UBND THANH PHO DA NANG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ki k¿+**+
BAO CAO KHOA HOC
MOT SO GIAI PHAP CHU YEU NHẰM NÂNG CAO ©
CHAT LƯỢNG DẠY - HỌC NGOẠI NGỮ
TRONG CÁC TRƯỜNG PHÔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÓ ĐÀ NANG
kkk
Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tao Ban Chú nhiệm đề tài:
1 Thạc sĩ Ngô Thị Thanh Nhung - Chủ nhiệm
Trang 2LOI NOI DAU
Nham tiếp tục đưa đất nước tiến triển ngang tầm với những quốc gia trong khu vực và trên thê giới, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển giáo
dục 2001-2010, trong đó đề cập đến những thành tựu, những tồn tại của giáo dục
nước ta hiện nay, những t thời cơ, thách thức trong những thập kỷ tới; đồng thời, đề ra
những giải pháp phát triển giáo dục, trong đó chú trọng đến việc đạy ngoại ngữ trên
diện rộng, tạo điều kiện cho học sinh được học liên tục để khi tốt nghiệp các bậc học
phổ thông có thể sử dụng được, đáp ứng yêu cầu hội nhập về xã hội, văn hóa và kinh
tế với khu vực và thế giới
Tại thành phố Đà Nẵng, trong những năm qua, cùng với những thành tựu chung về kinh tế - xã hội, sự nghiệp giáo dục-đào tạo đã phát triển và đạt được những kết quả nhất định Qui mô phát triển số lượng và chất lượng giáo dục tăng nhanh ở tất cả các bậc học, ngành học Số lượng và chất lượng học sinh giỏi ngày một tăng cao Số học sinh đoạt giải quốc gia luôn tăng theo từng năm, trong đó môn ngoại ngữ chiếm
đa số Song, thực tiễn dạy và học ngoại ngữ đại trà trong nhà trường tại thành phố
Đà Nẵng cho thấy còn có những bất cập đối với những yêu cầu của xã hội Sau khi tốt nghiệp phô thông, khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của phần lớn học sinh vẫn còn hạn chế Điều này có liên quan | đến chương trình học, kiểm tra đánh giá, học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý, các cấp quản lý giáo dục, điều kiện đạy học, chế độ, chính sách,
Với tiền để nêu trên, nhóm nghiên cứu được giao nhiệm vụ thực hiện dé tài “Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ trong các trường phổ thông tại thành phố Đà Nẵng” ,Mục tiêu của dé tài là tìm hiểu thực trạng và đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng việc dạy học ngoại ngữ,
trước mắt là tiếng Anh và tiếng Pháp trong các trường tiểu học, THCS, THPT Kết
quả xử lý số liệu qua khảo sát là hoàn toàn mới, chưa sử dụng trong bất kỳ tài liệu
nào trước đây Các phân tích trong đề tài dựa trên cơ sở thực tiến của bảng xử lý số
liệu và các thống kê của ngành giáo dục và đảo tạo thành phố Những giải pháp đề xuất dựa trên cơ sở thực tế của quá trình thực hiện đề tài và những định hướng mang
tính chất chiến lược của việc dạy học ngoại ngữ trong những năm đến
Trong quá trình thực hiện, để tài đã nhận được sự quan tâm của HĐND, UBND
thành phố, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo; sự hỗ trợ của
trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện,
các học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý các trường Tiêu học, THCS, THPT trên địa
bàn thành phố Nhóm nghiên cứu xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo và cộng tác của tất cả các cơ quan và cá nhân đã giúp chúng tơi hồn thành đề tài
nghiên cứu này
Trang 3MUC LUC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN CỦA VẤN ĐẺ DẠY VÀ HỌC NGOAI NGU TRONG TRUONG PHO THONG HIEN NAY TAI
THANH PHO DA NANG 1-9
1.1 Giới thiệu và tóm tắt đề tài:
1.1.1 Khái quát mục tiêu, đối tượng nghiên cứu, nội dung,
phạm vi và nhiệm vụ của để tài
1.1.1.1 Mục tiêu của đề tài
1.1.1.2 Đối tượng nghiên cứu
1.1.1.3 Nội dung nghiên cứu
1.1.1.4 Pham vi và nhiệm vụ của đề tài:
1.1.2 Phương pháp thực hiện dé tai
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
1.2.1 Lịch sử vấn đề
1.2.2 Những li do đề thực hiện dé tai 5
1.2.2.1 Những cơ sở lý luận đề thực hiện đề tài 5 1.2.2.2 Những cơ sở thực tiễn dé thực hiện dé tai 7 — G2 kÐ Nộ Bỉ w
CHUONG 2: THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TẠI CÁC
TRƯỜNG PHO THONG O THANH PHO DA NANG 10-46
2.1 Thực trạng chung về dạy học ngoại ngữ tại các trường phé thong 10 2.2 Thực trạng dạy và học tiếng Anh tại các trường phổ thông ở 11
thành phố Đà Nẵng
2.2.1 Ở các trường Tiểu học 11
2.2.1.1 Việc học tập của học sinh 11 2.2.1.2 Việc giảng dạy của giáo viên _ 13 2.2.1.3 Chương trình và sách giáo khoa 13
2.2.1.4 Kiểm tra và đánh giá 15
2.2.1.5 Điều kiện giáng dạy và học tập 15
2.2.1.6 Cơ cầu đội ngũ giáo viên 16
2.2.1.7 Quản lý dạy và học 17
2.2.2 Ở các trường THCS 18
2.2.2.1 Việc học tập của học sinh 18
2.2.2.2 Việc giảng dạy của giáo viên - 20
2.2.2.3 Chương trình và sách giáo khoa 21
2.2.2.4 Kiểm tra và đánh giá 22
2.2.2.5 Điều kiện giảng đạy và học tập 23
Trang 42.2.2.7 Quản lý dạy và học 24
2.2.3 Ở các trường THPT „ 26
2.2.3.1 Việc học tập của học sinh 26
2.2.3.2 Việc giảng dạy của giáo viên : 27 2.2.3.3 Chuong trình và sách giáo khoa 27
2.2.3.4 Kiểm tra và đánh giá 28
2.2.3.5 Điều kiện giảng dạy và học tập 28
2.2.3.6 Cơ cầu đội ngũ giáo viên 29
2.2.3.7 Quản lý đạy và học 30
2.3 Thực trạng dạy và học bộ môn tiếng Pháp trong từng bậc học 31
2.3.1 Ở các trường Tiểu học 31
2.3.1.1 Việc học tập của học sinh 31 2.3.1.2 Việc giảng dạy của giáo viên 32 2.3.1.3 Chuong trình và sách giáo khoa 33 2.3.1.4 Kiém tra va danh gid 34
2.3.1.5 Điều kiện giảng dạy và học tập 35
2.3.1.6 Cơ cấu đội ngũ giáo viên 35 2.3.1.7 Quản lý dạy và học 35
2.3.2 Ở các trường THCS 36
2.3.2.1 Việc học tập của học sinh 36
2.3.2.2 Việc giảng dạy của giáo viên ˆ 37
2.3.2.3 Chương trình và sách giáo khoa 38
2.3.2.4 Kiểm tra và đánh giá ‘ 39
2.3.2.5 Điều kiện giảng day và học tập” ‘ 39
2.3.2.6 Cơ cầu đội ngũ giáo viên : 39
2.3.2.7 Quản lý dạy và học 40
2.3.3 Ở các trường THPT 41
2.3.3.1 Việc học tập của học sinh : 41
2.3.3.2 Việc giảng dạy của giáo viên 43 2.3.3.3 Chương trình và sách giáo khoa 43
2.3.3.4 Kiểm tra và đánh giá 44
2.3.3.5 Điều kiện giảng day và học tập 45
2.3.3.6 Cơ cấu đội ngũ giáo viên 45
2.3.3.7 Quan ly day va hoc 46
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHU YEU DE NANG CAO CHAT LƯỢNG DAY VA HOC NGOAI NGỮ 47-78
A Những cơ sở để xuất giải pháp 47
B Các nhóm giải pháp chủ yêu 48 3.1 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng học ngoại ngữ ; 49
3.1.1 Đôi với học sinh 49
Trang 53.1.1.2 Ở các trường THCS, THPT 3.1.2 Đối với giáo viên 3.1.2.1 Ở các trường tiêu học ' 3.1.2.2 Ở các trường THCS, THPT 3.1.3 Chương trình và sách giáo khoa 3.1.3.1 Ở các trường tiểu học 3.1.3.2 Ở các trường THCS, THPT 3.1.4 Các cấp quản lý giáo dục
3.1.4.1 Kiểm tra đánh giá
3.1.4.2 Bồi dưỡng giáo viên
3.1.4.3 Điều kiện học tập
3.1.4.4 Điều kiện giảng dạy
3.2 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đạy ngoại ngữ 3.2.1 Đôi với học sinh 3.2.1.1 Ở các trường tiểu học 3.2.1.2 Ở các trường THCS, THPT 3.2.2 Đối với giáo viên 3.2.2.1 Ở các trường Tiểu học 3.2.2.2 Ở các trường THCS và THPT 3.2.3 Chương trình và sách giáo khoa 3.2.3.1 Ở các trường tiểu học 3.2.3.2 Ở các trường THCS, THPT 3.2.4 Các cấp quản lý giáo dục 3.2.4.1 Kiểm tra đánh giá
3.2.4.2 Bồi dưỡng giáo viên
3.2.4.3 Điều kiện học tập
3.2.4.4 Điều kiện giảng dạy
3.3 Nhóm giải pháp về quản lý việc dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường phô thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
3.3.1 Đôi với học sinh
3.3.2 Đối với giáo viên
Trang 6HS GV CD DH CQ TC NN2 HK I 9 HKI 10.SDH 11.SGK 12.CBQL 13.HDND 14.KTDG 15.QLGD 16.TCCB 17.THCS 18 THPT 19.UBND 20.CBQLGD 21.AUF 22.ELTTP 23.VTTN œ mm tr tị G9 km CÁC TỪ NGU VIET TAT : Học sinh : Giáo viên : Cao đẳng : Đại học : Chính quy : Tại chức : Ngoại ngữ 2 : Hoc ky I : Học kỳ H : Sau Đại học : Sách giáo khoa : Cán bộ quản lý
: Hội đồng nhân dân
: Kiểm tra đánh giá : Quản lý giáo dục : Tô chức cán bộ : Trung học cơ sở : Trung học phổ thông : Uỷ ban nhân dân : Cán bộ quản lý giáo dục
Trang 7CHUONG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN CUA VAN DE DAY VA HOC NGOẠI NGỮ TRONG TRƯỜNG PHÔ THÔNG HIỆN NAY TẠI
THÀNH PHÓ ĐÀ NẴNG 1.1 Giới thiệu và tóm tắt đề tài:
1.1.1 Khái quát mục tiêu, đối tượng nghiên cứu, nội dung,
phạm vi và nhiệm vụ của đề tài
1.1.1.1 Mục tiêu của đề tài:
Xây dựng một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đạy và học ngoại ngữ trong các trường phô thông trên địa bàn TP Đà Nẵng
1.1.1.2 Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh, giáo viên dạy ngoại ngữ, CBQL ở các trường tiểu học, trung
học cơ sở, trung học phô thông
1.1.1.3 Nội dung nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề đã đề cập trong mục tiêu của
đề tài trên cơ sở thực tiến day-hoc ngoại ngữ hiện nay | trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng Thực tiến dạy-học được dé cập theo từng cấp học, môn học (tiếng
Anh, tiếng Pháp), bao gồm:
- Việc học tập của học sinh ở mỗi bậc học, như: động cơ học tập của học
sinh, phương pháp học tập (tự học và việc học trên lớp),
- Việc giảng dạy của giáo viên mỗi bậc học Nội dung này liên quan đến năng lực chuyên môn (năng lực ngoại ngữ, kiến thức về ngôn ngữ học dành cho giáo viên ), năng lực về giáo học pháp (nhận thức về các phương pháp giảng dạy, vai trò của giáo viên, hệ thống các kỹ thuật giảng dạy ), lòng yêu nghề,
sự 6n định, gắn bó với công việc giảng dạy
- Chương trình, sách giáo khoa và tác động của chương trình, SGK đến
việc học của học sinh và việc giảng dạy của giáo viên Chương trình và sách
giáo khoa tác động trực tiếp đến phương pháp giảng dạy và học tập Nội dung nghiên cứu trong phần này gồm: Các sách giáo khoa đang được sử dung cho
học sinh tiểu học, việc thay sách giáo khoa môn ngoại ngữ ở bậc THCS, sách
giáo khoa thí điểm lớp 10 ở các trường phân ban, v.v mang lại những thay đổi
Trang 8- Kiém tra đánh giá Kết quả nghiên cứu hy vọng bước đầu sẽ xác lập các qui định về kiểm tra (testing specifications) tương đối phủ hợp để dần dần cải
tiến thành các đề kiểm tra chuẩn cho từng khối lớp
- Điều kiện giảng dạy và học tập ngoại ngữ: vốn là một trong những
thành tố tác động tích cực đến việc dạy-học ngoại ngữ Cải thiện điều kiện học
tập như biện pháp giảm sĩ số học sinh trong lớp học, trang bị phòng bộ môn,
cung cấp các thiết bị (tài liệu tham khảo, băng tiếng, băng hình, máy cát-xét,
đèn chiếu, máy vi tính ) Cải thiện điều kiện giảng dạy như giảm thời gian
chuẩn bị đồ dùng dạy học của giáo viên bằng cách cung cấp đầy đủ các dụng cụ
trực quan (tranh ảnh) để giáo viên tập trung vào việc soạn giảng, và các điều
kiện vật chất khác, giảm số tiết dạy của giáo viên trong một tuần (16 tiết cho GV THPT, 18 tiết chọ GV THCS, 14 tiết cho GV tiểu học)
- Đội ngũ giáo viên tiếng Anh: năng lực va van đề bôi đưỡng giáo viên - Quản lý dạy-học ở các cấp: từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đến cấp Sở, cấp
Phong GD&DT, cấp trường Bước đầu xác định các tiêu chuẩn về kỹ năng
ngoại ngữ ở từng cấp học Các tiêu chuẩn này sẽ được điều chỉnh qua thực tiễn
giảng dạy để trở thành thước đo về khả năng ngoại ngữ của học sinh
Những nội dung nêu trên được đề cập theo từng thứ tiếng (Anh, Pháp) và từng bậc học, cấp học
Trên cơ sở những nội dung nghiên cứu nêu trên, nhóm nghiên cứu tìm
hiểu, thâm định thực trạng dạy- học; từ đó, đề xuất xây dựng những giải pháp
cần thiết, chủ yếu để nâng cao chất lượng dạy-học ngoại ngữ trong các trường
phổ thông Những giải pháp này được xây dựng theo 3 nhóm chính: 1- Nâng
cao chất lượng học ngoại ngữ; 2- Nâng cao chất lượng dạy ngoại ngữ, 3- Quản lý việc dạy-học ngoại ngữ trong nhà trường phổ thông trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng trong thời gian tới
1.1.1.4 Phạm vi và nhiệm vụ của đề tài:
Do tính chất, mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đẻ tài, đề tài chỉ đừng lại ở phạm vi các trường phổ thông (tiêu học, THCS, THPT) mà chưa để cập
được đến vấn đề nghiên cứu đối với những bậc học khác như: bậc học mầm
non, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và hệ thống giáo dục không
chính qui
1.1.2 Phương pháp thực hiện đề tài:
Dé thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã xác định các phương pháp được
sử dụng trong quá trình thực hiên đê tài như sau:
- Quan sát trực tiếp (Observation): Dự giờ, quan sát các hoạt động học
Trang 9- Phiếu điều tra (Questionnaire): Dành cho một số thành phần tham gia
vào hoạt động giáo dục đào tạo ngoại ngữ như CBQL, giáo viên dạy bộ môn ngoại ngữ, các học sinh học ngoại ngữ ở các cấp học
- Kiểm tra (Testing): Chủ yếu dành cho học sinh Kiểm tra đối chiếu, ví
dụ: Kiểm tra ngữ pháp và Kiểm tra các kỹ năng để đối chiếu, từ đó có thể đánh giá khả năng sử dụng ngoại ngữ và kiến thức về ngôn ngữ của học sinh, hoặc việc giảng dạy của giáo viên chú trọng về giải thích các đặc điểm ngôn ngữ hay
rèn luyện thực hành giao tiếp
- Phối hợp các kết quả thu được từ những phương pháp nghiên cứu trên
Phối hợp các nguồn đữ liệu (Coordination) từ các nguồn tài liệu (documents),
tài liệu lưu trữ (archival records), dữ liệu (data), sách xuất bản (publications), -
những công trình nghiên cứu trước đây có liên quan (earlier studies), những báo cáo đã được in trong các tạp chí, tập san chuyên ngành (periodicals), v.v như hệ ,thông văn bản chỉ đạo, các chương trình bôi dưỡng giáo viên để nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ ở thành phố Đà Nẵng
1.2 Tính cấp thiết của đề tài: 1.2.1 Lịch sử vấn đề
+ Việc giảng dạy ngoại ngữ trong các trường phô thông tại Việt Nam có
thể được chia làm 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn từ 1954 đến đầu những năm 1970: ở Việt Nam (Miền Bắc), chỉ có 2 ngoại ngữ: tiếng Nga và tiếng Trung được giảng dạy chủ yếu ở các trường cấp 3 (hệ 10 năm), với thời lượng từ 3 đến 4 tiết trong 1 tuần Mục tiêu dạy học nhằm giúp học sinh lĩnh hội các kiến thức ngữ pháp và đọc hiểu các
văn bản viết
- Giai đoạn những năm 1970 đến 1983: tiếng Anh và tiếng Pháp dần dần
đưa vào giảng day trong các trường PTTH (nay gọi là THPT) Từ những năm 1980 trở lại đây, cả 4 thứ tiếng Nga, Trung quốc, Anh, Pháp là những thứ tiếng nước ngoài chính thức trong chương trình dạy ngoại ngữ và phát triển với những tỉ lệ khác nhau, trong đó tiếng Nga chiếm ưu thế Ở miễn Nam, tiếng
Anh, tiếng Pháp đã chiếm một vị trí quan trọng
- Giai đoạn từ năm 1983 đến nay: tiếng Nga, Trung quốc, Anh, Pháp luôn
được dạy trong các trường phổ thông Nhưng sự phát triển của các thứ tiếng hoan toan không giống 1 nhau Tỉ lệ số học sinh học tiếng Nga, tiếng Trung giảm dần, số học sinh học tiếng Pháp còn ở mức độ khiêm tốn Theo số liệu của Vụ THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số học sinh tiếng Pháp chỉ chiếm 2% tổng số
học sinh ở cả 2 cấp THCS và THPT Tiếng Anh đang giữ vị trí của thứ tiếng có
Trang 10Trong giai đoạn này, giáo đục phổ thông được cơ cấu thành hệ 12 năm
Để khắc phục tình trạng chênh lệch giữa thành thị và nông thôn về dạy học ngoại ngữ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chương trình tiếng nước ngoài 3 năm (chủ yếu là tiếng Anh) bắt đầu từ lớp 10 đến lớp 12, bên cạnh chương trình
tiếng nước ngoài bậc học phổ thông 7 năm từ lớp 6 đến lớp 12 Ngoài ra, Bộ còn chỉ đạo chương trình ngoại ngữ cho các học sinh có năng khiếu Ở các trường THPT chuyên với thời lượng học từ 6 đến 12 tiết ngoại ngữ/ 1 tuần, trên cơ sở chương trình 12 năm có các tài liệu bổ trợ, nâng cao
+ Trong bối cảnh chung, tại thành phố Đà Nẵng, tiếng Nga, Trung, Anh,
Pháp cũng có những biến động nhất định Tiếng Trung chỉ được giảng dạy vài nam sau 1975 tại một, hai trường cấp 3 Tiếng Nga, dân dần, không còn chiếm vị trí quan trọng trong các thứ tiếng nước ngoài Tiếng Pháp cũng giảm Song
song đó, tiếng Anh trở thành vị trí chủ lực
Do nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, những cơ sở giáo dục ngoài xã hội đã dạy nhiều ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nhật, Đức, Trung, v.v , trong đó có tiếng
Anh cho các học sinh ở bậc tiểu học Nhằm giúp cho việc dạy ngoại ngữ cho
, đối tượng học sinh này có nền nếp, từ những năm 1992, Sở Giáo dục và Đào
tạo QN-Đà Nẵng, Ban Giáo dục thành phố Đà Nẵng (cũ) đã bắt đầu đưa ngoại ngữ vào các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng, chủ yếu là tiếng Anh, ở
một số trường trọng điểm
Sau đó, để cân đối tiếng nước ngoài trong giáo dục pho thông, Bộ Giáo
dục và Đào tạo có chủ trương đưa ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp) vào bậc học tiêu học ở những thành phố lớn có điều kiện Từ năm 1994, chương trình
tiếng Pháp tăng cường bắt đầu được triển khai ở bậc tiểu học, THCS Từ năm
học 2002-2003, chương trình tiếng Pháp ngoại ngữ 2 được giảng dạy ở 2 trường THPT (THPT Phan Châu Trinh, THPT chuyên Lê Quý Đôn), đến năm học 2003-2004, có thêm trường THPT Hoàng Hoa Thám cũng triển khai chương trình này
+ Những nghiên cứu liên quan đến dạy học ngoại ngữ đã được một số
nhà khoa học tiến hành Những nghiên cứu này đều cùng chung một mục đích
là thúc đẩy việc học tiếng nước ngoài, nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ
trong nhà trường và xã hội, như một số để tài sau đây:
Tiến sĩ Phan Văn Hoà, nguyên chủ nhiệm khoa tiếng Anh đại học chuyên
ngữ trường ĐHSP Đà Nẵng với để tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về: Nghiên cứu nội dụng, phương pháp bôi dưỡng, chuẩn hoá và nâng cắp chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp cho giáo viên tiếng Anh phố thông ở thành phố Đà Năng và tỉnh Quảng Nam Trọng tâm của đề tài là nghiên cứu và đề ra phương
Trang 11Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết, Phó Chủ nhiệm khoa tiếng Anh chuyên ngữ đại học chuyên ngữ trường ĐHSP Da Nẵng nghiên cứu về các chiến lược giao tiếp và ảnh hưởng của chúng đối với việc lĩnh hội ngôn ngữ thứ hai trong dạy-học ngoại ngữ Đề tài đã mạnh dạn
đưa ra những đề xuất tích cực như: cần trang bị kiến thức về /âm lý giảng dạy
ngoại ngữ, vỆ è việc xem lại tiêu chí đánh giá trong các kỳ thị nói hay trong các hoạt động giao tiếp trong lớp
Với dé tai nghiên cứu khoa học cấp Bộ về: Nhu cầu sử dụng tiếng Pháp tại miền Ti rung và công tác đào tạo tiếng Pháp tại Đại học Đà Nẵng (2002), Tiến sĩ Lê Viết Ding, khoa tiếng Pháp Đại học Đà Nẵng Tác giả đã đề xuất những thay đổi cần thiết trong công tác đào tạo tiếng Pháp tại ĐH Đà Nẵng đối
với khối chuyên ngữ và đối với khối không chuyên ngữ
Những để tài nghiên cứu khoa học nêu trên đã đóng góp tích cực cho van
đề đào tạo bôi dưỡng giáo viên THCS, THPT, cho việc dạy học ngoại ngữ ở bậc
đại học Các: đề tài đã để cập đến thực trạng dạy-học ngoại ngữ, tiếng Anh và
tiếng Pháp về chuyên môn, về chương trình SGK, về công tác đào tạo bồi dưỡng Song, những nghiên cứu về việc đạy ngoại ngữ ở các bậc học phổ thông cùng những vấn để về cơ cấu tô chức, quản lý, nhân sự, tài chính, v.v còn chưa được đề cập; hoặc những vấn đề liên quan đến bồi dưỡng sẽ khả thi hơn nếu được cơ quan có thâm quyền về quản lý giáo dục và đào tạo trên địa bàn
thành phố tham gia trực tiếp
Cho đến nay, có thể nói rằng, thành phố Đà Nẵng,chưa có công trình nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân trong nước cũng như ngoài nước nào về
van dé dạy và học ngoại ngữ trong các trường phổ thơng, ngồi một số dự án
giúp hỗ trợ cho việc dạy ngoại ngữ tại thành phố Đà Nẵng như dự án dạy tiếng
Pháp tăng cường, dự án của Hội động, Anh VITN vé phat trién day tiéng Anh bậc học THPT, dy dn ELTTP vé phat trién day tiếng Anh bậc học THCS
- Đề tài Một số giải pháp chủ yấu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong các trường phố thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cho thấy thực trạng của việc dạy ngoại ngữ ở các trường phổ thong hiện nay; đồng
thời để xuất những giải pháp dạy học ngoại ngữ, bao gồm: việc học của học
sinh, việc dạy của giáo viên, chương trình- sách giáo khoa, kiểm tra đánh gia, viéc quan ly day hoc ngoai ngữ của các cấp quản lý giáo dye 6 ở các trờng tiểu
học, THCS, THPT tại thành phố Đà Nẵng
1.2.2 Những lí do để thực hiện đề tài
1.2.2.1 Những cơ sở lý luận để thực biện đề tài
+ Hiện nay, ngoại ngữ trở thành một trong những công cụ rất cần thiết
Trang 12đặc biệt, công nghệ thông tin, là cầu nối trong nhiều lĩnh vực ; mang tính quốc tế Ngoại ngữ là một trong những điều kiện cần phải có trong quá trình hội nhập với khu vc va thé gidi Chinh vi vay, xác định tầm quan trọng và vị trí của
ngoại ngữ đối với sự phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước đã ban hành
những văn bản để cập đến việc phát triên ngoại ngữ, dạy học ngoại ngữ trong nhà trường, trong nhân dân
+ Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 201/2001/QD-TTg ngay 28/ 12/ 2001 của Thủ tướng Chính phủ) đã đề
cập đến các giải pháp phát triển giáo dục ở các bậc học Trong đó, đối với giáo dục phổ thông phải "Chứ trọng trang bị và nâng cao kiển thức tin học, ngoại ngữ cho học sinh học sinh được học ổn định và liên tục Ít nhất một ngoại
ngữ để khi tốt nghiệp trung học phô thông có thế sử dụng được" Chính phủ
không những đã xác định tâm quan trọng của ngoại ngữ trong nhà trường phổ thông mà còn xác định tầm quan trọng của dạy học ngoại ngữ trong giáo dục
đại học, cao đẳng và sau đại học "Theo nhu cầu, các trường đại học có thể tổ
chức giảng dạy trực tiếp bằng tiếng nước ngồi cho một số mơn học Đảm bảo cho sinh viên sau khi tốt nghiệp sử dụng tốt máy tinh dé thu thập và xử lý thông
tin, một ngoại ngữ để làm việc và giao tiếp, nâng cao năng lực hội nhập quốc
te”
+ Báo cáo giải trình về các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh
tế-xã hội 5 năm (2001-2005), tại Đại hội Thành Đảng bộ lần thứ XVIH (18) của
đíc Chủ tịch UBND thành phố đã nêu: “ kiện đoàn và nâng cao chất lượng giảng dạy, ứng dụng phương tiện hiện dai trong giảng day | tin hoc và tiếng Anh trong nhà trường, tăng cường kỹ năng thực hành và giao tiếp cho học sinh"
+ Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều chủ trương và biện pháp để nâng
cao hiệu quả dạy học ngoại ngữ ở các bậc học Bộ đã chú trong đến việc tăng
cường cơ sở vật chất, điều kiện đạy học ngoại ngữ; cải tiến đổi mới nội dung
chương trình, phương pháp dạy học ngoại ngữ; boi dưỡng giáo viên Trong Dé
án đổi mới chương trình giáo dục phô thông, về tổ chức và XÂY dựng chương
trình, ngoài những định hướng chung cho tất cả các môn học, đối với việc cải
tiến dạy học ngoại ngữ, Bộ nhân mạnh:
- Phải coi ngoại ngữ là một môn học bắt buộc trong các trường phô thông, bắt đầu từ bậc trung, học Việc dạy học ngoại ngữ trong các trường phổ thông phải đàm bảo tính thống nhất, xuyên suốt, tiếp nối từ khi bắt đâu đến khi kết thúc trong việc học tập ngoại ngữ ‹ của học sinh qua các bậc học và cấp học;
tăng cường sử dụng tốt các trang thiết bị dạy học, đặc biệt là thiết bị kỹ thuật,
gắn việc học tập ngoại ngữ với công nghệ thông tin trong nhà trường”
Trang 13hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các cơ sở ngoài xã hội và các phương tiện
thông tin đại chúng để đạt hiệu quả cao, tiết kiệm cũng là một trong những điểm
nhắn mạnh của Bộ
1.2.2.2 Những cơ sở thực tiễn để thực hiện đề tài
+ Xuất phát từ những thực tiễn dạy học ngoại ngữ, Jermy Harmer, trong
chương đầu, tiên của cuốn “The Practice of English Language Teaching” (Thực hanh day tiếng Anh) (Longman Inc., New York 1987) đã đặt vẫn đề “Why do people learn languages? (Tại sao người ta học ngôn ngữ?}” Trong đó, ông đã nêu ra những lý do tại sao mọi người muốn học hoặc phải học ngơn ngữ như: đẻ hồ nhập với cộng đồng ngôn ngữ đó, để hiểu ngôn ngữ chuyên ngành, vì do chương trình học qui định, vì muốn hiểu biết về một nên văn hoá mà họ ưa
thích, vì học tiếng để có sự tiến bộ-cơ hội thăng tiền về công việc và tư : duy;
hoặc vì những ly do rất nhỏ và mơ hồ như học tiếng chỉ để vui, chỉ muốn có một điều gì đó đề làm, chỉ vì thích một người nảo đó trong một lớp học,v.v Ông cũng đề cấp đến những động cơ của người học như: Extrinsic motivation (động cơ ngoại tại), học tiếng để hội nhập (intergrative motivation), học tiếng như là một phương tiện (mstrumental motivation) và Intrmsic motivation (động
cơ nội tạ) do tác động của CSVC (physical conditions), phương pháp
(method), sự thành công (success) Đồng thời, ông cũng phân loại những sự
khác nhau thuộc về động cơ học ngôn ngữ của trẻ em, thanh thiếu niên, người
lớn
+ Trong thực tiễn chương trình giáo dục và đào tạo tại Việt Nam, có thể
nói, ngoại ngữ gắn liền với mối người trong chúng ta, trong cuộc sống, trong công việc Nếu tính thời hượng mỗi người đi học tiếp xúc với ngoại ngữ thì thật
nhiều từ các bậc học: trung học cơ sở (THCS), trung học phô thông (THPT),
trung học chuyên nghiệp (THCN), cao đăng (CĐ), đại học (ĐH) và các cấp sau
đại học (SĐH), chưa kể đến các lớp bồi đưỡng chuyên đề, bồi dưỡng các kỹ
năng, và việc học ngoại ngữ trong môi trường xã hội, v.v Trong những năm
gần đây, đứng trước nhu cầu của xã hội và yêu cầu đón đầu của đất nước, theo
chủ trương của Bộ Giáo dục và Đảo tạo, ngoại ngữ được đưa vào bậc học tiêu học và bậc học tiền học đường như nhà trẻ, mẫu giáo, trên cơ sở cho trẻ làm
quen với tiếng ngước ngoài như là một trong những môn học tự chọn
+ Trong quá trình học ngoại ngữ, người học được khắc sâu kiến thức
ngoại ngữ, được truyền đạt đầy đủ về mặt cơ bản nhất đó là ở bậc học phô
thông, cụ thể là bậc học tiểu học, THCS, THPT O cac bac hoc nay, ngoai kién
Trang 14ngoại ngữ là một môn học quan trọng trong giáo dục hiện đại, góp phần nâng
cao các kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu đón đâu hội nhập về xã hội, văn hóa và kinh tế với khu vực và thế giới; đồng thời, cũng chú trọng
trang bị kiến thức ngoại ngữ đối chiếu và phù hợp với bản sắc dân tộc
+ Cùng với tác động xã hội và xu thế cạnh tranh nghề nghiệp trong một
xã hội tiên tiến, các bậc phụ huynh học sinh cũng mong ước con em mình học
giỏi ngoại ngữ nhằm có đủ điều kiện tối thiểu để đu học hoặc để có cơ hội thăng tiến trong tương lai
+ Tuy nhiên, thực tiễn dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường phô thông nói chung và Đà Nẵng nói riêng cho thấy những bất cập đối với những yêu cầu của xã hội, đó là sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, khả năng nghe-nói-
đọc-viết bằng ngoại ngữ của phần lớn học sinh vân còn hạn chế, một bộ phận
học sinh chưa tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài Chất lượng học tập bộ môn ngoại ngữ đại trà trong các trường phổ thông còn thấp trong những năm
qua, kết quả thi tốt nghiệp THPT đối môn tiếng Anh chưa cao, chưa tương xứng
với thành phố đô thị loại ¡, thành phố của du lịch, khoa học và công nghệ
Phải chăng, kết quả trên là do các thầy cô giáo chưa truyền đạt hết những
kinh nghiệm vốn có của mình cho học sinh; do năng lực hạn chế không đồng
đều của giáo viên; do nhận thức về nội dung giảng dạy chưa nhất quán (ví dụ:
một số giáo viên chú trọng giảng dạy ngữ pháp trong lúc một số khác chú trọng nhiều hơn việc rèn luyện các ky nang giao tiếp) dẫn đến phương, pháp giảng dạy
khác nhau; do quan điểm kiểm tra đánh giá chưa thống nhất, dẫn đến đánh giá
lệch lạc năng lực học sinh, làm mất hứng thú học tập ngoại ngữ, do chương trình học trong nhà trường phổ thông chưa đáp ứng các yêu cầu phát triển các
kỹ năng giao tiếp, do phương pháp giảng dạy của thầy cô giáo chưa chuyển
biến theo yêu cầu đổi mới; do học sinh chưa có động cơ học tập đúng đắn và
chưa có phương pháp học tập tự học phù hợp, do quỹ thời gian dành cho việc học ngoại ngữ còn hạn chế; ngoài ra, phải kẻ đến yếu tố khá quan trọng, đó là yếu tố gia đình, phụ huynh học sinh, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ và tác động của ngoại ngữ đối với tương lai của con em họ Thực tế cho thấy, có không ít người hồi tiếc vì đã không học hoặc không được học đầy đủ môn ngoại ngữ trong lứa tuôi học sinh, mãi đến khi có tuổi, do yêu cầu công việc, cuộc sống mới học ngoại ngữ Lúc này, kiến thức ngôn ngữ nhập vào nhiều nhưng khó tiếp thu trọn vẹn vì nhiều lí do khách 1 quan lẫn chủ quan
Trang 15Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đối mới chương trình giáo dục phô thông, sách giáo khoa mới đang bắt đầu áp dụng Để truyền đạt những kiến thức theo nội dung sách giáo khoa mới, đòi hỏi người thầy giáo phải sử dụng, thể hiện phương pháp giảng dạy mới so với sách giáo khoa cũ Vì vậy, những giải pháp phù hợp về bồi đưỡng phương pháp giảng dạy sẽ góp phần giải quyết những mâu thuẫn giữa phương pháp giảng dạy của giáo viên và việc học của học sinh
Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy của giáo viên ngoại ngữ phải gắn liền
với việc bồi dưỡng giáo viên theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tao, của Sở
Giáo dục và Đào tạo, của trường Không đơn thuần chỉ là bồi đưỡng về phương
pháp, mà còn phải gắn liền với việc bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực
chuyên môn, năng lực hành dụng, bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên Để từ đó, giáo viên có một tầm
nhìn rộng hơn, ứng dụng vào việc dạy học theo hướng hiện đại hoá
+ Thành phố Đà Nẵng ‘nam ở trung lộ của cả nước, được xác định là
trung tâm văn hoá-kinh tế-chính trị của miễn Trung Trong những năm qua, cùng với những thành tựu chung về kinh tế - xã hội, sự nghiệp giáo dục-đào tạo của thành phô đã phát triển và đạt được những kết quả tốt Qui mô phát triển số
lượng và chất lượng giáo dục tăng nhanh ở tất cả các bậc học, ngành học Số
lượng và chất lượng học sinh giỏi ngày một tăng cao Số học sinh đoạt giải quốc gia năm sau luôn tăng hơn năm trước Trong đó môn ngoại ngữ thường
xuyên chiếm đa số Để có một kết quả đã có và cao hơn đối với bộ môn ngoại
ngữ trong những năm đến, đòi hỏi ngành giáo dục và đào tạó thành phố, các bậc
học phô thông phải đầu tư nhiều công Sức vào việc dạy học ngoại ngữ Việc chú trọng đến vấn đề này sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tương lai của thành phố nói riêng và của cả nước nói chung
Đề tài nghiên cứu này được nghiên cứu trên diện rộng có sự tham gia của
tất cả các trường tiểu học, THCS, THPT Đề tài nay gop phan:
- Tìm hiểu thực trạng dạy học ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp) trong
các trường phô thông tại thành phố Đà Năng
- Để xuất những giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy ngoại ngữ ở
các trường tiểu học, THCS, THPT trên địa bản thành phố Đà Nẵng
Trang 16CHUONG 2
THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TẠI CÁC TRƯỜNG
PHỎ THÔNG Ở THÀNH PHÓ ĐÀ NẴNG
2.1 Thực trạng chung về dạy học ngoại ngữ tại các trường phố thông
Với xu hướng hội nhập; đứng trên phương diện quốc gia, ngoại ngữ được xem là chia khoá để giúp việc hội nhập nhanh chóng hơn; đứng trên phương diện của địa phương, ngoại ngữ giúp mở rộng và phát triển các dịch vụ một khi hội nhập; đứng trên phương diện cá nhân, ngoại ngữ giúp tạo được cơ hội tốt hơn trong cuộc sống Những yếu tố này tác động đến quan niệm về giảng đạy bộ môn ngoại ngữ trong các trường phô thông Dần dần môn ngoại ngữ trở thành môn học bắt buộc ở THCS, THPT và là môn học tự chọn được ưa chuộng ở Tiêu học
Theo các báo cáo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay, ngoại
ngữ đã được giảng dạy hầu hết ở tất cả các trường THCS, THPT trên toàn quốc và đa số trường tiêu học tại những thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Hai Phong, Da Nẵng, Huế, v.v Việc dạy học ngoại ngữ trong các trường phổ thông có những thuận lợi, đó là: đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp) ngày càng được đảo tạo chính qui, được chuẩn hoá, được tham dự các lớp bởi dưỡng do Bộ, ngành, các đự án phát triển ngoại ngữ trên phạm vi toàn quốc hoặc trong phạm vi địa phương; chương trình và sách
giáo khoa thống nhất trên toàn quốc dần dần được hoàn thiện qua các đợt thay
sách; phương pháp dạy học ngoại ngữ tương đối tiên tiến so với các môn học
khác và việc ứng dụng các phương pháp thường xuyên được đề cập qua các hội thảo, hội nghị ở cấp quốc gia, cap tỉnh, cẤp thành phố; các trường Cao đẳng, Đại học ngày càng chú trọng đến công tác đào tạo giáo viên gắn với thực tế của trường phổ thông; học sinh ngày cảng có nhu cầu học ngoại ngữ, nhiều hơn và kha nang giao tiếp bằng tiếng Anh, tiếng Pháp ngày càng phổ biến, đặc biệt ở những thành phố có du lịch phát triển
Đối với thành phố Đà Nẵng, ngoại ngữ đã được đưa vào dạy ở tất cả các trường THCS, THPT và hầu hết các trường Tiểu học ở các quận, huyện Do thuận lợi là trường THCS trực thuộc Sở, nên việc triển khai các công tác có liên quan về chuyên môn, quản lý ngoại ngữ khá chặt chẽ và đồng bộ Đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ tại thành phố đủ về số lượng, đảm bảo về trình độ chuẩn ở
các cấp Các dự án về nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ của các tổ chức
Trang 17lượng của việc dạy học ngoại ngữ bậc phổ thông Do đó, chất lượng dạy học
ngoại ngữ nói chung đã đạt được những kết quả nhất định
Tuy nhiên, tình hình dạy ngoại ngữ ở các trường phô thông cũng còn
nhiều bất cập Thể hiện ở các báo cáo, hội nghị, chỉ thị nhiệm vụ năm học của
Bộ Giáo dục và Đào tạo qua nhiều năm: đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ ở một
số vùng, miễn vẫn còn thiếu, làm cho học sinh học ngoại ngữ không được liên
tục, nhất là những vùng khó khăn; năng lực giáo viên dạy ngoại ngữ vẫn còn
chênh lệch ở những tỉnh, thành phố, địa phương: nội dung kiến thức trong sách
giáo khoa vẫn còn lạc hậu so với thực tế, vẫn còn kinh điển, nặng về văn
chương kinh điển (đối với tiếng Pháp), còn nhiều lỗi về mặt ngôn ngữ và in ấn; phương pháp mới chưa được ứng dụng nhiều ở một số thành phố, khu vực; số
học sinh trong một lớp còn quá đông, không triển khai được những kỹ thuật dạy
học đặc thù của ngoại ngữ; những dự án phát triển dạy học ngoại ngữ chỉ được
tiến hành ở một số thành phố lớn, v.v Những bất cập này cũng là những tồn tại về dạy học ngoại ngữ tại thành phố Đà Nẵng
Thực trạng dạy học ngoại ngữ tại thành phố Đà Nẵng được thể hiện qua những phần sau: (Các số liệu, nguồn thông tin dùng để phân tích, xin xem ở phần phụ lục) 2.2 Thực trang day học môn tiếng Anh tại các trường phố thông 6 thành phố Đà Nẵng - 2.2.1 Thực trạng giảng dạy và học tập môn tiếng Anh ở các trường Tiểu học 2.2.1.1 Việc học tập của học sinh 2.2.1.1.1 Động cơ học tập
Trên cơ sở kết quả tông hợp và phân tích, số liệu từ cả 3 thành phần tham
gia vào quá trình giảng dạy và học tập (cán bộ quản lý, giáo' viên, học sinh) đều
cho thấy đa số học sinh Tiêu học thích học ngoại ngữ
Về động cơ học tập, đa số CBQL nhận thấy đây không phải là vấn đề nổi
cộm, chỉ có 10% ý kiến đề cập đến vấn đề này Trong khi đó, đối với giáo viên, có 20% ý kiến cho rằng học sinh cần có động cơ học tập tốt hơn; và có 60% ý
kiến cho rằng việc dạy học ngoại ngữ chưa đạt hiệu quả cao do động cơ học tập
của học sinh chưa cao Dường như những ý kiến này khá mâu thuẫn với những
kết quả điều tra thu nhận được từ học sinh: 100% học sinh khẳng định học tiếng
Anh là cần thiết và rất cần thiết, 100% học sinh đều thích và rất thích học ngoại
Trang 18Có thể nói, dưới góc độ quản lý, ở bậc học Tiểu học, động cơ học tập đối
với học sinh tiểu học chưa phải là vấn đề nổi com Học sinh yêu thích học
ngoại ngữ, tất nhiên sẽ có động cơ học ngoại ngữ tốt Vấn đề đặt ra là làm sao
tác động và khơi dậy sự yêu thích ở tất cả học sinh
Qua thống kê HKI, các trường tiểu học ở các Phòng GD&ĐT có kết quả
thập là quận Hải Châu Khối lớp 3 có 2,3 % yếu, khối lớp 4 có 2 %, khối lớp 5
là 1,9% Các trường tiểu học ở quận Sơn Trà ở khối lớp 3 có 2 % yến, khối lớp 4 có 4,7% yếu, khối lớp 5 có 2,4 % Trong khi đó, ở các trường tiểu học ở quận
Liên Chiểu tỉ lệ học sinh yếu, chiếm tỉ lệ ít nhất, học sinh yếu ở khối lớp 3
chiếm tỉ lệ 0,7%, khối lớp 4 chiếm tỉ lệ 0,6%, khói lớp 5 chiếm tỉ lệ 0,5%
Tuy thống kê chưa thể phản ảnh đầy đủ hiện trạng dạy học ngoại ngữ ở
bậc tiêu học, nhưng phần nào có thể khăng định: ngoại ngữ ở bậc tiểu học
không có sự khác biệt giữa các trường vùng nông thôn và quận, huyện Song, cũng cần phải xem xét thêm ở những khía cạnh khác như: kiểm tra đánh giá, việc giảng dạy trong thực tế, v.v
2.2.1.1.2 Phương pháp tự học
.Qua số liệu, có thể thấy:
49.2% học ¿ sinh được khảo, sát cho rằng các em chưa có phương pháp tự học thích hợp Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm:
- Học sinh còn nhỏ tuổi
- Học sinh chưa có nhận thức về việc chọn lựa những tài liệu hé trợ - Học sinh không được hướng dẫn về cách học ngoại ngữ cho phù hợp
- 90% số phiếu của giáo viên các dạng bài tập cho về nhà nặng về bài tập từ vựng ghi nhớ ngữ liệu, bài tập ngữ pháp, ít phát triển kỹ năng nghe, nói Vì vậy, các dạng bài tập về nhà chưa giúp cho học sinh hình thành cách học ngoại ngữ phù hợp với tính chất giao tiếp của bộ môn
- Chưa thê hình thành cách học nhóm như ở THCS, THPT đẻ có các đối
tượng tương tác
~ Quỹ thời gian dành cho môn ngoại ngữ còn rất ít, vì đây là một môn học tự chọn
2.2.1.1.3 Việc học tập ở trên lớp
50% - 60% cán bộ quản ly, 50 - 70 % gido vién va 83,3% hoc sinh cho rằng hoạt động ghi nhớ từ vựng, cấu trúc và hoạt động nghe giáo viên giảng bài
thường được sử dụng nhiều nhất
Trang 19vai, Hoạt động theo cặp, Hoạt động nhóm Đặc biệt, đối với các hoạt động nhằm phát huy khả năng tự tái tạo (production), khả : năng giao tiếp của học sinh
như hoạt động theo cặp, theo nhóm, đóng vai chiếm tỉ lệ rất khiêm tốn (bản
thống kê)
Điều đó cho thấy học sinh học tiếng Anh ở bậc tiểu học còn thụ động và
phương pháp dạy học lẫy học sinh làm trung tâm ở bậc học này chưa thê phát triển như mong muốn
2.2.1.2 Việc giảng dạy của giáo viên
60% cán bộ quản lý và 10% giáo viên cho rằng việc dạy-học tiếng nước
ngoài ở bậc tiểu học chưa đạt hiệu quả cao do phương pháp và năng lực của
giáo viên Với học sinh, có 10,8% cho rằng nguyên nhân chất lượng môn tiếng nước ngoài chưa cao do giáo viên dạy khó hiểu
Nhìn chung, giáo viên giảng dạy nhiệt tình: tuy nhiên, so với yêu cầu của
các cấp quản lý, giáo viên cân đầu tư hơn nữa về năng lực chuyên môn cũng
như phương pháp giảng dạy
Qua dự giờ và công tác thanh tra, kiểm tra nắm tình hình của Sở, chúng
tôi nhận thấy một số giáo viên vẫn trung thành với lối đạy truyền thống ở bậc
tiêu học Việc giảng dạy còn mang tính thuyết giảng nhiều, thời lượng làm việc
của giáo viên còn nhiều trong một tiết học 30 phút Kết quả điều tra của cán bộ
quản lý, giáo viên cho thấy 100% giáo viên đều phối hợp các phương pháp trong giảng dạy, tuy nhiên, việc vận dụng các phương pháp chưa đồng bộ dẫn đến VIỆC học sinh không phát huy được hết các kỹ năng ngôn ngữ Cũng như những cấp học khác, một số giáo viên có nhiều cải tiến trong giảng dạy, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh bằng cách đưa vào tiết dạy những hoạt động mang tính giao tiếp, những kỹ thuật giảng dạy từ dự án bồi dưỡng giáo viên THCS, tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện các kỹ năng ngoại ngữ Việc này đòi hỏi giáo viên phải có năp lực, linh hoạt va năm vững chuyên môn, phương pháp
So với cấp THCS, THPT, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy chưa được triển khai Một phần vì các trường tiêu học chưa được trang bị đầy đủ các thiết bị vi tính như các trường THCS, THPT, một phần vì đây là một môn học tự chọn nên chưa có sự đầu tư đúng mức Nhận định trên thê hiện qua
50% giáo viên cho rằng điều kiện học NN ở bậc tiểu học là một trong những
nguyên nhân dẫn đến chất lượng học chưa thực sự cao : 2.2.1.3 Chương trình và sách giáo khoa
2.2.1.3.1 Tác động của sách giáo khoa đối với việc học tập của học
Trang 20Cũng như các bậc học THCS, THPT, đa số các phiếu trả lời đều mong muốn có những điều chỉnh, bổ sung đối với sách giáo khoa Trong bối cảnh
hiện nay, cùng với sự đổi mới chương trình SGK ở các bậc học, môn học, sách
giáo khoa tiếng Anh tiểu học cần phải được đổi mới và biên soạn lại theo hướng
giao tiếp
23,33% học sinh có ý kiến là chương trình học quá khó, không thé tiếp
thu được Sách giáo khoa (quyền 1, 2, 3) đang giảng dạy có rất nhiều hạn chế về phần luyện tập các kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là kỹ năng nghe, nói và viết, cụ thê:
- Cấu trúc bài học: giếng nhau ở mỗi bài, mỗi quyên, từ quyền 1 đến quyển 3 Điều này gây tâm lý đơn điệu, nhàm chán cho người dạy lẫn người học
- Khối lượng kiến thức ở các đơn vị bài học ở Quyển 3 là quá nặng đối
với học sinh Đã có đề nghị không dạy quyền 3, chỉ đừng lại ở quyên 2 là đủ
cho 3 năm hoc (lớp 3, 4, 5)
- Về bố trí các kỹ năng, còn nhiều bất cập Cụ thể: nội dung nghe không khớp với SGK, không có phần bài hát, giọng trong băng nghe không phải là của người bản xứ (native speaker) (phần Xem tranh-Nghe-Nhắc lại, phần Nghe-
chọn tranh)
- Hình thức và cách trình bày của sách học sinh cần phải được cải tiến nhiều hơn nữa Nét vẽ trong các hình không được đẹp, không có tính nghệ thuật
thuần tuý mang tính thông tin Đối với bậc học này, sách cần phải được in đẹp
chữ rõ nét, màu sắc, hình ảnh phải xác thực (realistic) Hình ảnh phải đảm bảo được mục tiêu chương trình là làm quen với tiếng Anh
2.2.1.3.2 Tác động của sách giáo khoa đối với việc giảng dạy của giáo viên
Như các môn học khác, theo quy định chuyên môn, giáo viên phải bám sách giáo khoa trong khi giảng dạy Vì vậy, sách giáo khoa có tác động rất lớn đến nội dung cũng như phương pháp giảng dạy của giáo viên
Sách giáo khoa tiếng Anh bậc tiêu học mặc dầu đã được soạn theo những chủ điểm liên quan đến môi trường, cuộc sống, trường học, gia đình; mục đích
của tác giả là tạo được một môi trường giao tiếp tương xứng với nội dung của
những chủ điểm nhưng sách vẫn chưa thực sự tạo ra môi trường giao tiếp, mà
còn nặng về cung cấp ngữ liệu, ngữ pháp, ngữ âm; do vậy, khiến cho việc giảng
dạy trên lớp rất hạn ché về rèn luyện các kỹ năng giao tiếp Các tình huống giao tiếp không phong phú, đơn điệu, ít tạo hứng thú trong giảng dạy, đòi hỏi sự gia
công rất nhiều của giáo viên Sách bài tập có nhiều bài tập hỗ trợ, song những
bài tập này thiếu sáng tạo, nặng về lý thuyết, giáo viên không đủ thời gian để
Trang 212.2.1.4 Kiểm tra và đánh giá
Việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện theo qui định chuyên môn Học:
sinh được kiểm tra thường xuyên trong học kì đưới các hình thức kiểm tra
' miệng, kiểm tra 15 phút, kiêm tra 1 tiết và kiểm tra học kì Theo các văn bản chỉ
đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năng lực học của học sinh được đánh giá theo
định tính A, B, C, D
Kiểm tra miệng thường được thực hiện đầu tiết dạy Giáo viên thường
kiểm tra 1 hoặc 2 học sinh mỗi tiết Theo yêu cầu của Sở, của phòng GD&ĐT, nội dung kiểm tra miệng gồm kiểm tra kĩ năng và các kiến thức ngôn ngữ đã học ở tiết học trước Do tính chất của kiểm tra miệng, kỹ năng nghe, nói được
chú trọng nhiều hơn
Hiện nay, khi kiểm tra miệng, đa số giáo viên thường chỉ kiểm tra về từ
vựng, hoặc học thuộc lòng, cho đóng vai và đổi vai Song, việc kiểm tra còn
đơn điệu, mặc dầu có chú trọng đến yếu tố giao tiếp Phần lớn, giáo viên muốn kiểm tra miệng phải đơn giản, vì đôi khi, nếu không tổ chức tốt sẽ chiếm nhiều thời gian trên lớp Ngược lại, nếu thực hiện việc kiểm tra miệng quá nhanh, giáo viên sẽ không kiêm tra đầy đủ các nội dung quan trọng của bài cũ
Đối với kiểm tra 15 phút, 1 tiết và kiểm tra cuối học kỳ đều là những loại
bài kiểm tra năng lực học sinh sau khi kết thúc chương trình học (achievement
tests) Cho đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa đưa ra những dạng thức
(format) đề thi Việc ra đề thi của các phòng GD&ĐT quận, huyện vẫn dựa vào dạng thức đề thi của Sở GD&ĐÐT Thông thường trong một đề thi thường có thé hiện các phần trắc nghiệm từ vựng, sử dụng động từ thích hợp, đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi đọc hiểu, kiểm tra một số chủ điểm ngữ pháp trong chương trình đã học Việc kiểm tra, đánh giá kỹ năng nghe chưa thực hiện
Tuy có những tổn tại nêu trên, số học sinh lớp 3; 4, 5 có điểm TB trở lên môn Tiếng Anh Học kì I 2003-2004: 42.722, chiếm tỉ lệ 98 27% Số học sinh yếu: 752, chiếm tỉ lệ 1,73% (Xem bảng phụ lục)
Việc đánh giá năng lực học sinh, theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mang tính định tính (xếp loại học tập theo thang bậc A, B, C, D) Do vậy, có khả năng chưa đánh giá đúng thực chất của học sinh Từ đó, cũng có không
ít học sinh chưa thật sự nỗ lực trong bộ môn tiếng Anh Qua phần đẻ nghị trong
các phiếu khảo sát và qua trao đổi trực tiếp với giáo viên và một số cán bộ quản
lý cấp Sở, cấp Phòng, cấp trường kết quả thu nhận được cho thấy đa số không
tán thành cách đánh giá này và để nghị nên thay đổi
2.2.1.5 Điều kiện giảng dạy và học tập
Kết quả phiếu điều tra cho thấy 50% cán bộ quản lý, 50% giáo viên có ý
Trang 22ngoai ngữ Trong những năm qua, ngành giáo dục và đảo tạo đã chú trọng nhiều
đến đầu tư cơ sở vật chất phục vụ dạy-học, nhưng những phương tiện phục vụ
cho việc học tiếng ở bậc tiểu học nhìn chung còn thiếu, như máy casette, băng nghe, bảng từ, máy đèn chiếu, tranh ánh minh hoạ, dụng cụ trực quan, bàn ghế
ngôi phù hợp, tủ sách ngoại ngữ tham khảo, nghiên cứu
Trong kh Ở các bậc học THCS, THPT, việc trang bị phòng Multimedia
đang được tiến hành, thì hầu như ở các trường tiêu học chưa được đề cập đến,
Việc nắm bắt kỹ thuật dạy học ngoại ngữ đa phương tiện và phần mềm ngoại ngữ còn mới mẻ đối với giáo viên, học sinh Qua tham khảo tại các trường tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 4/2004, các trường bạn đã áp dụng việc dạy ngoại ngữ theo mô hình trên, các học sinh tại thành phố Hồ Chí Minh -
học ngoại ngữ theo mô hình này có những tiến triển vượt bậc về ngôn ngữ, giao
tiếp, phát âm, ứng xử (vd: trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Quận I, TP Hồ
Chi Minh)
Theo thống kê, có 12,5% học sinh cho rằng, một trong những nguyên nhân học ngoại ngữ chưa tốt là thiếu sách giáo khoa Thực tế cho thấy, ở một số vùng xa, các em vẫn chưa có sách để học Vẫn còn có hiện tượng 2 em học chung một quyển Điều này gây khó khăn cho việc học của học sinh trên lớp lẫn ở nhà Ngoài ra, khi đề cập đến sách giáo khoa, phải kể đến các loại sách tham
khảo, sách đọc, truyện đọc bằng tiếng nước ngoài phù hợp với trình độ, những loại sách này hầu như không có ở các trường
Ngoài ra, sĩ số học sinh lớp học cũng quyết định đến chất lượng học tập
Lớp học quá đông không đảm bảo cho nọc sinh luyện tập, luyện nói, và tiên hành các hoạt động theo cặp, theo nhóm
Với những điều kiện nêu trên, việc nâng cao chất lượng học tập, đổi mới
phương pháp giảng dạy ở các lớp ngoại ngữ là rất khó khăn -
2.2.1.6 Cơ cầu đội ngũ giáo viên
Tổng số giáo viên dạy ngoại ngữ ở bậc Tiểu học có 179 giáo viên Trong đó, có 169 giáo viên tiếng Anh, 10 giáo viên tiếng Pháp Giáo viên có trình độ
đại học là 119/ 179 đạt tỉ lệ 66,4%, riêng giáo viên dạy tiếng Pháp 100% trình
độ đại học Trình độ CĐSP có 60/179, tỉ lệ 33,6% Theo khảo sát, tỉ lệ giáo viên chưa có trình độ đại học ở các quận, huyện như sau:
Quận Hải Châu: 19/60, tỉ lệ 31,6% Quận Thanh Khê: 10/39, tỉ lệ 25,6% Quận Liên Chiểu: 8/15, tỉ lệ 53,3% .Quận Ngũ Hành Sơn: 6/13, tỉ lệ 46,2%
Huyện Hoà Vang: 2/18, tỉ lệ 38,9%
Trang 23é
Trong số những giáo viên dạy tiếng Anh bậc Tiểu học vẫn còn một số giáo viên trước đây là giáo viên dạy tiếng Nga, giáo viên dạy tiếng Pháp, giáo
viên dạy các bộ môn khác sau khi được đào tạo lại, hoặc tự xin đi học về dạy
tiếng Anh Như vậy, những giáo viên này, có thể, chưa được trang bị đầy đủ về
kiến thức phương pháp dạy-học tiếng Anh, và kiến thức chuyên môn như một giáo viên tiếng Anh được đào tạo gốc là tiếng Anh Tất nhiên, vẫn có những
giáo viên tuy rơi vào trường hợp này, nhưng họ vẫn vượt qua và tự khăng định
mình trong thực tế giảng dạy Do vậy, có thể hiểu nhận định của CBQL đối với
việc sử dụng ngoại ngữ của giáo viên ở cấp tiểu học là hoàn toàn phù hợp Năng
lực của một số giáo viên tiếng Anh ở bậc Tiểu học vẫn là vấn đề nan giải Ngoài ra, còn có một số giáo viên dạy các bậc học THCS, THPT chuyển vùng về Đà Nẵng, do không bố trí được ở bậc THCS, THPT, nên phải dạy ở Tiểu hoc Van dé lai nay sinh ở đây là tâm lý và thái độ giảng dạy
Trong đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ bậc Tiêu học (179) có 114 giáo
viên hợp đông, tỉ lệ 63,7% Số giáo viên này chỉ hợp đồng ngắn hạn, hưởng
lương từ nguồn thu phụ huynh và chỉ được trả lương trong 8 hoặc 9 tháng của năm học Có một số trường hợp không có các loại bảo hiểm cho giáo viên Tir
thực trạng trên, có thé thấy:
- Chất lượng nguồn đào tạo của giáo viên tiếng Anh tiểu học chưa chuẩn theo nhiều góc độ khác nhau: nguồn đào tạo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư
phạm
- Tâm lý giảng dạy chưa thật sự ổn định vì thường biển động, không ổ ồn
định, thiếu yên tâm
Những van dé nêu trên cùng với những nguyên nhân góp phần gây hạn chế cho giáo viên như đã đề cập ở các phần trước, bao gồm động cơ học tập của học sinh, nhận thức của học sinh và phụ huynh, phương pháp học và phương pháp dạy, chương trình và sách giáo khoa, điều kiện dạy-học, V.V., phải kể đến nguyên nhân chủ yeu la do nang lye chuyén mén, nang lye ve giao hoc phap
Do vậy, vấn đề bồi đưỡng, tuyển dụng giáo viên một lần nữa cần phải được chú
trọng
2.2.1.7 Quan ly day và học
Số liệu điều tra cho thấy, hầu hết Ban Giám hiệu các trường đều quan
tâm đến việc giảng dạy ngoại ngữ tại trường Về phía các Phòng Giáo dục và
Dao tao, hằng tháng, học kỳ các phòng đều tổ chức dự giờ, trao đổi về chuyên
môn Đa số Ban Giám hiệu các trường khuyến khích giáo viên, ngoài việc dự
giờ tiếng Anh, còn dự giờ các giáo viên dạy các môn khác để nắm bắt phương
pháp giảng dạy ở bậc tiêu học (Giáo viên tiếng Anh được đào tạo đề dạy ở bậc
Trang 24Hằng năm, Sở Giáo dục và Đảo tạo đều tổ chức các lớp tập huấn trong hè
cho giáo viên Tuy nhiên, hoạt động bồi dưỡng của Sở không được tiến hành
thường xuyên do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chú quan Ngoài ra, Bộ
Giáo dục và Đào tạo chưa có chủ trương, kế hoạch về bồi dưỡng giáo viên tiếng
Anh tiểu học Hoạt động bồi dưỡng từ trước đến nay đều do Sở Giáo dục và
Đào tạo chủ động tiến hành
Tuy nhiên, qua dự giờ, thăm lớp, qua các hoạt động chuyên môn, các
giáo viên giảng dạy đều có tinh thần cầu tiến, học hỏi nâng cao năng lực chuyên
môn và cải tiến phương pháp giảng dạy, mong mỏi được tham dự các lớp tập
huấn thường xuyên hơn Kết luận
Qua thực trạng về những vấn để nêu trên, có thể thấy việc dạy-học ngoại
ngữ trong các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng có những thành tựu nhất
định Những tổn tại đối với dạy học tiếng Anh ở các trường tiêu học được xác định gồm có: động cơ học tập, phương pháp tự học, thái độ học tập trên lớp, phương pháp giảng dạy của giáo viên, những bất cập của chương trình và SGK, cách kiêm tra đánh giá, xây dựng các điều kiện dạy học, bồi dưỡng chuyên môn
cho giáo viên, tuyển dụng giáo viên, chế độ chính sách, quản lý dạy học ngoại
ngữ, v.v
Thực trạng này sẽ là những cơ sở để đề xuất những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng học ngoại ngữ ở các trường tiêu học
2.2.2 Thực trạng giảng dạy và học tập môn tiếng Anh ở các trường THCS
2.2.2.1 Việc học tập của học sinh
2.2.2.1.1 Động cơ học tập
Số liệu từ cả 3 thành phần tham gia vào quá trình giảng dạy và học tập
(cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh) đều cho thấy phần lớn học sinh THCS
thích học ngoại ngữ Tuy nhiên, động cơ học tập là vấn để đáng quan tâm 48,3% cán bộ quản lý, 58,9% giáo viên cho rằng việc dạy và học ngoại ngữ
chưa đạt hiệu quả cao do động cơ học tập của học sinh, Môi trường có ảnh
hưởng lớn đến động cơ học tập của học sinh Các trường có kết quả kiểm tra
thấp nhất (KT học kì II năm học 2002-2003) là THCS Hoà Liên (28,2% trân
TB), THCS Phạm Phú Thứ (37,1% trên TB) và THCS Hoà Phú (38% trên TB)
Các trường ở địa bàn nội thành có kết quả kiểm tra thấp nhất (KT học kì II
2002-2003) là THCS Nguyễn Chí Thanh (55,3% trên TB), THCS Cao Thắng
Trang 25hoc tập môn ngoại ngữ ở các trường nông thôn và miền núi thấp hơn các trường
6 trung tâm thành phố có lẽ không phải do học sinh không có năng lực học ngoại ngữ mà đo tác động của yếu tố môi trường (nhu cầu xã hội) Điều này có
thê tác động đến nhận thức của học sinh về việc học ngoại ngữ Sự động viên
của gia đình cũng lả một yếu tố quan trọng, nhất là với những học sinh có cha mẹ quan tâm đến việc học tập bộ môn ngoại ngữ Ngoài ra còn những yếu tố
như nhu cầu của địa phương, điều kiện tiếp xúc và sử dụng ngoại ngữ Trong
hoàn cảnh học một ngôn ngữ như là một ngoại ngữ, những học sinh ở thành phố
có thể có điều kiện thuận lợi hơn những học sinh ở nông thôn, nhưng nhìn
chung môi trường các em đang sống và học tập cũng là một trở ngại cho việc
hình thành động cơ học tập ngoại ngữ tốt
Nhiều học sinh có động cơ học tập ngoai tai (extrinsic motivation) Hoc
để được điểm cao, được nhà trường và phụ huynh khen thưởng Với một động
cơ như vậy, việc học tập ngoại ngữ chỉ để hoàn thành chương trình học ở một -
mức độ nào đó để đạt được mức điểm như mong muốn Do vậy, để kiểm tra quá
dễ hoặc khâu coi thi không thật sự nghiêm túc có thể tạo nên những ảnh hưởng
tiêu cực đến tính thần và thái độ học tập của học sinh
2.2.2.1.2 Phuong pháp tự học
Trong các dang bai tap hoc sinh thường làm ở nhà bao gồm các loại: bài tập từ vựng, viết đoạn văn, viết câu, bài tập ngữ pháp; trong đó, bài tap ngữ pháp chiểm tỉ lệ cao nhất Từ đó, có thé thấy, các dạng bài tập truyền thống (ngữ pháp) vẫn đang chiếm lĩnh đa số Ngoài Ta, 100% học sinh cho rằng các em chưa có phương pháp tự học thích hợp Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
+
1 Học sinh không được hướng dẫn về cách học ngoại ngữ dẫn đến việc
học sinh không biết cách học của mình đã phù hợp hay chưa
2 Các số liệu của giáo viên cho thây các dang bài tập cho về nhà nặng về
ghi nhớ ngữ liệu, ít phát triển kỹ năng nghe, nói Vì vậy, các dạng bài tập về
nhà chưa giúp cho học sinh hình thành cách học ngoại ngữ phù hợp với tính chất giao tiếp của bộ môn
3 Môn ngoại ngữ đòi hỏi học sinh luyện tập với một đối tượng tương tác
Đây là một trở ngại lớn khi học sinh tự học ở nhà, đặc biệt là đối với những học sinh chưa có động cơ học tập cao
4 Học sinh ít có tài liệu hỗ trợ học thêm môn ngoại ngữ ở nhà
5 Học sinh có nhiều bài tập ở nhà của nhiều môn khác nên không có đủ
Trang 262.2.2.1.3 Việc học tập ở trên lớp
53,3% cán bộ quản lý, 53,7% giáo viên và 48,8% học sinh cho rằng hoạt động theo cặp là hoạt động thường được thực hiện trên lớp 53.3% cán bộ quản lý và 53,7% giáo viên xếp hoạt động lặp lại theo giáo viên là hoạt động thường
xuyên 85,2% học sinh cho rằng hoạt động thường xuyên trên lớp là nghe thầy, cô giáo giảng bài và 71,6% học sinh cho răng học sinh thường luyện tập với thầy, cô giáo Luyện tập theo cặp, một hình thức luyện tập theo hướng giao tiếp, đang được giáo viên sử dụng nhiều hơn trên lớp song song với các hình thức
luyện tập truyền thống như nghe giảng và lập lại theo giáo viên Giáo viên đã có
những cố gắng khích lệ học sinh hợp tác làm việc trong giờ học ngoại ngữ, tạo điều kiện cho học sinh luyện tập giao tiếp bằng ngoại ngữ trên lớp
Ở nhiều lớp giáo viên thường cho học sinh lập lại đồng thanh từ mới và các câu trong bài đọc Việc lặp lại đồng thanh các từ mới giúp học sinh phát âm
đúng hơn Tuy nhiên, học sinh đọc đồng thanh cả câu thường dễ dẫn đến tình trạng đọc ê a, không đúng ngữ điệu, thiếu tự nhiên
Những số liệu cho thấy các hoạt động của 3 giai đoạn: Giới thiệu ngữ liệu (Presentation), Luyện tập (Practice) và Luyện tập tự đo (Free practice) Học sinh nghe giáo viên giới thiệu ngữ liệu, luyện tập với giáo viên và luyện tập với
các bạn Trong một tiết học ngoại ngữ cần thiết phải có các hoạt động này Tuy nhiên, học sinh nghe giảng và luyện tập với giáo viên còn chiếm một tần số cao
trong các hoạt động trên lớp Tỷ lệ các hoạt động có kiêm soát của giáo viên (controlled practice) cao hơn nhiều so với các hoạt động luyện tập tự do với các
bạn hoặc luyện tập ít đặt đưới sự kiểm soát của giáo viên (freer practice)
2.2.2.2 Việc giảng đạy của giáo viên
48,3% cán bộ quản lý và 22,6% giáo viên cho rằng việc dạy-học tiếng
nước ngoài chưa đạt hiệu quá cao do phương pháp và năng lực của giáo viên Với học sinh, nguyên nhân chất lượng môn tiếng nước ngoài chưa cao do các yếu tố khác như động cơ học tập (đã nêu ở trên), phương pháp học tập (đã nêu), chữơng trình học Giáo viên giảng dạy nhiệt tình; tuy nhiên, so với yêu cầu của các cấp quản lý, giáo viên cần đầu tư hơn nữa về năng lực chuyên môn cũng như phương pháp giảng dạy Kết quả kiểm tra một số giáo viên tiếng Anh
THCS quận Ngũ hành Sơn và huyện Hoà Vang cũng cho thấy điều này Trong
90 giáo viên của 2 quận, huyện trên địa bản thành phố, được kiểm tra có 68/90 giáo viên đạt yêu cau, trong đó có 5 giáo viên đạt điểm cao 22 giáo viên có
điểm dưới mức đạt yêu cầu, trong đó có 10 người đạt mức điểm rất thấp (dưới
4)
Trang 27động của thói quen, đề kiểm tra ở lớp và sở thường chú trọng về ngữ pháp
Phương pháp dạy học truyền thống có một số ưu điểm như giúp học sinh có khả
năng đọc hiểu văn bản cặn kẽ, giúp học sinh diễn đạt ngôn ngữ chính xác và
thực hiện tốt các bài tập ngữ pháp truyền thống Tuy nhiên, phương pháp truyền thống không giúp học sinh phát huy hết các kỹ năng ngôn ngữ, khả năng ứng
đáp hạn chế do chú trọng nhiều đến tính chính xác của ngôn ngữ Một số giáo
viên có nhiều cải tiến trong giảng day, phát huy tính tích cực chủ động của học
sinh bằng cách đưa vào tiết đạy những hoạt động mang tính giao tiếp, tạo điều
kiện cho học sinh rèn luyện, các kỹ năng ngoại ngữ Một số giáo viên kết hợp các kỹ thuật giảng dạy truyền thống và các hoạt động giao tiếp trong các giai
đoạn của bài dạy Sự kết hợp tốt các kỹ thuật giảng dạy giúp học sinh vừa tiếp thu tốt ngữ liệu vừa có thể rèn luyện các kỹ năng Điều này đòi hỏi giáo viên
phải có năng lực ngoại ngữ khá tốt, phong cách giảng dạy lính hoạt và nắm vững phương pháp
Gần đây một số giáo viên đã sử dụng công nghệ thông tin vào giảng đạy ngoại ngữ Những giáo viên nảy đã thực hiện một số tiết day minh hoạ môn
tiếng Anh trên máy tính trong hội nghị công nghệ thông tin tổ chức tại Đà
Nẵng Bước đầu việc sự dụng máy tính trong giảng dạy ngoại ngữ có những
hứa hẹn tốt đẹp do bài dạy sinh động hơn, việc xử lý hình ảnh với phần mềm
power point để dàng, tiện lợi và hấp dẫn hơn so với những tranh ảnh thông
thường Việc sử dụng máy tính trong giảng dạy ngoại ngữ phù hợp với các hoạt
động như giới thiệu ngữ liệu, những hoạt động luyện tập cân đến tranh ảnh, các bài tập điền vào chỗ trống, sắp xếp đối thoại và các bài ôn tập Mặc dù vậy việc
sử dụng máy tính trong giảng dạy ngoại ngữ chưa được nhân rộng do những
hạn chế về cơ sở vật chất, thiết bị, và thời gian thiết kế bải giảng
2.2.2.3 Chương trình và sách giáo khoa
2.2.2.3.1 Tác động của sách giáo khoa dối với việc học tập của học
sinh “i
Đa số các phiếu trả lời đều mong muốn có những điều chỉnh, bổ sung
đối với sách giáo khoa Trong tình hình hiện nay, sách giáo khoa cũ (sách giáo
khoa của lớp 8, 9, 10, 11, 12) có rất nhiều hạn chế về phần luyện tập các kỹ
năng giao tiếp, đặc biệt là kỹ năng nghe, nói và viết Các bài đọc không còn cập nhật và không đa dạng, không giúp cho học sinh tiếp cận được với các dạng văn bản khác nhau Sách giáo khoa mới (của các lớp 6, 7 và 10 thí điểm) phần nào đáp ứng được các yêu cầu về đổi mới cả nội dung lẫn phương pháp đạy-học
ngoại ngữ Tuy nhiên, việc cung cấp các tài liệu hỗ trợ như băng, đĩa, sách
hướng dẫn, tranh ảnh chưa kịp thời; các thiết bị hỗ trợ chưa đồng bộ giữa các
Trang 28sinh, nhất là học sinh mất căn bản, khó theo kịp Điều này phần nào giải thích
khoảng cách khá lớn giữa học sinh khá giỏi và học sinh yếu qua các phản hồi
của nhà trường ‹ sau một năm sử dụng sách giáo khoa lớp 6
Phân phối chương trình của Bộ chưa dành thời lượng hợp lý đê học sinh
ôn tập trước khi kiểm tra.1 tiết và kiểm tra học kì Tuy nhiên, một số trường đã linh động tăng thời lượng ôn tập và chữa bài kiểm tra theo yêu cầu trong phân
phối chương trình
2.2.2.3.2 Tác động của sách giáo khoa đối với việc giảng dạy của giáo
viên :
Theo quy định chuyên môn, giáo viên phải bám sách giáo khoa trong khi
giảng dạy Vì vậy, sách giáo khoa có tác động rất lớn đến nội dung cũng như
phương pháp giảng dạy của giáo viên
Sách giáo khoa cũ được soạn trên cơ sở giáo học pháp truyền thống khiến cho
việc giảng dạy trên lớp rất hạn chế về rèn luyện các kỹ năng giao tiếp Nội dung
giảng dạy chủ yếu là kiến thức ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm) Các hội
thoại để học sinh tập nói thường nhằm mục đích dạy các ngữ liệu do vậy có tính
máy móc, gò bó, giáo viên rất khó lông vào các hoạt động mang tính giao tiếp -
Các chủ điểm, các tình huống giao tiếp không phong phú, it tạo hứng thú trong giảng dạy, đòi hỏi sự gia công rất nhiều của giáo viên
Sách gido khoa mới (lớp 6, 7, 10) soạn trên cơ sở chủ điểm, mang tính thực tiễn, nội dung phong phú, tạo điều kiện cho giáo viên phát huy được khả năng chuyên môn và áp dụng các cải tiến về phương pháp Tuy nhiên, việc sử dụng
_ sách giáo khoa mới cũng tạo ra một số khó khăn cho giáo viên trong khâu soạn
bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học do một vài bất hợp lý về phân phối chương trình và các thay | đôi về phương pháp đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức đề thiết kế các hoạt động trên lớp Nội đưng cần chuyển tải ở nhiều
tiết đạy không thể thực hiện hết trong phạm vi 45 phút
2.2.2.4 Kiểm tra và đánh giá
Việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện theo qui định chuyên môn Học sinh được kiểm tra thường, xuyên trong học kì đưới các hình thức kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết và kiểm tra học kì Học sinh lớp cuối
cấp dự kì thi tốt nghiệp THCS
Kiểm tra miệng thường được thực hiện đầu tiết dạy Giáo viên thường
kiểm tra 1 hoặc 2 học sinh mỗi tiết Theo yêu cầu của Sở, nội dung kiểm tra miệng gồm kiểm tra kĩ năng và các kiến thức ngôn ngữ đã học ở tiết học trước Do tính chất của kiểm tra miệng, kỹ năng nghe, nói được chú trọng nhiều hơn
Trang 29bộ môn ngoại ngữ cảng khiến cho học sinh lúng túng khi phải nói trước các bạn, đặc biệt là khi học sinh không diễn đạt tốt như bản thân mong muốn Kiểm
tra miệng đôi khi chiếm nhiều thời gian trên lớp Ngược lại, nếu thực hiện việc kiểm tra miệng quá nhanh, giáo viên sẽ không kiểm tra day đủ các nội dung quan trọng của bài cũ
Kiểm tra 15 phút, 1 tiết và kiểm tra học kì đều Ja những kiểm tra để đánh giá mức độ tiếp thu và kỹ năng của học sinh (achievement tests) sau 1, 2 don vi bài học và cuối một học kì Trong điều kiện lý tưởng, các bài kiểm tra này phải kiểm tra được các kĩ năng và nội dung ngôn ngữ quan trọng đã được học Trong
thực tế, có những nội dung dễ ra đề kiếm tra và dễ chấm như các điểm ngữ
pháp, từ vựng và kỹ năng đọc hiểu thường được kiểm tra nhiều hơn các nội
dung khác (nghe, nói, viết, phát âm )
Trong những năm gân đây, song song với những nỗ lực nhằm cải tiến
phương pháp giảng dạy, việc cải tiễn các hình thức kiểm tra được chú trọng Tỉ lệ các câu hỏi ngữ pháp chiếm từ 20 đến 30% trong các để kiếm tra học kì Các nội dung còn lại dành cho kiểm tra các kỹ năng đọc hiểu và viết (Xem phụ lục:
` Đề kiểm tra học ki)
2.2.2.5 Điều kiện giảng dạy và học tập
Mặc dù trong những năm gần đây, thành phố và ngành giáo dục đã đầu tư
nhiều về trang thiết bị, cơ sở vật chất cho giảng dạy và học tập nói chung và cho
môn tiếng nước ngoàải nói riêng, điều kiện va, cơ sở vật chất cho môn học này
vẫn chưa đáp ú ứng được với các yêu cầu mới về dạy và học ngôn ngữ, đặc biệt là
để ; đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương pháp giảng dạy Số lượng học sinh trong
môi lớp học còn quá cao (có lớp trên 50 học sinh) Bàn ghê không phù hợp với :
các hoạt động trao đôi theo cặp, theo nhóm Tranh ảnh, đồ dùng dạy học còn rất thiếu thốn Một số trường đầu tư trang bị sách tham khảo bộ môn như tự điển, sách đọc thêm, sách bài tập Tuy nhiên, các biện pháp dé động viên học sinh tự
học, tự nghiên cứu vẫn còn hạn chế
Tất cả các trường THCS đều đã có các thiết bị tối thiêu cho dạy và học môn Tiếng nước ngoài như máy cát-xét, đầu đĩa, máy chiếu, băng cat-xét, dia hình, Tuy nhiên, số lượng máy ở một số trường chưa đủ nếu có nhiều tiết học tiếng nước ngoài cùng một lúc Phần lớn các máy cát-xét của các trường không phù hợp với việc giảng dạy ngoại ngữ Các phòng học tiếng đã lỗi thời, không
phù hợp với giáo học pháp hiện đại
2.2.2.6 Cơ cầu đội ngũ giáo viên
Trang 3099.4% đạt chuẩn, trong đó có 32,5% trên chuẩn Riêng môn ngoại ngữ, ting sé
giáo viên tiếng Anh THCS là 474, đạt chuẩn 100%, số giáo viên có trình độ đại
học là 298 tỉ lệ 62,8% Như vậy, nhìn chung chất lượng giảng dạy của bộ môn ngoại ngữ trong các trường THCS đảm báo được yêu cầu Song, mặc dầu đã đạt
chuẩn và trên chuẩn, nhưng đề đáp ứng được yêu cầu phát triển, thì tỉ lệ 37,2%
giáo viên còn ở trình độ cao đăng là con số còn khá lớn
Về nguồn đào tạo ban đầu, trong số những giáo viên dạy tiếng Anh bậc
THCS vẫn còn một số giáo viên trước đây là giáơ viên dạy tiếng Nga, giáo viên
dạy tiếng Pháp, giáo viên dạy các bộ môn khác sau khi được đảo tạo lại, hoặc tự
xin đi học về dạy tiếng Anh Cũng như bậc Tiểu học, những giáo viên chưa được trang bị kỹ về phương pháp giảng dạy bộ môn tiếng Anh, kiến thức
chuyên môn sâu bị hạn chế, năng lực thực hành tiếng chưa tốt Tất nhiên, vẫn có những giáo viên tuy rơi vào trường hợp này, nhưng họ vẫn vượt qua và tự khẳng định mình trong thực tế giảng đạy Do vậy, có thể hiểu nhận định của CBQL đối với việc sử dụng ngoại ngữ thông thạo của giáo viên ngoại ngữ THCS (35%), một | phan nao là có cơ sở
Ngoài ra, nếu tính về độ tuổi, thì có thể nói, tỉ lệ giáo viên có tuổi trên 40 tuổi là khá lớn Điều này có thể gây ra sức ì đối với những vấn đề đôi mới phương pháp dạy-học Từ thực trạng trên, có thé thay: Chat lượng nguồn đào
tạo ban đầu của giáo viên tiếng Anh THCS chưa thong nhất -
Cũng như bậc học tiểu học, cùng với những nguyên nhân góp phần gây hạn chế cho giáo viên như đã đề cập ở các phần trước, bao gồm động cơ học tập
của học sinh, nhận thức của học sinh và phụ huynh, phương pháp học và phương pháp dạy, chương trình và sách giáo khoa, điều kiện đạy-học, Mà phải
kế đến nguyên nhân chủ yêu là do năng lực chuyên môn, năng lực về giáo học
pháp Do vậy, vấn đề bồi đưỡng, qui hoạch, tuyến dụng giáo viên phải được chú
trọng
ˆ_ 2.2.2.7 Quản lý đạy và học
Hẳng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức các lớp tập huấn trong hè và trong năm học cho toàn thể giáo viên tiếng Anh THCS để bồi dưỡng về phương
pháp giảng dạy Trong các lớp tập huấn, giáo viên đã được xem băng hình và
thảo luận các tiết dạy, soạn giảng, giảng tập, góp ý và trao đổi kinh nghiệm về
các kỹ thuật lên lớp, giới thiệu các hoạt động trên lớp để cải tiến phương pháp giảng dạy Tuy nhiên, thời gian bồi dưỡng chưa nhiều nên các lớp này chỉ đáp ứng một phần nhu cầu học hỏi, tìm hiểu về phương pháp giảng dạy theo hướng giao tiếp của giáo viên Ngoài ra, được sự hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và Du an Dao tạo giáo viên tiếng Anh THCS (ELTTP), Sở đã tô chức 4 lớp tập
Trang 31tham đự các lớp bồi dưỡng giảng viên phương pháp giảng dạy tại Huế, Hà Nội,
Can Tho, Singapore, và Anh quốc Những lớp bồi dưỡng này giúp giáo viên có nhận thức về những đổi mới trong phương pháp giảng dạy, giúp giáo viên tiếp
cận các kỹ thuật giảng dạy mới và nâng cao trình độ tiếng Anh
Sở cũng đã có kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường
một học kì 4 lần để giáo viên dự các tiết thao giảng và các,trường trong cụm
giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy sách giáo khoa mới, đồng thời có ý
kiến về sách giáo khoa mới sau khi qua thực tế giảng dạy Giáo viên tham gia tích cực các sinh hoạt chuyên môn này Điều này cho thấy nhu cầu được trao đổi kinh nghiệm, học hỏi về chuyên môn rất lớn và cũng cho thấy rằng giáo viên tự nhận thấy cần phải bổ sung kiến thức về chuyên môn và phương pháp
giảng dạy
Các cấp quản lý rất quan tâm đến việc bôi dưỡng, nâng cao trình độ giáo viên Sở thường xuyên mở các lớp bồi đưỡng ngắn ngày về chuyên môn, các
lớp đào tạo nâng chuẩn, các lớp đào tạo sau đại học cho giáo viên ngoại ngữ -
Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tham gia các lớp học này Vấn đề chung hiện nay là việc áp dụng các phương pháp cải tiến còn hạn chế do các tác động về điều kiện cơ sở vật chất, thói quen giảng dạy theo lối cũ, hình thức kiểm tra cũng góp phần tạo hiệu ứng phản hồi (washback efect) chưa thuận lợi cho việc cải tiến phương pháp giảng dạy Ví dụ: T¡ lệ các câu hỏi ngữ pháp
trong để kiểm tra ảnh hưởng đến việc đầu tư giảng dạy ngữ pháp ở lớp và bài
tập ngữ pháp ở nhà
Kết luận
Các vấn đề lớn của việc học tập mơn tiếng nước ngồi ở cấp THCS là
động cơ và phương pháp học tập của học sinh, năng lực chuyên môn của giáo viên, tính hiệu quả của các hoạt động trên lớp của học sinh, việc vận dụng sách
giáo khoa, kê cả sách giáo khoa cũ và mới, để học sinh có thé tiếp thu tốt các
ngữ liệu trong sách, và điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị để giáo viên và
học sinh có thế tiến hành các hoạt động dạy và học thuận lợi
Những vấn đẻ lớn đối với việc giảng dạy bộ môn ngoại ngữ là: Cái tiến phương pháp giảng dạy để có thể chuyên tải hết nội dung của sách giáo khoa mà vẫn bảo đảm cho học sinh luyện tập tốt các kỹ năng ngôn ngữ theo yêu cầu
đôi mới phương pháp giảng dạy, khắc phục các hạn chế về điều kiện, cơ sở vật
chất, tạo được hứng thú trong học tập bộ môn ngoại ngữ nơi học sinh, giúp học
sinh hình thành động cơ học tập tất hơn Các thay đổi về nhu cầu xã hội đối với
bộ môn, nội dung ngữ liệu trong | sách giáo khoa, thay đôi về phương pháp giảng
dạy đời hỏi bồi dưỡng và tự bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực
Trang 322.2.3 Thực trạng giáng dạy và học tập môn tiếng Anh ở các
trường THPT
2.2.3.1 Việc học tập của học sinh
2.2.3.1.1 Động cơ học tập
Kết quả các phiếu thăm dò thể hiện động cơ và thái độ học tập môn tiếng Anh của học sinh THPT tương tự như học sinh THCS Một số điểm khác biệt là
có 6,3% học sinh không thích học tiếng Anh Số học sinh không có thái độ rõ
ràng đối với bộ môn cao hơn Mặc dù ở lứa tuôi lớn hơn, phần lớn học sinh
THPT cũng chưa xác định được động cơ học tập tiếng Anh thích hợp
'22.3.1.2 Phương pháp tự học
Việc tự học ở nhà chủ yếu là học từ vựng, lam bai tap ngữ pháp, viết câu và tập viết đoạn văn Đây là những bài tap dé đáp ứng yêu cầu của các bài kiếm tra và các kì thi, chi phân nảo đáp ứng các yêu cầu giao tiếp trong cuộc sống Điều này có thể dẫn đến việc nhiều học sinh không có khả năng giao tiếp bằng
tiếng Anh mặc đù đã học tiếng Anh ít nhất 4 năm (học sinh lớp 10) Cách học
và động cơ học tập tác động lẫn nhau Kết quả là nhiều học sinh học ngoại ngữ ˆ
chỉ vì những động cơ ngoại tại như là để hồn thành một mơn học có trong chương trình, để được điểm khá, giỏi vào cuối học kì hoặc để được khen thưởng Một số it hoc sinh hoc ngoai ngit vi | nhimg mục đích thiết thân hơn như
để có một trình độ goal ngữ khá giỏi để tiếp tục học thêm, để đu học hoặc để
theo đuổi một nghề nghiệp cần đến khả năng ngoại ngữ Trong bối cảnh thành phố đang phát triển, mở rộng các mối quan hệ giao lưu văn hoá, kinh tế, thương mại với các nước trong khu vực và các nước nói tiếng Anh, mức sống của
người dân thành phố ngày càng được nâng cao, số học sinh có nhu cầu học
ngoại ngữ vì những mục đích nêu trên ngày một nhiều hơn
2.2.3.1.3 Việc học tập ở trên lớp
Những số liệu về các hoạt động trên lớp ở cấp THPT tương tự ở cấp
THCS Các hoạt động nghe giảng và luyện tập với giáo viên còn chiếm một tần
số cao trong các hoạt động trên lớp Tỷ lệ các hoạt động có kiểm soát của giáo
viên (controlled practice) cao hơn nhiều so với các hoạt động luyện tập tự do với các bạn hoặc luyện tập ít đặt dưới sự kiểm soát của giáo viên (freer
practice) Điều này cho thấy mặc đù ở cấp học cao hơn, học sinh ở độ tuổi
trưởng thành hơn, có khả năng học tập độc lập hơn, nhưng các hoạt động học
Trang 332.2.3.2 Việc giảng đạy của giáo viên
Dưới con mắt các nhà quản lý, năng lực của một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được các yêu cầu về giảng đạy ngoại ngữ hiện nay Gần 1⁄3 giáo viên ngoại ngữ cũng công nhận vấn đề này là một thực tế 20% học sinh nhận thấy
giáo viên dạy khó hiểu Điều này có lẽ do nội dung ngữ liệu khó hơn hoặc giáo
viên yêu cầu cao hơn Các hoạt động giao tiếp trên lớp với đối tượng học sinh ở
lứa tuổi 16-18, các chủ đề khó hơn và mang tính trừu tượng hơn đòi hỏi giáo
viên phải đầu tư tìm tòi các kỹ thuật truyền đạt và luyện tập phù hợp Những
nội dung ngôn ngữ khó dễ dẫn đến việc đi sâu phân tích ngôn ngữ khiến học sinh rất khó tiếp thu và ghi nhớ
2.2.3.3 Chương trình và sách giáo khoa ‘
Trên 35% các đối tượng đều trả lời sách giáo khoa cần được điều chỉnh,
bổ sung 49% giáo viên và 10% học sinh cho răng SGK không phù hợp Sách
giáo khoa ngoại ngữ cấp THPT tiếp nối các sách giáo khoa của cấp THCS và có
những nhược điểm chung như đã nêu ở phần THCS Ngoài ra, nhiều trọng tâm ngữ pháp trong sách giáo khoa cấp THPT lập lại các nội dung 6 cấp THCS, it nâng cao và đơn điệu Ngữ liệu và từ vựng tản mạn Việc sắp xếp các nội dung ngữ liệu chưa hợp lí: Sách giáo khoa (cũ) có tác động tiêu cực đến hứng thú học
tập của học sinh Các sách hướng dẫn, tham khảo có sẵn lời giải các bài tập và
bài dịch của sách giáo khoa tạo cho học sinh có thói quen y lại và không phát huy kỹ năng của học sinh
Nhiéu thành tựu lớn và mới của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội- nhân văn, của công nghệ, của những vấn để cấp bách và mang tính toản cầu chưa được phản ánh một cách thích hợp Chương trình và sách giáo khoa chưa
thực sự góp phần giúp giáo viên và học sinh chuyển từ cách dạy-học thụ động,
áp đặt, chủ yếu đối phó với thi cử, sang cách dạy-học tích cực, chủ động, sáng
tạo đề phát triển năng lực sáng tạo, năng lực tự học của học-sinh, gắn bó học tập
ở nhà trường với giao tiếp thực tế ngoài xã hội
Theo báo cáo định kỳ từ các trường thí điểm thay sách lớp 10, sách giáo khoa lớp 10 thí điểm có ưu điểm là phân chia một đơn vị bài học thành các tiết
luyện tập các kỹ năng ngôn ngữ và ôn tập ngữ pháp Điều này giúp học sinh có điêu kiện luyện tập đều các kỹ năng và ôn tập ngữ pháp Nội dung ngữ liệu và
các chủ đề phong phú gần gũi với thực tế cuộc sống giúp học sinh có hứng thú hơn trong học tập Tuy nhiên, chương trình thí điểm vẫn còn quá tải, học sinh
Trang 342.2.3.4 Kiểm tra và đánh giá
Việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện theo qui định chuyên môn Học
sinh được kiểm tra thường xuyên trong học kì dưới các hình thức kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết và kiểm tra học kì Học sinh lớp cuối cấp dự kì thi tốt nghiệp THPT
Kiểm tra miệng thường được thực hiện đầu tiết dạy Giáo viên thường
kiểm tra 1 hoặc 2 học sinh mỗi tiết Theo yêu cầu của Sở, nội dung kiểm tra miệng gồm kiểm tra kĩ năng và các kiến thức ngôn ngữ đã học ở tiết học trước
Do tính chất của kiểm tra miệng, kỹ năng nghe, nói được chú trọng nhiều hơn Nhược điểm của kiểm tra miệng là giao tiếp giữa giáo viên và học sinh (hoặc giữa học sinh và học sinh) không được tự nhiên Đặc điểm giao tiép cua bộ môn ngoại ngữ càng khiến cho học sinh lúng túng khi phải nói trước các
bạn, đặc biệt là khi học sinh không diễn đạt tốt như bản thân mong muốn Học sinh THPT có thể có nhiều ý tưởng nhưng khả năng ngoại ngữ không cho phép các em diễn đạt đầy đủ Các em đang ở độ tuổi trở thành người lớn, ý thức khá đầy đủ về bản thân nên đễ bị "mắt mặt" khi phải ling túng trước đông đảo bạn bè và thầy, cô giáo Kiểm tra miệng đôi khi chiếm nhiều thời gian trên lớp
Ngược lại, nếu thực hiện việc kiểm tra miệng quá nhanh, giáo viên sẽ không
kiêm tra day đủ các nội dung quan trọng của bài cũ
Kiểm tra 15 phút, 1 tiết và kiểm tra học kì đều là những kiểm tra để đánh
giá mức độ tiếp thu và kỹ năng của học sinh (achievement tests) sau một 1, 2
đơn vị bài học và cuối một học kì Học sinh lớp 12 phải thi tốt nghiệp THPT vào cuối năm học Đây là một trong những kì thi quan trọng, vì vậy hiệu ứng
phản hôi (washback effect) có tác động lớn đến việc giảng dạy và học tập
._ Trong những năm gần đây, với quan điểm kĩ năng ngôn ngữ hình thành nơi học sinh là mục tiêu cuối cùng của việc học ngoại ngữ, các đề thi tốt nghiệp
THPT môn Tiếng Anh thay đổi dần theo hướng kiểm tra kĩ năng chiếm tí lệ
nhiều hơn kiểm tra kiến thức ngôn ngữ Điều này có nghĩa là việc day-học
ngoại ngữ phải chú trọng đến cả hai mặt: trang bị kiến thức ngữ pháp, từ vựng
và rèn luyện các kĩ năng
(Xem phụ lục: Đề kiểm tra học kỳ THPT môn Tiếng Anh năm nhọc 2003-2004)
2.2.3.5 Điều kiện giảng dạy và học tập
Điều kiện, cơ sở vật chất cho việc dạy-học tiếng Anh nói riêng và ngoại
ngữ nói chung không khác nhau nhiều ở hai cấp THCS và THPT Có thể nói
Trang 35ảnh, đồ dùng dạy học còn rất thiếu thốn Một số trường đầu tư trang bị sách
tham khảo bộ môn như tự điển, sách đọc thêm, sách bài tập Tuy nhiên, các biện pháp để động viên hoc sinh tự học, tự nghiên cứu vẫn còn hạn chẽ
Ngoài trường THPT chuyên Lê Quý Đôn được trang bị phòng học tiếng
đa phương tiện hiện đại, trang thiết bị trong các phòng học tiếng ở một vài
trường THPT đã lỗi thời Việc bố trí chỗ ngồi cho học sinh trong các buồng
riêng biệt ở các phòng học tiếng này chỉ phục vụ cho các hoạt động tự học một mình của học sinh nhự luyện nghe một mình, tập nói một mình vào máy để nghe lại và sữa chữa các lỗi sai, không phủ hợp với các höạt động mang tính
giao tiếp như thảo luận, trao đổi từng cặp hoặc trao đổi trong nhóm
2.2.3.6 Cơ cấu đội ngũ giáo viên
100% giáo viền bậc học THPT đều đạt chuẩn (đại học), đặc biệt có 6 cán bộ, giáo viên có trình độ Thạc sĩ và hiện có 110 CBGV đang theo học các
chuyên ngành Giáo viên đạy tiếng Anh có 116/ 136, trong đó, có 100 giáo viên được đào tạo chính qui và 11 giáo viên được đào tạo tại chức Do có nguồn đào
tạo ban đầu cơ bản đồng bộ, nên chất lượng giảng dạy của giáo viên THPT khá
ồn định
Trong số giáo viên hiện đang dạy tiếng Anh tại các trường THPT vẫn còn một số giáo viên có gốc đào tạo từ tiếng Nga sang Cũng giống như các bậc học
dưới, các giáo viên này cũng chưa được trang bị kiến thức phương pháp bộ môn và kiến thức ngôn ngữ tốt Có một số giáo viên trong diện này van con trong
giai doan vừa dạy vừa hoc Kha năng sử dụng tiếng Anh khi lền lớp rất hạn ché,
do vậy chuyên sang sử dụng tiếng Việt nhiều hơn hoặc còn lũng túng trong các câu lệnh (instructions) khi lên lớp Do vậy, việc bồi dưỡng cho riêng những đối tượng giáo viên này cần đặc biệt chú trọng
Bên cạnh đó, vẫn còn một số giáo viên hợp đồng, thỉnh giảng tại một số trường bán công, tư : thục Trong đó có một số đã hợp đồng trên 5 năm
Xét về yêu tố độ tuổi, thì độ tuỗi 22-35t của giáo viên THPT chiếm khá nhiều Điều này, tạo động lực cơ bản cho việc đổi mới phương pháp có hiệu quả ở bậc học này
Từ thực trạng trên, có thé thay:
- Ngudn dao tao co ban ban dau kha déng bé
- Năng lực sử dụng tiếng của một số giáo viên dạy tiếng Anh bằng 2 hiện
nay chưa chuẩn
- Tâm lý của một số giáo viên dạy hợp đồng chưa ổn định
Trang 362.2.3.7, Quan ly day va hoc
Được sự hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Mạng lưới Giáo v viên
Tiếng Anh Việt Nam (VTTN) của Hội đồng Anh, Sở đã tổ chức 7 lớp tập huấn tại chỗ cho giáo viên tiếng Anh THPT của thành phố Cho đến nay, toàn thể
giáo viên Tiếng Anh của 17 trường THPT trong thành phố đã tham dự 1 hoặc nhiều lớp bồi dưỡng của Mạng lưới VTTN Một số giáo viên cốt cán được cử
tham dự các lớp bồi dưỡng toàn quốc, hoặc lớp bồi dưỡng khu vực Dong A tai Hà Nội Những lớp bồi dưỡng này giúp giáo viên có nhận thức về những đổi mới trong phương pháp giảng day, giúp giáo viên tiếp cận các kỹ thuật giảng
dạy mới và nâng cao trình độ tiếng Anh
Sở cũng đã có kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường
một học kì 4 lần để giáo viên dự các tiết thao giảng và các trường trong cụm
giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy sách giáo khoa mới, đồng thời có ý kiến về sách giáo khoa mới sau khi qua thực tế giảng dạy Giáo viên tham gia tích cực các sinh hoạt chuyên môn này Điều này cho thấy nhu cầu được trao đổi kinh nghiệm, học hỏi về chuyên môn rất lớn và cũng cho thấy rằng giáo
viên tự nhận thấy cần phải bổ sung kiến thức về chuyên môn và phương pháp giảng dạy
Các cấp quản lý rất quan tâm đến việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ giáo
viên Sở thường xuyên mở các lớp bồi đưỡng ngắn ngày về chuyên môn, các
lớp đào tạo nâng chuẩn, các lớp đào tạo sau đại học cho giáo viên ngoại ngữ
Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tham gia các lớp học nay Van
dé chung hiện nay là việc áp dụng các phương pháp cải tiến còn hạn chế đo các
tác động về điều kiện cơ sở vật chất, thói quen giảng dạy theo lối cũ, hình thức
kiểm tra cũng góp phan tao hiệu ứng phản hồi (washback efect) chưa thuận lợi cho việc cải tiến phương pháp giảng dạy Ví dụ: Tỉ lệ các câu hỏi ngữ pháp
trong đề kiểm tra ảnh hưởng đến việc đầu tư giảng dạy ngữ pháp ở lớp và bài
tập ngữ pháp ở nhà
Hầu hết các trường đều tổ chức các hoạt động chuyên môn như sinh hoạt
tổ, nhóm, thao giảng, dự giờ theo qui định Ban giám hiệu theo đối và có kiểm
tra các hoạt động chuyên môn của các tổ nhóm Tuy nhiên, các sinh hoạt
chuyên môn ở một số trường vẫn còn mang tính hình thức, các biên bản sinh
hoạt chuyên môn còn sơ sài Nhiều giáo viên thực hiện tốt các qui định chuyên
môn, nhưng một số vẫn còn ít đầu tư, soạn bài để đối phó với các đợt kiểm tra Kết luận
Trang 37đối với bộ môn ngoại ngữ Việc học tập trên lớp và ở nhà chỉ ở mức ghi nhớ ngữ liệu và làm bài tập ngữ pháp Học sinh chưa được tạo điều kiện để phát huy
trí lực, luyện tập trên lớp còn lệ thuộc nhiều vào giáo viên Sách giáo khoa chưa
thực sự là công cụ tích cực để giúp học sinh phát huy khả năng tự học Cơ sở
vật chất và trang thiết bị cần thiết cho việc học ngoại ngữ van còn hạn chế
Giáo viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong đầu tư cải tiễn phương pháp giảng
dạy, thiết kế bài soạn Sách giáo khoa không phủ hợp ảnh hưởng đến chất lượng
giảng đạy Giáo viên gặp nhiều khó khăn trong soạn giảng và thực hiện các hoạt
động trên lớp Ví dụ: Các bài tập ngữ pháp thiếu tính giao tiếp khiến giáo viên khó xây dựng các hoạt động giao tiếp trên lớp Sách giáo khoa đang sử dụng có
rất ít tài liệu hỗ trợ cho giáo viên như tranh ảnh, băng, đĩa, sách tham khảo
Theo các số liệu thống kê việc giảng dạy ngoại ngữ chưa đạt hiệu quả cao do nhiều nguyên nhân: Nhiều học sinh chưa có động cơ học tập ngoại ngữ phù hợp, sách giáo khoa còn nhiều tồn tại về xây dựng nội dung cũng như về
phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiểu thốn, một bộ phận giáo viên còn yếu kém về năng lực chuyên môn Những nguyên nhân này
tác động lẫn nhau Ví dụ: Sách giáo khoa không gây được hứng thú trong giảng
dạy và học tập ảnh hưởng đến việc giảng dạy của giáo viên và động cơ, thái độ
học tập của học sinh Giáo viên ít có hứng thú trong giảng dạy có thể dẫn đến
việc soạn bài một cách đối phó, ít đầu tư Do vậy, các nhược điểm của sách giáo khoa sẽ trầm trọng thêm và các ưu điểm của sách giáo khoa ít được phát huy
2.3 Thực trạng dạy và học bộ môn tiếng Pháp trong các trường phô thông tại thành phố Đà Nẵng
2.3.1 Thực trạng dạy và học môn tiếng Pháp ở các trường tiểu
học
Qua khảo sát bằng phiếu và qua trao đổi trực tiếp với Ban Giám hiệu các
trường có dạy tiếng Pháp ở bậc tiêu học, thì đa số các em ham thích học môn
tiếng Pháp Có nhiều sự quan tâm đến từ nhiều phía như Bộ, Tổ chức đại học
Pháp ngữ AUF, Sở, Phòng, Ban Giám hiệu, các cô giáo, phụ huynh học sinh Sau đây là thực trạng việc dạy-học tiếng Pháp hiện nay tại các trường tiểu học:
2.3.1.1 Việc học tập của học sinh
Qua thông kê, có thể thay tỉ lệ học tiếng Pháp tăng cường ở bậc tiểu học
còn thấp, chiếm tỉ lệ 2,12%: tổng số lớp Số học sinh học môn tiếng Pháp là 483
Trang 38của những năm qua đều đạt từ 95% đến 97% khá giỏi, trong khi đó ở trường
Hoàng Văn Thụ kết quả khá giỏi dao động từ khoảng 70-75%, thậm chí có loại
yêu khoảng 5%
Cũng như bộ môn tiếng Anh, số liệu từ cả 3 thành phần tham gia vào quá trình giảng dạy và học tập (cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh) đều cho thay đa
số học sinh thích học tiếng Pháp Tuy nhiên, khi đề cập đến động cơ học tập của
học sinh, hầu hết giáo viên dạy tiếng Pháp đều nhận định rằng các học sinh chưa có động cơ học tập rõ ràng (không có ý kiến cho rằng học sinh cần có
động cơ học tập tốt hơn), và có 10% ý kiến cho rằng việc dạy - học ngoại ngữ
chưa cao do động cơ học tập của học sinh chưa cao), trong khi đó CBQL thì ít
đề cập đến động cơ học tập của học sinh (chỉ có 10% ý kiến để cập đến vấn đẻ
này) Qua thu thập từ phía học sinh, thì vấn đề động cơ học tập của học sinh không bộc lộ rõ nét ở cấp học này Trong những năm qua, đã có hiện tượng phụ huynh xin cho con chuyền sang học tại các lớp tiếng Anh ngay sau khi kết thúc
lớp 1, hoặc ở lớp 4, 5
Về phương pháp tự học của học sinh: Theo khảo sát, thì việc học ở nhà
của học sinh còn gặp nhiều khó khăn Học sinh ở độ tuôi này cần phải có sự hỗ
trợ hoặc hướng dẫn từ Phu huynh Tuy nhién, hiện nay, tỉ lệ phụ huynh biết ngoại ngữ tiếng Pháp rất khiêm tốn so với tiếng Anh Qua khảo sát, 50% học sinh cho rằng các em chưa có phương phap hoc thich hop Digu nay có thể xuất phát từ nhiều nguyên | nhân như đã đề cập & phan tiếng Anh, bao gồm: học sinh không được hướng dẫn về cách học ngoại ngữ cho phù hợp, bài tập về nhà đơn thuần chỉ là học thuộc từ vựng, ngữ pháp, ít tài liệu hỗ trợ phù hợp, quỹ thời gian dành cho môn học nhiều nhưng còn Tặng nề
Việc học tập trên lớp của học sinh tiếng Pháp cũng có một số vấn đề cần quan tâm nhự: học sinh thụ hưởng từ giáo viên phương pháp học theo lối truyền thống ít chú trọng đến kỹ năng nghe nói Có nghĩa là các em học nặng về cầu trúc, từ vựng, còn thụ động về phượng pháp học, nghe giảng là chủ yếu; ít đặt câu, đóng vai, hoạt động theo cặp, theo nhóm
Đối với mơn Tốn Pháp ở lớp 4, lớp 5 học sinh cũng gặp rất nhiều khó khăn vì chương trình nặng so với sức tiếp thu của học sinh
2.3.1.2 Việc giảng dạy của giáo viên
Khoảng 60% cán bộ quản lý cho rằng việc dạy-học tiếng nước ngoài ở bậc tiểu học chưa đạt hiệu quả cao do phương pháp và năng lực của giáo viên
10% giáo viên cũng có nhận định như vậy đối với môn tiếng Pháp tiêu học
Trang 39số liệu nguồn từ Phòng Tổ chức Cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo thì l6 giáo
viên tiếng Pháp hiện đang giảng dạy tại các trường tiểu học đều có trình độ Đại
học Với yếu tố rất thuận lợi này, việc giảng dạy của đa số giáo viên tiếng Pháp
không gặp những khó khăn thường gặp như đổi với đội ngũ giáo viên tiếng
Anh Ngoài TA, giáo viên tiếng Pháp thường xuyên được béi dưỡng chuyên môn qua các tiết dự giờ của tô chức AUF tại thành phố và những đợt tập huấn dài ngày tại Pháp Do vậy về việc chất lượng dạy học của các giáo viên tiếng Pháp có nhiều thuận lợi hơn đội ngũ giáo viên tiếng Anh
Tuy nhiên, qua khảo sát, vẫn nổi cộm lên vấn đề về phương pháp giang dạy của các BIÁO viên Giáo viên vẫn còn dạy theo phương pháp truyền thống, chưa phat huy hết vài trò của học sinh Thời gian nói của giáo viên vẫn còn chiếm nhiều trong các giờ học Có 16,7% học sinh cho rằng giáo viên đạy khó hiểu Đặc biệt, ở các lớp 4, lớp 5, chương trình học nặng, sự tiếp thu của học sinh bị hạn chế, dẫn đến việc triển khai dạy-học của giáo viên còn gặp nhiều
khó khắn
Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy tiếng Pháp
bậc học tiểu học chưa được triển khai Cũng như môn tiếng Anh, trang thiết bị phục vụ cho dạy học tiếng Pháp hiện nay tại các trường tiểu học chỉ bao gồm
máy cassette, tranh ảnh Nhìn chung việc đầu tư còn hạn chế Theo nhận định của đ/c Hiệu trưởng trường tiểu học Hoàng Văn Thu thi “Ddu tw cua phia người Pháp ngày, càng hạn chế đến mức gân như giao khoán cho trường, chỉ còn hỗ trợ một số sách, tài liệu và bdo chi.” ( Một số biện pháp nhằm tổ chức &quản lý tốt vite day ngoại ngữ trong trường tiểu học, Nguyễn Thị Hơn, 2004)
Mot lần nữa, thực trang này phù hợp với 30% giáo viên được khảo sát
cho rằng điều kiện day hoc ngoại ngữ ở các trường tiểu học là một trong những
nguyên nhân dẫn đến chất lượng dạy học chưa thực sự cao 2.3.1.3 Chương trình và sách giáo khoa
Tác động của sách giáo khoa đối với việc học tập của học sinh và giảng đạy của giáo viên là rất lớn
Sách giáo khoa tiếng Pháp đang sử dụng ở các lớp 1, 2, 3 là Petite Grenouille 1&2 (lép 1, 2 va 3); Ici et Ailleurs, lci au Viet Nam (dạy ở lớp 4 và
lớp 5) So với sách giáo khoa tiếng Anh đang sử dụng, thì sách giáo khoa tiếng
Pháp được soạn hoàn chỉnh hơn Sách giáo khoa được trình bảy đẹp, rõ ràng,
màu sắc linh động, lôi cuốn được sự chú ý của học sinh Mỗi bài học được kèm
Trang 40dụng khá tốt tiếng nước ngoài, có một vốn từ vựng đủ để sử dụng trong giao tiếp thông thường
Tuy nhiên, theo khảo sát có 23,33% học sinh có ý kiến là chương trình học quá khó, không thẻ tiếp thu dược “Chương trình dạy và học ở lớp 4, lớp 5 hơi cao so với sự tiếp thu của các em Nội dung khó, nhất là phần từ vựng và
ngữ pháp Từ lớp 4 trở đi, số giờ chơi và sinh hoạt giảm dân, không có bài
hút phụ hoa bai hoc, don thudn là học theo lối cỗ truyền, ít có phát trién va
chú ý đến kỹ năng nghe nói.” (Nguyễn Thị Hoa, giáo viên tiếng Pháp, Tổ
trưởng ngoại trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ) Bên cạnh đó, có hiện tượng xin chuyến lớp sang học lớp khác không phải là lớp tiếng Pháp tăng cường: đồng thời, có sự so sánh về số tiết giữa việc học tiếng Anh, tiếng Pháp Tâm lý không ôn định của một bộ phận học sinh, phụ huynh đã làm ảnh hưởng
đến chất hượng học của học sinh, chất lượng đạy của giáo viên
2.3.1.4 Kiểm tra và đánh giá
Cũng như tiếng Anh, việc kiểm tra, đánh giá môn tiếng Pháp được thực
hiện theo qui định chuyên môn như kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra
1 tiết và kiểm tra học kì Theo các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
năng lực học của học sinh được đánh giá theo định tính A, B/C, D
Đối với tiếng Pháp có chú ý nhiều đến kiểm tra nghe, nói trong kiểm tra
miệng Cũng như tiếng Anh, hiện nay, khi kiểm tra miệng trong môn tiếng Pháp, đa số giáo viên thường chỉ kiểm tra về từ vựng, hoặc học thuộc lòng, cho đóng vai và đôi vai
Đối với các bài kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng viết được chú trọng, trong khi kỹ năng nghe-nói ít được đề cập Những
loại bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết, học kỳ là loại kiểm tra năng lực học sinh sau
khi kết thúc chương trình học Việc ra đề thi của các phòng GD&ĐT quận,
huyện vẫn đựa vào dạng thức đẻ thí của Sở GD&ÐT Thông thường trong một đề thi thường có thể hiện các phần trắc nghiệm từ vựng, sử dụng động từ thích hợp, đặt câu hỏi, trả lời câu hởi đọc hiểu, kiểm tra một số chủ điểm ngữ pháp trong chương trình đã học Việc kiểm tra, đánh giá kỹ năng nghe chưa thực
hiện '
Cũng như môn tiếng Anh, việc đánh giá năng lực học sinh mang tính