1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN cứu TRƯỜNG hợp 30 năm CHÍNH SÁCH HIV AIDS tại THÁI LAN

18 617 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 608,51 KB

Nội dung

HIV/AIDS tại Thái Lan Nghiên cứu trường hợp 1 30 NĂM CHÍNH SÁCH HIV/AIDS TẠI THÁI LAN Các học giả về chính sách y tế đã coi chính sách HIV/AIDS của Thái Lan trong ba thập kỷ qua là cuộc cách mạng về chính sách quốc gia và đây cũng được coi là bài học cho các nước đang phát triển khác hiện đang phải đối đầu với đại dịch này. *** Vài nét về Vương quốc Thái Lan Vương quốc Thái Lan ở vị trí trung tâm Đông Nam Á là cửa ngõ đi vào các quốc gia Lào, Việt Nam, Campuchia, Myanma và miền Nam Trung Quốc. Quốc gia này được chia thành bốn vùng tự nhiên theo loại hình và địa l ý: rừng núi phía Bắc, ruộng lúa bao la đồng bằng miền Trung, cao nguyên đất nông trại nửa khô hạn miền Đông bắc, và các đảo vùng nhiệt đới nằm dọc bờ biển và bán đảo ở miền Nam. Về mặt đơn vị hành chính, Thái Lan có 76 tỉnh/thành được phân thành các huyện, phường/xã và là quốc gia quân chủ lập hiến. Chính phủ hiện nay bao gồm 38 thành viên gồm 5 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 12 Thứ trưởng. Về mặt văn hoá, Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Phật giáo – tôn giáo chính thức được công nhận là quốc giáo ở đất nước này. Với diện tích đất tương đương tổng diện tích của cả hai nước Việt Nam và Lào, dân số Thái Lan vào khoảng 67 triệu người. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân theo đầu người của quốc gia này là 4.972 đô la Mỹ/năm (2011). I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Sơ lược tình hình HIV/AIDS tại Thái Lan Với gần 530.000 người (trong độ tuổi 15-49) nhiễm HIV/AIDS, Thái Lan hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ người hiện nhiễm HIV cao nhất ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên trong suốt hai thập kỷ qua quốc gia này đã có những nỗ lực rất lớn trong việc làm giảm số ca nhiễm HIV mới hàng năm từ 143.000 (năm 1991) xuống chỉ còn 10.853 (năm 2010). Bảng 1 trình bày một số chỉ số cơ bản về tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Thái Lan. Bảng 1: Một số con số thống kê tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Thái Lan 1 Chỉ số Số liệu Dân số ước tính (cuối 2011) 66.720.153 Số người nhiễm HIV (cuối 2009) 530.000 Số người từ 15 tuổi trở lên nhiễm HIV (cuối 2009) 520.000 1 http://www.unaids.org/en/regionscountries/countries/thailand/ HIV/AIDS tại Thái Lan Nghiên cứu trường hợp 2 Số phụ nữ từ 15 tuổi trở lên nhiễm HIV (cuối 2009) 210.000 Tỷ lệ (ước tính) người từ 15-49 tuổi hiện nhiễm HIV (cuối 2009) 1.3% Ước tính số ca tử vong do AIDS (năm 2009) 28.000 Trẻ mồ côi do AIDS (từ 0 – 17 tuổi) 250.000 Ngài Wittaya Buranasiri, Bộ trưởng Bộ Y tế công cộng, cũng cho biết thêm 25% tổng số bệnh nhân được chẩn đoán đang ở độ tuổi lao động từ 30-34. Trong khi quan hệ tình dục không được bảo vệ là yếu tố nguy cơ chính chiếm tới 84%, quan hệ tình dục sớm và không an toàn ở nhóm học sinh các trường trung học và sinh viên dạy nghề ngày càng trở nên một vấn đề đáng quan ngại. Hiện nay, mô hình lây nhiễm HIV/AIDS ở Thái Lan đang phát triển theo xu hướng lây truyền trong nhóm đồng tính nam, và quan hệ hôn nhân (xem Hình 1). Tỷ lệ HIV ở nhóm tiêm chích ma túy dao động từ 30 đến 50%. HIV(+) trong nhóm đồng tính nam đang ngày càng tăng. Tại Bangkok, tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm này đã tăng từ 17% (năm 2003) lên 30% (năm 2008). Nam đồng tính 41% Phụ nữ mại dâm 11% Tiêm chích ma túy 10% Hôn nhân 32% Ngoài hôn nhân 6% Hình 1: Dự đoán xu hướng con đường lây truyền HIV/AIDS tại Thái Lan (2012-2016) 2 2 Petchri Sirinirund (2012). Leading the way: Thailand‟s HIV and AIDS Strategy 2012 – 2016. National AIDS Management Center. HIV/AIDS tại Thái Lan Nghiên cứu trường hợp 3 2. Đặt vấn đề Các chuyên gia Y tế công cộng không lấy gì làm ngạc nhiên khi Thái Lan trở thành quốc gia đang phát triển đầu tiên đưa ra công bố về kết quả thay đổi hành vi trên phạm vi toàn quốc và điều này đã làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV. Bởi vì đó là thành quả của gần 30 năm xây dựng, phát triển và thực thi chính sách HIV/AIDS và cũng từ đây những chiến lược nhằm ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS của chính phủ Thái Lan đã được xem là mô hình cho các quốc gia đang phát triển khác. Ngoại trừ Thái Lan, cho đến nay, rất ít các quốc gia đang phát triển trên thế giới có chính sách công được thực thi một cách hiệu quả trong việc phòng chống sự lây lan của HIV/AIDS trên phạm vi toàn quốc. Một chương trình quy mô lớn nhằm kiểm soát lây truyền HIV/AIDS với sự cam kết của chính phủ, sự tham gia của các cộng đồng địa phương và của những người có hành vi nguy cơ cao đã giảm một nửa số lượng khách mua dâm, tăng đáng kể tỷ lệ sử dụng bao cao su, giảm nhanh chóng các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và cuối cùng số lượng nhiễm mới HIV giảm xuống một cách đáng kể. Thành công của Thái Lan là minh chứng cho sự hiệu quả của chính sách phòng chống HIV/AIDS đã triển khai và liên kết được các chương trình phòng chống HIV/AIDS một cách toàn diện trên cơ sở được hỗ trợ về mặt chính trị và tài chính. Tuy nhiên, quay trở lại ba thập kỷ trước, chỉ một số ít người Thái nhận thức được mối đe dọa của HIV đối với sức khỏe của cộng đồng và nền kinh tế quốc gia. AIDS được xem như một tai họa của người ngoại quốc và những nhóm người bên lề xã hội Thái, nó đã bị Thủ tướng đương thời, Prem Tin-su-la-non-da, xem nhẹ và ông đã phát biểu rằng“AIDS cũng giống như các bệnh khác”. Các báo cáo về những trường hợp có HIV/AIDS bị ém nhẹm bởi chính quyền lo ngại sẽ ảnh hưởng đến nền công nghiệp du lịch, ngành đang đóng góp một nguồn tài chính đáng kể vào Tổng sản phẩm thu nhập quốc nội (GDP) của nước này. Vậy làm thế nào để quốc gia này chuyển từ việc chối bỏ tiến tới xây dựng và thực hiện các chính sách và chương trình cấp tiến nhằm giảm tỷ lệ mắc mới HIV và các ca bệnh lây truyền qua đường tình dục? Nội dung dưới đây mô tả các sự kiện và các bên liên quan đã thúc đẩy những thay đổi về chính sách HIV/AIDS ở Thái Lan qua 5 đời thủ tướng từ năm 1984 đến năm 1994 (tính từ khi HIV mới nổi ở Thái Lan cho đến khi quốc gia này có Chiến lược quốc gia đầu tiên HIV/AIDS tại Thái Lan Nghiên cứu trường hợp 4 về phòng ngừa và kiểm soát HIV/AIDS) 3 , giúp các quốc gia đang phát triển có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho riêng mình từ những thành công và thất bại của Thái Lan nhằm thúc đẩy quá trình phát triển chính sách phòng chống HIV/AIDS. Hộp 1: Phương pháp nghiên cứu đánh giá thay đổi chính sách HIV/AIDS ở Thái Lan giai đoạn 1984 – 1994 của AIDSCAP. Không giống như những phân tích trước đây về động thái của người Thái đối với phòng chống HIV/AIDS, nghiên cứu của AIDSCAP dựa vào các cuộc phỏng vấn với một số nhân vật đã tham gia vào các cuộc tranh luận về chính sách AIDS. Hai mươi người được phỏng vấn đang làm việc cho chính phủ, các trường đại học và các tổ chức phi chính phủ, nghiên cứu cũng đảm bảo rằng danh tính của họ là hoàn toàn bí mật do vậy họ có thể trả lời và bình luận hết sức thẳng thắn. Kết quả của những cuộc phỏng vấn này cùng với việc phân tích kỹ lưỡng các tài liệu của chính phủ và báo chí đã tiết lộ bức tranh chi tiết về làm thế nào các thế lực chính trị và các sự kiện/hoạt động trong công chúng đã hình thành những động thái của Thái Lan đối với HIV/AIDS. Trong báo cáo, các nhà nghiên cứu đã xác định 3 giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển chính sách từ năm 1985 đến năm 1992, mô tả “chất xúc tác” cho việc phát triển chính sách ở mỗi giai đoạn. II. NHỮNG THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT HIV/AIDS CỦA THÁI LAN THẬP NIÊN 1980 VÀ 1990. 1. Xem nhẹ vấn đề Ca bệnh AIDS đầu tiên được báo cáo ở Thái Lan là vào năm 1984 trong giai đoạn 6 năm cầm quyền của Tướng Prem Tinsulanonda, cựu tư lệnh quân đội, người được chỉ định làm Thủ tướng chính phủ vào năm 1982. Prem và nội các của ông đã không công bố ra công chúng những báo cáo về căn bệnh mới này bởi e ngại nó sẽ làm cản trở kế hoạch thúc đẩy nền kinh tế TháiLan. 3 Tổng hợp từ nghiên cứu của Dự án Phòng và Kiểm soát AIDS (AIDSCAP) do Viện nghiên cứu ASEAN (Đại học Mahidol, Thái Lan) thực hiện và các tư liệu khác của Tổ chức Y tế thế giới, Ngân hàng Thế giới, Tổ chức phát triển Liên Hợp quốc. HIV/AIDS tại Thái Lan Nghiên cứu trường hợp 5 Đặc biệt, những tin tức về HIV/AIDS của Thái Lan càng bị che đậy vào năm 1987 – vốn là “Năm du lịch Thái Lan”,chiến dịch này đã tiêu tốn hàng triệu đôla nhằm quảng bá và đẩy mạnh du lịchcủa người nước ngoài vào Thái. Thời điểm đó không ít ngườiđã chỉ trích rằng AIDS là hậu quả của việc quảng bá du lịch tình dục vào cuối những năm 1980. Hầu hết những ca bệnh AIDS được thông báo tới công chúng trong những năm 1980 là người Thái, những người đã bị nhiễm ở nước ngoài, điều này khiến chính phủ xem nhẹ tình hình và cho rằng AIDS là một “căn bệnh của người nước ngoài”. Các báo cáo khác về AIDS ở nhóm đồng tính, hành nghề mãi dâm và tiêm chích ma túy càng củng cố niềm tin rằng căn bệnh này không liên quan gì đến đại bộ phận người Thái. “Bệnh AIDS chỉ ở một số nhóm nguy cơ cao”, một quan chức chính phủ đã phát biểu trong bài diễn văn vào năm 1987 và tuyên bố “Người dân Thái không cần thiết phải được cảnh báo”. Các chính sách và chương trình được ban hành trong những năm 1980 phản ánh cách nhìn nhận AIDS như căn bệnh của người nước ngoài và “những người ngoài lề xã hội ”. Chính phủ yêu cầu bác sỹ phải thông báo tên của những bệnh nhân AIDS và những người nhiễm HIV cho Bộ Y tế Công cộng. Luật Nhập cư được bổ sung điều khoản cấm những người mắc AIDS và HIV dương tính nhập cảnh vào Thái Lan. "Căn bệnh này bị gán cho những người nước ngoài, những người tiêm chích ma tuý và đồng tính”, do vậy các hoạt động phòng chống của chính phủ chỉ nhắm tới nhóm này. AIDSCAP bình luận rằng "Một khi AIDS được xem là chỉ liên quan tới một số nhóm “bên lề” xã hội, thì vô cùng khó khăn để thay đổi được nhận thức đó”. Nhưng năm 1987, Cha-on Sue-sem đã bắt đầu thay đổi nhận thức của người Thái về AIDS vốn được xem như một bệnh của “người bên ngoài lề xã hội”. Cha-on Sue-sem là một công nhân bảo vệ nhà máy, anh bị nhiễm HIV do truyền máu vào năm 1986.Cha-on đãđồng ý nói chuyện với các phóng viên, xuất hiện trên các kênh truyền hình, và viếng thăm các văn phòng, công sở để nói về những gì đã xảy ra với anh. Toàn quốc đã tận mắt chứng kiến sự suy sụp sức khỏe một cách nhanh chóng của anh trên truyền hình và trang nhất các báo trung ương. HIV/AIDS tại Thái Lan Nghiên cứu trường hợp 6 AIDSCAP coi trường hợp của Cha-on là một trong những sự kiện ảnh hưởng nhất tới cuộc cách mạng về chính sách AIDS của Thái Lan. Giống như nam diễn viên Rock Hudson người đã khiến AIDS trở thành một ngôn từ cửa miệng tại Mỹ, Cha-on đã gióng lên hồi chuông báo động về mối đe dọa của nguy cơ lây nhiễm HIV đối với toàn xã hội Thái Lan. 2. Tiến tới chấp nhận Sau những phát biểu của Cha-on, các nỗ lực của chính phủ nhằm che dấu thông tin về tính nghiêm trọng của AIDS đã vấp phải phản ứng của người dân yêu cầu phải được cung cấp thông tin về virut HIV và đại dịch AIDS. Những yêu cầu này đã dẫn đến việc công khai kết quả điều tra giám sát điểm đầu tiên của chính phủ về HIV vào năm 1989. Phát hiện gây sửng sốt nhất đó là vào tháng 6 năm 1989, 44% người hành nghề mãi dâm tại các nhà chứa của thành phố miền Bắc Thái Lan là Chieng Mai có HIV(+), thông tin được tiết lộ cho báo giới bởi các chuyên gia dịch tễ học của chính phủ, những người đã dũng cảm phản đối cấp trên về sự bảo thủ của nhà cầm quyên. Thông tin lan nhanh trên toàn lãnh thổ Thái Lan và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi tình dục của đàn ông Thái. Các phát hiện tại Chiang Mai cũng đã làm sững sờ người dân Thái bởi vì họ phát hiện rằng HIV đang tồn tại trong mạng lưới mãi dâm rộng khắp vùng miền Bắc Thái Lan. Một quan chức chính phủ đã nói với các nhà nghiên cứu:"Đại dịch bùng nổ ở các nhà chứa, nơi khách làng chơi hầu hết là người Thái, đã trở thành tác nhân hàng đầu làm chuyển hướng chính sách phòng chống HIV/AIDS sang đàn ông Thái thay vì nhắm vào các “khu đèn đỏ”vốn dành cho khách hàng là người nước ngoài". Lo ngại về các phát hiện tại Chiang Mai cuối cùng đã dẫn đến các chương trình phòng chống HIV/AIDS dành cho người hành nghề mãi dâm, phân phát bao cao su miễn phí tại các nhà chứa, và chính phủ Thái ban hành công khai chính sách buộc sử dụng “100 phần trăm bao cao su” tại các nhà chứa. Số liệu điều tra thu thập từ các nhóm phụ nữ mang thai, nam giới đã được chữa trị bệnh lây truyền qua đường tình dục, những người hiến máu, những người tiêm chích ma túy và hành nghề HIV/AIDS tại Thái Lan Nghiên cứu trường hợp 7 mãi dâm, đã giúp nhóm chuyên gia đánh giá của Tổ chức Y thế giới thực hiện những ước tính chính xác đầu tiên số người nhiễm HIV tại Thái Lan vào đầu những năm 1990. Năm 1990, ước tính có đã có khoảng 100.000 ca nhiễm mới HIV và chỉ trong vòng 3 năm sau đó con số này đã nhảy vọt lên khoảng 1.000.000 người và giảm xuống còn 12.000 người vào năm 2009 4 . Khi số liệu điều tra và ước tính cho thấy rõ ràng HIV/AIDS đã lan rộng nhanh chóng trong cộng đồng dân cư, quan điểm của chính phủ của Thủ tướng Cha-ti-chai Choon-ha-ven đã thay đổi, lúc này chính phủ thừa nhận sự trầm trọng của vấn đề và công khai hơn. Dù vậy, ông cũng đã ngưng việc đẩy mạnh phòng chống HIV/AIDS và hạn chế những hỗ trợ vô điều kiện của mình (bởi nó đụng chạm đến quyền lợi kinh tế của nhiều bè phái chính trị). Chỉ đến trước khi rời quyền lực không lâu, thủ tướng Cha-ti-chai đã ra tuyên bố chính sách về AIDS rằng phòng chống HIV/AIDS sẽ là ưu tiên hàng đầu của chính phủ ông. Dưới thời Cha-ti- chai, Thái Lan trở thành quốc gia Châu Á đầu tiên xây dựng kế hoạch kiểm soát AIDS (1988- 1990). Mặc dầu, phần lớn nguồn tài trợ là từ các nhà tài trợ song phương và quốc tế, chính phủ đã tăng cam kết tài trợ cho HIV/AIDS từ $400,000 đôla Mỹ (năm 1989) lên 2.63 triệu đôla Mỹ (năm 1990). Kể từ năm 1991, hỗ trợ của chính phủ cho phòng chống và chăm sóc HIV/AIDS ở Thái Lan đã vượt tài trợ của quốc tế Từ năm 1991, ngân sách của chính phủ cấp cho chăm sóc và phòng chống HIV/AIDS đã vượt tài trợ của nước ngoài. Từ năm 1992 đến năm 1996, chương trình AIDS quốc gia đã nhận được những khoản tài trợ lớn (năm tài chính thường niên 1996 chương trình nhận được 80 triệu đôla từ chính phủ). Tuy nhiên, kể từ năm 2000 trở lại đây, các khoản tài trợ này đã bị cắt giảm đáng kể, các chương trình can thiệp chỉ nhận được khoảng 8% trong tổng ngân sách quốc gia dành cho HIV/AIDS vào năm 2000. Năm 2001 nguồn kinh phí trong nước dành cho phòng chống HIV chỉ còn vào khoảng 1 nửa so với năm 1997 (tức là tương đương khoảng 30 triệu đô la Mỹ). (xem Hình 3). 4 „Thailand‟s new condom crusade‟. Access on http://www.who.int/bulletin/volumes/88/6/10- 010610/en/index.html HIV/AIDS tại Thái Lan Nghiên cứu trường hợp 8 Hình 2: Kinh phí của chính phủ và các nhà tài trợ quốc tế dành cho phòng chống HIV/AIDS 5 3. Chính phủ hành động Rất nhiều số liệu được công bố trong 2 năm 1989 và 1990 đã mở đường cho một giai đoạn đặc biệt của các hoạt động của chính phủ lâm thời Anand Panyarachun nhằm phòng chống HIV/AIDS. Thủ tướng được chỉ định sau cuộc đảo chính của quân đội tháng 2 năm 1991 - Anand đã lựa chọn một nội các gồm các nhà hoạt động kỹ trị (kỹ thuật-chính trị) trong đó có một nhà hoạt động về AIDS nổi tiếng (Mechai Viravaidya), người được giao nhiệm vụ đặc trách vấn đề AIDS. Bổ nhiệm của Anand xảy ra đồng thời với nhận thức của người dân về sự bùng nổ đại dịch HIV/AIDS tại Thái Lan. Trớ trêu thay, chính phủ được bổ nhiệm đã có những chính sách tiến bộ hơn hẳn chính quyền được bầu cử một cách dân chủ trước đó của Chatichai. Bởi vì, Anand và rất nhiều đồng sự của mình không phải là chính trị gia, họ không bị miễn cưỡng phải chiều lòng các bè phái chính trị khác nhau. Không giống như các chính quyền tiền nhiệm, chính phủ của Anand đã cho công khai các số liệu về HIV/AIDS và phối hợp chặt chẽ với 5 UNDP (2004), Thailand‟s response to HIV/AIDS: Progress and Challenges Học sinh tham gia vào dự án giáo dục HIV/AIDS. HIV/AIDS tại Thái Lan Nghiên cứu trường hợp 9 các phương tiện truyền thông đại chúng để nâng cao nhận thức của người dân về đại dịch HIV/AIDS (Các thông điệp phòng chống AIDS được phát hàng giờ trên 488 kênh truyền hình và phát thanh thuộc sở hữu nhà nước trên toàn quốc, các trường học được yêu cầu giảng dạy về phòng chống AIDS. Bài hát 'Jingle Bells' đã được cải biênthành một bài hát về tình dục an toàn). Các chương trình đã phản đối những chính sách và qui định về HIV/AIDS mang tính phân biệt đối xử được ban hành bởi chính quyền tiền nhiệm, do vậy một quyết định bãi bỏ các điều luật cấm nhập cư đối với người nhiễm HIV/AIDS được ban hành. Ba phương sách của chính phủ Anand đã được duy trì trong chính sách AIDS của Thái Lan đến tận ngày nay đó là: (1) Thủ tướng đứng đầu Ủy ban AIDS quốc gia (chương trình kiểm soát AIDS được chuyển từ Bộ Y tế Công cộng sang Văn phòng Chính phủ nhằm tăng cường các ảnh hưởng chính trị);(2) Kế hoạch AIDS quốc gia được lồng ghép vào kế hoạch phát triển quốc gia giai đoạn 5 năm;(3) Và một khoản tài chính hỗ trợ đáng kể của chính phủ cho chương trình AIDS được tính theo thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ 1đôla/năm (dân số Thái Lan ước tính là 65 triệu người, như vậy trung bình hàng năm chương trình AIDS của Thái Lan sẽ có khoảng 65 triệu đôla từ ngân sách nhà nước so với năm 1988 chỉ là 180.000 đôla). III. CHÍNH SÁCH PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT HIV TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY Kể từ năm 2000, việc điều trị cho người nhiễm HIV bằng thuốc ARV đã bắt đầu được quan tâm trong các chính sách của Thái Lan.Trong những năm tiếp theo, tỷ lệ người nhiễm HIV được tiếp cận với thuốc ARV tăng lên một cách nhanh chóng và điều đó đã làm giảm tỷ lệ bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS. Năm 2001, chính phủ Thái Lan cam kết đảm bảo điều trị đầy đủ cho tất cả người nhiễm HIV và đặt các mục tiêu về nâng cao việc tiếp cận điều trị trong các chương trình phòng chống HIV. Từ giữa những năm 2000, Hiệp hội Dược phẩm Thái Lan đã đạt được hiệp định trong sản xuất thuốc điều trị HIV giá rẻ cho tất cả các trường hợp nhiễm HIV ở Thái với mức giá điều trị mang tính ước lệ chưa đến 1 đôla Mỹ. Để có thể đảm bảo cung cấp thuốc kháng virus (ARV) miễn phí cho những người sống chung với HIV, chính phủ Thái Lan đã có một loạt các chính sách liên quan tới việc tăng cường sản xuất và sử dụng thuốc generic giá rẻ (thuốc mang tên gốc, đã hết bản quyền). Việc sử dụng các loại thuốc generic giá rẻ đã làm số lượng người nhiễm HIV tiếp cận được thuốc ARV tăng gấp 8 lần từ năm 2001 đến 2003, HIV/AIDS tại Thái Lan Nghiên cứu trường hợp 10 trong khi đó chỉ tăng 40% kinh phí. Theo báo cáo mới nhất của UNAIDS Thái Lan, hiện nay đã có khoảng 225.272 người nhiễm HIV/AIDS được tiếp cận thuốc ARV (tương đương 64.6%). Kể từ khi Thủ tướng Abhisit Vejjajiva được bầu vào tháng 12 năm 2008, chính phủ của ông đã tái tập trung vào dự phòng lây nhiễm HIV. Chính quyền Abhisit được ghi nhận với sự tập trung sự chú ý tới AIDS và đã hồi sinh chiến dịch dự phòng lây nhiễm HIV bằng cách khởi động lại chương trình phân phối bao cao su miễn phí vốn bị “bỏ quên” trong một thập kỷ kể từ năm 1997 do cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 6 , mà nền kinh tế Thái Lan đã phải hứng chịu những tổn thất nặng nề. Thời kỳ này Thái Lan nhận được một khoản ngân sách tài trợ trị giá 98 triệu đô la Mỹ từ Chương trình cứu trợ khẩn cấp về phòng chống HIV/AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR) cho các hoạt động dự phòng và điều trị HIV/AIDS. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Các Kế hoạch/Chiến lược quốc gia về phòng ngừa và kiểm soát HIV/AIDS của Thái Lan Trong quá trình xây dựng, thực hiện chính sách phòng chống HIV/AIDS của Thái Lan trong hơn 30 năm qua, tuy ở mỗi giai đoạn các chính sách này đều có những thăng trầm nhất định do tác động của bối cảnh chính trị, văn hoá và xã hội mang tính đặc thù của Thái Lan, nhưng nó cũng đã kế thừa thành quả của giai đoạn trước và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình lây nhiễm HIV mới và số lượng người nhiễm chuyển sang giai đoạn AIDS (Bảng 2). 6 Khủng hoảng tài chính châu Á là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á, nhiều quốc gia trong đó được coi như là "những con Hổ Đông Á". [...]... phân tích chính sách y tế” (Hình 19, trang 117, Tài liệu giảng dạy môn Chính sách Y tế) và nghiên cứu trường hợp “Ba mươi năm Chính cách HIV/ AIDS tại Thái Lan hãy thảo luận theo nhóm (4-6 sinh viên) để trả lời các câu hỏi sau: Bối cảnh: 1 Các yếu tố tình huống, cơ cấu/cấu trúc và văn hóa nào đã ảnh hưởng tới quá trình phát triển chính sách HIV/ AIDS của Thái Lan? Quá trình: 2 Tại sao vào những năm 80... việc phòng chống HIV/ AIDS, vụ phòng chống HIV/ AIDS và giảm thiểu kỳ thị giảm kỳ thị đối với người có AIDS tại các đơn vị hành chính công quyền và tổ chức cộng đồng 12 HIV/ AIDS tại Thái Lan Nghiên cứu trường hợp Kế hoạch quốc gia về phòng ngừa và kiểm soát HIV/ AIDS từ 2007 – 2011 1 Giảm ít nhất một nửa ca mắc 1 Quản lý việc tích hợp các hoạt động phòng chống HIV/ AIDS vào các đơn mới vào năm 2011 vị Kế... dung: 7 Một số nội dung quan trọng về chính sách HIV/ AIDS được trình bày trong nghiên cứu trường hợp là gì? 17 HIV/ AIDS tại Thái Lan Nghiên cứu trường hợp CÂU HỎI THAM KHẢO Sau khi đọc bản “Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/ AIDS ở Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2 030 anh/chị có nhận xét gì về những vấn đề sau đây: 8 Cấu trúc của bản chiến lược gồm những phần chính gì? Có logíc, thuyết phục và dễ... ủng hộ về mặt chính trị/ý chí chính trị? 5 Các bài học chính được đúc rút qua nghiên cứu quá trình phát triển chính sách HIV/ AIDS ở Thái Lan là gì? Phân tích tính phù hợp của các bài học đó với Việt Nam? Người/tổ chức tham gia vào quá trình phát triển chính sách: 6 Người/tổ chức nào đóng vai trò quan trọng (cả tiêu cực và tích cực) trong quá trình phát triển chính sách HIV/ AIDS của Thái Lan? Mô tả vai... vấn đề HIV/ AIDS lại không được đưa vào chương trình nghị sự (không được bàn tới) ở Thái Lan? 3 Tại sao sau đó HIV/ AIDS lại trở thành vấn đề thời sự (trở thành vấn đề ưu tiên trong chương trình nghị sự của chính phủ)? 4 Những bằng chứng nào trong nghiên cứu trường hợp thể hiện là chính phủ Thái Lan đã làm để tạo điều kiện cho việc thực hiện thành công chính sách HIV/ AIDS? Gợi ý: Về nguồn lực tài chính, ... cộng đồng 13 HIV/ AIDS tại Thái Lan Nghiên cứu trường hợp 2 Mảng khuyết của chương trình phòng ngừa và kiểm soát HIV/ AIDS ở Thái Lan Thái Lan đã đạt được thành tựu vô cùng ấn tượng trong chương trình phòng ngừa và kiểm soát HIV/ AIDS Tỷ lệ sử dụng bao cao su trong các nhà chứa đã tăng hơn 90%, số ca tham vấn về bệnh lây truyền qua đường tình dục tại các cơ sở y tế giảm 90%, và tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm... Challenge Ahead New Delhi, India: Sage Publications; 2004 14 HIV/ AIDS tại Thái Lan Nghiên cứu trường hợp Kinh nghiệm về xây dựng và thực hiện chính sách phòng ngừa và kiểm soát HIV/ AIDS ở Thái Lan cho thấy hành động phản ứng của quốc gia trong huy động chính phủ, khối tư nhân, và các tổ chức phi chính phủ hướng tới nhóm mục tiêu nguy cơ lây truyền HIV/ AIDS cao nhất có thể đạt được hiệu quả làm giảm mức độ.. .HIV/ AIDS tại Thái Lan Nghiên cứu trường hợp Bảng 2: Tổng hợp kế hoạch/chiến lược quốc gia về phòng ngừa và kiểm soát HIV/ AIDS của Thái Lan từ năm 1997-2012 Giai đoạn Mục tiêu Chiến lược/giải pháp thực hiện Kế hoạch quốc gia về phòng ngừa và kiểm soát HIV/ AIDS từ 1997 – 2001 1 Giảm tỷ lệ mắc mới HIV ở người trưởng thành xuống dưới 1% vào giai đoạn... án nghiên cứu, trao đổi kiến thức trong nước và quốc tế 11 HIV/ AIDS tại Thái Lan Nghiên cứu trường hợp 7) Tăng cường hợp tác quốc tế 8) Rà soát và củng cố các quy trình quản lý và các cơ chế liên quan, tạo ra cách tiếp cận toàn diện để quản lý chương trình phòng chống HIV/ AIDS từ cấp quốc gia đến địa phương Kế hoạch quốc gia về phòng ngừa và kiểm soát HIV/ AIDS từ 2002 – 2006 1 Giảm tỷ lệ mắc mới HIV. .. kinh nghiệm thực tế trong phòng, và chăm sóc người có HIV - để xây dựng chính sách Sự hợp tác giữa những nhà vận động cho chính sách HIV/ AIDS ở bên trong và bên ngoài chính phủ trong thời kỳ cầm quyền của Anand cho thấy chính sách HIV/ AIDS hiệu quả ra đời nhanh nhất khi các nguồn lực của chính phủ và phi chính phủ được kết hợp với nhau” Những đối sách đó là: mở rộng mạng lưới dịch vụ thăm khám các bệnh . HIV/AIDS tại Thái Lan Nghiên cứu trường hợp 1 30 NĂM CHÍNH SÁCH HIV/AIDS TẠI THÁI LAN Các học giả về chính sách y tế đã coi chính sách HIV/AIDS của Thái Lan trong ba thập. triển Liên Hợp quốc. HIV/AIDS tại Thái Lan Nghiên cứu trường hợp 5 Đặc biệt, những tin tức về HIV/AIDS của Thái Lan càng bị che đậy vào năm 1987 – vốn là Năm du lịch Thái Lan ,chiến. HIV/AIDS tại Thái Lan Nghiên cứu trường hợp 6 AIDSCAP coi trường hợp của Cha-on là một trong những sự kiện ảnh hưởng nhất tới cuộc cách mạng về chính sách AIDS của Thái Lan. Giống

Ngày đăng: 17/08/2015, 03:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w