1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH thiết kế xây dựng và thương mại Thái Dương

70 227 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 919,5 KB

Nội dung

Hiện nay khi nền kinh tế nước ta phát triển theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của nhà nước kéo theo sự phát triển vượt bậc thì cũng mở ra cho các doanh nghiệp nhiều thời cơ và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp ngày càng phải nâng cao hiệu quả sản xuất,quản lý và sử dụng các nguồn lực sao cho hợp lý. Việc quản lý tốt các yếu tố đầu vào,tính toán được các chi phí sản xuất bỏ ra một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời. Trong đó có nguyên vật liệu là một trong những khâu quan trọng giúp cho doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trong sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ canh tranh. Do đó việc tổ chức kế toán nguyên vật liệu một cách khoa học, hợp lý có ý nghĩa thiết thực và hiệu quả trong việc quản lý và kiểm soát tài sản của doanh nghiệp. Công ty TNHH thiết kế xây dựng và thương mại Thái Dương với đặc thù là công ty xây dựng nên nguyên vật liệu sử dụng vào các công trình lại khá lớn thì vấn đề tiết kiệm triệt để có thể coi là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho Công ty mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Vì vậy điều tất yếu là công ty phải quan tâm đến khâu hạch toán chi phí nguyên vật liệu.Trong thời gian thực tập, nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo công ty, đặc biệt là cán bộ trong phòng kế toán của Công ty, em đã làm quen và tìm hiểu công tác thực tế tại Công ty. Em nhận thấy kế toán nguyên vật liệu trong Công ty giữ vai trò đặc biệt quan trọng và có nhiều vấn đề cần được quan tâm. Vì vậy em đã đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu chuyên đề : “Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH thiết kế xây dựng và thương mại Thái Dương ” nhằm tìm ra những biện pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty. Qua quá trình thực tập em thấy kinh nghiệm thực tế của mình không nhiều, tất cả những hiểu biết về đề tài em chọn đều là kiến thức lý thuyết nên đề tài của em sẽ không tránh khỏi những sai sót. Em kính mong sự chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn và tập thế cán bộ Công ty để em có thể hoàn thiện chuyên đề và bổ sung thêm kiến thức thực tế cho mình.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

Đề tài :

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ XÂY DỰNG VÀ

THƯƠNG MẠI THÁI DƯƠNG

Họ và tên sinh viên : TRẦN THỊ LĨNH

Giáo viên hướng dẫn : Th.S TRẦN QUANG CHUNG

Hà Nội, 2014

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ

DANH MỤC CAC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY THIẾT KẾ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI THÁI DƯƠNG 3 1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty TNHH thiết kế xây dựng và thương mại Thái Dương 3

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của NVL 3

1.1.2 Phân loại NVL 4

1.1.3 Mã hóa NVL 6

1.2 Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu của Công ty thiết kế xây dựng và thương mại Thái Dương 7

1.2.1 Phương thức hình thành 7

1.2.2 Phương thức sử dụng 9

1.2.3 Hệ thống kho tàng, bến, bãi chứa đựng NVL 9

1.3 Tổ chức quản lý nguyên vật liệu của Công ty TNHH thiết kế xây dựng và thương mại Thái Dương 10

1.3.1 Khâu thu mua 10

1.3.2 Khâu bảo quản 10

1.3.3 Khâu sử dụng 11

1.3.4 Khâu dự trữ 11

1.3.5 Tổ chức kiểm kê NVL 11

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI THÁI DƯƠNG 13

2.1 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công Ty TNHH thiết kế xây dựng và thương mại Thái Dương 13

2.1.1 Các cách đánh giá NVL 13

Trang 3

2.1.2 Chứng từ và sổ kế toán sử dụng 18

2.1.3 Các phương pháp kế toán chi tiết NVL 19

2.1.4 Thủ tục nhập kho, xuất kho NVL tại Công ty TNHH thiết kế xây dựng và thương mại Thái Dương 24

2.1.5 Phương pháp hạch toán chi tiết NVL tại Công ty TNHH thiết kế xây dựng và thương mại Thái Dương 37

2.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại công ty TNHH thiết kế xây dựng và thương mại Thái Dương 47

2.2.1 Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kế khai thường xuyên 47

2.2.2 Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ 52

2.2.3 Hệ thống sổ kế toán sử dụng sổ sách trong hệ thống kế toán NVL 53

2.2.4 Kế toán tổng hợp NVL tại công ty TNHH thiết kế xây dựng và thương mại Thái Dương 55

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI THÁI DƯƠNG 58

3.1 Đánh giá chung về thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH thiết kế xây dựng và thương mại Thái Dương và phương hướng hoàn thiện 58

3.1.1 Ưu điểm 58

3.1.2 Nhược điểm 59

3.2 Các giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH thiết kế xây dựng và thương mại Thái Dương 60

3.2.1 Về công tác quản lý nguyên vật liệu 60

3.2.2 Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kế toán .61 3.2.3 Về chứng từ và luân chuyển chứng từ 61

3.2.4 Về sổ kế toán chi tiết 61

3.2.5 Về sổ kế toán tổng hợp 62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Quá trình thu mua NVL 8

Sơ đồ 1.1: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song 20

Sơ đồ 1.2: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 21

Sơ đồ 1.3: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số dư 23

Sơ đồ 2.1: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song 37

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên (Thuế GTGT khấu trừ) 51

Sơ đồ 1.9: Sơ đồ kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ ( Thuế GTGT khấu trừ) 54

Trang 5

DANH MỤC CAC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay khi nền kinh tế nước ta phát triển theo nền kinh tế thị trường có

sự quản lý và điều tiết vĩ mô của nhà nước kéo theo sự phát triển vượt bậc thìcũng mở ra cho các doanh nghiệp nhiều thời cơ và thách thức mới, đòi hỏi cácdoanh nghiệp ngày càng phải nâng cao hiệu quả sản xuất,quản lý và sử dụngcác nguồn lực sao cho hợp lý Việc quản lý tốt các yếu tố đầu vào,tính toánđược các chi phí sản xuất bỏ ra một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời Trong

đó có nguyên vật liệu là một trong những khâu quan trọng giúp cho doanhnghiệp có thể đứng vững và phát triển trong sự cạnh tranh khốc liệt của cácđối thủ canh tranh Do đó việc tổ chức kế toán nguyên vật liệu một cách khoahọc, hợp lý có ý nghĩa thiết thực và hiệu quả trong việc quản lý và kiểm soáttài sản của doanh nghiệp

Công ty TNHH thiết kế xây dựng và thương mại Thái Dương với đặc thù

là công ty xây dựng nên nguyên vật liệu sử dụng vào các công trình lại khálớn thì vấn đề tiết kiệm triệt để có thể coi là biện pháp hữu hiệu nhất để giảmgiá thành, tăng lợi nhuận cho Công ty mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình

Vì vậy điều tất yếu là công ty phải quan tâm đến khâu hạch toán chi phínguyên vật liệu.Trong thời gian thực tập, nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình củalãnh đạo công ty, đặc biệt là cán bộ trong phòng kế toán của Công ty, em đãlàm quen và tìm hiểu công tác thực tế tại Công ty Em nhận thấy kế toánnguyên vật liệu trong Công ty giữ vai trò đặc biệt quan trọng và có nhiều vấn

đề cần được quan tâm Vì vậy em đã đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu chuyên

đề : “Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH thiết kế xây dựng và thương mại Thái Dương ” nhằm tìm ra những biện pháp nhằm hoàn

thiện hơn công tác hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty

Qua quá trình thực tập em thấy kinh nghiệm thực tế của mình khôngnhiều, tất cả những hiểu biết về đề tài em chọn đều là kiến thức lý thuyết nên

Trang 7

đề tài của em sẽ không tránh khỏi những sai sót Em kính mong sự chỉ bảocủa giáo viên hướng dẫn và tập thế cán bộ Công ty để em có thể hoàn thiệnchuyên đề và bổ sung thêm kiến thức thực tế cho mình.

Ngoài phần mở đầu và kết luận kết cấu đề tài của em chia làm 3chương:

Chương 1 : Đặc điểm và tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Công ty TNHH thiết kế xây dựng và thương mại Thái Dương.

Chương 2 : Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH thiết kế xây dựng và thương mại Thái Dương.

Chương 3 : Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH thiết kế xây dựng và thương mại Thái Dương.

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2014

Sinh viênTrần Thị Lĩnh

Trang 8

CHƯƠNG 1:

ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY THIẾT KẾ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI THÁI DƯƠNG

1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty TNHH thiết kế xây dựng

và thương mại Thái Dương

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của NVL

Khái niệm NVL:

Nguyên vật liệu là đối tượng lao động thể hiện dưới dạng vật hóa trongcác doanh nghiệp Nguyên vật liệu được sử dụng phục vụ cho việc sản xuấtchế tạo sản phẩm, hoặc thực hiện lao vụ - dịch vụ hay sử dụng cho bán hàngquản lý doanh nghiệp

Đặc điểm của NVL:

- Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ kinh doanh

- Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh chúng bị tiêu hao toàn

bộ hoặc bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo thành hình thái sản xuấtvật chất của sản phẩm

- Nguyên vật liệu thuộc tài sản lưu động , giá trị NVL thuộc vốn lưuđộng dự trữ và thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất cũng nhưtrong giá thành sản phẩm

• Đặc điểm của ngành xây dựng ảnh hưởng đến kế toán NVL:

Doanh nghiệp xây dựng là doanh nghiệp có đặc trưng riêng, khác biệtvới các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại hay sản xuấtthông thường Do đặc điểm về sản phẩm của ngành xây dựng hoàn toàn khácvới các ngành sản xuất kinh doanh khác nên công tác kế toán NVL trong lĩnhvực này cũng có những đặc điểm khác biệt

Khi đã trúng thầu công trình tham gia thầu, đã có giá trị, khối lượng

Trang 9

tham gia thầu công trình, kế toán NVL dựa vào dự toán đã trúng thầu tiếnhành bóc tách chi phí để hạch toán Bóc tách chi phí nhằm mục đích hiểu rõđược chi phí trong dự toán để hạch toán đúng số NVL cần dùng trong côngtrình sao cho đúng và chính xác nhất.

Mỗi một công trình, hạng mục đi kèm có một dự toán riêng Từ đó táchchi phí cho từng công trình, điểm khác biệt với hạch toán trong thương mại làchi phí của công trình nào thì kế toán NVL phải tập hợp nó vào giá trị côngtrình đó Tập hợp các loại chi phí cấu thành nên giá thầu công trình bằng hoặcgần bằng giá trên bản dự toán do bộ phận kỹ thuật cung cấp Dựa vào chi phí

đó để kế toán xác định xem lượng hoá đơn đưa vào hạch toán cho công trình

đó có tương đương không?

Do đặc điểm của ngành xây dựng là khi xây dựng công trình phụ thuộcvào địa điểm xây dựng nên giá xây dựng mỗi nơi một khác nhau do đó kếtoán NVL phải biết áp dụng đúng giá cho mỗi công trình ở mỗi nơi

Công trình xây dựng thường kéo dài qua nhiều kỳ kế toán nên kế toánNVL cần phải tính toán chính xác lượng NVL phù hợp cho công trình tránhtrường hợp NVL thừa hoặc thiếu ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình,khi tập hợp chi phí kế toán phải theo dõi chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh

dở dang và tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình khi hoànthành

1.1.2 Phân loại NVL

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các DN phải sử dụng rấtnhiều loại NVL khác nhau với nội dung kinh tế, công dụng, tính năng lý hóakhác nhau Khi tổ chức hạch toán chi tiết đối với từng loại NVL phục vụ cho

kế toán quản trị, DN cần phải tiến hành phân loại NVL Mỗi DN nên sử dụngnhững loại NVL khác nhau và sự phân chia cũng khác nhau theo từng tiêuthức nhất định

Trang 10

Phân loại NVL tại Công ty là việc phân chia NVL thành các loại, cácnhóm theo tiêu thức phân loại nhất định.

• Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị DN thì NVL tại Công

ty được chia thành các loại sau:

- NVL chính: là những NVL khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu

thành thực thể, vật chất, thực thể chính của sản phẩm như xi măng, sắt thép,gạch, ngói…ở các DN xây dựng Nửa thành phẩm mua ngoài là đối tượng laođộng được sử dụng với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất ra sản phẩm…

- NVL phụ: là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất

không cấu thành thực thể chính của sản phẩm mà kết hợp với vật liệu chínhlàm thay đổi hình dáng bên ngoài, tăng chất lượng sản phẩm như vôi, ve,đinh…

- Nhiên liệu: được sử dụng phục vụ cho công việc sản xuất sản phẩm,

cho phương tiện vận tải, máy móc hoạt động trong quá trình sản xuất kinhdoanh như : xăng, dầu, khí gas…

- Phụ tùng thay thế: là loại vật tư được sử dụng để thay thế, sửa chữa,

bảo dưỡng TSCĐ, CC-DC

- Vật liệu và thiết bị XDCB: là các loại vật liệu thiết bị được sử dụng

cho việc XDCB

- Phế liệu: là các loại vật liệu bị loại trừ từ quá trình sản xuất, phế liệu

thu hồi từ thanh lý TSCĐ, chúng có thể được sử dụng hoặc bán ra ngoài

- Vật liệu khác: là những loại vật liệu chưa được xếp vào các loại trên,

thường là những vật liệu được loại ra từ quá trình sản xuất như sắt, thép, gỗvụn hay phế liệu thu hồi tự việc thanh lý TSCĐ

• Căn cứ vào nguồn hình thành: NVL được chia làm hai nguồn:

- NVL nhập từ bên ngoài: Do mua ngoài, nhận vốn góp liên doanh,

biếu tặng…

Trang 11

- NVL tự chế: Do DN tự sản xuất.

• Căn cứ vào mục đích, công dụng của NVL: có thể chia NVL thành:

- NVL dùng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh gồm:

+ NVL dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm

+ NVL dùng cho quản lý ở các phân xưởng, dùng cho bộ phận bánhàng, bộ phận quản lý DN

- NVL dùng cho nhu cầu khác: nhượng bán, đem góp vốn liên doanh,

đem quyên tặng…

1.1.3 Mã hóa NVL

Ngoài các cách phân loại vật liệu như trên, để phục vụ cho việc quản lývật tư một cách tỉ mỉ, chặt chẽ, đặc biệt trong điều kiện ứng dụng tin học vàocông tác kế toán Công ty lập danh điểm vật tư liệu

Mã hóa NVL hay còn gọi là lập danh điểm vật liệu là quy định cho mỗithứ vật liệu một ký hiệu riêng bằng hệ thống các chữ số ( kết hợp với các chữcái ) thay thế tên gọi, quy cách, kích cỡ của chúng Tùy theo từng DN, hệthống danh điểm vật tư có thể được xây dựng theo nhiều cách thức khác nhaunhưng phải đảm bảo đơn giản, dễ nhớ, không trùng lặp

Công ty TNHH thiết kế XD và thương mại Thái Dương quy định nhưsau:

- Nhóm xi măng – XM: XM30, XM40, XMC

- Nhóm thép - THEP: THEP20, THEP 50…

- Nhóm cát – CAT: CAT1, CAT2…

- …

Ngoài ra Công ty thường dùng ký hiệu tài khoản cấp 1, tài khoản cấp 2

để ký hiệu loại, nhóm vật liệu kết hợp với chữ cái tên vật tư để ký hiệu tên vật

tư như sau:

- TK 152 - nguyên vật liệu được tổ chức thành các tài khoản cấp hai như

Trang 12

TK 1521- Nguyên liệu, vật liệu chính

TK 1522- Nguyên liệu, vật liệu phụ

Trang 13

Sơ đồ 1.1: Quá trình thu mua NVL

Phòng kỹ thuật vật tư có nhiệm vụ xây dựng định mức tiêu hao NVL vàđịnh mức dự trữ NVL Hàng ngày thủ kho so sánh mức tồn kho với địnhmức Những NVL nào dưới định mức dự trữ thì thủ kho có trách nhiệm chophòng vật tư đi thu mua NVL Khi NVL về đến công ty, ban kiểm nghiệmbao gồm đại diện kỹ thuật, người phụ trách kỹ thuật và thủ kho tiến hànhkiểm tra về số lượng, quy cách, chất lượng vật liệu, đơn giá vật liệu Sau đó sẽlập “ Biên bản kiểm nghiệm vật tư ” thành 3 liên Liên 1 giữ tại phòng kỹthuật vật tư, liên 2 được gửi cho kế toán NVL, liên 3 giao cho bên bán

Trường hợp vật liệu không đúng quy cách, phẩm chất hoặc thiếu hụt thì

Phòng

kỹ thuật vật tư

Ban kiểm nghiệm

Kế toánNVL

Kế toánNVLThủ kho

Xây dựng định mức, mua NVL

đề nghị nhập kho

Kiểm nghiệm NVL và lập biên bản kiểm nghiệm

Lập phiếu nhập kho NVL

đủ tiêu chuẩn

Nhập kho và ghi thẻ kho

Ghi sổ

kế toánNghiệp

vụ nhập

kho

Trang 14

phòng kỹ thuật vật tư sẽ làm thủ tục khiếu nại gửi cho đơn vị bán Đối với vậtliệu đảm bảo các yêu cầu trên đủ tiêu chuẩn nhập kho Kế toán căn cứ vào hóađơn bán hàng và biên bản kiểm nghiệm vật tư lập phiếu nhập kho.

1.2.2 Phương thức sử dụng

Ở công ty TNHH thiết kế xây dựng và thương mại Thái Dương, vật liệuxuất kho chủ yếu là dùng cho sản xuất các hạng mục công trình Việc xuấtdùng diễn ra thường xuyên cho các phân xưởng sản xuất Việc xuất vật liệuđược căn cứ vào nhu cầu sản xuất và định mức tiêu hao NVL trên cơ sở kếhoạch sản xuất đã đề ra

1.2.3 Hệ thống kho tàng, bến, bãi chứa đựng NVL

Sau khi NVL mua về được nhập kho và chuyển vào kho của Công ty bảoquản Công ty phân thành 3 kho NVL để thuận tiện cho công việc bảo quảngồm :

- Kho NVL chính : Là kho chứa các loại NVL chính gồm sắt, thép, ximăng, gạch… phục vụ cho sản xuất

Các NVL chính có khối lượng lớn nên kho NVL chính cũng là kho lớnnhất, được chia thành các khu, mỗi khu chứa các loại NVL có tính chất tương

tự nhau

- Kho NVL khác : Kho này chứa các NVL phụ như chất sơn dầu, …Đặc điểm của kho này là chứa nhiều loại NVL cũng như các phụ tùng,công cụ dụng cụ Khối lượng mỗi loại tuy nhỏ nhưng lại có nhiều loại nênviệc bảo quản cũng khó khăn hơn các kho khác Các NVL này sẽ được sắpxếp theo mã NVL

- Kho nhiên liệu : Kho này chứa các nhiên liệu phục vụ cho quá trìnhsản xuất như xăng, than, dầu, hơi đốt… Do kho này toàn là đồ dễ cháy nêncông tác phòng chống cháy nổ cũng được quan tâm hơn

Định kỳ các cán bộ phụ trách về an toàn lao động đến kiểm tra việc thực

Trang 15

hiện phòng chống cháy nổ ở các kho đặc biệt là kho nhiên liệu Các thiết bịphòng cháy chữa cháy cũng được thường xuyên kiểm tra để đảm bảo các thiết

1.3.1 Khâu thu mua

Để có thể sản xuất được sản phẩm thì bước đầu tiên là phải mua NVL.Việc thu mua NVL do phòng kỹ thuật vật tư kết hợp với thủ kho phụ trách.Khâu thu mua quyết định đến chất lượng NVL từ đó ảnh hưởng đến chấtlượng sản phẩm Do vậy việc quản lý khâu thu mua rất quan trọng Đồng thờinếu khâu thu mua được quản lý tốt giúp sản xuất được liên tục không bị giãnđoạn

Vì là doanh nghiệp xây dựng thi công các công trình nên nhu cầu sử dụngvật tư lớn, đa dạng nên kế hoạch thu mua NVL được xây dựng trên kế hoạchsản xuất do Phòng kỹ thuật vật tư lập, đồng thời dựa trên định mức tiêu haoNVL cho từng loại sản phẩm Do vậy hàng tháng, quý căn cứ vào khả năngsản xuất và khả năng tài chính mà công ty lên kế hoạch thu mua vật tư chophù hợp Nhờ vậy quá trình sản xuất luôn được đảm bảo liên tục, đều đặn.NVL trước khi nhập đều được kiểm ra chặt chẽ về mặt số lượng, chất lượng,chủng loại, quy cách

1.3.2 Khâu bảo quản

NVL của Công ty có khối lượng lớn, do thủ kho bảo quản được sắp xếpgọn gàng, đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật,thuận tiện cho việc nhập, xuất, kiểm

kê được thực hiện dễ dàng

Trang 16

Mỗi kho, ngoài thủ kho trực tiếp quản lý – là những thủ kho có phẩm chấtđạo đức, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc còn có các nhân viênbảo vệ trung thực và có trách nhiệm.

1.3.5 Tổ chức kiểm kê NVL

Công ty tiến hành kiểm kê kho NVL tại Công ty nhằm mục đích kiểm tra

số lượng, chất lượng, giá trị của từng loại NVL có tại thời điểm kiểm kê Bêncạnh đó việc kiểm kê cũng giúp cho Công ty kiểm tra được tình hình bảoquản, phát hiện các trường hợp hao hụt, hư hỏng, mất mất để có biện pháp xử

lý kịp thời

NVL của Công ty có số lượng lớn, nhiều chủng loại nên quá trình kiểmtra thường mất thời gian Vì vậy Công ty tiến hành kiểm kê theo định kỳ mộtnăm một lần ở tất cả các kho Ban kiểm kê gồm Phó giám đốc, thủ kho, cán

Trang 17

bộ vật tư, kế toán NVL Ban kiểm kê sử dụng các biện pháp như cân, đo,đong, đếm… để tính toán số liệu thực tế trong kho và thực hiện việc so sánh,đối chiếu với Sổ chi tiết vật tư, thẻ kho.

Nếu có chênh lệch thiếu thì cần tìm xác định xem chênh lệch đó có trongđịnh mức không Chênh lệch vượt ngoài định mức thì cần tìm ra nguyên nhânvật tư bị thiếu hụt từ đó đưa ra biện pháp xử lý Nếu là nguyên nhân kháchquan như do khí hậu, hay bão lụt… thì phần thiếu hụt sẽ được tính vào chiphí Còn thiếu hụt do nguyên nhân chủ quan thì cần tìm ra người phải chịutrách nhiệm chính để bồi thường như thủ kho không bảo quản cẩn thận,…

Trang 18

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI THÁI DƯƠNG

2.1 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công Ty TNHH thiết kế xây dựng và thương mại Thái Dương

2.1.1 Các cách đánh giá NVL

2.1.1.1 Đánh giá NVL theo giá mua thực tế

Giá thực tế vật liệu nhập kho

- Đối với vật liệu mua ngoài có hai trường hợp:

+ Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá trịmua thực tế bao gồm :

Trị giá thực

tế NVL

nhập kho

= Giá mua ghi trên hóa đơn (cả thuế

NK nếu có)

+ Chi phí thu

-Các khoản giảm trừ phát sinh khi mua

+ Chi phígia công +

Chi phívận

Chi phí chếbiến

Trang 19

+ Chi phí muahàng(nếu có) -

Các khoảngiảm trừ(nếucó)

Giá thực tế vật liệu xuất kho

Do vật liệu nhập kho từ nhiều nguồn có giá cả khác nhau vì vậy khi xuấtkho cũng có các phương pháp tính khác nhau Đối với vật liệu xuất dùngtrong kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp, yêu cầu quản lý

và trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán có thể sử dụng một trong cácphương pháp sau theo nguyên tắc nhất quán trong hạch toán , phải giải thích

rõ ràng khi có thay đổi

- Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh

Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh là xác định giá xuất kho từngloại NVL theo giá thực tế của từng lần nhập, từng nguồn nhập cụ thể

Phương pháp này thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp có ítloại mặt hàng, các mặt hàng có giá trị lớn hoặc mặt hàng ổn định và nhận diệnđược

Giá trị hàng

xuất trong kỳ =

Số lượng hàngxuất trong kỳ X

Đơn giá xuất

tương ứng

Ưu điểm : Công tác tính giá thành được thực hiện kịp thời thông qua đó

kho kế toán có thể theo dõi được thời gian bảo quản riêng từng loại NVL

Nhược điểm : Chi phí lớn cho việc xây dựng kho để bảo quản NVL

- Phương pháp nhập sau-xuất trước (LIFO)

Phương pháp này được áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được

Trang 20

mua sau hay sản xuất sau thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ

là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó Theo phương pháp này thìgiá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần saucùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳhoặc gần đầu kỳ còn tồn kho

Ưu điểm: Tính giá NVL xuất kho kịp thời, chi phí kinh doanh của doanh

nghiệp được phản ảnh kịp thời theo giá thị trường của ngân hàng

Nhược điểm: Phải hạch toán theo chi tiết từng nguyên vật liệu, tốn công.

- Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO )

Theo phương pháp này giả thiết rằng số vật liệu nào nhập trước thì xuấttrước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng sốhàng xuất Nói cách khác, cơ sở của phương pháp này là giá thực tế của vậtliệu mua trước sẽ được dùng làm giá để tính giá thực tế vật liệu xuất trước và

do vậy giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của vật liệu mua vàosau cùng

Ưu điểm: kế toán có thể tính giá nguyên vật liệu xuất kho kịp thời

Nhược điểm: Hạch toán chi tiết theo từng loại, từng kho mất thời gian

công sức, chi phí kinh doanh không phản ánh kịp thời theo giá thị trườngNVL

Phương pháp này chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ, chủng loại NVL

ít, số lượng nhập, xuất NVL ít, giá cả thị trường ổn định

- Phương pháp bình quân gia quyền

Theo phương pháp này, giá thực tế của vật liệu xuất dùng trong kỳ đượctính theo giá đơn vị bình quân của từng loại nguyên vật liệu đầu kỳ và từngloại nguyên vật liệu được mua trong kỳ, giá trị trung bình có thể tính theo thời

kỳ hoặc mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanhnghiệp

Trang 21

Giá thực tế

của NVL xuất kho =

Giá bình quân 1 đơn vị NVL x

Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ

Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có ít danh điểm nguyênvật liệu nhưng số lần nhập, xuất của mỗi danh điểm nhiều:

Ưu điểm: Giảm nhẹ việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu

Nhược điểm: công việc tính giá NVL vào cuối kỳ hạch toán nên ảnh

hưởng đế tiến độ của các khâu kế toán; đồng thời phải tính cho từng loạiNVL

Cách 2: Phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước.

Giá đơn vị bình quân

Trị giá thực tế NVL tồn đầu kỳ

Số lượng NVL tồn đầu kỳ

Ưu điểm: Đơn giản, giảm nhẹ khối lượng tính toán.

Nhược điểm: Không chính xác nếu giá cả NVL trên thị trường có sự biến

động

Phương pháp này chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp có danh điểmnguyên vật liệu có giá thị trường ổn định

Cách 3: Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập.

Sau mỗi lần nhập, kế toán xác định lại giá bình quân cho từng danh điểmnguyên vật liệu Căn cứ vào đơn giá bình quân và lượng nguyên vật liệu xuấtkho giữa 2 lần nhập kế tiếp để kế toán xác định giá thực tế nguyên vật liệuxuất kho

Giá đơn vị bình = Trị giá thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập

Số lượng NVL tồn kho sau mỗi lần nhập

Trang 22

quân sau mỗi lần

2.1.1.2 Đánh giá theo giá hạch toán.

Đối với các doanh nghiệp mua vật liệu thường xuyên, có sự biến động vềgiá cả, khối lượng và chủng loại thì có thể sử dụng giá hạch toán để đánh giávật liệu Giá hạch toán là giá ổn định do doanh nghiệp tự xây dựng phục vụcho công tác hạch toán chi tiết vật liệu Giá này không có tác dụng giao dichvới bên ngoài Sử dụng giá hạch toán, việc xuất kho hàng ngày được thựchiện theo giá hạch toán Cuối kỳ kế toán phải tính ra giá thực tế để ghi sổ kếtoán tổng hợp Để tính được giá thực tế, trước hết phải tính được hệ số giữagiá thực tế và giá hạch toán của vật liệu luân chuyển trong kỳ ( H ) theo côngthức sau:

Trị giá thực tế của vật tư + Trị giá thực tế của vật tư còn tồn đầu kỳ nhập trong kỳ

Trang 23

xuất trong kỳ

Tuỳ thuộc vào đặc điểm, yêu cầu về trình độ quản lý của doanh nghiệp

mà trong các phương pháp tính giá vật liệu xuất kho đơn giá thực tế hoặc hệ

số giá (trong trường hợp sử dụng giá hạch toán) có thể tính riêng cho từngthứ, nhóm hoặc cả loại vật liệu Từng cách đánh giá và phương pháp tính giáthực tế xuất kho đối với vật liệu có nội dung, ưu nhược điểm và những điềukiện áp dụng phù hợp nhất định, do vậy doanh nghiệp phải căn cứ vào đặcđiểm sản xuất kinh doanh, khả năng, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán

2.1.2 Chứng từ và sổ kế toán sử dụng

2.1.2.1 Chứng từ sử dụng

Để theo dõi tình hình nhập xuất NVL doanh nghiệp cần sử dụng rất nhiềulaoij chứng từ khác nhau Có những chứng từ do doanh nghiệp tự lập nhưphiếu nhập kho…cũng có những chứng từ do các đơn vị khác lập giao chodoanh nghiệp như hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn GTGT và có những chứng

từ mang tính bắt buộc như : thẻ kho, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho…cũng

có những chứng từ mang tính chất hướng dẫn như biên bản kiểm nghiệm,phiếu xuất vật tư theo hạn mức …Tuy nhiên cho dù sử dụng loại chứng từnào thì doanh nghiệp cũng cần tuân thủ trình tự lập, phê duyệt và lưu chuyểnchứng từ phục vụ cho việc ghi sổ kế toán và nâng cao hiệu quả quản lý NVLtại doanh nghiệp , các loại chứng từ theo dõi tình hình nhập – xuất NVL baogồm :

Trang 24

+ Phiếu xuất kho

+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

+ Phiếu xuất vật tư theo hạn mức

2.1.2.2 Sổ kế toán sử dụng

- Sổ chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

- Bảng tổng hợp chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

- Thẻ kho ( sổ kho )

- Bảng kê nhập xuất ( nếu có)

2.1.3 Các phương pháp kế toán chi tiết NVL

2.1.3.1 Phương pháp thẻ song song

Đặc điểm của phương pháp thẻ song song là sử dụng các sổ chi tiết đểtheo dõi thường xuyên, liên tục sự biến động của từng mặt hàng tồn kho cả về

số lượng và giá trị

- Ở kho: Việc ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn khho hàng ngày do thủ

kho tiến hành trên thẻ kho và chỉ ghi theo số lượng

Khi nhận các chứng từ nhập, xuất vật liệu thủ kho phải triểm tra tínhhợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành ghi chép số thực nhập, thực xuấtvào chứng từ thẻ kho Cuối ngày tính ra số tồn kho ghi vào thẻ kho Định kỳthủ kho gửi (hoặc kế toán xuống kho nhận) các chứng từ xuất, nhập đã đượcphân loại theo từng thứ vật liệu cho phòng kế toán

- Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu để

ghi chép tình hình xuất, nhập, tồn kho theo chỉ tiêu hiện vật và giá trị Về cơbản, sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu có kết cấu giống như thẻ kho nhưng cóthêm các cột để ghi chép theo chỉ tiêu giá trị Cuối tháng kế toán cộng sổ chitiết vật liệu và kiểm tra đối chiếu với thẻ kho Ngoài ra để có số liệu đốichiếu, triểm tra với kế toán tổng hợp số liệu kế toán chi tiết từ các sổ chi tiếtvào bảng Tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vật liệu theo từng nhóm, loại vật liệu

Trang 25

Có thể khái quát, nội dung, trình tự kế toán chi tiết vật liệu theo phương phápthẻ song song theo sơ đồ sau :

Sơ đồ 1.1: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song

Ghi chú:

: Ghi hàng tháng: Ghi cuối tháng: Đối chiếu kiểm tra

Ưu điểm : ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu.

Nhược điểm: việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lặp về

chỉ tiêu số lượng, khối lượng ghi chép còn nhiều

Điều kiện áp dụng: Thích hợp đối với những doanh nghiệp có ít chủng

loại vật liệu, việc nhập - xuất diễn ra không thường xuyên Đặc biệt trong điềukiện doanh nghiệp đã làm kế toán máy thì phương pháo này vẫn áp dụng chonhưng doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật liệu, diễn ra thường xuyên Do

đó xu hướng phương pháp này sẽ được áp dụng rộng rãi

2.1.3.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

Đặc điểm của phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển là sử dụng sổ đốichiếu luân chuyển để theo dõi sự biến động của từng mặt hàng tồn kho cả về

số lượng và giá trị Việc ghi sổ chỉ thực hiện một lần vào cuối tháng và mỗidanh điểm vật liệu được ghi vào một dòng trên sổ đối chiếu luân chuyển

từ nhập

Bảng kê tổng hợp N - X - T

(2)

(2)(3)

(4)

Trang 26

- Ở Kho: Việc ghi chép ở kho của thủ kho cũng được thực hiện trên thẻ

kho giống như phương pháp thẻ song song

- Ở phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình

hình nhập, xuất, tồn kho của từng thứ vật liệu ở từng kho dùng cả năm nhưngmỗi tháng chỉ ghi một lần vào cuối tháng Để có số liệu ghi vào sổ đối chiếuluân chuyển, kế toán phải lập bảng kê nhập, bảng kê xuất trên cơ sở cácchứng từ nhập, xuất định kỳ thủ kho gửi lên Sổ đối chiếu luân chuyển cũngđược theo dõi và về chỉ tiêu giá trị

Cuối tháng tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ đối chiếu luânchuyển với thẻ kho và số liệu kế toán tổng hợp

Sơ đồ 1.2: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ đối chiếu luân

chuyển

Thẻ kho

Sổ đối chiếu luân chuyển Chứng từ

nhập

Chứng từ xuất

Bảng kê

nhập

Bảng kê xuất

Trang 27

Ưu điểm: giảm được khối lượng ghi chép của kế toán do chỉ ghi một kỳ

vào cuối tháng

Nhược điểm: là việc ghi sổ vẫn còn trùng lặp (ở phòng kế toán vẫn theo

dõi cả chỉ tiêu hiện vật và giá trị) công việc kế toán dồn vào cuối tháng, việckiểm tra đối chiếu giữa kho và phòng kế toán chi tiến hành được vào cuốitháng do trong tháng kế toán không ghi sổ Tác dụng của kế toán trong côngtác quản lý bị hạn chế

Điều kiện áp dụng: thích hợp trong các doanh nghiệp có khối lượng

nghiệp vụ nhập, xuất không nhiều, không bố trí riêng nhân viên kế toán vậtliệu, do vậy không có điều kiện ghi chép, theo dõi tình hình kế toán nhập,xuất hàng ngày

- Ở kho: Thủ kho cũng là thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn

kho, nhưng cuối tháng phải ghi sổ tồn kho đã tách trên thẻ kho sang sổ số dưvào cột số lượng

- Ở phòng kế toán: Kế toán mở sổ số dư theo từng kho chung cho cả năm

để ghi chép tình hình nhập, xuất Từ các bảng kê nhập, bảng kê xuất kế toánlập bảng luỹ kế nhập, luỹ kế xuất rồi từ các bảng luỹ kế lập bảng tổng hợpnhập, xuất, tồn kho theo từng nhóm, loại vật liệu theo chỉ tiêu giá trị

Cuối tháng khi nhận sổ số dư do thủ kho gửi lên, kế toán căn cứ vào sốtồn cuối tháng do thủ kho tính ghi ở sổ số dư và đơn giá hạch toán tính ra giá

Trang 28

trị tồn kho để ghi vào cột số tiền tồn kho trên sổ số dư và bảng kế tổng hợpnhập, xuất tồn (cột số tiền) và số liệu kế toán tổng hợp Nội dung, trình tự kếtoán chi tiết vật liệu, theo phương pháp sổ số dư được khái quát theo sơ đồsau:

Sơ đồ 1.3: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số dư

Ưu điểm: Tránh được sự ghi chép trùng lặp giữa kho và phòng kế toán,

giảm bớt được khối lượng công việc ghi sổ kế toán do chỉ tiêu ghi sổ theo chỉtiêu giá trị và theo nhóm, loại vật liệu Công việc kế toán tiến hành đều trongtháng, tạo điều kiện cung cấp kịp thời tài liệu kế toán phục vụ công tác lãnhđạo và quản lý ở doanh nghiệp, thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên

Ghi chú:

: Ghi hàng tháng : Ghi cuối tháng : Đối chiếu kiểm tra

Bảng kê

nhập

Bảng kê xuất

Trang 29

của kế toán đối với việc nhập, xuất vật liệu hàng ngày.

Nhược điểm: Do kế toán chỉ ghi sổ theo chỉ tiêu giá trị, theo nhóm, loại

vật liệu nên qua số liệu kế toán không thể không nhận biết được số hiện có vàtình hình tăng giảm vật liệu mà phải xem số liệu trên thẻ kho Ngoài ra khiđối chiếu, kiểm tra số liệu ở sổ số dư và bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn khonếu không khớp đúng thì việc kiểm tra để phát hiện sự nhầm lẫn, sai sót trongviệc ghi số sẽ có nhiều khó khăn, phức tạp và tốn nhiều công sức

Điều kiện áp dụng: Phương pháp sổ số dư được áp dụng thích hợp trong

các doanh nghiệp có khối lượng các nghiệp vụ kinh tế (chứng từ nhập, xuất)

về nhập, xuất vật liệu diễn ra thường xuyên, nhiều chủng loại vật liệu và đãxây dựng được hệ thống danh điểm vật liệu, dùng giá hạch toán để hạch toánhàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn kho, yêu cầu và trình độ quản lý, trình độcán bộ kế toán của doanh nghiệp tương đối cao

2.1.4 Thủ tục nhập kho, xuất kho NVL tại Công ty TNHH thiết kế xây dựng và thương mại Thái Dương

2.1.4.1 Thủ tục nhập kho NVL

Quy trình luân chuyển PNK: theo quy định tất cả NVL khi về đến Công

ty thì đều phải làm thủ tục kiểm nhận và nhập kho Khi nhận được hóa đơncủa người bán hoặc của nhân viên mua NVL mang về, ban kiểm nghiệm củacông ty sẽ đối chiếu với kế hoạch thu mua và kiểm tra về số lượng, chất lượngquy cách sản xuất của NVL để nhập kho

Căn cứ vào hóa đơn GTGT, kế toán lập PNK theo ( MS01-VT), PNKphải có đầy đủ chữ ký của kế toán trưởng và thủ kho mới hợp lệ

• PNK NVL được lập thành 3 liên đặt giấy than viết 1 lần, trong đó:

- Liên 1: lưu tại quyển

- Liên 2: giao cho người nhập hàng

- Liên 3: dùng để luân chuyển và ghi sổ kế toán

Trang 30

• Người lập PNK ghi cột tên chủng loại, quy cách và số lượng nhập theochứng từ

• Thủ kho ghi cột thực nhập, kế toán ghi cột đơn giá và thành tiền

Ví dụ 1: Ngày 01/03/2014 Công ty mua vật tư của Công ty TNHH Công

nghiệp Chính Đại và nhận được hóa đơn GTGT

Trang 31

Địa chỉ : xã Lạc Đào huyện Vân Lâm tỉnh Hưng Yên

Số tài khoản : 0591000191044 – Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam – chinhánh Hưng Yên

Điện thoại :

Họ tên người mua hàng : Phạm Thành Văn

Tên đơn vị : Công ty TNHH thiết kế xây dựng và thương mại Thái Dương

Số tiền viết bằng chữ : Mười chín triệu chín trăm ngàn một trăm chín mươi chín đồng chẵn

Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị

(Ký,ghi rõ họ tên ) (Ký,ghi rõ họ tên ) (ký,đóng dấu,ghi rõ họ tên)

( Cẩn kiểm tra, đối chiếu lập, giao nhận hóa đơn )

=> Căn cứ vào hóa đơn số 0002148 ngày 01/03/2014 kế toán lập PNKnhư sau :

CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ XD VÀ

TM THÁI DƯƠNG Ngày 20/3/2006 của BT – BTC

Trang 32

ĐC: Phượng Cách-Quốc Oai-Hà Nội

Theo hóa đơn số :0002148

Nhập tại kho : công ty

Địa chỉ :Phòng kinh doanh Ngày 01 tháng 03 năm 2014

chứng từ

Thực nhập

Thủ kho (ký, họ tên )

Kế toán trưởng (ký, họ tên )

Ví dụ 2 : Ngày 20/03/2014 Công ty mua vật tư của Công ty TNHH Huyền

Vinh và nhận được hóa đơn GTGT

Công ty TNHH

Huyền Vinh HÓA ĐƠN

GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Trang 33

Đơn vị bán hàng : Công ty TNHH Huyền Vinh

Mã số thuế : 0101163949

Địa chỉ : số 458 tổ 12A phường Láng Hạ, Đống Đa Hà Nội

Họ tên người mua hàng : Chị Yên

Tên đơn vị : Công ty TNHH thiết kế xây dựng và thương mại Thái Dương

Mã số thuế : 0103743737

- Địa chỉ : Xã Phượng Cách – huyện Quốc Oai – thành phố Hà Nội

- Hình thức thanh toán:………CK…… ; Mã số thuế : 0101645371

Số tiền viết bằng chữ : Bảy mươi hai triệu hai trăm hai mươi bảy nghìn

ba trăm bốn mươi sáu đồng chẵn

Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị

(Ký,ghi rõ họ tên ) (Ký,ghi rõ họ tên ) (ký,đóng dấu,ghi rõ họ tên)

( Cẩn kiểm tra, đối chiếu lập, giao nhận hóa đơn )

Căn cứ vào hóa đơn số 0001605 ngày 20/03/2014 kế toán lập PNK nhưsau :

CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ XD VÀ

TM THÁI DƯƠNG Đ/C : Phượng Cách-Quốc Oai- HN

Trang 34

Họ tên người giao : Trần Văn Tú

Theo hóa đơn số : 0001605

Nhập tại kho : công ty

Địa chỉ (bộ phận):Phòng kinh doanh Ngày 20 tháng 03 năm 2014

STT Tên nhãn hiệu, quy

cách, phẩm chất vật

tư,SP,HH

Mã số ĐV T

Ví dụ 3 : Ngày 22/3/2014 Công ty mua vật tư của công ty TNHH sản

xuất và kinh doanh Minh Đức và nhận được hóa đơn GTGT

Công ty TNHH sản xuất

và kinh doanh

Minh Đức

HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Địa chỉ : thôn Triều Khúc xã Tân Triều huyện Thanh Trì TP Hà Nội

Họ tên người mua hàng : Phạm Văn Đồng

Tên đơn vị : Công ty TNHH thiết kế xây dựng và thương mại Thái Dương

Mã số thuế : 0103743737

Người lập biểu

(Ký, họ tên )

Người giao hàng(Ký, họ tên )

Thủ kho(Ký, họ tên )

Kế toán trưởng(Ký, họ tên )

Trang 35

Địa chỉ : Xã Phượng Cách-Quốc Oai- HN

Hình thức thanh toán: CK Số tài khoản :

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ

Đơn vị tính Số lượng Đơn giá

Số tiền viết bằng chữ : Mười chín triệu sáu trăm ba mươi năm

nghìn đồng chẵn

Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị

(Ký,ghi rõ họ tên ) (Ký,ghi rõ họ tên ) (ký,đóng dấu,ghi rõ họ tên)

( Cẩn kiểm tra, đối chiếu lập, giao nhận hóa đơn )

Căn cứ vào hóa đơn số 0000248 ngày 22/03/2014 kế toán lập PNK nhưsau :

Họ tên người giao : Hoàng Thị Yến

Theo hóa đơn số :0000248

Địa chỉ (bộ phận): Phòng kinh doanh Ngày 22 tháng 3 năm 2014

Ngày đăng: 15/08/2015, 11:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w