1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng kiến kinh nghiệm đề tài một số giải pháp để thực hiện nâng cao chất lượng dạy học địa lý lớp 9

7 531 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 273,92 KB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm đề tài Một số giải pháp để thực hiện nâng cao chất lượng dạy học Địa lý lớp 9 Sáng kiến kinh nghiệm trong quá trình dạy và học Sau phần thảo luận Giáo viên có thể đưa thêm câu hỏi khó để HS suy nghĩ trả lời nhằm khuyến khích các em tập trung, mở rộng kiến thức cho HS: Sự phân bố dân cư không đồng đều có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội như như thế nào? Học sinh trả lời, nhận xét, bổ sung. Giáo viên có thể mở rộng và chốt kiến thức. XIn cảm ơn đã quan tâm đến tài liệu này

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT HÒA BÌNH TRƯỜNG THCS VĨNH THỊNH

TỔ: ĐỊA-HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY- HỌC ĐỊA LÝ LỚP 9

Ở TRƯỜNG THCS VĨNH THỊNH

GV: PHẠM NGỌC TRINH

NĂM HỌC: 2013- 2014

Trang 2

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

DẠY- HỌC ĐỊA LÝ LỚP 9

A PHẦN MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết giáo dục được coi là lĩnh vực quan trọng Nó luôn đi trước sự phát triển của Đất nước, nên vấn đề chất lượng giáo dục hiện nay đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của xã hội Vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi Giáo viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực sư phạm, có sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy, có như vậy thì sản phẩm của quá trình dạy học mới đạt kết quả cao

Trong thời qua, việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa đòi hỏi phải có

sự đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học với sách giáo khoa mới, trong quá trình dạy học giáo viên phải biết lựa chọn các hình thức để tổ chức, hướng dẫn học sinh theo nội dung của từng bài, còn học sinh phải nổ lực tìm tòi kiến thức dưới

sự hướng dẫn của giáo viên trong quá trình học tập của mình

Với mục tiêu cần đạt được trong quá trình dạy học là hình thành cho học sinh phương pháp học tập để chiếm lĩnh tri thức và tạo cho bản thân một phương pháp học tập phù hợp để nắm vững kiến thức, xử lý những thông tin thu thập trong quá trình học tập Muốn vậy, Giáo viên tích cực chủ động trong việc đổi mới phương pháp và

đa dạng hóa các hình thức dạy học để giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách hiệu quả nhất

Chính vì những yêu cầu quan trọng trên, trong quá trình thực hiện giảng dạy trên lớp bản thân tôi đã: “ Vận dụng một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lý 9”, phần công việc mà tôi được đảm nhận trong nhiều năm học qua, bước đầu đã có những kết quả nhất định

Trang 3

B PHẦN NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Trong quá trình dạy học, việc nâng cao chất lượng dạy và học là một vấn đề được quan tâm và đòi hỏi phải có sự nổ lực của Thầy và Trò Trước hết để nâng cao chất lượng giảng dạy đòi hỏi người thầy phải có năng lực sư phạm vững vàng bởi vì dạy học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật phải có những phương pháp giảng dạy phù hợp, theo hướng tích cực giúp học sinh chủ động trong việc tìm kiếm lĩnh hội kiến thức Việc nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và dạy học môn Địa lý nói riêng cần có những phương pháp đặc trưng riêng Ngoài việc lên lớp nhiều giáo viên phải không ngừng học hỏi tìm kiếm những tài liệu tham khảo có liên quan, để làm sao có thể truyền đạt những kiến thức cho học sinh một cách nhẹ nhàng,

dễ hiểu Sự tiếp thu của học sinh nhiều hay ít, nhanh hay chậm sẽ liên quan đến chất lượng của việc học Khi mà học sinh lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ, tự giác và

tích cực thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng trong quá trình học tập của học sinh

II CƠ SỞ THỰC TIỄN:

1 Thực trạng dạy học môn Địa lý ở trường THCS Vĩnh Thịnh

Bản thân tôi là tổ trưởng, nhiều năm đảm nhận giảng dạy môn Địa lý lớp 9, qua quá trình giảng dạy trên lớp, tìm hiểu và trao đổi với một số đồng nghiệp, nên tôi

đã rút ra những ưu điểm, nhược điểm của việc giảng dạy môn Địa lý ở trường THCS

Vĩnh Thịnh như sau:

* Ưu điểm:

Giáo viên:

- Giáo viên nắm được phương pháp dạy học đặc trưng đối với môn Địa lý Trong quá trình dạy đã biết lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung này, kết hợp tốt các phương pháp trong các hoạt động dạy học, tổ chức tốt hoạt động của thầy và hoạt động của trò

- Đảm bảo kiến thức chính xác theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, đảm bảo tính hệ thống giúp học sinh dễ học và dễ hiểu

- Sử dụng phương pháp và kết hợp các phương tiện dạy học hiện có phù hợp với nội dung từng bài

Trang 4

- Tổ chức nhiều hình thức học tập thích hợp, điều khiển học sinh học tập tích cực và chủ động Chú ý đến từng đối tượng học sinh, kèm cặp, giúp đỡ cho học sinh còn yếu, tiếp thu bài còn chậm

Học sinh:

- Phần lớn học sinh đã nhìn nhận về bộ môn Địa lý không phải là môn học phụ, nên đã dầu tư thời gian và tài liệu (sách giáo khoa, vở bài tập, tập bản đồ, átlát, câu hỏi trắc nghiệm )

- Nhiều em có ý thức tìm tòi tài liệu tham khảo, phát biểu ý kiến khi chưa hiểu bài, chăm lo việc học bài và làm bài ở nhà Một số em tự nguyện tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi, điều đó đã động viên tinh thần cho những giáo viên dạy môn Địa lý

* Nhược điểm:

- Thường thì các tiết thao giảng, thanh tra kiểm tra thì có sự chuẩn bị chu đáo

cả về thời gian lẫn phương tiện dạy học nên giờ dạy đạt hiệu quả cao, còn một ít số tiết dạy thường xuyên ở trường thì giáo viên chưa có sự đầu tư về thời gian nên hiệu quả còn hạn chế

- Do điều kiện cơ sở vật chất của trường nên có khi giáo viên còn dạy chay, chưa đổi mới phương pháp trong giảng dạy, hiệu quả dạy và học còn thấp

- Một số học sinh chưa có sự ham mê trong học tập, tư tưởng coi thường môn Địa lý

- Một số ít học sinh kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ, phân tích bảng biểu đặc biệt là

kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ còn yếu

- Một số học sinh khi hoạt động nhóm và khi xây dựng bài không chịu khó suy nghĩ, thiếu chủ động còn phụ thuộc vào sách giáo khoa,

Từ những thực trạng trên, bản thân tôi xin đưa ra một số giải pháp để khắc phục

và hạn chế những tồn tại với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lý, đặc biệt là môn Địa lý 9 mà tôi trực tiếp giảng dạy trong thời gian qua

Trang 5

2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY

VÀ HỌC MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS VĨNH THỊNH

2.1 Đổi mới cách soạn bài:

- Giáo án được xem là bản kế hoạch dạy học của giáo viên.Vì vậy trong giáo án phải chú trọng thiết kế các hoạt động học tập của học sinh, tăng cường tổ chức các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ, chuẩn bị phiếu học tập Tăng cường giao tiếp giữa thầy và trò, huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm của từng học sinh

- Phải lựa chọn nội dung thích hợp: Những nội dung phải đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, tính giáo dục, tính phổ thông của chương trình Tuy nhiên, khối lượng tri thức nhiều nhưng thời gian lại có hạn (45 phút), nên những yêu cầu phải đảm bảo tính khoa học, tính chính xác là cần thiết, bên cạnh đó cũng phải đảm bảo tính vừa sức với học sinh

- Hệ thống câu hỏi đặt ra phải có tính kích thích sự tò mò, ham hiểu biết, có nhiều ý nghĩa về thực tế, đặt ra vấn đề học tập dưới dạng mâu thuẫn giữa các học sinh đã biết và học sinh chưa biết

*Ví dụ:

Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Cần nêu câu hỏi kích thích sự tò mò của học sinh như: Những nét văn hóa riêng của các dân tộc được thể hiện như thế nào Cho ví dụ? Em thuộc dân tộc nào? Địa bàn cư trú ở đâu? Nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc em là gì? Sự phân bố các dân tộc Việt Nam như thế nào?

- Xác định nhiệm vụ phát triễn năng lực nhận thức, rèn luyện các kĩ năng và tư duy phù hợp với nội dung bài học, làm thế nào để những học sinh có trình độ nhận thức và tư duy khác nhau đều được làm việc với sự nổ lực của bản thân

Ví dụ:

Trong bài 30: Thực hành so sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm

ở Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây nguyên

Phải chú trọng rèn luyện cho học sinh kĩ năng so sánh sự khác biệt về cây công nghiệp ở hai vùng Để hoàn thành nội dung này, giáo viên phải tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, mỗi nhóm phân tích một loại cây để các học sinh có trình độ khác nhau có thể hỗ trợ cho nhau trong việc tìm ra kiến thức

Trang 6

2.2 Xây dựng tình huống có vấn đề:

- xây dựng những tình huống có vấn đề, khi học sinh đứng trước một mục đích muốn đạt tới, nhận biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết bằng cách nào,

chưa đủ kiến thức để giải quyết

- Khi xây dựng tình huống có vấn đề, GV cần lựa chọn:

+ Đặt vấn đề, hướng dẫn học sinh cách giải quyết vấn đề.GV đánh giá kết quả làm việc của HS

+ Nêu vấn đề, gợi ý học sinh cách giải quyết GV và HS cùng đánh giá kết quả làm việc

+ GV cung cấp thông tin , tạo tình huống HS phát hiện vấn đề nảy sinh cần giải quyết, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn phương pháp giải quyết GV

và HS cùng đánh giá

+ GV đưa tình huống thực để học sinh tự phát hiện vấn đề, lựa chọn vấn đề cần giải quyết, tự lập kế hoạch và tìm các phương pháp giải quyết, tự đánh giá chất lượng và hiệu quả giải quyết vấn đề

* Ví dụ Bài:Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

GV: ? Tại sao vùng Đồng bằng sông Hông có mật độ dân số cao nhất nước?

- HS: Nêu các giả thuyết về nguyên nhân làm cho Đồng bằng có mật độ dân số cao nhất cả nước là: (HS thảo luận , trao đổi, phân tích và so sánh HS rút ra kết luận)

+ GV chuẩn kiến thức: Do Đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai phá và định cư lâu đời, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cư trú và sản xuất, nền nông nghiệp phát triển sớm với hoạt động trồng lúa nước là chủ yếu, cần nhiều lao động, có mạng lưới đô thị dày đặc, tập trung nhiều trung tâm công nghiệp,dịch vụ (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, )

2.3 Tổ chức hình thức hoạt động nhóm

- Hoạt động nhóm có nhiều ưu điểm, giúp học sinh phát huy tối đa tính chủ động, tích cực trong giờ học Khi cho học sinh hoạt động theo nhóm, tùy theo bài mà Giáo viên có thể phân ra các nhóm nhỏ, lớn để thu hút học sinh giải quyết vấn đề có hiệu quả

Trang 7

- Các bước tiến hành cơ bản:

+ Hình thành các nhóm làm việc: tổ chức nhóm, chỉ định chỗ làm việc của các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm

+ Các nhóm thực hiện công việc: thảo luận , trao đổi ý kiến, đưa ra kết luận chung, cử đại diện trình bày kết quả của nhóm trước lớp

+ Tổng hợp kết quả của các nhóm: đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung nếu thiếu

+ GV chuẩn kiến thức chủ yếu của bài học GV nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm và tổng kết lại kiến thức toàn bài

* Ví dụ:

Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư Dựa vào kênh chữ SGk, quan sát Hình 3.1/SGK, thời gian 5 phút theo yêu cầu sau;

?Hãy cho biết dân cư tập trung đông đúc ở những vùng nào? Thưa thớt ở những

vùng nào? Vì sao ?

- Học sinh dựa vào H3.1/SGK, trao đổi , thảo luận và đưa ra các ý kiến của nhóm mình

+ Sau khi các nhóm trình bày ý kiến, Giáo viên gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung + Giao viên chuẩn kiến thức: những vùng dân cư đông đúc là đồng bằng và ven biển Những vùng dân cư thưa thớt là ở vùng núi và Tây Nguyên rút ra kiến thức cần nhớ của phần thảo luận Giáo viên đánh giá cho điểm từng nhóm hoặc Học sinh tự đánh giá cho điểm các nhóm dưới sự dẫn dắt của Giáo viên

Sau phần thảo luận Giáo viên có thể đưa thêm câu hỏi khó để HS suy nghĩ trả lời

nhằm khuyến khích các em tập trung, mở rộng kiến thức cho HS: Sự phân bố dân cư

không đồng đều có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội như như thế nào? Học sinh trả lời, nhận xét, bổ sung Giáo viên có thể mở rộng và chốt kiến thức

Ngày đăng: 17/08/2015, 11:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w