HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI (FUTURE CONTRACTS)
BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI (FUTURE CONTRACTS) GVHD: TS. Thân Thị Thu Thủy Nhóm 3 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH I- CƠ SỞ LÝ LUẬN 1- Hợp đồng kỳ hạn (Forward contracts): 1.1- Khái niệm: Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng được ký kết giữa người mua và người bán tại thời điểm hiện tại nhưng việc thực hiện hợp đồng lại diễn ra ở một thời điểm trong tương lai. Giá kỳ hạn được tính dựa trên mức giá giao ngay và một số thông số khác phỏng đoán về mức tăng giảm của giá cả hàng hóa này tính cho đến thời điểm hàng sẽ thực sự được giao nhận. 1.2- Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn: - Được ký kết giữa hai tổ chức, hai nhà đầu tư hoặc giữa một tổ chức với một nhà đầu tư. - Là công cụ hỗ trợ cho người mua và người bán phòng chống lại các nguyên nhân gây nên sự không chắc chắn về giá cả trong tương lai. - Ràng buộc trách nhiệm của hai chủ thể là bên mua và bên bán của hợp đồng. Cả hai bên đều có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp bất khả kháng, một bên của hợp đồng không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng thì việc giao dịch để bán lại hợp đồng này cho bên thứ ba gặp rất nhiều khó khăn do các điều kiện của hợp đồng do người mua và người bán tự thỏa thuận với nhau. - Được sử dụng khá rộng rãi trong việc giao dịch các hàng hóa thông thường, giao dịch vàng, ngoại tệ hay chứng khoán. 1.3- Lợi nhuận và rủi ro từ hợp đồng kỳ hạn: a- Lợi nhuận: (minh họa bằng ví dụ sau) - Xem xét vị thế của một doanh nghiệp trong giao dịch hợp đồng kỳ hạn 3 tháng liên quan đến cổ phiếu X. Giá kỳ hạn mà doanh nghiệp cam kết mua là 45.000 đồng/ cổ phiếu. Doanh nghiệp ký hợp đồng mua 100.000 cổ phiếu. - Giả sử sau 3 tháng, cổ phiếu X tăng giá lên mức 60.000 đồng/ cổ phiếu. Khi đó doanh nghiệp sẽ lời là 60.000 – 45.000 = 15.000 đồng/ cổ phiếu. - Nếu giá cổ phiếu X sau 3 tháng giảm xuống mức 35.000 đồng/ cổ phiếu. Khi đó doanh nghiệp sẽ có khoảng lỗ so với giá thị trường là: 45.000 – 35.000 = 10.000 đồng/ cổ phiếu khi ký kết h.đồng kỳ hạn. a- Lợi nhuận (tiếp theo) - Do có sự thay đổi giữa giá kỳ hạn và giá giao ngay mà phát sinh các khoản lợi nhuận từ hợp đồng kỳ hạn, cụ thể: nếu gọi K là giá kỳ hạn, S là giá giao ngay, ta có lợi nhuận từ hợp đồng kỳ hạn của vị thế mua là (S-K) và lợi nhuận của vị thế bán là (K-S). Các giá trị này có thể dương hay âm tùy vào từng thời điểm của hợp đồng. Lợi nhuận 0 K S Vị thế mua Lợi nhuận 0 K S Vị thế bán b- Rủi ro: - Rủi ro tín dụng: Do không có chi phí nào phát sinh trong hợp đồng kỳ hạn và không một tổ chức nào đứng ra đảm bảo rằng các bên sẽ thực hiện đúng cam kết của mình vào thời điểm thực hiện hợp đồng, nên rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Chẳng hạn như, bên mua sẽ không thực hiện hợp đồng nếu giá chứng khoán trên thị trường giảm thấp hơn so với giá cam kết vào trước ngày giao hàng và họ có thể mua được chứng khoán cùng loại trên thị trường ở mức giá thấp hơn. Và ngược lại, bên bán có thể từ chối bán chứng khoán nhưng đã cam kết khi giá chứng khoán trên thị trường tăng lên. b- Rủi ro (tiếp theo) - Rủi ro thanh toán và rủi ro thanh khoản của hợp đồng: Vì các điều khoản của hợp đồng do người mua và người bán tự thỏa thuận với nhau nên sẽ gặp khó khăn nếu chuyển nhượng lại hợp đồng cho bên thứ ba trong trường hợp một bên của hợp đồng không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng. - Để hạn chế rủi ro, trong một số trường hợp khi kết hợp đồng kỳ hạn, các bên tham gia ký quỹ một số tiền nhất định tại bên trung gian thứ ba. Điều này đảm bảo các bên tham gia phải thực hiện đúng như cam kết và nếu vi phạm, bên còn lại có thể nhận số tiền này như là khoản bồi thường cho các bất lợi có thể xảy ra. 2- Hợp đồng tương lai (Future contracts): 2.1- Khái niệm: Hợp đồng tương lai là một cam kết bằng văn bản về việc chuyển giao một tài sản cụ thể hay chứng khoán vào một ngày nào đó trong tương lai với mức giá đã thỏa thuận ở thời điểm hiện tại. Giá cả: được quyết định tại phiên giao dịch, gọi là giá tương lai. Ví dụ: công ty A bán cho công ty B 100.000 thùng dầu giao tháng 5/2007 theo một hợp đồng tương lai với giá $65/thùng. Đến tháng 5/2007, giá dầu lên $85/thùng thì hoặc là A sẽ phải giao cho B 100.000 thùng dầu với giá $65/thùng hoặc A sẽ không phải giao dầu mà thanh toán cho B 20 x 100.000 = 2.000.000 USD. 2.2- Đặc điểm: - Hợp đồng được giao dịch tại Sở giao dịch thông qua trung gian là các nhà môi giới. - Hàng hóa giao dịch trên hợp đồng tương lai phải là các hàng hóa được lựa chọn và là các hàng hóa có tính thanh khoản cao. - Hợp đồng tương lai quy định khối lượng giao dịch theo hợp đồng. - Thời gian và địa điểm giao hàng: được Sở Giao dịch xác định cụ thể (thường thì các hợp đồng được thực hiện chuyển giao vào một thời điểm xác định trong các tháng). - Giá cả thực hiện: giá thực hiện tại một thời điểm phản ánh các kỳ vọng về giá của người mua và người bán. 2.3- Phương thức giao dịch hợp đồng tương lai: - Hợp đồng tương lai là một hợp đồng đã được tiêu chuẩn hóa. Tất cả các điều khoản của hợp đồng đã được xác định trước, ngoại trừ giá giao dịch sẽ được xác định thông qua hoạt động của Sở Giao dịch. - Các bên tham gia hợp đồng phải thực hiện ký quỹ một số tiền nhất định. Số tiền ký quỹ được sử dụng để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng và không được trả lãi. Có 02 loại: ký quỹ ban đầu (initial margin) và ký quỹ duy trì (maintenance margin). - Một vị thế mở của hợp đồng có thể được đóng lại bằng cách ký một hợp đồng ở vị thế ngược lại. Trong trường hợp này, số tiền ký quỹ còn lại không còn cần để đảm bảo, do vậy khách hàng có thể rút số tiền này ra khỏi tài khoản. - Tất cả các hợp đồng tương lai có thể giải quyết bằng cách mua hay bán một hợp đồng có vị thế ngược lại hoặc giao hàng vào thời điểm kết thúc hợp đồng. Đóng trạng thái hợp đồng vào thời điểm trước khi đáo hạn hợp đồng là phương pháp thường được sử dụng hơn. [...]... có các hợp - Hàng hóa: các hàng hóa thông thường, vàng, ngoại tệ hay chứng khoán đồng tương lai cơ bản: Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán, hợp đồng tương lai lãi suất, hợp đồng tương lai ngoại hối, hợp đồng tương lai nông sản, hợp đồng tương lai kim loại và khoáng sản II- THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI CHO XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM 1- Sơ lược về thị trường cà phê Việt Nam: a-... tập hợp thông tin về thị trường có giới hạn sẽ dễ bị thua lỗ nặng + Nghề mua bán hợp đồng tương lai mới du nhập vào Việt Nam nên số doanh nghiệp thực hiện còn ít Vì mới mẻ nên nhiều trường hợp doanh nghiệp đoán sai giá cả tương lai đành phải chịu thua lỗ nhiều 3- So sánh hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai: 3.1- Giống nhau: - Đều là các công cụ chứng khoán phái sinh; hợp đồng tương lai cũng như hợp. .. nhau: Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai - Là hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, chỉ có giá là được thỏa - Mọi điều khoản của hợp đồng kỳ hạn đều có thể được thỏa thuận, đàm phán giữa hai bên thuận, mỗi hợp đồng đều được quy định một số lượng hàng hóa nhất định (gọi là contract size), ngày giao hàng và nơi giao hàng được ấn định cụ thể trên thị trường, không có sự đàm phán giữa hai bên tham gia vào hợp đồng. .. Ít rủi ro hơn, các bên tham gia có thể kết thúc hoặc chấm thanh toán và rủi ra thanh khoản của hợp đồng dứt vị thế của mình một cách dễ dàng - Khả năng bị phá vỡ hợp đồng cao - Khả năng bị phá vỡ hợp đồng thấp, thậm chí nó là con số 0 - Chỉ 1-5% số hợp đồng tương lai trên thị trường thực sự - Hầu hết mọi hợp đồng kỳ hạn đều diễn ra việc giao hàng được giao dich (diễn ra việc giao hàng giữa các bên),... như LIFFE, NYBOT + Đơn vị tính cho mỗi hợp đồng (lot) là 5 tấn cà phê nhân Giá cà phê được chốt ngay khi đặt lệnh, hàng giao sau với thời điểm do hai bên thỏa thuận Tại thời điểm giao hàng, giá lên hay xuống thì vẫn giao theo giá hợp đồng 3- Một số quy định trong giao dịch hợp đồng tương lai cà phê trên thị trường 3.1- Thị trường Luân Đôn: - Các hợp đồng tương lai mua bán cà phê trên thị trường Luân... 9h40 đến 16h55 3.2- Thị trường Việt Nam: Ngân hàng Nhà nước quy định việc giao dịch loại hợp đồng này phải được thực hiện qua các Ngân hàng đồng thời phải diễn ra trên cơ sở giao hàng thực để tránh hiện tượng lợi dụng giao dịch hợp đồng tương lai trên thị thường hàng hóa để đầu cơ 4- Tình hình sử dụng hợp đồng tương lai trong xuất khẩu cà phê tại Việt Nam + Hiện nay ngoài Techcombank, Ngân hàng Đầu tư... giao dịch loại hợp đồng này phải được thực hiện qua các Ngân hàng đồng thời phải diễn ra trên cơ sở giao hàng thực để tránh hiện tượng lợi dụng giao dịch hợp đồng tương lai trên thị trường hàng hóa để đầu cơ Ở các nước khác hầu như không có một qui định như vậy b- Đối với doanh nghiệp xuất khẩu: + Thói quen và tập quán kinh doanh là những cản trở lớn đối với việc sử dụng hợp đồng tương lai ở Việt Nam... trong các sàn giao dịch thông qua trung gian (OTC) hay chỉ đơn giản là một hợp đồng ký giữa các nhà môi giới, cả hai bên bán và mua đều không biết về đối hai bên, các bên xác định rõ đối tác của mình tác giao dịch của mình 3.2- Khác nhau (tiếp theo) Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai - Các bên tham gia buộc phải thực hiện hợp đồng Hạn chế được những rủi ro về sự biến động giá nhưng có thể gặp rủi ro...Ví dụ về trường hợp ký quỹ: Để giao dịch một hợp đồng tương lai dầu mỏ 100 thùng dầu bạn cần một số tiền ký quỹ ban đầu (initial margin) là $1000, mức ký quỹ duy trì (maintenance margin) là $750 Giả sử bạn ở thế bên mua của hợp đồng, sau đó ngày mai giá dầu tương lai thay đổi bất lợi cho bạn,tức giảm $2,7/thùng và bạn lỗ $2,7*100 = $270 Lúc... 3.2- Khác nhau (tiếp theo) Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai - Chỉ có thể nhận biết rõ lời lỗ vào ngày giao hàng trong - Được tái thanh toán hằng ngày, và được ấn định, ghi tương lai Vì vậy, khả năng xuất hiện một khoản lỗ lớn nhận trên thị trường, nên các khoản lời lỗ được nhận biết vào ngày giao hàng là rất cao hằng ngày - Hàng hóa: có tính thanh khoản cao, gồm có các hợp - Hàng hóa: các hàng hóa . gồm có các hợp đồng tương lai cơ bản: Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán, hợp đồng tương lai lãi suất, hợp đồng tương lai ngoại hối, hợp đồng tương lai nông sản, hợp đồng tương lai kim loại. cả tương lai đành phải chịu thua lỗ nhiều. 3- So sánh hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai: 3.1- Giống nhau: - Đều là các công cụ chứng khoán phái sinh; hợp đồng tương lai cũng như hợp đồng. và người bán. 2.3- Phương thức giao dịch hợp đồng tương lai: - Hợp đồng tương lai là một hợp đồng đã được tiêu chuẩn hóa. Tất cả các điều khoản của hợp đồng đã được xác định trước, ngoại trừ