1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CƠ sở PHÁP lý LIÊN QUAN đến HIV AIDS tại VIỆT NAM

6 449 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 558,99 KB

Nội dung

9/12/2014 1 TS. Phan Thị Thu Hương Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế CƠ SỞ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài này, học viên có thể: 1. Trình bày được nội dung Chỉ thị số 54/2005/CT-TW ngày 30/11/2005 và Thông báo kết luận số 27-TB/TW ngày 09/5/2011 của Ban chấp hành Trung ương Đảng. 2. Trình bày tóm tắt nội dung của Luật Phòng, chống HIV/AIDS và các chế tài xử lý hành vi vi phạm Luật. 3. Trình bày mục tiêu và các giải pháp thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. 4. Trình bày cơ cấu hệ thống tổ chức phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam. CHÍNH SÁCH VỀ HIV/AIDS CỦA VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ 1. THỜI KỲ TRƯỚC NĂM 1995 (1) 1. Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân (11/7/1989): Điều 29 quy định bệnh SIDA (nay gọi là AIDS) là một trong trong những bệnh truyền nhiễm nguy hại phải áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc; 2. Nghị quyết số 20/CP ngày 05 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ về đẩy mạnh công tác phòng, chống nhiễm HIV/SIDA:  Coi phòng, chống SIDA là trọng tâm công tác;  Nhấn mạnh nhiệm vụ thông tin, giáo dục, truyền thông (các cấp, các ngành và biện pháp y tế do Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện);  Chính phủ coi phòng, chống SIDA như phòng, chống thiên tai, địch họa; 1. THỜI KỲ TRƯỚC NĂM 1995 (2) 3. Trong thời gian này, Bộ Y tế đã ban hành một số văn bản quan trọng như: - Quy định về vô khuẩn, sát khuẩn trong châm cứu (1988); - Điều lệnh truyền máu (1992); - Thông tư Hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 20-CP của Chính phủ…(1993), trong đó xác định 02 nhóm giải pháp phòng, chống SIDA là: + Thông tin giáo dục truyền thông rộng khắp; + Các giải pháp y tế, gồm: . Giám sát dịch tễ học; . Tiệt trùng, vô khuẩn trong các cơ sở y tế; . An toàn truyền máu; . Chăm sóc và điều trị bệnh nhân, với 03 cơ sở chính ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng 1. THỜI KỲ TRƯỚC NĂM 1995 (3) 4. Chính sách về HIV có trong các văn bản có liên quan khác, như:  Nghị định 184/CP, ngày 30/11/1994 của Chính phủ quy định về thủ tục kết hôn…của người VN với người nước ngoài, trong đó có quy định: - Khi xin đăng ký kết hôn mỗi bên phải có giấy xác nhận không mắc bệnh hoa liễu, tâm thần; không bị nhiễm HIV. - Thời hạn giấy xác nhận không quá 03 tháng; 9/12/2014 2 2. THỜI KỲ 1995-2006 (1) 1. Năm 1995, Ban Bí thư TƯ Đảng ban hành Chỉ thị 52/CT- TƯ về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống AIDS- Chính thức coi công tác phòng, chống AIDS là nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng; 2. Năm 1995, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh phòng, chống HIV/AIDS, với các quy định rõ ràng hơn các chính sách xuyên suốt nêu trên, nhưng đáng lưu ý:  Người nước ngoài bị nhiễm HIV/AIDS khi nhập cảnh vào VN phải khai báo (điều 19);  Khi khám sức khỏe định kỳ, người có trách nhiệm của cơ sở y tế có quyền quyết định XN HIV đối với những người có hành vi nguy cơ nhiễm HIV (điều 17).  Người nhiễm HIV/AIDS không được làm việc trong một số ngành, nghề…(điều 22); 2. THỜI KỲ 1995-2006 (2) 3. Năm 1996, Chính phủ ban hành Nghị định 34/CP hướng dẫn chi tiết thi hành các điều của Pháp lệnh nói trên, trong đó có giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành; 4. Để thực hiện Pháp lệnh, Bộ Y tế và một số bộ, ngành đã ban hành các văn bản có liên quan; 5. Chỉ thị 02/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác PC HIV/AIDS, trong đó lần đầu tiên chính thức giao cho Bộ Y tế “Tăng cường các hoạt động can thiệp giảm thiểu tác hại… 6. Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020:  Cụ thể hóa các biện thực hiện Pháp lệnh và các chính sách xuyên suốt nêu trên;  Xác định 9 chương trình MTQG: Thông tin, giáo dục, truyền thông; Can thiệp giảm tác hại; Giám sát dịch, theo dõi đánh giá chương trình; Chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm; Tiếp cận điều trị HIV/AIDS; PMTCT; Quản lý, điều trị STI; An toàn truyền máu; Nâng cao năng lực và Hợp tác quốc tế 2. THỜI KỲ 1995-2006 (3) 7. Trong thời kỳ này, chính sách về HIV/AIDS cũng được đề cập trong nhiều văn bản có liên quan, như:  Nghị định số 41/1998/NĐ-CP ban hành Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới, trong đó có quy định:  Người nhiễm HIV/AIDS, người mắc một trong các bệnh lậu, giang mai, lao đang tiến triển khi nhập khẩu vào Việt Nam phải khai báo với cơ quan kiểm dịch y tế (điều 44);  Nghị định số 05/2003/NĐ-CP về hợp tác quốc tế trong phòng, chống ma túy, trong đó có quy định (điều 5): Thực hiện các biện pháp giảm tác hại của ma túy đối với sức khỏe cộng đồng, trong đó có phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác qua tiêm chích ma túy 3. THỜI KỲ TỪ 2007 ĐẾN NAY (1) 1. Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS). Có hiệu lực từ 01/01/2007; 2. Nghị định số 108/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS; 3. Thông báo kết luận số 27-TB/TW của Ban Bí thư chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và toàn thể xã hội cần tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 54-CT/TW. 4. Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 11/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; 5. Nghị định số 56/2011/NĐ-CP về việc Quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập 3. THỜI KỲ TỪ 2007 ĐẾN NAY (2) 6. Khoảng hơn 80 văn bản có các quy định trực tiếp của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Y tế, Công an, Lao động-Thương binh xã hội…; 7. Ngoài ra còn có các quy định gián tiếp trong nhiều văn bản khác cả trong và ngoài lĩnh vực y tế, như:  Luật Khám chữa bệnh; Luật cấy ghép mô, tạng; Luật Dược…;  Các luật, chính sách liên quan đến các vấn đề xã hội như giáo dục, xóa đói giảm nghèo… LUẬT PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS VÀ CÁC CHẾ TÀI XỬ LÝ VI PHẠM LUẬT 9/12/2014 3 1. LUẬT PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS (1)  Ngày 29/6/2006, Quốc Hội Khóa XI ban hành Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) (viết tắt là Luật phòng, chống HIV/AIDS) và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007.  Luật phòng, chống HIV/AIDS gồm 6 chương và 50 điều. Chương I. Những quy định chung (gồm 8 điều) Chương II. Các biện pháp XH trong PC HIV/AIDS (gồm 15 điều) Chương III. Các biện pháp về CM kỹ thuật y tế trong PC HIV/AIDS (gồm 14 điều) Chương IV - Điều trị, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV (gồm 5 điều) Chương V - Các điều kiện bảo đảm trong việc thực hiện biện pháp phòng, chống HIV/AIDS (gồm 6 điều) Chương VI. Điều khoản thi hành LUẬT PHÒNG, CHÓNG HIV/AIDS CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Nội dung Chương này quy định về: 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; 2. Giải thích từ ngữ; 3. Các nguyên tắc phòng, chống HIV/AIDS; 4. Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV; 5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân trong phòng, chống HIV/AIDS; 6. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS; 7. Cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS; 8. Những hành vi bị nghiêm cấm. CHƯƠNG II. CÁC BIỆN PHÁP XÃ HỘI TRONG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS Nội dung Chương này quy định về: 1. Mục 1: Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS  Mục đích và yêu cầu của thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS  Nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS  Đối tượng tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS  Trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS CHƯƠNG II. CÁC BIỆN PHÁP XÃ HỘI TRONG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS (2) 2. Mục 2: Huy động gia đình, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống HIV/AIDS  Phòng, chống HIV/AIDS tại gia đình  Phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc  Phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân  Phòng, chống HIV/AIDS trong các nhóm người di biến động  Phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư  Phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam  Tổ chức xã hội tham gia phòng, chống HIV/AIDS  Người nhiễm HIV tham gia phòng, chống HIV/AIDS CHƯƠNG II. CÁC BIỆN PHÁP XÃ HỘI TRONG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS (3) 3. Mục 3: Các biện pháp xã hội khác trong phòng, chống HIV/AIDS  Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV  Tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS  Lồng ghép nội dung phòng, chống HIV/AIDS trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội 9/12/2014 4 CHƯƠNG III. CÁC BIỆN PHÁP CHUYÊN MÔN Y TẾ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS Nội dung Chương này quy định về: 1. Mục 1: Giám sát dịch tễ học HIV/AIDS  Giám sát dịch tễ học HIV/AIDS  Giám sát trọng điểm HIV/AIDS 2. Mục 2: Tư vấn và xét nghiệm HIV  Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV  Xét nghiệm HIV tự nguyện  Xét nghiệm HIV bắt buộc  Cơ sở xét nghiệm HIV đủ điều kiện khẳng định các trường hợp HIV dương tính  Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính CHƯƠNG III. CÁC BIỆN PHÁP CHUYÊN MÔN Y TẾ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS (2) 3. Mục 3: Các biện pháp chuyên môn, kỹ thuật y tế khác trong phòng, chống HIV/AIDS  An toàn truyền máu  Phòng, chống lây nhiễm HIV trong cơ sở y tế  Phòng, chống lây nhiễm HIV trong cơ sở dịch vụ xã hội  Phòng, chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục  Phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con  Dự phòng sau phơi nhiễm với HIV  Nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất vắc xin, sinh phẩm và thuốc điều trị HIV/AIDS CHƯƠNG IV. ĐIỀU TRỊ, CHĂM SÓC VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI NHIỄM HIV Nội dung Chương này quy định về:  Trách nhiệm điều trị người nhiễm HIV  Tiếp cận thuốc kháng HIV  Bảo hiểm y tế đối với người nhiễm HIV  Chăm sóc người nhiễm HIV  Áp dụng pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, xử lý vi phạm hành chính đối với người bị xử lý hình sự, hành chính mà bị bệnh AIDS giai đoạn cuối CHƯƠNG V. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO THỰC HIỆN PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS Nội dung Chương này quy định về:  Nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS  Quỹ hỗ trợ, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV  Chế độ, chính sách đối với người trực tiếp làm xét nghiệm HIV, quản lý, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV  Chế độ đối với người bị phơi nhiễm với HIV, người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp  Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác phòng, chống HIV/AIDS  Hợp tác quốc tế trong phòng, chống HIV/AIDS CHƯƠNG VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Nội dung Chương này quy định về:  Hiệu lực thi hành:  Hướng dẫn thi hành GiỚI THIỆU MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS  Điều 4. Quy định quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV  Điều 8. Quy định những hành vi bị nghiêm cấm  Điều 13. Quy định về phòng, chống HIV/AIDS tại gia đình  Điều 14. Quy định về phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc  Điều 15. Quy định về phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở giáo dục  Điều 17. Quy định về phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư  Điều 35. Quy định về phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con  Khoản 3 Điều 39. Quy định về thuốc kháng HIV  Điều 40. Quy định về bảo hiểm y tế đối với người nhiễm HIV 9/12/2014 5 CHIẾN LƯỢC QG PC HIV/AIDS ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030 Mục tiêu và định hướng của Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (1) Ngày 25 tháng 5 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 608/QĐ-TTg ban hành Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 Mục tiêu chung:  Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2020, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Mục tiêu và định hướng của Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (2) Mục tiêu cụ thể: 1. Tăng tỷ lệ người dân trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS đạt 80% vào năm 2020; 2. Tăng tỷ lệ người dân không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV đạt 80% vào năm 2020; 3. Giảm 50% số trường hợp nhiễm mới HIV trong nhóm nghiện chích ma túy vào năm 2015 và 80% vào năm 2020 so với năm 2010; 4. Giảm 50% số trường hợp nhiễm mới HIV do lây truyền HIV qua đường tình dục vào năm 2015 và 80% vào năm 2020 so với năm 2010; 5. Giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 5% vào năm 2015 và dưới 2% vào năm 2020; 6. Tăng tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng vi rút HIV đạt 80% trên tổng số người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị vào năm 2020. Mục tiêu và định hướng của Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (3) Tầm nhìn đến 2030  Hướng tới ứng dụng các kỹ thuật mới có tính đặc hiệu cao về dự phòng, điều trị HIV/AIDS;  Hướng tới can thiệp chủ động, toàn diện, tiếp cận phổ cập, nâng cao chất lượng và bảo đảm tính bền vững của công tác phòng, chống HIV/AIDS;  Hướng tới tầm nhìn “ba không” của Liên Hợp quốc: Không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử với HIV/AIDS. Các giải pháp thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 1. Nhóm giải pháp về chính trị và xã hội 2. Nhóm các giải pháp về pháp luật, chế độ chính sách 3. Nhóm giải pháp về dự phòng lây nhiễm HIV 4. Nhóm giải pháp về điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV 5. Nhóm giải pháp về giám sát dịch HIV/AIDS, TD và đánh giá 6. Nhóm giải pháp về nguồn tài chính 7. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực 8. Nhóm giải pháp về cung ứng thuốc, thiết bị 9. Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế Các đề án của Chiến lược quốc gia 1. Đề án dự phòng lây nhiễm HIV. 2. Đề án chăm sóc, hỗ trợ, điều trị toàn diện HIV/AIDS. 3. Đề án tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS. 4. Đề án giám sát dịch tễ học HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS. 9/12/2014 6 CƠ CẤU TỔ CHỨC HỆ THỐNG PC HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM Tuyến Trung ương  Ngày 12 tháng 4 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 50/2007/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS và Phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; giao cho Bộ Y tế là cơ quan thường trực về phòng, chống AIDS Tuyến tỉnh, thành phố  Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS: Là cơ quan thường trực tham mưu cho Sở Y tế triển khai các hoạt đông phòng chống HIV/AIDS trên địa bản toàn tỉnh.  Các cơ sở y tế: Chịu trách nhiệm triển khai các nội dung theo quy định của Luật trong đó có một số lĩnh vực trọng điểm đòi hỏi phải có nguồn nhân lực lớn như: Tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện; Xét nghiệm HIV; Khám chữa bệnh cho bệnh nhân HIV/AIDS; Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone; Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM Tuyến quận, huyện  Khoa giám sát dịch bệnh, HIV/AIDS của Trung tâm Y tế quận, huyện chịu trách nhiệm lập kế hoạch chi tiết về công tác phòng, chống HIV/AIDS, phối kết hợp với các cơ quan chuyên môn trong Trung tâm y tế và bệnh viện triển khai các chương trình hành động, giám sát kiểm tra tuyến xã, phường, tư vấn, truyền thông, huy động cộng đồng, xây dựng màng lưới dự phòng, chăm sóc người nhiễm tại nhà và cộng đồng.  Các cơ sở y tế trên địa bàn quận, huyện thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về xét nghiệm, điều trị HIV/AIDS và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM Tuyến xã, phường:  Ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm cấp xã, phường. Cán bộ trạm y tế kiêm nhiệm thực hiện các hoạt động phòng chống HIV/AIDS chủ yếu là các hoạt động thông tin, giáo dục truyền thông, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV tại nhà, triển khai chương trình can thiệp dự phònglây nhiễm HIV.  Ngày 14/12/2012, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định số 4994/QĐ-AIDS về việc Hướng dẫn tổ chức, hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tuyến xã, phường. Trong đó có nêu rõ vai trò, vị trí của tuyến xã, phường trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS . 9/12/2014 1 TS. Phan Thị Thu Hương Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế CƠ SỞ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài này, học viên có thể: 1. Trình. giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS. 9/12/2014 6 CƠ CẤU TỔ CHỨC HỆ THỐNG PC HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM Tuyến Trung ương  Ngày 12 tháng 4 năm. vào Việt Nam phải khai báo với cơ quan kiểm dịch y tế (điều 44);  Nghị định số 05/2003/NĐ-CP về hợp tác quốc tế trong phòng, chống ma túy, trong đó có quy định (điều 5): Thực hiện các biện pháp

Ngày đăng: 17/08/2015, 01:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w