1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢI TOÁN có lời văn CHO học SINH lớp 1

30 2,8K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 190 KB
File đính kèm ỌC SINH LỚP 1.rar (30 KB)

Nội dung

* Tầm quan trọng của việc giải toán có lời văn ở lớp 1 Một trong những mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học môntoán ở Tiểu học là nhằm cung cấp cho học sinh những cơ sở ban đầu về toán,

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay giáodục luôn là quốc sách hàng đầu cho sự tồn tại và phát triển của xã hội

Trong thư gửi các cháu thiếu niên nhi đồng ngày khai trường đầutiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Bác Hồ viết: “Non sôngViệt Nam được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không

? Chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”

Câu nói đó của Bác đó trở thành chân lí của mọi thời đại và hoàntoàn phù hợp với qui luật phát triển của thời đại Sự tồn tại và pháttriển của một đất nước phù thuộc rất lớn vào nền giáo dục Nhận thứcđúng đắn vai trò của việc dạy và học trong thời kì mới, nhất là trongnhững năm gần đây chúng ta đang hướng tới mục tiêu xây dựng đấtnước giàu đẹp, xã hội văn minh, Đảng và Nhà nước ta đó coi giáo dục

Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của việc nghiên cứu khoahọc giáo dục và nhiệm vụ của người giáo viên giảng dạy trực tiếp ởtrường Tiểu học Từ thực tế đã làm trong những năm học trước vànhất là năm học 2014 - 2015 tôi đã nghiên cứu đề tài này nhằm gópphần vào việc nâng cao chất lượng "Dạy giải toán có lời văn cho họcsinh lớp 1" ở trường Tiểu học Tràng An

Trong thời gian nghiên cứu đề tài với sự cố gắng vươn lên của

Trang 2

cùng bạn bè đồng nghiệp Song thời gian có hạn nên việc nghiên cứu

có phần hạn chế, vì vậy tôi rất mong những nhận xét đánh giá bổ sungcủa các cấp lãnh đạo để hoàn thiện thêm đề tài này

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN

CHO HỌC SINH LỚP I

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

* Tầm quan trọng của môn Toán

Môn Toán có vị trí quan trọng trong các môn học khác ở Tiểuhọc Những kiến thức, kĩ năng của môn toán có nhiều ứng dụng trongđời sống của con người Nó cùng với môn học khác góp phần giáo dụchọc sinh phát triển trở thành con người toàn diện, phát huy trí thôngminh, óc sáng tạo và suy nghĩ độc lập, linh hoạt trong qúa trình chiếmlĩnh kiến thức Môn toán ở Tiểu học còn bồi dưỡng cho các em có tínhtrung thực, cẩn thận, tinh thần hăng say lao động, học tập góp phầnxây dựng và hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của conngười lao động mới

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay nhiệm vụ trung tâm củagiáo dục là đào tạo thế hệ trẻ thành con người mới Đó là con người có

ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khoẻ vàlao động giỏi Sống có văn hoá và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước vàtinh thần quốc tế chân chính

* Tầm quan trọng của việc giải toán có lời văn ở lớp 1

Một trong những mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học môntoán ở Tiểu học là nhằm cung cấp cho học sinh những cơ sở ban đầu

về toán, bao gồm: Các yếu tố số học, đại cương và đo đại lượng, cácyếu tố hình học và giải toán có lời văn

Như vậy việc giải toán có lời văn được xem là một trong nhữngnội dung chính của môn toán ở Tiểu học, nó có vị trí quan trọng trongchương trình toán ở phổ thông Học sinh Tiểu học được làm quen với

"toán có lời văn" ngay từ đầu lớp 1 và được học liên tục cho đến lớp 5

và học cao hơn nữa ở các cấp học trên Toán có lời văn cùng với nộidung khác góp phần rèn luyện trí tuệ cho học sinh Tiểu học "Toán cólời văn" thực chất là những bài toán thực tế, cụ thể gần gũi với các em

Trang 3

hàng ngày Nội dung bài toán được thông qua những câu văn nói vềnhững quan hệ tương quan và phụ thuộc, có sự liên quan tới cuộc sốngthường xảy ra hàng ngày Toán có lời văn không chỉ là khái niệm banđầu về cách giải toán mà nó còn giúp cho học sinh làm quen với cáckhái niệm thuật ngữ về "thêm, bớt, cho, tặng" Từ đó còn giúp cho họcsinh biết cách tập sử dụng các đồ dùng học tập để hình thành một số kĩnăng thực hành như phân tích tổng hợp để tóm tắt bài toán và trìnhbày bài giải một cách khoa học.

Thông qua hoạt động giải toán có lời văn học sinh được rènluyện khả năng quan sát, so sánh, tổng hợp, thực hành khả năng họctập, năng lực diễn đạt bằng ngôn ngữ nói và viết Thông qua các hoạtđộng thực hành và dựa vào kiến thức tiếp thu được qua việc học vềgiải toán có lời văn, học sinh sẽ tích luỹ được những kỹ năng cần thiếtphục vụ đời sống thực tiễn

Trong những năm gần đây, phong trào đổi mới phương pháp dạyhọc trong trường Tiểu học được quan tâm và đẩy mạnh không ngừng

để ngay từ cấp Tiểu học, mỗi học sinh đều cần và có thể đạt đượctrình độ học vấn toàn diện, đồng thời phát triển được khả năng củamình về một môn nào đó nhằm chuẩn bị ngay từ bậc Tiểu học nhữngcon người chủ động, sáng tạo đáp ứng được mục tiêu chung của cấphọc và phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước

Dạy toán ở tiểu học vừa phải đảm bảo tính hệ thống chính xáccủa toán học vừa phải đảm bảo tính vừa sức của học sinh Kết hợp yêucầu đó là một việc làm khó, đòi hỏi tính khoa học và nhận thức, tốt về

cả nội dung lẫn phương pháp Trong chương trình dạy toán 1 thì việcdạy học giải toán có lời văn nhằm giúp học sinh biết cách vận dụngnhững kiến thức về toán, được rèn luyện kĩ năng thực hành với nhữngyêu cầu được thể hiện một cách đa dạng, phong phú Nhờ việc dạyhọc giải toán có lời văn mà học sinh có điều kiện rèn luyện và pháttriển năng lực tư duy, rèn phương pháp suy luận và những phẩm chấtcủa người lao động mới

Đồng thời với việc trau dồi kiến thức, kĩ năng toán học cơ bảncho học sinh, môn toán còn giúp cho học sinh phương pháp suy luận,phương pháp lao động tốt, phương pháp tự học, phương pháp giảiquyết các vấn đề, từ đó học sinh có phương pháp tự học và phát triểntrí thông minh sáng tạo

Trang 4

Qua hoạt động học toán, học sinh được rèn luyện tính cẩn thận,phân biệt rõ ràng đúng, sai Môn toán còn có tác dụng trau dồi cho họcsinh óc thẩm mĩ: giúp các em thích học toán, thể hiện trong lợi ích củamôn toán, trong hình thức trình bày.

Ngoài ra, tôi còn chú ý học hỏi, dự giờ đồng nghiệp trong vàngoài trường để vận dụng sáng tạo cho phù hợp và ngày càng có hiệuquả cao trong việc giảng dạy của mình

Tóm lại: Giải toán có lời văn với vai trò là một trong những nội

dung cơ bản của môn toán ở Tiểu học Nó góp phần xây dựng những

cơ sở ban đầu của giải toán ở lớp học trên Vị trí của việc giải toán cólời văn ở Tiểu học nói chung và với toán lớp 1 nói riêng có tầm quantrọng như vậy nên vịêc tìm hiểu và lựa chọn phương pháp dạy học chophù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học Nội dung này là mộttrong những việc làm cần thiết đối với mỗi giáo viên Tiểu học Nhậnthức được tầm quan trọng của việc dạy học giải toán ở Tiểu học nhất

là ở khối lớp 1- khối đầu cấp nên tôi chọn đề tài: "Giải toán có lờivăn" để nghiên cứu

2 Mục đích nhiệm vụ của của đề tài

- Tìm hiểu về phương pháp dạy học, giải toán có lời văn

- Tìm hiểu những hạn chế của giáo viên và học sinh thường mắcphải khi giảng dạy phần này

- Qua nghiên cứu, tìm hiểu tôi muốn góp phần nâng cao chấtlượng dạy và học nói chung, dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp

1 nói riêng

3 Đối tượng nghiên cứu:

- Phương pháp dạy học về vấn đề giải toán có lời văn ở lớp 1theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

- Học sinh khối lớp 1 của trường tiểu học Tràng An về việc giảitoán có lời văn

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Nội dung môn toán ở Tiểu học bao gồm năm chủ đề lớn, tôi đisâu vào phần nghiên cứu: Giải toán có lời văn

5 Phương pháp nghiên cứu:

Trang 5

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu Đọc tài liệu giáo trình, cáctạp chí giáo dục có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp quan sát: Thông qua dự giờ

- Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng dạy giải toán có lờivăn ở lớp 1

- Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với giáo viên lớp 1 về khókhăn và thuận lợi trong dạy học và sử dụng phương pháp mới

- Phương pháp thực nghiệm: Để kiểm định tính khả thi và cáctác dụng của vấn đề nghiên cứu, qua đó để điều chỉnh cho hợp lý

II PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận

Quá trình giáo dục thực chất là một quá trình rèn luyện, đưa trẻvào những quan hệ xã hội có thực, là quá trình tổ chức cho trẻ theonguyên tắc đạo đức của xã hội Vì vậy trong quá trình giáo dục ngườigiáo viên phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinhlớp mình đang dạy, ngoài ra người giáo viên còn phải hiểu biết nhữngđặc tính chung nhất, phổ biến nhất của lứa tuổi học sinh Tiểu học.Hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này tức là chúng ta đóhiểu được cơ sở khoa học của công tác giảng dạy trong nhà trường

Học sinh Tiểu học là một giai đoạn phát triển tất yếu của đờingười Ở lứa tuổi này trẻ có những đặc điểm riêng đó là: hồn nhiêntiềm tàng, khả năng phát triển, là những nhân cách đang hình thànhmang nặng màu sắc cảm tính Nhìn chung trẻ em ngày nay thông minh

và có sự phát triển tâm lý tốt hơn trẻ em xưa kia

Trẻ em ở lớp 1 thường hay hiếu động, dễ hưng phấn, khó tậptrung chú ý lâu, hay hướng tới những hoạt động cụ thể, dễ thấy kếtquả, không thích những hoạt động kéo dài thời gian, Khó thấy kết quảnhất là đối với đối tượng trìu tượng, ít hấp dẫn Do tư duy phê phánchưa phát triển nên các em dễ bắt chước, dễ vui lòng làm theo hướngdẫn của người lớn, dễ chịu ảnh hưởng của môi trường nhất là việc bắtchước thầy cô giáo Các em hành động vì tin yêu thầy cô, muốn nghelời thầy cô nhiều hơn là hiểu sâu sắc ý nghĩa của việc làm Từ đó tahiểu tại sao những lời lý thuyết dài dòng, khô khan, trìu tượng lạikhông có tác dụng bằng một tấm gương cụ thể Chính vì vậy những gì

ta đưa đến cho trẻ phải được chọn lọc, đảm bảo sự đúng đắn và lànhmạnh Từ đó ta đưa ra phương pháp giáo dục phải đúng, phải phù hợp

Trang 6

với đặc điểm tâm lý của trẻ thì mới đem lại hiệu quả giáo dục caonhất.

Học và làm theo lời Bác Hồ dạy: “Vì lợi ích mười năm trồngcây, vì lợi ích trăm năm trồng người” Nếu ở lớp 1 mà các em khôngđược rèn luyện làm tốt các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10 vàcác bài toán đơn thì lên các lớp trên thì càng khó rèn cho các em làmtính toán và giải các bài toán phức tạp hơn Các em học sinh lớp 1cũng như cái cây non, muốn trở thành cái cây vững chắc thì phảiđược uốn nắn cho kịp thời ngay từ những buổi đầu làm toán Nhậnthức được điều đó phụ huynh học sinh mới quan tâm tạo điêu kiện chocon em mỡnh học hỏi toán ngay từ buổi đầu làm quen với việc làmtoán nói chung và giải toán có lời văn nói riêng

2 Thực trạng

Qua 20 năm giảng dạy ở trường Tiểu học Tràng An tôi nhận thấynhà trường có nhiều giáo viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, giảngdạy nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, truyền thụ kiến thức có hệ thống vàphát huy tốt vai trò chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập.Giáo viên giảng dạy dễ hiểu, tạo được không khí vui vẻ, tích cực hứngthú học tập của học sinh Mặt khác nhà trường còn có đồng chí Hiệutrưởng có chuyên môn vững vàng chỉ đạo xuyên suốt đội ngũ giáoviên thực hiện giảng dạy đúng chương trình Bộ giáo dục đào tạo quiđịnh Trong quá trình giảng dạy luôn bám sát vào chuẩn kiến thức kĩnăng, hình thành cho học sinh ý thức tự giác tich cực học tập khôngtrông chờ vào người khác,tự chiếm lĩnh kiến thức một cách độc lập vàsáng tạo

Bên cạnh đó nhiều giáo viên vẫn còn gặp phải khó khăn tronggiảng dạy, nhiều khi có những bài toán khó giáo viên chưa nghiên cứu

kĩ cách giải đó chùn bước nghĩ rằng những bài toán khó chỉ dành riêngcho học sinh giỏi, và đánh đố học sinh Nhưng theo đánh giá chủ quancủa bản thân tôi thì qua nhiều năm được trực tiếp giảng dạy ở khối lớp1và là người trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán của nhàtrường, giải toán trên mạng internet thì không có gì là khó mà ngượclại rất dễ đối với học sinh Học sinh rất thích học, rất thích làm toánnhất là những bài toán có lời văn Qua đó tôi thấy học toán đối với họcsinh nói chung và giải toán có lời văn nói riêng cũng không có gì làquá khó Tất cả đều có thể làm được và làm rất tốt nếu mỗi giáo viênchúng ta có biện pháp và phương pháp giáo dục tối ưu nhất thì sẽ thuđược kết quả cao nhất

Trang 7

a) Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu họcviệc dạy Toán ở trường Tiểu học của nước ta là một quá trình pháttriển lâu dài Trong quá trình đó những năm gần đây với sự cố gắngchung của đội ngũ giáo viên, các phương pháp dạy học đó vận dụng

và thường xuyên được cải tiến cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể củanhà trường Tiểu học Việt Nam Tuy nhiên trong thực tiễn ở Tiểu họcphương pháp dạy học toán là cơ bản không được đổi mới, không đápứng những đổi mới về mục tiêu, nội dung giáo dục Phương pháp nàygiáo viên thường chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đó có sẵntrong sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy Giáo viên thường ítquan tâm đến việc phát huy khả năng sáng tạo của học sinh

Trong giai đoạn hiện nay là đổi mới cách lựa chọn nội dụng dạyhọc sao cho chọn lọc được một lượng kiến thức tối thiểu nhất, cậpnhật tính hợp lại để nâng cao chất lượng của nội dung bắt buộc chomọi học sinh Đồng thời dạy cho học sinh phương pháp tự học, tự pháthiện vấn đề mới tự tìm ra cách giải quyết và ứng dụng theo năng lựccủa mình

Thực tế để thể hiện nội dung trên người giáo viên phải chủ độnglựa chọn nội dung theo từng đối tượng học sinh, tức là "Cá thể hoá"dạy học Là người tổ chức, hướng dẫn quá trình học tập, điều nàykhông có nghĩa là làm giảm đi vai trũ của giáo viên mà chính là làmtăng vai trò chủ động, sáng tạo của giáo viên, kéo theo sự thay đổihoạt động học tập của học sinh Mục đích của việc làm này làm nhằmtạo điều kiện cho mọi người học sinh có thể học tập tích cực, sáng tạo,chủ động theo năng lực của mình ở từng lĩnh vực Cách dạy này gọi là

"Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh" Như vậy, cần phải đổimới giáo dục một cách toàn diện cả về nội dung và phương pháp dạyhọc

Nghị quyết Trung ương IV về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáodục đào tạo (01/1993) có nêu "Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cảcác cấp học, bậc học áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại đểbồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyếtvấn đề "Do đó chúng ta có thể nói rằng đổi mới phương pháp dạyhọc nói chung và phương pháp dạy học môn toán ở Tiểu học nói riêng

là việc làm cần thiết và cấp bách

b) Các quan điểm chỉ đạo và định hướng đổi mới phương phápdạy học ở Tiểu học

Trang 8

* Các quan điểm chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểuhọc:

Hội thảo quốc gia về đổi mới phương pháp ở Tiểu học (11/1995)

đó đề ra các quan điểm chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểuhọc, cụ thể là:

Quán triệt và vận dụng hợp lý mục tiêu của giáo dục Tiểu họctrong mọi hoạt động dạy học ở trường Tiểu học Trong mọi hoạt độngdạy học phải đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội phát triển năng lực và sởtrường của từng học sinh Nói cách khác là quan điểm dạy học "cá thểhoá"

Hiệu quả của việc dạy học là giúp cho học sinh hoạt động tíchcực để "tự phát hiện" ra kiến thức khái quát của bài học, chuyển thànhnăng lực của mình để có thể giải quyết các tình huống trong cuộcsống

Hệ thống các quan điểm trên chỉ đạo việc lựa chọn phương phápdạy học ở trường Tiểu học đòi hỏi giáo viên phải từ bỏ dần cácphương pháp dạy học có tính chất áp đặt, rập khuôn, máy móc Giáoviên phải là người tổ chức hướng dẫn học sinh học tập, giúp học sinhchiếm lĩnh kiến thức mới bằng cách tìm tòi, khám phá Tổ chức hoạtđộng thông qua hoạt động thực hành, tuy nhiên cũng không yêu cầuhọc sinh tự khám phá ra tất cả các nội dung mới mà vấn đề quan trọng

là giáo viên vẫn giúp học sinh tháo dỡ dần các đầu mối khó khăn trongnội dung bài học Theo cách học này, học sinh phải chủ động tích cựchoạt động nhờ đó tăng cường tiềm lực, trí tuệ của các em

* Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học

Trong quá trình dạy học giáo viên là người tổ chức và hướng dẫnhoạt động của học sinh, mọi học sinh đều hoạt động học tập để pháttriển năng lực cá nhân (phương pháp dạy học môn toán ở Tiểu học -Đại học Sư phạm 1 - Hà Nội) Định hướng trên đó xác định được vaitrò của giáo viên - học sinh Đó là "Thày là người tổ chức hướng dẫn,chỉ đạo, trò tích cực chủ động tham gia vào quá trình dạy học, học tậpsáng tạo Khác với trước đây, giáo viên áp đặt kiến thức còn trò bịđộng tiếp thu

Phân hoá trong quá trình dạy học khác với quan điểm dạy họcđồng loại trước đây Định hướng này thể hiện ở sự đổi mới trong kỹthuật dạy học Có nghĩa là giáo viên nói, làm mẫu ít, nhưng lại thườngxuyên làm việc với từng nhóm học sinh Cách làm việc như vậy đòi

Trang 9

hỏi giáo viên phải ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đểđáp ứng kịp thời với các tình huống có thể xảy ra Phân hoá phải đượcthể hiện sự tác động khác nhau đến trình độ khác nhau của cá nhânhọc sinh đều có thể phát huy được năng lực của mình trong quá trìnhdạy học.

Dạy học phải tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, cónghĩa là mọi học sinh đều tham gia vào quá trình học tập một cách tựgiác, tích cực hứng thú để mỗi học sinh dưới sự dẫn dắt của giáo viên

tự đạt được mục đích, yêu cầu của quá trình dạy học Từ đó tạo niềmtin khoa học và thói quen làm việc độc lập tự giác cho học sinh

Đổi mới phương pháp dạy học không phải là sự xoá bỏ cácphương pháp dạy học cũ mà là sự kế thừa các ưu điểm, những sángtạo của quá trình cải tiến phương pháp cũ Định hướng này đòi hỏigiáo viên phải biết phối kết hợp vận dụng hợp lý các phương phápmới và cũ để khai thác tối đa các ưu điểm của từng phương pháp để tổchức cho học sinh hoạt động học tập theo kiểu mới

c) Một số giải pháp triển khai đổi mới phương pháp dạy học ởTiểu học

Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo và định hướng đổi mới phươngpháp dạy học ở Tiểu học, có nhiều giải pháp để triển khai một cách cóhiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học

Trong khuôn khổ đề tài này tôi xin trình bày một số giải pháp cóliên quan đến vấn đề nghiên cứu, cụ thể là: Dạy học cá nhân, dạy họctheo nhóm, trò chơi học tập Dù ở hình thức nào thì giáo viên vẫn làngười đóng vai trò chỉ đạo, điều khiển tổ chức hoạt động Còn họcsinh dưới sự dẫn dắt của giáo viên sẽ tìm kiếm chiếm lĩnh những trithức mới theo khả năng của mình Từ đó phát triển tư duy sáng tạo,năng lực kiểm tra và đánh giá

Từ sự thay đổi về mục tiêu giáo dục nói chung, mục đích củamôn toán nói riêng dẫn tới sự đổi mới trong quá trình đánh giá hoạtđộng học tập của học sinh Điều này làm xuất hiện các hình thức đánhgiá mới như thế nào "Test" Ngoài ra học sinh còn học cách tự đánhgiá và đánh giá lẫn nhau thông qua phương tiện dạy học là các phiếuhọc tập Từ đó các em điều chỉnh lại và rút ra được kinh nghiệm chobản thân Cũng thông qua phiếu học tập, giáo viên thu thập đượcthông tin ngược để điều chỉnh phương pháp dạy học của mình và kịp

Trang 10

thời động viên khuyến khích học sinh tiếp tục nỗ lực hơn trong quátrình học tập.

Theo cấu trúc nội dung chương trình toán thì giải toán có lời vănnằm rải rác, xen kẽ với những nội dung khác Điều này thể hiện tínhthống nhất và quan điểm tích hợp và cấu trúc nội dung Nên được coi

là một ưu thế, tuy nhiên cũng tạo ra một số khó khăn cho cả giáo viênlẫn học sinh trong quá trình truyền đạt và lĩnh hội kiến thức có lôgícchặt chẽ nhưng sắp xếp không liên tục học sinh sẽ gặp khó khăn nhấtđịnh trong việc liên hệ giữa kiến thức cũ và mới Như vậy dạy một tiết

về giải toán có lời văn không đơn thuần có thể kiểm tra bài cũ vàtruyền thụ kiến thức mới mà mỗi người giáo viên phải mất thời giannhắc lại

Chúng ta đều biết rằng, đặc điểm của học sinh Tiểu học là tư duy

cụ thể vẫn còn chiếm ưu thế Chính vì vậy các em thường gặp khókhăn trong việc chiếm lĩnh kiến thức mới, giải toán mang tính trừutượng mới mẻ, các em còn ngại giải toán và còn lúng túng trong việctrình bày lời giải của một bài toán Đây chính là khó khăn chung trongviệc giải toán

Để giải quyết khó khăn đó đòi hỏi người giáo viên trong quátrình dạy học phải không những có trình độ kiến thức tốt về giải toán

mà phải có lòng say mê nghề nghiệp, còn phải biết sử dụng hợp lý cácphương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho hợp lý nhất Cónhư vậy kết quả của quá trình dạy học mới được nâng cao

Trên thực tế, do thói quen hoặc trình độ còn hạn chế nên nhiềugiáo viên chỉ sử dụng các phương pháp truyền thống áp đặt kiến thứcmột chiều tới học sinh và coi đó là phương pháp tối ưu trong quá trìnhdạy học nội dung này Cách dạy đó dẫn tới tình trạng học sinh lĩnh hộikiến thức giải toán một cách gò bó, máy móc, chưa phù hợp với xu thếđổi mới mà mục tiêu giáo dục hiện nay đề ra

Để nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn nói chung

và đặc biệt là đối với lớp 1 nói riêng thì việc đổi mới phương pháp dạyhọc là thiết thực và cần thiết Để đổi mới nội dung và phương phápdạy học ở Tiểu học, chương trình môn toán Tiểu học trong những nămgần đây đó xây dựng nhằm giải quyết những bức xúc của giáo viênTiểu học làm cho chương trình dạy học phù hợp với mục tiêu đào tạotrong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đầu thế kỷXXI Chương trình này có tính khả thi cao và đang được Bộ Giáo dục

Trang 11

và đào tạo cho phép thực hiện trên toàn quốc từ năm học 2002 cho đếnnay.

Hiện nay sách giáo khoa và vở bài tập toán 1 phần 1, phần 2 vàcác sách giáo khoa Toán 2, 3, 4, 5 đang được thực hiện trong các nhàtrường tiểu học Do vậy việc đổi mới phương pháp dạy học giải toánnói chung và giải toán có lời văn ở lớp 1 nói riêng là một vấn đề rấtcần thiết

Thực tế ở trường Tiểu học Tràng An đã từng bước áp dụng cácphương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực hoạt động củahọc sinh Đây là một việc làm thiết thực, phù hợp với xu thế đổi mớiphương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay

Muốn sử dụng các phương pháp mới một cách có hiệu quả thìbắt buộc phải có phương tiện dạy học hay công cụ, đồ dùng dạy họcmột cách phù hợp để nâng cao chất lượng dạy học

Một trong những phương tiện phù hợp với "Dạy học cá thể hoá,dạy học tự phát hiện " (Theo yêu cầu của giai đoạn chỉ đạo đổi mớiphương pháp) Đó là giao bài cho học sinh là phiếu học tập, phiếukiểm tra, học sinh tự đánh giá bài của mình, đánh giá bài của bạn, đổichéo bài để kiểm tra lẫn nhau

Tóm lại: những giải pháp đổi về hình thức dạy học, phương tiện

dạy học về kiểm tra, đánh giá nêu trên sẽ có tác dụng tích cực nhằmnâng cao chất lượng dạy học ở Tiểu học nói chung và việc giải toán cólời văn ở lớp 1 nói riêng

3 Các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1

3.1 Mục tiêu của dạy giải toán có lời văn

Thông qua việc giải toán giúp học sinh nắm được các biểutượng, các khái niệm ban đầu về cách giải toán để từ đó hình thànhcác kỹ năng trong giải toán

Sử dụng các đồ dùng học tập, tranh minh hoạ trong sách giáokhoa để hình thành đề toán, sau đó các em phân tích, tổng hợp toán và

có cách giải hay nhất và trình bày giải khoa học

Thông qua hoạt động tính toán để từ đó rèn luyện kỹ năng cầnthiết cho đời sống, đồng thời các em biết vận dụng các kiến thức đó đểgiải quyết các tình huống mà các em vẫn gặp hàng ngày

Trang 12

3.2 Nội dung và cách thức thực hiện việc giảng dạy giải toán cólời văn Giải toán là một hoạt động gồm những thao tác: xác lập đượcmối liên hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đó cho và cái phải tìm trong điềukiện của bài toán, chọn phép tính thích hợp trả lời đúng câu hỏi củabài toán

3.3 Điều kiện thực hiện cho việc giải toán có lời văn

Điều chủ yếu của việc dạy học giải toán là giúp học sinh tự tìmhiểu được mối quan hệ giữa cái đó cho và cái phải tìm trong điều kiệnbài toán mà thiết lập các phép tính số học tương ứng, phù hợp Để tiếnhành được điều đó, việc dạy toán diễn ra theo 3 mức độ

- Mức độ thứ nhất: Hoạt động chuẩn bị cho việc giải toán

- Mức độ thứ hai: Hoạt động làm quen với việc giải toán

- Mức độ ba: Hoạt động hành thành kĩ năng giải toán

Để học sinh nắm vững được các bước của quá trình giải toántôi đó tiến hành như sau:

* Hoạt động chuẩn bị cho việc giải toán

Trước mỗi giờ toán tôi thường nghiên cứu kĩ bài toán tìm xem

đồ dùng nào phù hợp với bài như các nhóm đồ vật, các mẫu hình,tranh vẽ

Mỗi học sinh có 1 bộ đồ dùng học toán theo yêu cầu của giáoviên, học sinh được rèn luyện các thao tác trên tập hợp các nhóm

đồ vật, các mẫu hình

Phần lớn các bài toán đều có chủ đề liên quan tới các đạilượng và mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán Vì thế việcrèn kĩ năng thao tác qua việc học về phép đo đại lượng là rất cầnthiết cho việc giải toán

* Hoạt động làm quen với việc giải toán: Tiến hành theo 4 bước

Tìm hiểu nội dung bài toán

Tìm cách giải bài toán

Trang 13

Thực hiện cách giải bài toán

Kiểm tra cách giải bài toán

+ Tìm hiểu nội dung bài toán

Việc tìm hiểu nội dung bài toán (đề toán) thường thông qua việcđọc đề toán (dù bài toán cho dưới dạng lời văn hoàn chỉnh hoặc bằngdạng tóm tắt, sơ đồ) học sinh cần phải đọc kĩ, hiểu từ bài toán cho biếtcái gì, cho biết điều kiện gì, bài toán hỏi gì? Khi đọc bài toán học sinhphải hiểu thật kĩ một số từ, thuật ngữ quan trọng chỉ từ tình huốngtoán học được diễn đạt theo ngôn ngữ thông thường, chẳng hạn: "bayđi"; "thưởng hai bớt cho"; "bị vỡ chai"; “bán”; “tặng”; “trong đó”

Nếu trong bài toán có thuật ngữ nào học sinh chưa hiểu từ, tôihướng dẫn học sinh hiểu được nội dung và ý nghĩa của từ đó trong bàitoán đang làm Sau đó học sinh thuật lại bằng lời vắn tắt bài toán màkhông cần đọc lại nguyên văn bài đó

+ Tìm cách giải toán

Hoạt động tìm cách giải bài toán gắn liền với việc phân tích các

dữ kiện, điều kiện và câu hỏi của bài toán nhằm xác định mối liên hệgiữa chúng và tìm được các phép tính số học thích hợp

Hoạt động này thường diễn ra như sau:

Cách minh hoạ bài toán bằng tóm tắt đề toán, dùng sơ đồ, mẫuvật, tranh vẽ

Trang 14

GV hỏi: - Có mấy con gà? HS trả lời: Có : 5 con gà

- Thêm mấy con gà? Thêm : 3 con gà

- Bài toán hỏi gì? Tất cả có:… con gà?

Sau khi hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán tôi hướng dẫn họcsinh:

Lập kế hoạch giải toán nhằm xác định trình tự giải quyết, thựchiện các phép tính số học bằng việc đi từ câu hỏi của bài toán đến sốliệu hoặc ngược lại đi từ số liệu đến các câu hỏi của bài toán

Ví dụ:

Với bài toán trên ta có thể xuất phát từ câu hỏi của bài toán đếncác dữ kiện:

- Bài toán hỏi gì? (Hỏi tất cả có bao nhiêu con gà?)

- Muốn tìm xem tất cả có bao nhiêu con gà thì phải làm tính gì?(Phải làm tính cộng 5 con gà + với 3 con gà)

+ Thực hiện cách giải bài toán:

Hoạt động này bao gồm việc thực hiện các phép tính đó nêutrong kế hoạch giải toán và trình bày bài giải Mỗi bài đều có câu lờigiải, phép tính, đáp số Đối với học sinh lớp 1 bước đầu làm quen vớiviệc giải toán có lời giải nên tôi không áp đặt học sinh làm theo ýmình mà để các em nêu câu lời giải theo sự hiểu biết của học sinh

Theo ví dụ trên học sinh có thể có lời giải như:

- An có số con gà là:

- Tất cả có số con gà là:

- An có tất cả là:

Sau khi tìm được lời giải, học sinh căn cứ vào từ khoá ở câu hỏi

để chọn phép tính thích hợp cho bài toán, phép tính viết theo quy ước

có ghi tên đơn vị, ghi đáp số kèm theo đơn vị

Trang 15

Các bước hoàn chỉnh của phần giải bài toán theo ví dụ trên:

Bài giải

An có tất cả là:

5 + 3 = 8 (con gà)

Đáp số: 8 con gà

Không phải ngay từ đầu học sinh đó quen với cách giải này,

để giúp học sinh nắm vững các bước giải tôi giúp học sinh nắmvững các bài toán mẫu, tôi ra nhiều bài toán có dạng tương tự đểhọc sinh được luyện tập thành thạo

+ Kiểm tra cách giải bài toán

Việc kiểm tra này nhằm xem cách giải đúng hay sai chỗ nào

để sửa chữa, sau đó nêu cách giải đúng, ghi đáp số

Ví dụ: Cũng có bài toán có chữ nhiều hơn như: Mẹ 36 tuổi,

mẹ nhiều hơn con 30 tuổi Hỏi con bao nhiêu tuổi?

Có học sinh máy móc làm phép cộng vì thấy “nhiều hơn”,được kết quả là 66 tuổi

Phần kiểm tra cách giải bài toán này sẽ giúp các em hiểuđược mình làm đúng hay sai

Tôi giúp các em phân tích bài toán qua thực tế cuộc sống như:

Mẹ bao giờ cũng hơn tuổi con

Bài toán nói: Mẹ hơn tuổi con có nghĩa là con kém tuổi mẹ

Đến đây học sinh có thể tìm cách giải dễ dàng hơn, sau đó sosánh tuổi con với mẹ xem đó hợp lí chưa

Nhờ có phần kiểm tra này mà học sinh lớp tôi ít nhầm lẫntrong các dạng toán này

3.4 Kết quả nghiên cứu

Ngày đăng: 17/08/2015, 21:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w