1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp thúc đẩy khả năng cạnh tranh nhân lực Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN

3 219 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

1. Vai trò của Cộng đồng ASEAN Quyết định xây dựng Cộng đồng ASEAN dược các Nhà Lãnh đạo thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN 9 (Bali, Indônêxia, tháng 102003) với 3 trụ cột: Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC), Cộng dồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa Xã hội ASEAN (ASCC). Một năm sau đó, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 10 (Viên chăn, Lào, tháng 112004), các nuớc ASEAN đã thông qua các Kế hoạch hành động xây dựng 3 trụ cột Cộng dồng ASEAN nói trên, cùng với Chuông trình hành động Viêng Chăn (VAP) bao gồm các hoạt động cụ thé nhằm hiện thực hóa mục tiêu này. Mục đích của Cộng đồng An ninh ASEAN (sau này đổi tên thành Cộng dồng Chính trịAn ninh ASEAN (APSC)) nhằm duy trì và tâng cường an ninh, hòa bình và ổn định, tảng khả năng của ASEAN tự bảo đám an ninh khu vực. Hợp tác trong khuôn khổ APSC bao gồm hợp tác kiến tạo một nền an ninh toàn diện ở khu vực, ứng phó với các thách thức phi truyền thống, như tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, ứng phó thiên tai khán cấp và hợp tác về an ninh hàng hải... ASEAN khẳng định không hướng tới hình thành liên minh quân sự ở khu vực, hoặc một khối phòng thủ chung; các nước thành viên có quyền tự do theo đuổi chính sách đối ngoại riêng cũng như bố trí phòng thủ riêng của mình. Sứ mệnh của Cộng dồng kinh tế ASEAN (AEC) nhằm tạo dựng: i) Một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất; ii) Một khu vực có sức cạnh tranh, iii) Phát trién đổng đều iv) Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Đế đưa ASEAN trở thành một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất, AEC tập trung vào các biện pháp tạo thuận lợi hóa và tự do lưu chuyển thương mại, dầu tư, dịch vụ, lao động tay nghề cao, và sự di chuyên tự do hơn của các dòng vốn. AEC, tuy vậy, không có kế hoạch xây dựng một liên minh tiền tệ sử dụng dồng tiền chung như Liên minh châu Âu (EU). Đề ra mục tiêu lớn nhưng Cộng đồng ASEAN không đưa ASEAN trở thành một tổ chức siêu quốc gia, mà thay vào đó, sẽ đấy mạnh hơn nữa mức độ hợp tác và liên kết khu vực, đem lại những tác động sâu rộng và có ý nghĩa quan trọng dối với đời sống của người dân các nước ở khu vực Đông Nam Á. Nếu được quản lý hiệu quả trong thập kỷ tới, AEC sẽ thúc dấy sự phát triển cùa các nền kinh tế trong khu vực thêm 7,1% vào năm 2025, dồng thời tạo ra 14 triệu việc làm mới. Tại Việt Nam, nơi tập trung một phần sáu lao dộng cúa cả khu vực, diều này đồng nghĩa với tăng GDP thêm 14,5% và sẽ có thêm hàng triệu việc làm mới. 2. MÔI số thách tyức cạnh tranh nhãn lực Vỉêt Nam trong Cộng đồng ASEAN Thực trạng thị trường lao dộng Việt Nam thể hiện nghịch lý là thừa lao động nhưng lại thiếu nhân lực có trình độ cao cho những ngành nghề nằm trong định hướng phát trién. Năm 2015, khi mở cửa thị trường lao dộng ASEAN thì chúng ta có rất nhiều cơ hội, đặc biệt là có thé sang các nước khác lao động dẻ dàng hơn. Tuy nhiên, thách thức cùa thị trường lao động này cũng rất lớn, sự cần cù, chăm chi chưa đú dế đứng vững trên thị trường này mà nhất thiết là phải có trình độ chuyên môn, đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp và vốn ngoại ngữ. Bằng cấp cao không phải là yếu tố quyết định trong chuyện dẻ hay khó xin việc mà nhân lực phù hợp với yêu cầu tuyển dụng, dám bảo kiến thức chuyên môn và kỹ năng mới là yếu tố chính đưa người lao động đến với thành công. Chất lượng lao động thấp, lao động thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ nâng, thiếu trình dộ tay nghề. Việt Nam luôn giới thiệu về đội ngũ lao động hong nước với các đặc điểm: cần cù, chịu khó học hỏi, giá rẻ,... trong khi đó, yêu cầu về tay nghề và kiến thức chuyên môn chưa bao giờ là ưu điếm. Ngoài ra, khi tham gia AEC, lao động ngoài việc giỏi chuyên môn còn cần có vốn ngoại ngữ để có cơ hội tham gia làm việc tại các quốc gia của AEC. Thực tế cho thấy điếm yếu lao dộng Việt Nam là thiếu các kỹ năng mềm, như làm việc nhóm, giao tiếp, khả năng ngoại ngữ ...Nếu lao động Việt Nam không nâng cao kịp các kỹ năng thì họ có thể mất việc ngay trên quê hương họ. Tỷ lệ thất nghiệp có thé tăng lên do cạnh tranh về việc làm sê rất khốc liệt. Năng suất lao động Việt Nam còn rất thấp, chi cao hơn lao động tại Lào và Campuchia, trong khi thấp hơn các nước còn lại ở ASEAN. Cụ thể, năng suất lao động trung bình của người Việt Nam thấp dưới một nửa so với Philippines, nhính hơn một phần tư của Thái Lan, dưới một phần mười của Malaysia và chi chưa bằng 3% năng suất của Singapore. Năng suât thấp di liền với tiền lương thấp, mức sông Việt Nam ngày càng đắt dỏ đâ khiến tiền lương tăng nhanh hơn năng suất, làm xói mòn lợi thế lao động giá rẻ trong khu vực. Thêm vào đó nguy cơ chi dựa vào lao động giá rẻ, nàng suất thấp đồng nghĩa với tính kém da dạng của các loại kỹ nầng, khả năng sáng tạo cũng như hiệu quả cùa tổ chức. Việc di chuyến nhân lực trong các quốc gia thuộc AEC sẽ gây ra cạnh tranh lớn về nhân lực. Khi AEC trở thành hiện thực vào 2015, sẽ cho phép tự do di chuyên lao động có tay nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia và lao dộng có tay nghề của ASEAN tham gia vào hoạt động liên quan dến thuơng mại và đầu tư qua biên giới Việt Nam. Việt Nam sê đối mặt với sự di chuyến lao động, việc làm. Tám ngành nghề lao động dự kiến trong AEC được tự do di chuyến qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương, gồm: kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, điều dưỡng, kỹ sư, vận chuyển và nhãn viên ngành du lịch. Điều đó sẽ là một thử thách khó khăn vì khi lao động các nước AEC được tự do di chuyển, làm việc, dịnh cư và được đối xử bình đảng tại các nước thành viên, sức ép cạnh tranh đối với lao động của Việt Nam sẽ là rất lớn. Sự chênh lệch vẻ thu nhập lớn giũa các quốc gia ASEAN sẽ là nguyên nhân tạo nên sự di chuyên lao động giữa các quốc gia giàu, nghèo, và sẽ là thách thức đối với các DN Việt Nam. Đồng thời, trong thời gian tới, khi các DN Việt Nam đầu tư vào các nước ASEAN sẽ tạo áp lực đối với lực luợng lao dộng của các DN Việt Nam (hiện tại lực lượng lao động có tay nghề và kỹ năng, nâng suất lao dộng cúa Việt Nam thuộc nhóm thấp ở Châu Á — Thái Bình Dương). 3. Giải pháp nhằm thúc đẩy khả năng cạnh tranh nhân lực cua Việt Nam trong Cộng uổng ASEAN Thứ nhất, nâng cao năng suất lao động ở Việt Nam cần gắn liền với nâng cao chất lượng nội dung, yêu cầu, quy trình và phương thức đào tạo nguồn nhân lực; đáy mạnh tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, trước hết là cơ cấu ngành, sản phẩm và công nghệ; đổi mới tổ chức xã hội và các thể chê quản lý thích ứng; xử lý quan hệ giữa mục tiêu bảo đảm việc làm và an sinh xã hội với mục tiêu, yêu cầu hợp lý hóa tổ chức, sản xuất và đổi mới công nghệ, tạo áp lực nâng cao cả chất luợng và NSLĐ. Đây là một quá trình liên tục với những nhịp tăng tốc, đột phá cần thiết và đòi hỏi sự thống nhất nhận thức, sự tham gia và giải pháp đồng bộ của các ngành, các cấp, các bên có liên quan, nhát là Chính phủ, các doanh nghiệp và nhà trường, cũng như sự nỗ lực của bản thân người lao động trước nhu cầu thực tế thị trường hiện tại và tương lai... Thứ hai, phát huy vai trò quản lý nhà nước nhàm thúc đấy nâng cao nâng lực của người lao dộng. Ban hành chế dộ chính sách khuyên khích và tạo điều kiện cho người lao dộng tham gia bồi dưỡng và tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật tay nghề. Xây dựng và vận hành cơ chế hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cụ thể hóa và đấy mạnh thực hiện chiến lược Phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 20112020 bằng việc điều tra, khảo sát nhân lực hiện dang làm việc và nhu cầu nhân lực trong các năm tới để của các ngành, vùng miền đế có định hướng phàn bổ họp lý về trình độ, cơ cấu ngành nghề phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực của dịa phương, đất nước trong các giai doạn. Đặc biệt, coi trọng việc phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực và trọng dụng nhân tài. Xây dựng “xã hội học tập” là tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho ngươi lao động được bồi dưỡng thường xuyên. Cải thiện và tăng cường thông tin về xu hướng nghề nghiệp, thị trường lao động, nhu cầu nhân lực của các tổ chức, doanh nghiệp, các ngành kinh tếxã hội trong nước và trên thế giới. Đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế về phát triển nhân lực chất lượng cao. Thứ ba, thay đối nhận thức về vai trò, vị trí của dạy nghề trong chiến lược phát triển nhân lực của đất nước thời kỳ 2011 2020. Ưu tiên đầu tư đào tạo nghề trong từng chương trình, dự án phát triền kinh tế xã hội của các địa phương, vùng, ngành. Hình thành thang giá trị nghề nghiệp trong xã hội. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về dạy nghề, học nghề; sữa Luật Dạy nghề và các quy dịnh liên quan. Có cơ chế để cơ sở dạy nghề là một chủ thé độc lập, tự chủ. Có chính sách dãi ngộ, thu hút giáo viên dạy nghề; chính sách dối với người đứng đầu cơ sở dạy nghề, người lao động qua đào tạo nghề; chính sách đào tạo liên thông, hỗ trợ người học nghè. Xây dựng cơ chế đé các doanh nghiệp và cơ sở sử dụng lao dộng tham gia xây dụng, đánh giá, điều chinh chương trình đào tạo, hướng dần thực hành và đánh giá năng lực người học, hướng tới doanh nghiệp phải là một trong những chủ thể đào tạo nghề. Đổi mới chính sách tài chính về dạy nghề; đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nguồn lực cho phát triển dạy nghề; khuyến khích họp tác và thành lập các cơ sớ dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài cũng như các cơ sở dạy nghề chuyên biệt dối với người khuyết tật, người dân tộc thiểu số. Đổi mới cơ cấu dạy nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chuyến hệ thống dạy nghề khép kín thành hệ thống dào tạo mở, linh hoạt, liên thống giữa các thành tố cứa hệ thống và liên thông với các bậc học khác.Đối mới cơ cấu hệ thống dạy nghề trên cơ sở khung trình dộ quốc gia, tiêu chuấn kỹ năng nghề phù hợp với dất nước, xu thế các nước trong khu vực và trên thế giới.Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp gồm ba cấp trình độ là sơ cấp, trung cấp và cao đắng, trên cơ sở sáp nhập trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp; cao dẳng nghề và cao đảng. Thứ tư, gắn kết giữa dạy nghề với thị truờng lao động và sự tham gia cứa doanh nghiệp, phát triền hệ thống thông tin thị trường lao động. Xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ giữa dạy nghề với trị trường lao động, hướng vào việc đáp úng phát trién kinh tế xã hội của tùng địa phương, từng ngành, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Hình thành các đon vị quan hệ trường ngành trong các cơ sở dạy nghề. Doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào các hoạt động dào tạo nghề như xây dựng tiêu chuán kỹ năng nghề, xác định danh mục nghề, xây dựng chương trình dào tạo, đánh giá kết quả học tập của người học nghề... Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông tin cho các cơ sớ dạy nghề về nhu cầu việc làm và các chế độ cho người lao dộng; phản hồi cho cơ sở dạy nghẻ về trình độ của người lao động. Các cơ sở dạy nghề tổ chức theo dõi, thu thập thông tin về học sinh học nghề sau khi tốt nghiệp; có trách nhiệm tiếp nhận các thông tin từ phía doanh nghiệp và thay đổi để thích ứng với nhu cầu của doanh nghiệp. Đáy mạnh hợp tác quốc tế về dạy nghề, nhất là với những nước thành công trong phát triển dạy nghề ở khu vực ASEAN và trên thế giới. Tích cực vận động, thu hút nguồn viện trợ phát triển chính thức ODA cho dạy nghề. Hợp tác với các nước ASEAN để tiến tới công nhận kỹ năng nghề giữa các nước, hướng tới Cộng dồng ASEAN vào nám 2015, tích cực tham gia vào các hoạt dộng của khu vực và thế giới để giao lưu và học hỏi kinh nghiệm, như tham gia Hội thi tay nghề ASEAN, Hội thi tay nghề thế giới... Thứ năm, mở rộng độ bao phú của bảo trợ xã hội, trong đó có cơ chế bảo hiém thất nghiệp trên toàn quốc. Biện pháp này sẽ góp phần giảm bớt những tác động của chuyển dịch cơ cấu và hỗ trợ người lao động chuyển sang làm việc ở các ngành với năng suất cao hơn. Trong những nâm gần đây Việt Nam đá có những nỗ lực đáng ké trong việc xây dựng hệ thống bảo trợ xã hội và đầu tư một khoản chiếm hơn 6% GDP vào các khoản chi trả bảo trợ xã hội công. Tham gia vào AEC sẽ góp phần đấy mạnh chuyền dịch cơ cấu kinh tè tạo ra nhu cầu mới cho một số ngành nghề trong khi đó giảm nhu cầu đối với một sô ngành nghề khác — việc mở rộng độ bảo phủ của chương trình bảo hiếm thất nghiệp quốc gia sẽ giảm thiéu chi phí của quá trình dịch chuyến cơ câu và tạo điều kiện cho lao dộng di chuyến sang ngành nghề có năng suất cao hơn. Tài liệu tham khảo 1. Ngô Tuấn Anh, Đăng Trần Đức Hiệp (2014), Cộng dồng kinh tế ASEAN 2015: Thách thức và trién vọng đòi với Việt Nam, Tạp chí Tài chính sô 12 (2014). 2. ILO (2014), Báo cáo “Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới việc làm tốt hơn và thịnh vượng chung”, truy cập www.ilo.orgasia 3. Nguyên Đức Thành (2014), Việt Nam và AEC 2015, Thời báo Kinh tế Sài Gòn. 4. Hoàng Thị Thanh Nhàn, vỏ Xuân Vinh (2013), Hiện thực hóa cộng đồng ASEAN: Thuận lợi và trở ngại, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, sô 4(2013), trang 1223.

Ngày đăng: 17/08/2015, 08:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w