1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO dục TOÀN DIỆN ở TRƯỜNG THPT a hải hậu, TỈNH NAM ĐỊNH

36 2,6K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 444,5 KB

Nội dung

Điều 27 của Luật Giáo dục Việt Nam có nêu rõ: - “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức,trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát t

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

TOÀN DIỆN Ở TRƯỜNG THPT A HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý Giáo dục

3 Thời gian áp dụng sáng kiến:

Cử nhân khoa học - Ngành hoá học

- Chức vụ công tác: Phó Hiệu trưởng

- Nơi công tác : Trường THPT A Hải Hậu

- Địa chỉ liên hệ : Trường THPT A Hải Hậu

- Điện thoại : 0914.413.336

5 Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm :

Trường THPT A Hải Hậu

- Địa chỉ : Khu 6, thị trấn Yên Định – Hải Hậu

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 2

BGH Ban giám hiệu

CSTĐ Chiến sỹ thi đua

SKKN Sáng kiến kinh nghiệm

GVCN Giáo viên chủ nhiệm

GS – TSKH Giáo sư – Tiến sĩ khoa học

NGND – GS Nhà giáo nhân dân – Giáo sư

I ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Trang 3

Giáo dục toàn diện học sinh là các hoạt động dạy học – giáo dục của trường phổthông nhằm đạt được mục tiêu: giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thểchất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động vàsáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách

và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống,tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Vấn đề giáo dục toàn diện đã được thể hiện rõ nét trong các chính sách, pháp luậtcủa Đảng và Nhà nước ta xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo

vệ đất nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa

Điều 27 của Luật Giáo dục Việt Nam có nêu rõ:

- “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức,trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năngđộng và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng

tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộcsống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, Đại hội XI, Đảng ta xácđịnh: “Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lốisống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp Đổi mới cơ chế tàichính giáo dục Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học.Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình

và xã hội.”

Tiếp theo đó, Chiến lược Phát triển giáo dục 2011 – 2020 (Ban hành kèm theo

Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ) đã khẳng định

mục tiêu tổng quát của giáo dục là “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mớicăn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hộinhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạođức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tinhọc.”

Trang 4

Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển hơn, đã đạt đượcnhững thành tựu rất có ý nghĩa Giáo dục toàn diện ở các cấp học có tiến bộ, có chuyểnbiến tích cực, từng bước được nâng cao về chất lượng.

Tuy nhiên, đến nay, nhiều hạn chế, yếu kém của giáo dục vẫn chưa được khắc phục.Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực giáo dục vàđào tạo: “Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạonguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhucầu của xã hội Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng caochất lượng, giữa dạy chữ và dạy người Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và họclạc hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đàotạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá ” Từ đó, Đảng ta đã đề ra mục tiêu phải đổi mới căn bản

và toàn diện giáo dục, đào tạo: Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng caochất lượng giáo dục, đào tạo Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học,phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức,lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức tráchnhiệm xã hội Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chấtlượng Đề cao trách nhiệm của gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽ với nhà trường tronggiáo dục thế hệ trẻ Tiếp tục phát triển và nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các cơ sởgiáo dục, đào tạo Đầu tư hợp lý, có hiệu quả xây dựng một số cơ sở giáo dục, đào tạo đạttrình độ quốc tế

Trong những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Nam Định đã đạt đượcnhững thành tích nổi bật:

Một là, việc huy động học sinh đến trường đạt tỉ lệ cao Các cơ sở giáo dục trong

toàn tỉnh quan tâm ưu tiên tới các lớp đầu cấp như: Ưu tiên giáo viên có năng lựcchuyên môn tốt, kinh nghiệm và tâm huyết chủ nhiệm, giảng dạy các lớp đầu cấp; các

Trang 5

phòng học đều trang bị bàn ghế phù hợp, thoáng mát, đầy đủ ánh sáng; một số phònghọc của các lớp đầu cấp còn được trang bị máy chiếu, màn chiếu thuận tiện cho việc đổimới phương pháp dạy học Việc ưu tiên tập trung cho các lớp đầu cấp bước đầu đã pháthuy hiệu quả, được cơ sở giáo dục đánh giá cao.

Hai là, duy trì và giữ vững kết quả học sinh giỏi các môn văn hóa Chất lượng giáo

dục toàn diện được nâng cao Học sinh trung học trong toàn tỉnh cơ bản nắm đượcchuẩn kiến thức kỹ năng môn học

Ba là, công tác bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được chú trọng

bằng các hoạt động chuyên môn đa dạng Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các cơ sởgiáo dục có năng lực chuyên môn tốt, năng động sáng tạo, nhiệt huyết với nghềnghiệp; tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng kịp thời nhữngyêu cầu của xã hội trong điều kiện nhà trường vẫn còn không ít khó khăn

Tuy nhiên, ngành giáo dục và đào tạo Nam Định cũng còn bộc lộ nhữngđiểm hạn chế:

- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Nhìn chung việc bảo quản, khai thác và sửdụng thiết bị dạy học ở nhiều trường còn hạn chế Một số cơ sở giáo dục còn thiếuphòng học bộ môn, do đó việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học chưa đápứng được yêu cầu hiện nay

- Chất lượng giáo dục: Việc tổ chức nghiên cứu khoa học trong đội ngũ cán bộ,giáo viên của các nhà trường còn hạn chế; nhiều học sinh còn thụ động trong học tập,không có phương pháp học tập đúng đắn Công tác giáo dục đạo đức, giáo dục kỹnăng sống cho học sinh trong các nhà trường còn nhiều mặt hạn chế

- Tỷ lệ học sinh bỏ học cấp THPT và GDTX còn cao, có xu hướng tăng.Trước thực trạng nêu trên, để giữ vững và phát huy truyền thống nhà trường,Ban giám hiệu trường THPT A Hải Hậu luôn trăn trở để tìm các giải pháp nângcao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, đáp ứng với yêu cầu của sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trang 6

Với lý do trên tôi chọn đề tài: "Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo

dục toàn diện ở trường THPT A Hải Hậu, tỉnh Nam Định " nhằm tổng kết thực

tiễn và đề ra các giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhàtrường trong những năm học tiếp theo

II THỰC TRẠNG

1 Khái quát về nhà trường

Trường THPT A Hải Hậu nằm ở Thị trấn Yên Định - trung tâm huyện HảiHậu Huyện có diện tích 226 km2, được phân bố ở 32 xã và 3 thị trấn, đồng bàotheo đạo công giáo trên 40% Trường THPT A Hải Hậu - tên trường gắn liền vớitên đất, tên làng nơi miền quê có biển bạc, muối trắng, lúa vàng, với những conngười dũng cảm, hy sinh, yêu quê hương đất nước, lao động cần cù, sáng tạo,giàu ý chí và nghị lực… đã làm nên truyền thống cách mạng vẻ vang của mộthuyện văn hóa, anh hùng Trong quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường,các thế hệ thầy và trò đã, đang kế thừa và phát huy giá trị truyền thống cao đẹp

đó, góp phần tích cực vào sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của tỉnh, toàn quốc.Ngày nay, trường đã trở thành một trong những điểm sáng của đất học Nam Định -tỉnh có 20 năm liền giữ vững danh hiệu đơn vị lá cờ đầu giáo dục toàn quốc

Trải qua 54 năm phấn đấu xây dựng và phát triển, trường THPT A Hải Hậu

đã đạt được những thành tích đáng tự hào: xây dựng tốt các điều kiện để duy trì vàphát triển chất lượng giáo dục toàn diện, nhất là xây dựng đội ngũ giáo viên và cơ

sở vật chất, giữ vững kỷ cương nền nếp; tăng tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm Tốt, xếploại văn hoá Khá, Giỏi, lên lớp thẳng, tỷ lệ học sinh đoạt giải học sinh giỏi cấpTỉnh và tỷ lệ vào Đại học, Cao đẳng Nhà trường được UBND tỉnh công nhận làtrường học có "Nếp sống văn hoá" Trong thời kỳ đổi mới, nhà trường đã góp phầnvào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương Với bề dày thành tích đã đạt được,trường THPT A Hải Hậu liên tục được công nhận là tập thể lao động xuất sắc,được tặng nhiều Bằng khen và Cờ thưởng của Chính phủ, UBND Tỉnh, SởGD&ĐT Năm học 2004-2005, trường được tặng thưởng Huân chương Độc lập

Trang 7

Hạng Ba Năm học 2009-2010, trường được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệuAnh hùng Lao động Đặc biệt, năm học 2012-2013, nhà trường vinh dự được Đảng

và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập Hạng Nhì Đây là một mốc sonmới, là niềm tự hào của các thế hệ thầy giáo, cô giáo và học sinh đã và đang côngtác, học tập ở ngôi trường THPT A Hải Hậu

2 Thực trạng về chất lượng giáo dục toàn diện của trường THPT A Hải Hậu giai đoạn 2005 - 2010

2.1 Ưu điểm

Một là, nhà trường được sự lãnh đạo chỉ đạo và quan tâm của các cấp, các ngành,

các tổ chức chính trị - xã hội nhất là sự lãnh đạo trực tiếp của Sở GD&ĐT và ủng

hộ, sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, phụ huynh, các thế hệ học sinh và nhân dân

Hai là, nhà trường ở trung tâm huyện Hải Hậu văn hóa anh hùng

Ba là, nhà trường có truyền thống Dạy tốt - Học tốt

Bốn là, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên là một tập thể đoàn kết thống nhất ý

chí hành động, tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu Sự nỗ lực phấnđấu không mệt mỏi của các thế hệ học sinh Sự lãnh đạo sát sao của Chi bộ Đảng,

sự điều hành của Ban Giám hiệu, hoạt động hiệu quả của Công đoàn, Đoàn thanhniên, Hội cha mẹ học sinh nhà trường

Năm là, cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được trang bị theo hướng chuẩn

hoá, xã hội hoá, hiện đại hoá phục vụ dạy và học

2.2 Hạn chế

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản nêu trên, nhà trường cũng gặp những khókhăn như:

Thứ nhất, trường đặt trên địa bàn Thị trấn và học sinh nhà trường nằm trên địa bàn

rộng bao gồm các xã, thị trấn trong và ngoài huyện nên những tiêu cực bên ngoàinhà trường tác động tiêu cực đến nhận thức, tư tưởng, lối sống của học sinh

Trang 8

Thứ hai, tỉ lệ giáo viên trẻ trong trường khoảng 70%, đội ngũ giáo viên trẻ có kiến

thức tốt nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và công tác chủnhiệm lớp

Thứ ba, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường có nhiều chuyển biến song

kết quả một số mặt chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnhcủa nhà trường

Thứ tư, thiết bị thí nghiệm thực hành được trang bị song còn thiếu so với yêu cầu,

chưa có nhân viên thiết bị chuyên trách nên việc bảo quản, bảo trì sửa chữa, chuẩn

bị đồ dùng thí nghiệm phục vụ cho bài dạy còn nhiều bất cập

2.3 Nguyên nhân

2.3.1 Nguyên nhân của ưu điểm

Một là, luôn bám sát các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của Bộ GD&ĐT về giáo

dục để làm tốt công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch từng giai đoạn,từng năm học

Hai là, làm tốt công tác tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền, địa phương

chăm lo xây dựng cơ sở vật chất cho các nhà trường, chăm lo đời sống cho giáoviên Có tác dụng thúc đẩy tích cực đến chất lượng dạy và học của nhà trường

Ba là, cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng bước

hiện đại hóa Chất lượng giáo dục và đào tạo có nhiều tiến bộ Ðội ngũ nhà giáo vàcán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng, với cơ cấu ngàycàng hợp lý Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh

Bốn là, nhà trường đã quan tâm đến công tác bồi dưỡng đội ngũ, tạo ra sự chuyển

biến bước đầu trong công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhânviên

Năm là, xây dựng, giữ vững nền nếp kỷ cương, nền nếp chuyên môn trong nhà

trường; phát huy vai trò tổ chuyên môn, công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụcho đội ngũ giáo viên được quan tâm, việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đổimới kiểm tra đánh giá đã được thực hiện thường xuyên hơn trong các giờ lên lớp

Trang 9

Sáu là, công tác xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng thư viện chuẩn, xây dựng

trường chuẩn quốc gia có nhiều cố gắng

2.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, một số nhà giáo và cán bộ quản lý còn né tránh, nể nang trong công tác

đánh giá phân loại giáo viên nên việc đánh giá chưa thật chính xác, khách quan,chưa phản ánh đúng thực chất về chất lượng đội ngũ

Thứ hai, giáo dục đạo đức tác phong, kỹ năng sống cho học sinh; công tác giáo

viên chủ nhiệm và hoạt động động ngoài giờ lên lớp ở một số giáo viên chưa đềutay, hiệu quả chưa cao

Thứ ba, trình độ chuyên môn nghiệp vụ giữa các giáo viên chưa đồng đều;

Thứ tư, Về sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng thiết bị thí nghiệm, bản đồ, tranh

vẽ còn hạn chế và có khi còn mang tính chất chiếu lệ

Thứ năm, việc lập kế hoạch của BGH đã chi tiết song vẫn chưa lường được hết các

tình huống Sự phối hợp thực hiện kế hoạch giữa các bộ phận chưa nhịp nhàng

Thứ sáu, một số giáo viên còn ngại việc, chậm đổi mới về phương pháp giảng

dạy, kiểm tra đánh giá

Thứ bảy, việc bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn hạn chế so với

yêu cầu chung

III MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN Ở TRƯỜNG THPT A HẢI HẬU GIAI ĐOẠN 2011

- 2015

Xuất phát từ tình hình thực tế của công tác giáo dục - đào tạo của nhà

trường, Ban giám hiệu nhà trường đã đề ra những giải pháp tích cực để duy trì và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường

1 Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý

1.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng, của Ban giám hiệu để xây dựng

cơ quan, đơn vị vững mạnh về mọi mặt

* Giải pháp thực hiện:

Trang 10

- Chi bộ lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp Ban giám hiệu và các đoàn thể về việcphân công theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, tăng cường trách nhiệm cá nhân Thựchiện phân công, phân nhiệm các chi ủy viên, các đồng chí giám hiệu, các đồng chí

ủy viên các đoàn thể, các thầy cô giáo và nhân viên để nâng cao trách nhiệm, pháthuy năng lực cá nhân và cộng đồng trách nhiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ đượcgiao

- Chỉ đạo Ban giám hiệu, các đoàn thể xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện

và kiểm tra đánh giá Bộ máy quản lý từ BGH tới các tổ hoạt động nhịp nhàng, có

kế hoạch, hiệu quả, đảm bảo khoa học; tranh thủ sự quan tâm và tạo điều kiện củacác cấp các ngành, các tổ chức xã hội; phối hợp với các đoàn thể đôn đốc độngviên khích lệ kịp thời Các tổ chức đoàn thể thực hiện tốt các cuộc vận động vàphong trào thi đua như Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việchọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vận động “Hai không”,cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học vàsáng tạo”, cuộc vận động "Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm" vàphong trào thi đua "Hai tốt", phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực” đã mang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục Quan tâm đếnđời sống về vật chất và tinh thần của cán bộ, giáo viên, nhân viên Định kỳ họpgiao ban để rút kinh nghiệm và triển khai công tác

- Xác định rõ vai trò của đội ngũ CBQL đói với sự phát triển của nhà trường,

trong 5 năm qua các đồng chí trong BGH đã tích cực tự học, tự bồi dưỡng và thamgia các khóa học bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị và chuyên môn,nghiệp vụ Đến nay có 01/04 đồng chí hoàn thành chương trình Cao cấp lý luậnchính trị, 04/04 đồng chí hoàn thành chương trình Trung cấp lý luận chính trị; 02/4đồng chí có hoàn thành chương trình Cao học Quản lý giáo dục và 01 đồng chí đanghọc Cao học

Trang 11

- Thực hiện tốt công tác tổ chức nhân sự: Các đồng chí trong BGH được phâncông, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng; Phân công giáo viên theo trình độ năng lực; Phâncông nhân viên nhiệm vụ cụ thể.

- Quản lý nhân sự, tài chính, học sinh bằng các phần mềm ứng dụng;

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng đảm bảo khoa học,dân chủ, công khai và công bằng;

- Thực hiện tốt công tác rà soát, bổ sung, cập nhật thông tin về trường chuẩnQuốc gia, Kiểm định chất lượng giáo dục;

Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng đảm bảo Công khai Dân chủ Công bằng; Chú trọng xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến Đẩy mạnh côngtác nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm khơi dậy mạnh mẽ tinh thần tự học

-và sáng tạo trong đội ngũ cán bộ quản lý -và giáo viên trong toàn trường

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Ban giám hiệu, tổ trưởng, tổ phó củacác tổ, trưởng, phó các đoàn thể

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ, quy chế chi tiêu nội bộ và quy định củatrường;

- Thực hiện tốt công an ninh, trật tự, an toàn trường học; công tác chăm sócsức khỏe ban đầu cho CB, GV, NV, HS

- Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục

- Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng môi trường sư phạm lành mạnh, tăngtính đoàn kết thống nhất trong BGH, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên góp phầntạo thêm sức mạnh nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đề ra Nhà trường làmột trong hai trường đầu tiên được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận trường THPTđạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục ở cấp độ 3 (mức độ cao nhất) vào năm 2010

- Không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng của trường THPT đạt chuẩnQuốc gia từng bước tạo đà vững chắc để vững bước đi lên trong giai đoạn mới

- Thực hiện tốt việc mua sắm, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị phục vụ dạy

và học

Trang 12

- Thực hiện công tác xã hội hóa trên cả hai phương diện vừa kêu gọi các tổchức xã hội, các nhà doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các thế hệ học sinh và phụhuynh học sinh hỗ trợ nhà trường nhằm nâng cao chất lượng phục vụ dạy và học;

và vừa làm công tác ủng hộ, hỗ trợ các tổ chức, đơn vị và cá nhân cần giúp đỡ

- Đẩy mạnh công tác thi đua trong nhà trường để mọi CB, GV, NV nhàtrường tích cực phấn đấu trở thành người lao động Giỏi, giáo viên Giỏi, CSTĐ cáccấp

1 2 Xây dựng các đoàn thể chính trị vững mạnh

* Giải pháp thực hiện:

Nghị quyết Chi bộ đã chỉ rõ: Phát huy vai trò của tổ chức Công Đoàn, ĐoànThanh niên, Hội cha mẹ học sinh để tổ chức thực hiện phong trào thi đua; độngviên cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh tham gia vào các quá trìnhgiáo dục nhằm biến quá trình giáo dục học sinh thành tự giáo dục

- Tăng cường sự chỉ đạo của cấp uỷ với các đoàn thể nhưng vẫn tôn trọng tínhđộc lập của các đoàn thể, tạo điều kiện thuận lợi để các đoàn thể hoạt động và cóhiệu quả

- Đoàn thanh niên đã động viên đoàn viên giáo viên, nhân viên tham gia hoạtđộng có hiệu quả nhất là nâng cao chất lượng giảng dạy Tổ chức nhiều phong tràothi đua, nhiều hoạt động có ý nghĩa giáo dục sâu sắc góp phần giáo dục tư tưởngchính trị, giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức tác phong, giáo dục ý thức phápluật và xây dựng nếp sống văn hóa cho đoàn viên thanh niên Trong những nămqua, đoàn thanh niên nhà trường liên tục được công nhận là tổ chức cơ sở vữngmạnh Được nhận cờ thi đua dẫn đầu khối THPT toàn tỉnh năm 2010, liên tục đượctặng Bằng khen của BCH TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (từ 2011-2014)

- Công đoàn nhà trường đã động viên đoàn viên công đoàn hoàn thành nhiệm

vụ chính trị, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần, đảm bảo tốt chế độ thămhỏi, hiếu, hỷ, nhất là việc đền ơn đáp nghĩa, thăm hỏi thương binh và gia đình liệt

sỹ, thăm hỏi động viên tặng quà gia đình chính sách trong trường Thực hiện tốt

Trang 13

các cuộc vận động do cấp trên phát động như “Chung tay vì biển đảo quê hương”,ủng hộ quỹ vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, ủng hộ quỹ vì người nghèo Độngviên nhiều giáo viên tham gia hội giảng và tham gia công tác khác, tạo điều kiện đểgiáo viên tự học tự bồi dưỡng, rút kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học Kết quảnhiều giáo viên đã có sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cấp cơ sở, cấp tỉnh Cụ thểtrong 5 năm qua (2010 – 2014) toàn trường có 14 SKKN được xếp loại Tốt, 30SKKN xếp loại Khá, 10 SKKN Đạt yêu cầu trong đó có 9 SKKN đạt giải cấp Tỉnh.Năm học 2014 – 2015, nhà trường có 14 SKKN tham gia dự thi.

Tổ chức Công đoàn nhà trường luôn luôn thực hiện tốt các chương trình hoạtđộng của Công đoàn đề ra trong các năm học Công đoàn đã vận động các đoànviên công đoàn thực hiện tốt Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnhviệc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tích cực tham giacác cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và

sáng tạo”, “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”…thực hiện tốt

cuộc vận động “Hai không”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực” góp phần thúc đẩy chất lượng chuyên môn của nhà trường Mọiđoàn viên Công đoàn đều thực hiện tốt quy chế dân chủ, góp phần xây dựng Côngđoàn vững mạnh

Từ năm 2011 đến năm 2014 liên tục đạt danh hiệu Công đoàn cơ sở vữngmạnh xuất sắc, năm học 2010- 2011 được nhận Bằng khen của LĐLĐ tỉnh NamĐịnh, năm học 2011- 2012 được nhận Bằng khen của Công đoàn giáo dục ViệtNam, năm học 2012- 2013 được nhận Cờ thi đua của LĐLĐ tỉnh Nam Định, năm

2014 được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Cờ thi đua xuất sắc

2 Đổi mới các hoạt động giáo dục

2.1 Đổi mới việc thực hiện kế hoạch giáo dục trí dục

* Giải pháp thực hiện:

Trang 14

- Tổ chức thực hiện xây dựng phân phối chương trình hoặc kế hoạch dạy họcchi tiết theo quy định: Tổ chức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn để xây dựng phânphối chương trình chi tiết, báo cáo Hiệu trưởng phê duyệt và triển khai thực hiện

- Chỉ đạo các tổ phối hợp xây dựng chủ đề dạy học liên môn và phân cônggiáo viên thực hiện Đồng thời hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn đểgiải quyết tình huống thực tiễn

- Khơi dậy trong học sinh ý chí, khát vọng vươn lên trong học tập; vươn lênđạt danh hiệu học sinh giỏi cấp trường và cấp tỉnh, thi tốt nghiệp nhiều học sinh đạtđiểm bình quân từ 9,0 trở lên, có thủ khoa Đại học danh tiếng và thủ khoa điểmtuyệt đối

- Thường xuyên động viên, khích lệ học sinh và hình thức thi đua khenthưởng kịp thời

- Giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với Đoàn trường tổ chức Câu lạc bộ vềphương pháp học tập;

- Giáo viên chủ nhiệm phối hợp phụ huynh về quản lý học sinh tự học tại nhà

- Bồi dưỡng học sinh giỏi:

+ Lựa chọn học sinh để bồi dưỡng HSG cấp trường thông qua kết quả các kỳkiểm tra, giáo viên dạy

+ Giao giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi (cấp tỉnh từ lớp 10, cấp trường từđầu năm học)

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi

+ Trả tiền thù lao giáo viên bồi dưỡng (cấp tỉnh 5.000.000 đồng/môn, cấptrường 1.500.000đồng/môn)

- Bồi dưỡng học sinh giỏi hướng tới có học sinh tham gia thi HSG quốc gia:+ Tổ chức học tập trường Chuyên Lê Hồng Phong và một số trường bạn.+ Mỗi giáo viên ở mỗi môn có thi HSG quốc gia phải có trách nhiệm, biệnpháp tìm những học sinh có tố chất trội hơn giới thiệu với nhà trường

Trang 15

+ Thành lập nhóm giáo viên (3 giáo viên) tham gia trực tiếp bồi dưỡng Ngoài

ra mời giáo viên khác bồi dưỡng theo chuyên đề

+ Trả tiền thù lao giáo viên bồi dưỡng 7.500.000đồng/môn

2.2 Đổi mới hoạt động của các tổ chuyên môn

2.2.1 Nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo

- Ban Giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn tổ chức kiểm tra định kỳ, kiểm trađột xuất hoặc kiểm tra về nền nếp, chuyên đề, dự giờ có báo trước hoặc không báotrước đối với giáo viên Tăng cường kiểm tra chuyên đề giáo viên

2.2.2 Tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

* Giải pháp thực hiện:

- Tổ chức cho CB, GV, NV học tập, quán triệt để nâng cao nhận thức, nhiệm

vụ của các năm học

- Bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức

tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá;

- Bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo theo kếhoạch bồi dưỡng thường xuyên; khuyến khích và tạo điều kiện để giáo viên đi họcCao học

Trang 16

- Bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo theo hìnhthức tại chỗ như sinh hoạt chuyên đề, nghiên cứu bài học, Dạy học theo chủ đề tíchhợp, dạy một số tiết ở các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh…

- Đổi mới Hội thi GVDG cấp trường theo hướng nâng cao hiểu biết sâu về cácchuyên đề dạy học, khả năng phản ứng sư phạm và hùng biện của giáo viên về cácvấn đề chuyên môn; đổi mới và nâng cao sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chức Hộigiảng - Hội thảo khoa học cấp trường

- Bồi dưỡng giáo viên về nội dung theo chuyên đề của Sở tổ chức như kiểmtra, đánh giá kết quả học tập học sinh theo định hướng phát triển năng lực

- Đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướngcác chuyên đề: Chuyên đề ôn thi Đại học, bồi dưỡng học sinh giỏi, nghiên cứu bàihọc, Dạy học theo chủ đề tích hợp, Dạy học theo hướng tích hợp liên môn, dạy một

số tiết môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh, đổi mới kiểm tra đánh giá theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh, sinh hoạt Câu lạc bộ tiếng Anh, sử dụng côngnghệ thông tin, sử dụng thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học, sử dụng hệ thống âmthanh

- Phân công bồi dưỡng giáo viên giỏi các cấp; phân công giáo viên giỏi bồidưỡng giáo viên tập sự;

- Bồi dưỡng về sử dụng công nghệ thông tin, thiết bị, tiếng Anh, Tin học

- Đẩy mạnh phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm hoặc nghiên cứu khoa học

2.3 Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá

2.3.1 Đổi mới phương pháp dạy học

* Giải pháp thực hiện:

- Đổi mới phương pháp dạy học được thực hiện thông qua tổ chức dạy họcphân hóa theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chươngtrình giáo dục Giáo viên chủ động thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt

Trang 17

động của giáo viên và học sinh; chú trọng tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân vàtheo nhóm hợp lý; rèn luyện kỹ năng tự học, tạo điều kiện cho học sinh tự nghiêncứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, phát huy tính tích cực, hứng thú trong họctập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên trong tổ chức quá trình dạy học;Chú trọng việc dạy học thực hành trong giờ chính khoá; bảo đảm cân đối giữa việctruyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh; chú trọng liên hệ thực tế phùhợp với nội dung bài học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máymóc; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học Tích cực ứng dụngcông nghệ thông tin, thiết bị phù hợp với nội dung bài học.

- Mỗi môn có 1 sản phẩm về “Dạy học theo chủ đề tích hợp”, có 4 sản phẩm vềdạy học theo hướng nghiên cứu bài học, mỗi môn tự nhiên có có 1 tiết dạy bằngtiếng Anh

- Tổ chức thực hiện mô hình điển hình về dạy và học môn Ngoại ngữ từ nămhọc 2014 - 2015: Phân loại học sinh, phân công giáo viên đủ điều kiện để dạy, tổchức kiểm tra đánh giá việc dạy – học đảm bảo 5 nội dung (Nghe - Nói - Đọc -Viết - Kiến thức ngôn ngữ)

2.3.2 Đổi mới hình thức tổ chức dạy học

* Giải pháp thực hiện:

- Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp theo nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh

tích cực” nhằm đảm bảo tính linh hoạt về hình thức dạy học, hình thức kiểm tra,

đánh giá, rèn luyện kỹ năng sống và kỹ năng hoạt động xã hội của học sinh

- Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp,cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhàtrường như tham quan Bảo tàng Nam Định, Đền Trần, Cầu Ngói …và tham gia cáctiết học trải nghiệm ngoài không gian lớp học

Trang 18

- Tổ chức tốt và động viên học sinh tích cực tham gia Cuộc thi nghiên cứukhoa học kỹ thuật và Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tìnhhuống thực tiễn

- Xây dựng kế hoạch và khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động gópphần phát triển năng lực học sinh như: Văn hóa - văn nghệ, thể dục – thể thao; cáchội thi năng khiếu; các hoạt động giao lưu trên cơ sở tự nguyện của phụ huynh vàhọc sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và nội dung học tập;

2.3.3 Đổi mới kiểm tra, đánh giá

- Tổ chức tốt các kỳ kiểm tra của trường, của Sở đảm bảo an toàn, nghiêmtúc

2.3.4 Đổi mới công tác chỉ đạo các cuộc thi

* Giải pháp thực hiện:

- Cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp”:

+ Phát động trong giáo viên và giao mỗi bộ môn có ít nhất một sản phẩm dự

thi;

+ Tổ chức chấm sản phẩm dự thi: Hội đồng khoa học cấp trường

- Cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thựctiễn”:

Ngày đăng: 26/04/2016, 15:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Đảng Cộng Sản Việt Nam ,Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI,. Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI
Nhà XB: Nxb Sự thật
1. Kế hoạch năm học từ 2010 – 2011 đến 2014 - 2015 của trường THPT A Hải Hậu Khác
2. Báo cáo tổng kết các năm học từ 2010 – 2011 đến 2014 - 2015 của trường THPT A Hải Hậu Khác
3. Báo cáo Chính trị Đại hội chi bộ trường THPT A Hải Hậu nhiệm kỳ 35 ( 2010- 2015) và nhiệm kỳ 36 ( 2015 – 2020) Khác
5. Chiến lược phát triển trường THPT A Hải Hậu giai đoạn 2015 – 2020 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w