạp. Các định hướng, quy hoạch khá đầy đủ và toàn diện từ bao quát chung đến các ngành trong nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho huy động, sử dụng vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Vấn đề tiếp theo là hoàn thiện dần và tổ chức thực hiện tốt các quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có các phương pháp mới: Tiếp cận theo mục tiêu, phương pháp phân tích đánh giá dựa vào kết quả các chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, đồng thời đã thiết lập khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp tổng quan tài liệu, phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp. 2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin, đánh giá và dự báo a) Các phương pháp xử lý, tổng hợp, phân tích chung: Phân tổ là phương pháp chính để tổng hợp, Các phương pháp phân tích, so sánh, bản đồ, biểu đồ, đồ thị, mô hình toán. Sử dụng các kiểm định, ma trận SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức), phương pháp chuyên gia, quan sát, phân tích, đánh giá dựa vào kết quả. b) Một số phương pháp cụ thể: Phương pháp tính toán vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, xác định các khoản mục, phân ngành vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp và tính toán hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, phương pháp chọn mẫu nghiên cứu đại diện theo địa phương, vùng sinh thái, lãnh thổ, chủ thể, phương pháp dự báo nhu cầu vốn 7 đầu tư cho phát triển nông nghiệp và phương pháp tiếp cận nghiên cứu theo mục tiêu, phương pháp đánh giá dựa vào kết quả. 2.3. Khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Khung phân tích bao gồm nội dung phân tích, hệ thống chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, các phương pháp nghiên cứu. Trong đó, trên cơ sở các nội dung, chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, sử dụng các phương pháp nghiên cứu để đánh giá hiệu quả, xác định nhân tố ảnh hưởng từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp thuộc phạm vi nghiên cứu. Sơ đồ 2.2. Khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Môi trường bên ngoài (Chính trị, kinh tế, đầu tư, tài chính, KHCN ) Phương pháp nghiên cứu Thu thập, xử lý thông tin, tổng hợp, phân tích, đánh giá, mô hình toán và dự báo, phân tích, đánh giá dựa vào kết quả, tiếp cận theo mục tiêu Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về kinh tế, xã hội, môi trường, theo ngành, địa phương-vùng sinh thái, theo nguồn vốn, doanh nghiệp nông nghiệp, kết quả và hiệu quả một số dự án đầu tư phát triển nông nghiệp Chỉ tiêu đánh giá - Về kinh tế: Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên GDP nông nghiệp, ICOR nông nghiệp, tỷ phần đóng góp vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo mô hình Solow - Về xã hội: Lao động, năng suất lao động, việc làm và thu nhập, sản phẩm thiết yếu - Về môi trường: diện tích rừng trồng mới, tỷ lệ che phủ rừng, vốn cho môi trường, hạ tầng nông nghiệp phòng chống thiên tai, bảo tồn gen, đa dạng sinh học GDP nông nghiệp (Quy mô, cơ cấu, tăng trưởng) Giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Tập trung nguồn lực phát triển kinh tế nông nghiệp, nhóm giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nhóm giải pháp quản lý vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Lao động nông nghiệp (Quy mô, cơ cấu, tăng trưởng, chất lượng) Đặc điểm tự nhiên (Khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng,…) Điều kiện kinh tế - xã hội Dân số, văn hoá, giáo dục, GDP, các nguồn lực kinh tế (vốn, lao động, hạ tầng kỹ thuật, TN, CS kinh tế,…) Chủ thể quản lý vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp (Nhà nước, người dân, doanh nghiệp, các chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài) Khoa học công nghệ trong nông nghiệp Tài nguyên nông nghiệp (Đất, nước, rừng, biển, sông, hồ, động, thực vật) Chính sách vốn đầu tư cho nông nghiệp (Hoạch định và Thực thi ) Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp (Quy mô, cơ cấu, tăng trưởng) theo ngành, nguồn vốn, địa phương Định hướng, quy hoạch phát triển nông nghiệp 8 Chương 3 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Kết quả huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế 3.1.1. Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế Giá trị vốn đầu tư cho phát triển tăng qua các giai đoạn nhưng quy mô còn nhỏ. Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp có tăng trong cơ cấu chung nhưng chỉ chiếm 12,4% thời kỳ 1991-2013, vốn đầu tư cho phát triển thuỷ sản chỉ chiếm 9,2% trong nông nghiệp. Tỷ trọng GDP nông nghiệp có xu hướng giảm dần (còn 11,3% năm 2014) đúng với chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tuy nhiên lao động nông nghiệp còn lớn (32,8% 2013), mức đầu tư cho nông nghiệp chưa tương xứng với vai trò và vị trí của nó. Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp thay đổi lớn qua các giai đoạn, một trong những nguyên nhân là quy mô vốn nhỏ. Vốn đầu tư cho phát triển thuỷ sản giảm mạnh giai đoạn 1991-1995 và 2006-2010, chưa đúng vai trò ngành mũi nhọn. Nhìn chung, vốn đầu tư cho phát triển tăng, giảm theo xu hướng chung nền kinh tế, nhưng mức độ khác nhau giữa các lĩnh vực, các ngành tuỳ theo mức độ quan tâm ưu tiên đầu tư. 3.1.2. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế Trong các nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) chiếm tỷ trọng lớn nhất (64,04%), cùng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) (15,6%) đã chiếm chủ yếu cả thời kỳ, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 100% thực hiện trong 3 năm 2002-2004, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP) được đầu tư khá lớn trong một số năm, các nguồn vốn còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ. Tương tự lĩnh vực nông nghiệp, nhóm ngành nông lâm nghiệp, nguồn vốn NSNN chiếm tỷ trọng lớn nhất (70,6%), cùng với ODA (16,4%) đã chiếm chủ yếu, vốn TPCP được đầu tư khá lớn trong một số năm, các nguồn vốn còn lại chiếm tỷ trọng thấp. Ngành thuỷ sản, nguồn vốn ngân sách nhà nước chiếm lớn nhất (29,7%) và ODA chiếm khá lớn (8,5%). Sự khác biệt với ngành nông lâm nghiệp là nguồn vốn người dân và doanh nghiệp đầu tư khá lớn (23,9%), là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển thuỷ sản cao hơn các ngành khác trong nông nghiệp. Từ năm 2012, đã có nguồn FDI lớn đầu tư vào ngành thuỷ sản trên địa bàn huyện Phong Điền, dẫn đến nguồn vốn FDI tăng mạnh chiếm 15,6%, bước đầu cho thấy những nỗi trội về công nghệ, quản lý, xử lý môi trường và năng suất, chất lượng cao hơn nhiều. 3.1.3. Sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế a) Sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo ngành Cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển các ngành trong nông nghiệp chưa hợp lý. Vốn đầu tư cho phát triển thủy lợi lớn, chiếm tỷ trọng cao (42,1% giai đoạn 2001-2005 và 63,5% giai đoạn 2006-2010), ngành nông nghiệp chiếm 37,6% giai đoạn 2001-2005, 26,3% 2006-2010, trong khi ngành thủy sản thấp và giảm rõ rệt (18,3% giai đoạn 2001-2005 và 6,1% 2006- 2010), ngành lâm nghiệp thấp (2% giai đoạn 2001-2005 và 4,3% 2006-2010). [...]... quan vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, công tác quản lý nhà nước về đầu tư phát triển, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Giải pháp về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực trong thực hiện vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế Nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư. .. Lộc, Phú Vang, Phong Điền chiếm tỷ trọng lớn 3.2 Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế 3.2.1 Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chung toàn tỉnh a) Hiệu quả vốn đầu tư phát triển nông nghiệp về mặt kinh tế Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp so GDP nông nghiệp Tỷ lệ vốn Đầu tư cho phát triển so GDP nông nghiệp thời kỳ 1991-2013 đạt mức rất thấp (8,9%)... quy định, thủ tục đầu tư, tiến độ, chất lượng trong phân bổ, thanh toán vốn đầu tư Ưu tiên vốn cho công tác quản lý vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế Ba là, giải pháp quản lý vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế Hoàn thiện chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế, điều chỉnh chu trình chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Hệ thống hoá,... chung, hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển của từng huyện phù hợp với hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp toàn tỉnh, hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển ngành thuỷ sản đạt mức cao, nhóm ngành nông lâm thấp hơn Mặc dù vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Phong Điền tăng trưởng thấp hơn, nhưng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp cao hơn Hương Thuỷ và A Lưới phù hợp với tiềm năng phát triển. .. cứu và khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Kết quả nghiên cứu thực trạng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp cho thấy giá trị, quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế đạt thấp, cơ cấu vốn, nguồn vốn chưa hợp lý, thu hút vốn đầu tư đạt thấp Nghiên cứu thực trạng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp cho thấy trong giai đoạn... kinh doanh nông nghiệp Quy hoạch, kế hoạch phát triển cho nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đầu tư phát triển nông nghiệp Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nông nghiệp Bảo vệ, phát triển và khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên cho phát triển nông nghiệp Hai là, đẩy mạnh huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế Tập trung... xuất 3 nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế Kết quả nghiên cứu của tác giả phù hợp với các nghiên cứu của thế giới và trong nước trong đánh giá chung tình hình vốn đầu tư và hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, sự hội tụ giữa vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp với GDP nông nghiệp, lao động nông nghiệp và TFP nông nghiệp, trong đó có... làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Điều kiện kinh tế Thừa Thiên Huế còn nhiều khó khăn, quy mô nền kinh tế nhỏ, đời sống người dân khó khăn, thu nhập người lao động trong nông nghiệp thấp, hạn chế khả năng huy động vốn đầu tư làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế Phân tích chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế cho thấy... trong nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản Phát triển các mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp Bảo vệ môi trường, khai thác hiệu quả tài nguyên nông nghiệp 4.2 Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2030 Căn cứ vào dự báo nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế, nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư đang triển. .. của vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp dẫn đến hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế về mặt kinh tế chưa cao Tăng trưởng GDP nông nghiệp Thừa Thiên Huế đạt mức thấp và giảm mạnh giai đoạn 2006-2013 làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, một nguyên nhân cơ bản là chưa tập trung nguồn lực so với các tỉnh, thành miền Trung khác Điều kiện tự nhiên tỉnh Thừa . 3.2. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế 3.2.1. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chung toàn tỉnh a) Hiệu quả vốn đầu tư phát triển nông nghiệp. hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Xác định nhu cầu vốn, mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Kết quả huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế 3.1.1. Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế