Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
217 KB
Nội dung
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN THANH KHÊ TRƯỜNG TIỂU HỌC HUỲNH NGỌC HUỆ o0o SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng tiết học Lịch sử lớp 4. MỞ ĐẦU Trong nhiều năm qua, hiệu quả giáo dục của môn Lịch sử ở trờng tiểu học cha cao. Một trong những nguyên nhân làm giảm sút chất lượng dạy - học Lịch sử ở tiểu học là do phương pháp dạy cơ bản vẫn là “thầy đọc, trò ghi”, rồi “học thuộc lòng, nói lại theo sách”. Cách dạy này chỉ giúp các em tái tạo lại sự kiện, hiện tượng; chỉ mới “biết” lịch sử diễn ra nh thế nào một cách máy móc. Những kiến thức lịch sử không đọng lại trong đầu các em mà “trôi tuột” đi sau mỗi tiết dạy. Tình trạng học sinh không nhớ sự kiện lịch sử, nhầm lẫn kiến thức, không hiểu lịch sử là tơng đối phổ biến. Xuất phát từ thực tiễn trên, là một giáo viên tiểu học, với một trong những nhiệm vụ là bồi dỡng cho các em lòng tự hào về những trang lịch sử hào hùng của dân tộc, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở phải tổ chức các hoạt động dạy học nh thế nào nhằm tạo điều kiện để học sinh độc lập suy nghĩ, tự tìm tòi, phát hiện kiến thức một cách độc đáo, sáng tạo. Trong quá trình công tác, tôi luôn nghiên cứu và đa vào ứng dụng phối hợp nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy-học môn Lịch sử đối với học sinh lớp 4. Từ đó, tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng tiết học Lịch sử lớp 4” làm sáng kiến kinh nghiệm của năm học 2008-2009. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bài viết đợc chia thành 3 phần: I. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu. II. Các biện pháp và những ví dụ cụ thể III. Kết quả. I. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 1- Cơ sở lý luận. Dân tộc Việt Nam có một lịch sử lâu đời với nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế- xã hội và chiến công rất đỗi tự hào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “ Dân ta phải biết sử ta Cho tờng gốc tích nước nhà Việt Nam”. Đã là ngời dân Việt Nam thì dù ở đâu, lứa tuổi nào cũng phải biết lịch sử của nước mình, đó là đạo lý muôn đời của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn” Học tập lịch sử là quá trình nhận thức những sự việc diễn ra trong quá khứ của xã hội để hiểu về hiện tại và chuẩn bị cho tơng lai. Đặc trưng nổi bật của nhận thức về lịch sử là con ngời không thể tri giác trực tiếp những gì thuộc về quá khứ. Mặt khác, lịch sử là những sự việc là hiện thực trong quá khứ, là tồn tại khách quan; không thể “phán đoán”, “suy luận”, để biết lịch sử. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên, tất yếu của bộ môn Lịch sử ở trờng phổ thông là tái tạo lịch sử, tức là cho học sinh tiếp xúc với chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ; tạo ra ở học sinh những hình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử; tạo ra những biểu tượng về con ngời và hoạt động của họ trong bối cảnh thời gian, không gian xác định, trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Chương trình Lịch sử dạy ở bậc tiểu học giúp các em học sinh hiểu biết sơ lược về lịch sử nước nhà, về một số danh nhân, các anh hùng dân tộc và một số nhà khoa học, về chiến thắng vẻ vang của ông cha. Các bậc tiền bối là những tấm gơng sáng để các em noi theo. Từ đó, xây dựng ý thức tự cường, tự tôn dân tộc, làm nảy nở tình yêu Tổ quốc một cách tự nhiên, chân thực trong tâm hồn các em. Chính vì vậy, môn Lịch sử có tầm quan trọng, đặc biệt trong chương trình đào tạo học sinh lớp 4 của các nhà trờng Tiểu học. 2- Cơ sở thực tiễn. Các em học sinh lớp 4, lần đầu tiên chính thức đợc học lịch sử qua phân môn “Lịch sử - Địa lí”. Các em cha hiểu nhiều về lịch sử, việc tìm hiểu và đọc các sách giới thiệu về lịch sử Việt Nam cũng còn rất hạn chế. Đối với các em những kiến thức lịch sử còn xa vời và khó hiểu. Trong giảng dạy, không ít giáo viên lệch trọng tâm do nhiều bài có nội dung tổng hợp (Bài: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên) hoặc lan man vào các truyền thuyết lịch sử (Bài: Nước Văn Lang; Nhà Lý dời đô ra Thăng Long). Từ những đặc điểm đó, đòi hỏi ngời giáo viên phải có suy nghĩ và có những hình thức, biện pháp thích hợp để giảng dạy đạt kết quả tốt và gây hứng thú cho học sinh, giúp các em hiểu và thêm yêu môn Lịch sử. II. nội dung một số biện pháp và trờng hợp áp dụng cụ thể 1- Su tầm và lựa chọn kiến thức lịch sử. Để dạy tốt các bài Lịch sử trong môn Lịch sử - Địa lí mỗi giáo viên bằng các kênh thông tin, nhiều nguồn tài liệu, t liệu để tự trang bị cho mình những kiến thức nhất định về môn Lịch sử. Trong quá trình giảng dạy, bên cạnh việc nghiên cứu kĩ các sách giáo khoa Lịch sử dùng trong trờng tiểu học, trung học cơ sở của Nhà xuất bản Giáo dục, mỗi giáo viên cần tham khảo các tài liệu nh: Lịch sử Việt Nam (tập I và II)- Nhà Xuất bản Giáo dục, năm 1984; Các Triều đại Việt Nam- Nhà Xuất bản Thanh niên, năm 2000; Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hoá-Thông tin, năm 1998. Ngoài việc tham khảo các tài liệu về môn lịch sử, một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu đợc đó là bản thân ngời giáo viên phải tạo cho mình một trạng thái tâm lý thoải mái, hứng thú khi giảng dạy tiết học Lịch sử. Sau khi đọc, tôi thờng xuyên ghi chép lại những câu chuyện hoặc những nội dung, những ý có thể bổ sung vào bài giảng. Tuy nhiên, phải có sự lựa chọn những chi tiết nào có thể giảng để học sinh lớp 4 hiểu đợc, đồng thời xác định ý đó, nội dung đó đa vào phần nào trong nội dung bài giảng. Cụ thể đối với một số bài nh sau: Bài 8: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất -năm 981 (SGK Lịch sử- Địa lí 4, tr 27). Sau khi đọc cuốn “Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam”, Tôi ghi lại một số nội dung với mục đích và dự kiến thời gian sử dụng nh sau: Nội dung: Lê Đại Hành (Lê Hoàn) sinh năm 941 ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hoá, trong một gia đình nghèo, cha là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị Sen, cha mẹ của Lê Hoàn mất sớm, Lê Hoàn phải đi làm con nuôi cho một vị quan nhỏ. Lớn lên Lê Hoàn theo Nam Việt Vơng Đinh Liễn đã lập nhiều chiến công. Khi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước lập lên cơ nghiêp nhà Đinh. Lê Hoàn đợc Đinh Tiên Hoàng phong cho làm Thập Đạo Tớng quân lúc ông tròn 30 tuổi. Sau khi chỉ huy quân dân cả nước đánh tan quân Tống xâm lược, nhà vua Lê Hoàn lo xây dựng lực lượng bảo vệ Tổ quốc, mặt khác đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp để chấn hng đất nước. Về đối ngoại: Ông dùng chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo nhng kiên quyết bảo vệ nền độc lập của đất nước. Năm ất Tỵ (1005), Lê Đại Hành mất, ông lên ngôi vua đợc 25 năm (980-1005), thọ 65 tuổi. + Mục đích: Giúp học sinh hiểu rõ hơn về Lê Hoàn, hiểu ông là ngời đủ tài, đức để cứu nước khỏi nạn thù trong giặc ngoài, hiểu đợc hành động Thái Hậu Dơng Vân Nga nhờng lại ngôi báu cho Lê Hoàn là đúng, là sáng suốt và vì lợi ích dân tộc. + Thời gian sử dụng: Cho học sinh đọc cả lớp nghe vào cuối tiết dạy. Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075-1077) (SGK Lịch sử- Địa lí 4, tr 34) + Nội dung: Tôi su tầm và đọc cho học sinh nghe bài thơ “Thần“ của Lý Thờng Kiệt: Nam quốc sơn hà Nam Đế c Tiệt nhiên định phận tại thiên th Nh hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại h Mục đích: Giúp học sinh nắm đợc nguyên tác, đồng thời hiểu đợc thời đó nhân dân ta dùng chữ Hán chứ không phải chữ Quốc ngữ bây giờ. + Nội dung: Lý Thờng Kiệt tên thật là Ngô Tuấn ngời Bắc Biên, Ngọc Thuỵ, Long Biên, Hà Nội. Là con nhà võ tớng, ngay từ nhỏ ông đã tỏ ra là ngời có chí hớng, ham đọc binh th và luyện tập võ nghệ. Lớn lên lập đợc nhiều công lao lại là ngời có đạo đức tốt nên đợc vua Lý Thánh Tông yêu mến kết nghĩa làm anh em đợc mang họ vua. Khi vua Lý Nhân Tông lên ngôi, ông đợc cử làm Phục quỗc Thái uý cương vị nh tể tớng. + Mục đích: Bên cạnh việc giáo dục niềm tự hào về cha ông ngày trước còn tạo đợc cảm giác gần gũi với nhân vật trong lịch sử mặc dù sự kiện cách chúng ta ngày nay gần 1.000 năm. Bài 14: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên- Mông (SGK Lịch sử- Địa lí 4, tr 40). + Nội dung: Hng Đạo Vơng Trần Quốc Tuấn là một anh hùng kiệt xuất của dân tộc ta, đồng thời là Danh nhân quân sự thế giới (Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam). + Mục đích: Giáo dục học sinh lòng tự hào về cha ông ta ngày trước, đồng thời giáo dục học sinh noi gơng các bậc tiền bối. Bên cạnh việc su tầm của bản thân, giáo viên cần có những hình thức, biện pháp phù hợp để khuyến khích các em học sinh cùng su tầm t liệu, tài liệu về kiến thức lịch sử. Qua đó, góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu giảng dạy của mình, cũng nh tăng thêm sự hiểu biết của các em về kiến thức lịch sử, ham thích môn học đồng thời động viên các em tìm đọc những mẩu chuyện về lịch sử, bước đầu hình thành thói quen su tầm cho học sinh. 2- Học hỏi kinh nghiệm. Mỗi giáo viên cần không ngừng học hỏi kinh nghiệm giảng dạy của các bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài trờng, đặc biệt là các đồng chí trong ban Giám hiệu nhà trờng, các đồng chí có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy môn Lịch sử của Phòng Giáo dục, Cụ thể: tôi dự đầy đủ các tiết dạy chuyên đề môn Lịch sử do Phòng Giáo dục tổ chức, tham khảo giáo án các tiết dạy tốt, thờng xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với đồng nghiệp. 3- Soạn giáo án: Thực tiễn giảng dạy cho thấy: Một giáo án đợc soạn cẩn thận, công phu sẽ giúp cho giáo viên lên lớp đợc vững vàng, tự tin, tiết dạy đạt hiệu quả cao. Do vậy, khi soạn giáo án ngời giáo viên cần đặc biệt quan tâm, chú ý đến mục đích, yêu cầu và trọng tâm của bài. Điều này giúp cho chúng ta bám sát vào nội dung, tránh tình trạng giảng miên man, xa rời trọng tâm dẫn đến học sinh chỉ nhớ ý phụ, sự kiện lẻ tẻ mà không nắm đợc yêu cầu chủ yếu của bài. Sau khi xác định đợc trọng tâm bài, khi soạn thảo giáo án giáo viên cần trình bày rõ ràng những ý cơ bản, gạch chân dới những sự kiện, ngày, tháng, địa điểm quan trọng mà học sinh phải nắm vững. Ví dụ: Trọng tâm của Bài 2- “Nước Âu Lạc”: - Bối cảnh ra đời - Những thành tựu của Nhà nước Âu Lạc, đặc biệt là sự phát triển của kỹ thuật, quân sự. - Những nguyên nhân gây thảm họa mất nước. - Qua bài này giáo dục học sinh ý thức tự hào với sự ra đời của Nhà nước Âu Lạc đánh dấu bước phát triển của dân tộc và giáo dục tinh thần cảnh giác trước âm mu của kẻ thù. L u ý: Khi dạy bài này, giáo viên tránh sa đà vào việc kể lại câu chuyện An Dơng Vơng và nỏ thần, nhng cũng nên cho học sinh nhớ lại để so sánh giữa lịch sử và thần thoại. Sự thật về nỏ thần: Vào năm 1959 các nhà khảo cổ đã tìm ở ngoại thành Cổ Loa. Có loại to, loại nhỏ. Các đầu mũi tên đều nhọn, sắc và có hình ba cạnh nh quả trám. Các đầu mũi tên này còn phải lắp vào thân tên bằng tre, phía đuôi có cánh. (Phương pháp dạy học tìm hiểu Tự nhiên xã hội- Vụ giáo viên) Ví dụ: Trọng tâm bài 14: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên (SGK Lịch sử- Địa lí 4, tr 34). Qua bài này, học sinh nắm đợc những kiến thức sau: - Dới thời nhà Trần, ba lần quân Mông-Nguyên sang xâm lược nước ta. - Quân dân nhà Trần đồng lòng đánh giặc, bảo vệ Tổ quốc. - Tài nghệ chỉ huy của vua tôi nhà Trần (tiêu biểu là Trần Hng Đạo) đã đánh thắng 1 đạo quân hùng mạnh bậc nhất thế giới. - Giáo dục học sinh lòng tự hào về ba lần chiến thắng quân Mông- Nguyên của quân dân nhà Trần và truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm oanh liệt của nhân dân ta. 4- Đồ dùng trực quan : [...]... viết này là những kinh nghiệm tôi đã đúc kết và rút ra trong suốt quá trình giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4 Việc học tập môn Lịch sử của học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng hiện nay cha đợc quan tâm đúng mức Để có thể cuốn hút các em vào học tập trong các tiết học Lịch sử, giáo viên phải không ngừng học hỏi, nghiên cứu tài liệu giáo dục để nâng cao kiến thức về Lịch sử cũng nh kỹ năng... (4tập)- NXB Thanh niên - 1998 3) Kiến thức Lịch sử cho giáo viên tiểu học- NXS Giáo dục- 2005 4) Lịch sử Việt Nam (Tập I và II)- NXB Giáo dục- 19 84 5) Lịch sử và Địa lý 4- NXB Giáo dục- 2005 6) Tài liệu bồi dỡng giáo viên dạy các môn học lớp 4 (Tiếng Việt, Đạo đức, Lịch sử và Địa lí)- NXB Giáo dục- 2005 7) Thiết kế bài giảng Lịch sử ở trờng tiểu học- NXB Giáo dục- 2005 8) Tóm tắt niên biểu lịch sử. .. các phương pháp và các hình thức dạy học để tạo không khí hào hứng, phấn khởi giúp cho học sinh tiếp thu bài một cách thoải mái, đạt chất lượng cao nhất Chính từ những suy nghĩ đó, tôi đã nghiên cứu đa ra các hoạt động “Chơi mà Học nhằm đổi mới về hình thức dạy học, quan tâm đến các hoạt động bổ trợ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tránh đợc một giờ Lịch sử khô khan, trừu tượng đối với học sinh Tuy... là một vài kinh nghiệm rút ra từ thực tế giảng dạy, mỗi giáo viên có thể áp dụng một cách sáng tạo để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử lớp 4 5.1 Viết bảng: Giáo viên cần viết lên bảng những ý chính các em cần nắm vững Nh vậy, qua việc trình bày bảng, học sinh có thể dựa vào đó nhớ nội dung bài ngay tại lớp Bài 8: “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất” (SGK Lịch sử- ... Nam- NXB Văn hoá- Thông tin1998 mục lục Trang Mở đầu 3 I Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 4 1 Cơ sở lí luận 4 2 Cơ sở thực tiễn 4 iI nội dung một số biện pháp và trờng hợp áp dụng cụ thể 6 1 Su tầm lựa chọn kiến thức lịch sử 6 2 Học hỏi kinh nghiệm 8 3 Soạn giáo án 8 4 Đồ dùng trực quan 9 5 Giảng dạy trên lớp 10 6 Giáo án minh hoạ 1 tiết dạy cụ thể 15 III Kết quả đạt đợc 21 Kết luận 22 Tài liệu tham... Bài 14 “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên” (SGK Lịch sử- Địa lí 4, tr 40 ) Chúng ta có thể chia học sinh thành nhóm ( 4học sinh/ 1nhóm) thảo luận một số nội dung: 1/ Khi giặc Mông- Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc? 2/ Hãy nêu kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên? 5 .4 Hệ thống kiến thức: Các sự kiện lịch sử thờng có tính chất. .. mà học" : Trong tiết học, giáo viên có thể tổ chức một số hoạt động dới dạng các cuộc thi nh: thi nói nhanh tên vị vua trong thời điểm lịch sử cụ thể, lựa chọn câu hỏi, đặt câu hỏi cho dữ kiện, nhằm làm cho không khí tiết học sinh động hơn, đồng thời giúp học sinh củng cố kiến thức nắm bài chắc hơn và phát triển năng lực t duy cho các em + Bài 7: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân (SGK Lịch sử- Địa lí 4, ... những kinh nghiệm bước đầu của bản thân, cho nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện Qua bài viết này, tôi hi vọng nhận đợc sự đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, bạn bè và đồng nghiệp để các biện pháp, hình thức đợc đề cập ngày càng hoàn thiện và có thể phổ biến rộng rãi hơn Từ đó, có cơ sở góp phần cho việc nâng cao chất lượng dạy, học bộ môn Lịch sử - Địa lí ở bậc Tiểu học. .. Nước ta dới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc (SGK Lịch sử- Địa lí 4, tr 17), chúng ta cho học sinh lập sơ đồ về các cuộc khởi nghĩa nh sau: TT 1 Năm 40 Tên cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trng 2 3 4 5 6 7 248 … … 722 … … 8 931 9 938 … Lý Bí Triệu Quang Phục … Phùng Hng Khúc Thừa Dụ … … + Bài 19: Văn học và khoa học thời Hậu Lê (SGK Lịch sử- Địa lí 4, tr 51) Tác giả Nguyễn Trãi Tác phẩm Nội dung...Về mặt t duy, đa số các học sinh mới chỉ là t duy cảm tính nên việc chuẩn bị, sử dụng đồ dùng trực quan phù hợp sẽ góp phần quan trọng giúp tiết học thành công Trong môn lịch sử giáo cụ trực quan ít, đơn giản nhng lại rất cần thiết để các em thấy đợc sự kiện, nhân vật lịch sử từ đó gây hứng thú trong giờ học Từ kinh nghiệm rút ra trong việc tự làm và sử dụng các dụng cụ trực quan theo . TIỂU HỌC HUỲNH NGỌC HUỆ o0o SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng tiết học Lịch sử lớp 4. MỞ ĐẦU Trong nhiều năm qua, hiệu quả giáo dục của môn Lịch sử. sinh lớp 4. Từ đó, tôi lựa chọn đề tài: Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng tiết học Lịch sử lớp 4 làm sáng kiến kinh nghiệm của năm học 2008-2009. Ngoài phần Mở đầu và Kết. độc đáo, sáng tạo. Trong quá trình công tác, tôi luôn nghiên cứu và đa vào ứng dụng phối hợp nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy -học môn Lịch sử đối với học sinh lớp 4. Từ đó,