Cùng với thị trường vốn và thị trường lao động, thị trường bất động sản là một trong những thị trường cung cấp nguyên liệu đầu vào của quy trình sản xuất hàng hóa.
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA BẤT ĐỘNG SẢN VÀ KINH TẾ TÀI NGUYÊN Đề tài nghiên cứu khoa học : NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN TRONG NƯỚC 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 MỞ ĐẦU I – Lý do nghiên cứu Cùng với thị trường vốn và thị trường lao động, thị trường bất động sản là một trong những thị trường cung cấp nguyên liệu đầu vào của quy trình sản xuất hàng hóa. Đó là những thị trường hết sức quan trọng với nền kinh tế đất nước. Trước đây khi mà nền kinh tế nước ta còn áp dụng mô hình kinh tế tập trung thì các thị trường này hầu như không phát triển. Tuy nhiên trong vòng vài thập niên gần đây, khi mà đổi mới nền kinh tế diễn ra năm 1986, đã có sự bùng nổ kinh tế mạnh mẽ. Các ngành kinh tế phát triển tăng vọt, các thị trường sôi động với số lượng vốn đầu tư vào ngày càng lớn và chất lượng đầu tư ngày càng tăng. Thời kỳ 1993 – 1997 Việt Nam đã kiềm chế lạm phát thành công, và tốc độ tăng trưởng cũng tăng nhanh chóng. Nhưng ngay sau đó cuộc khủng hoảng tiền tệ từ Thái Lan năm 1997 đã ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam khiến cho kinh tế tăng trưởng chậm lại trong năm 1998 – 1999. Dù vậy nền kinh tế của Việt Nam lại trở lại đà tăng trưởng bắt đầu từ năm 2000, tuy nhiên cũng có lúc nền kinh tế rơi vào giảm phát và thiểu phát, các năm 2007, 2008 lạm phát luôn duy trì ở 2 con số. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra khiên nền kinh tế Việt Nam đã chững lại. Tuy là một trong những nước thoát ra khỏi khủng hoảng nhanh nhất thế giới, nhưng hậu quả của cuộc khủng hoảng để lại cho nền kinh tế vẫn là hết sức nặng nề khi mà lạm phát tăng cao, giá tiêu dùng tăng vọt. Bên cạnh đó, việc trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO đã khiến cho việc các doanh nghiệp nước ngoài tham gia các thị trường Việt Nam dễ hơn bao giờ hết khi mà các hàng rào thuế quan đã bị gỡ bỏ, sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài không còn nữa. Các doanh nghiệp Việt Nam vốn quen được nhà nước bảo hộ đã gặp phải rất nhiều khó khăn khi sự bảo hộ này không còn và họ phải cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài. Cùng nằm trong vòng xoáy thị trường đó thì các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Khi sự bảo hộ của nhà nước không còn, các doanh nghiệp bất động sản trong nước đang lúng túng trước việc cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài có nhiều ưu thế hơn. Chính điều đó khiến cho rất ít các doanh nghiệp trong nước có thể khẳng định chính mình ở thị trường trong nước. Và điều này là một tổn thất rất lớn cho ngành kinh doanh bất động sản ở Việt Nam khi mà lợi nhuận từ ngành này mang lại là quá lớn. Tuy nhiên một thực tế cho thấy rằng hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam có không ít cơ hội để vươn lên tự khẳng định chính mình, và cũng đã có những doanh nghiệp thành công như : Tập đoàn phát triển nhà và đô thị - HUD hay tổng công ty 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam – Vinaconex, . Đây là những doanh nghiệp đã và đang xây dựng cho mình hướng phát triển dài hạn, tận dụng mọi tiềm lực để cạnh tranh với các công ty nước ngoài và họ hoàn toàn có thể tự tin khi cạnh tranh với những đối thủ đó. Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều những công ty nhỏ lẻ đang hoạt động dè chừng trên thị trường. Đây là lực lượng tiềm năng của ngành kinh doanh bất động sản Việt Nam. Họ tuy yếu, thiếu rất nhiều nhưng họ lại chiếm số lượng lớn trên thị trường. Nếu có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của họ, giúp họ đứng vững trên thị trường thì ngành kinh doanh bất động sản Việt Nam có thể hoàn toàn tự tin khi mà các hàng rào thuế quan, sự bất bình đẳng giữa trong nước và nước ngoài đang được tháo gỡ dần, và tự tin khi phải cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp đến từ các quốc gia giàu có trên thế giới. II – Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở mục tiêu chung của đề tài là “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bất động sản trong nước” đề tài tập trung vào nghiên cứu hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản trong nước và nước ngoài hiện đang hoạt động trên thị trường Việt Nam nhằm tìm ra thế mạnh, cơ hội mà các doanh nghiệp bất động sản trong nước đang có và những thách thức, nguy cơ mà các doanh nghiệp này đang gặp phải, thực trạng sức cạnh tranh trên thị trường và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Qua đó tìm ra những biện pháp, giải pháp khắc phục phần nào điểm yếu và tìm kiếm nhiều cơ hội nhằm giúp cách doanh nghiệp bất động sản trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh của mình để có thể cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp bất động sản nước ngoài. III – Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản trên thị trường là rất nhiều, nhưng trong phạm vi đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam đang có và đang gặp phải. Bên cạnh đó đề tài cũng tập trung nghiên cứu tạo ra mô hình liên kết các doanh nghiệp bất động sản để tăng sức mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp này với các doanh nghiệp đến từ nước ngoài. Mặt khác do thị trường bất động sản Việt Nam là quá rộng và do trình độ còn có hạn nên đề tài chỉ tập trung phân tích các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường Hà Nội, nơi mà thị trường phát triển khá sớm và hiện đang là một trong những thị trường bất động sản sôi động đang thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư và có sảnh hưởng to lớn tới nền kinh tế. 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Đối tượng nghiên cứu cụ thể của đề tài là những điểm mạnh, cơ hội mà các doanh nghiệp bất động sản trong nước đang có, và điểm yếu, thách thức mà các doanh nghiệp này đang gặp phải. Bên cạnh đó là việc áp dụng mô hình outsoursing vào các doanh nghiệp bất động sản trong nước để nâng cao khả năng cạnh tranh của họ. Các phương pháp mà đề tài dùng để nghiên cứu là phương pháp thu thập số liệu, thống kê, tổng hợp số liệu, phương pháp tổng kết từ thực tiễn để làm phong phú và sáng tỏ thêm các vấn đề lý luận. Bên cạnh đó để có thể nắm hết nội dung của đề tài cần nghiên cứu các mô hình liên quan được sử dụng trong đề tài như SWOT, OUTSOURCING. IV – Hạn chế của đề tài Do trình độ còn có hạn nên trong đề tài còn rất nhiều hạn chế : - Trong đề tài chúng tôi chỉ đề cập đến một số các doanh nghiệp của thị trường BĐS Việt Nam là các doanh nghiệp bất động sản đang hoạt động trên thị trường Hà Nội và điều này khiến cho nghiên cứu không mang tính khái quát trên cả nước - Có thể tồn tại những sai sót trong khi thu thập số liệu từ những trang web không phải của Việt Nam và chưa được đánh giá sự tin cậy - Trong việc tạo ra mô hình liên kết chúng tôi vẫn còn có tồn tại những khó khăn chưa giải quyết được Và còn những hạn chế khác mà chúng tôi chưa nhận ra rất mong nhận được ý kiến phản hội từ độc giả Và cũng từ lúc này trong đề tài nói đến doanh nghiệp trong nước tức là nói đến các doanh nghiệp bất động sản trong nước, doanh nghiệp nước ngoài là nói tới các doanh nghiệp bất động sản nước ngoài đang hoạt động trên thị trường bất động sản Hà Nội, TTBĐS là nói tới thị trường bất động sản và BĐS là nói tới bất động sản và nói tới thị trường là nói tới thị trường bất động sản V – Nội dung của đề tài Chương 1 : Lý luận chung 1.1, Lý luận chung về BĐS 1.1.1. Khái niệm BĐS 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 1.1.2. Đặc điểm của BĐS 1.1.3. Vai trò của BĐS 1.2, Khái quát về TT BĐS 1.2.1, Khái niệm TT BĐS 1.2.2, Tính tất yếu của việc hính thành và phát triển TT BĐS 1.2.3. Vai trò của TT BĐS 1.2.4, Các yếu tố ảnh hưởng tới TT BĐS 1.3, Các mô hình sử dụng trong đề tài 1.3.1, Mô hình SWOT 1.3.2, Mô hình OUTSOURCING Chương 2 : Thực trạng chung các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường BĐS Hà Nội 2.1. Đánh giá chung TT BĐS Việt Nam 2.2. Thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam 2.2.1. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp 2.2.2. Tác động của WTO và lạm phát lên doanh nghiệp 2.2.3. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thông qua SWOT 2.3. Thực trạng các doanh nghiệp nước ngoài 2.3.1. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp 2.3.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua SWOT Chương 3 : Mô hình liên kết các doanh nghiệp theo hướng đầu tư năng lực cốt lõi Chương 4 : Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệptrong nước 4.1. Một số kinh nghiệm từ các công ty lớn trên thế giới 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 4.2. Các biện pháp về liên kết, chuyên môn hóa, xây dựng thương hiệu Chương 1 – Một số vấn đề về TT BĐS 1.1.Lý luận chung về BĐS 1.1.1Khái niệm về BĐS BĐS là những tài sản gắn liền với cuộc sống của mọi thành viên trong xã hội, là một phần quan trọng cảu mỗi quốc gia. Đó là một phần không thể thiếu trong mọi hoạt động của con người. Từ thời La Mã cổ đại người ta đã phân loại tài sản thành “bất động sản” và “động sản”, theo đó bất động sản không chỉ là đất đai, của cải trong lòng đất mà còn là tất cả những gì được tạo ra do sức lao động của con người trên mảnh đất. Bất động sản bao gồm các công trình xây dựng, mùa màng, cây trồng… và tất cả những gì liên quan đến đất đai hay gắn liền với đất đai, những vật trên mặt đất cùng với những bộ phận cấu thành lãnh thổ. Pháp luật của nhiều nước trên thế giới đều thống nhất ở chỗ coi bất động sản (BĐS) gồm đất đai và những tài sản gắn liền với đất đai. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của mỗi nước cũng có những nét đặc thù riêng thể hiện ở quan điểm phân loại và tiêu chí phân loại, tạo ra cái gọi là “khu vực giáp ranh giữa hai khái niệm bất động sản và động sản”. Hầu hết các nước đều coi BĐS là đất đai và những tài sản có liên quan đến đất đai, không tách rời với đất đai, được xác định bởi vị trí địa lý của đất (Điều 517, 518 Luật Dân sự Cộng hoà Pháp, Điều 86 Luật Dân sự Nhật Bản, Điều 130 Luật Dân sự Cộng hoà Liên bang Nga, Điều 94, 96 Luật Dân sự Cộng hoà Liên bang Đức…). Tuy nhiên, Nga quy định cụ thể bất động sản là “mảnh đất” chứ không phải là đất đai nói chung. Việc ghi nhận này là hợp lý bởi đất đai nói chung là bộ phận của lãnh thổ, không thể là đối tượng của giao dịch dân sự. Tuy nhiên, mỗi nước lại có quan niệm khác nhau về những tài sản “gắn liền” với đất đai được coi là BĐS. Điều 520 Luật Dân sự Pháp quy định “mùa màng chưa gặt, trái cây chưa bứt khỏi cây là BĐS, nếu đã bứt khỏi cây được coi là động sản”. Tương tự, quy định này cũng được thể hiện ở Luật Dân sự Nhật Bản, Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ và Sài Gòn cũ. Trong khi đó, Điều 100 Luật Dân sự Thái Lan quy định: “BĐS là đất đai và những vật gắn liền với đất đai, bao gồm cả những quyền gắn với việc sở hữu đất đai”. Luật Dân sự Đức đưa ra khái niệm BĐS bao gồm đất đai và các tài sản gắn với đất. 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Như vậy, có hai cách diễn đạt chính: thứ nhất, miêu tả cụ thể những gì được coi là “gắn liền với đất đai”, và do vậy là BĐS; thứ hai, không giải thích rõ về khái niệm này và dẫn tới các cách hiểu rất khác nhau về những tài sản “gắn liền với đất đai”. Luật Dân sự Nga năm 1994 quy định về BĐS đã có những điểm khác biệt đáng chú ý so với các Luật Dân sự truyền thống. Điều 130 của Luật này một mặt, liệt kê tương tự theo cách của các Luật Dân sự truyền thống; mặt khác, đưa ra khái niệm chung về BĐS là “những đối tượng mà dịch chuyển sẽ làm tổn hại đến giá trị của chúng”. Bên cạnh đó, Luật này còn liệt kê những vật không liên quan gì đến đất đai như “tàu biển, máy bay, phương tiện vũ trụ…” cũng là các BĐS. Theo Bộ luật Dân sự năm 2005 của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, tại Điều 174 có quy định: “BĐS là các tài sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; Các tài sản khác gắn liền với đất đai; Các tài sản khác do pháp luật quy định”. Như vậy, khái niệm BĐS rất rộng, đa dạng nhưng nói chung có một quan điểm thống nhất là “BĐS là những tài sản gắn liền với đất đai và không di dời được” và theo đó BĐS bao gồm : đất đai nhưng phải là đất đai không di dời được, đất đai đó phải được đo lường bằng giá trị thể hiện qua số lượng và chất lượng của đất; nhà ở và các công trình gắn liền với đất đai: là nhà cửa, các trung tâm thương mại, các văn phòng khách sạn. Và đặc biệt là các tài sản khác gắn liền không thể tách với công trình xây dựng đó: máy điều hoà, các máy móc thiết bị điều khiển hoạt động của công trình; các tài sản khác gắn liền với đất đai như: vườn cây, ao cá, chuồng trại chăn nuôi, cánh đồng làm muối, các hầm mỏ khoáng sản 1.1.2 Đặc điểm của BĐS 1.1.2.1 Tính cá biệt và khan hiếm: Đặc điểm này của BĐS xuất phát từ tính cá biệt và tính khan hiếm của đất đai. Tính khan hiếm của đất đai là do diện tích bề mặt trái đất là có hạn. Tính khan hiếm cụ thể của đất đai là giới hạn về diện tích đất đai của từng miếng đất, khu vực, vùng, địa phương, lãnh thổ v.v Chính vì tính khan hiếm, tính cố định và không di dời được của đất đai nên hàng hoá BĐS có tính cá biệt. Trong cùng một khu vực nhỏ kể cả hai BĐS cạnh nhau đều có những yếu tố không giống nhau. Trên thị trường BĐS khó tồn tại hai BĐS hoàn toàn giống nhau vì chúng có vị trí không gian khác nhau kể cả hai công trình cạnh nhau và cùng xây theo một thiết kế. Ngay trong một toà cao ốc thì các căn phòng cũng có hướng và cấu tạo nhà khác nhau. Ngoài ra, chính các nhà đầu tư, kiến trúc sư đều quan tâm đến tính dị biệt hoặc để tạo sự hấp dẫn đối với khách hàng hoặc thoả mãn sở thích cá nhân v.v 1.1.2.2. Tính bền lâu: 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Do đất đai là tài sản do thiên nhiên ban tặng, một loại tài nguyên được xem như không thể bị huỷ hoại, trừ khi có thiên tai, xói lở, vùi lấp. Đồng thời, các vật kiến trúc và công trình xây dựng trên đất sau khi xây dựng hoặc sau một thời gian sử dụng được cải tạo nâng cấp có thể tồn tại hàng trăm năm hoặc lâu hơn nữa. Vì vậy, tính bền lâu của BĐS là chỉ tuổi thọ của vật kiến trúc và công trình xây dựng. Cần phân biệt “tuổi thọ vật lý” và “tuổi thọ kinh tế” của BĐS. Tuổi thọ kinh tế chấm dứt trong điều kiện thị trường và trạng thái hoạt động bình thường mà chi phí sử dụng BĐS lại ngang bằng với lợi ích thu được từ BĐS đó. Tuổi thọ vật lý dài hơn tuổi thọ kinh tế khá nhiều vì nó chấm dứt khi các kết cấu chịu lực chủ yếu của vật kiến trúc và công trình xây dựng bị lão hoá và hư hỏng, không thể tiếp tục an toàn cho việc sử dụng. Trong trường hợp đó, nếu xét thấy tiến hành cải tạo, nâng cấp BĐS thu được lợi ích lớn hơn là phá đi và xây dựng mới thì có thể kéo dài tuổi thọ vật lý để “chứa” được mấy lần tuổi thọ kinh tế. Thực tế, các nước trên thế giới đã chứng minh tuổi thọ kinh tế của BĐS có liên quan đến tính chất sử dụng của BĐS đó. Nói chung, tuổi thọ kinh tế của nhà ở, khách sạn, nhà hát là trên 40 năm; của tuổi thọ kinh tế nhà xưởng công nghiệp, nhà ở phổ thông là trên 45 năm v.v Chính vì tính chất lâu bền của hàng hoá BĐS là do đất đai không bị mất đi, không bị thanh lý sau một quá trình sử dụng, lại có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, nên hàng hoá BĐS rất phong phú và đa dạng, không bao giờ cạn. 1.1.2.3. Tính chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau: BĐS chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau rất lớn, giá trị của một BĐS này có thể bị tác động của BĐS khác. Đặc biệt, trong trường hợp Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng sẽ làm tăng vẻ đẹp và nâng cáo giá trị sử dụng của BĐS trong khu vực đó. Trong thực tế, việc xây dựng BĐS này làm tôn thêm vẻ đẹp và sự hấp dẫn của BĐS khác là hiện tượng khá phổ biến. 1.1.2.4. Các tính chất khác: a. Tính thích ứng: Lợi ích của BĐS được sinh ra trong quá trình sử dụng. BĐS trong quá trình sử dụng có thể điều chỉnh công năng mà vẫn giữ được những nét đặc trưng của nó, đồng thời vẫn đảm bảo yêu cầu sử dụng của người tiêu dùng trong việc thoả mãn nhu cầu sinh hoạt, sản xuất-kinh doanh và các hoạt động khác. b. Tính phụ thuộc vào năng lực quản lý: Hàng hoá BĐS đòi hỏi khả năng và chi phí quản lý cao hơn so với các hàng hoá thông thường khác. Việc đầu tư xây dựng BĐS rất phức tạp, chi phí lớn, thời gian dài. Do đó, BĐS đòi hỏi cần có khả năng quản lý thích hợp và tương xứng. c. Mang nặng yếu tố tập quán, thị hiếu và tâm lý xã hội: Hàng hoá BĐS chịu sự chi phối của các yếu tố này mạnh hơn các hàng hoá thông thường khác. Nhu cầu về BĐS của mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi quốc gia là rất khác nhau, phụ thuộc vào thị hiếu, tập quán của người dân sinh sống tại đó. Yếu tố tâm lý xã hội, thậm chí cả các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh v.v chi phối nhu cầu và hình thức BĐS. 1.1.3. Vai trò của BĐS: 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 BĐS có một vai trò vô cùng to lớn, nó là thành phần sống, là điều kiện cơ bản tối thiểu cho đời sống con người. Cụ thể: BĐS cung cấp nơi cư trú cho con người. Nó là nguồn tư liệu sản xuất đặc biệt, bảo đảm cho quá trình sản xuất và tái sản xuất phát triển. Đặc biệt, khi mà ngày nay chất lượng đời sống của con người được nâng cao thì BĐS là cơ sở cho cho các hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. BĐS là một giá trị tài sản rất lớn. Theo ước tính, tổng giá trị các BĐS nhà ở hiện nay của Việt Nam tương đương khoảng 350 tỷ USD, gấp 5 lần GDP và đó là một con số rất lớn. Bên cạnh các BĐS nhà ở, các công trình thương mại, công nghiệp, BĐS công cộng cũng có giá trị không nhỏ. Do vậy, tổng giá trị BĐS là một con số khổng lồ 1.2. Khái quát về TT BĐS 1.2.1. Khái niệm TT BĐS Khi sản xuất hàng hóa ra đời đã kéo theo nền sản xuất hàng hóa BĐS hình thành và phát triển. Loại hàng hóa này được mang ra mua bán trao đổi và từ đó hình thành TT BĐS. Do đó nói tới TT BĐS là nói tới một nền sản xuất hàng hóa bào gồm : nhà cửa, công trình xây dựng, công trình kiến trúc và các tài sản khác gắn liền với đất. Nền sản xuất hàng hoá này phát triển tới một mức độ nhất định. Các hàng hoá BĐS được đem ra mua bán, trao đổi thể hiện thông qua hình thức tiền – hàng, tới một mức độ phát triển nhất định thì TT BĐS cũng đã hoàn thiện và phát triển. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về đối tượng và nội dung hoạt động của thị trường BĐS. Cụ thể là: ý kiến thứ nhất cho rằng, TT BĐS với TT đất đai là một, vì tài sản phải gắn liền trên đất mới là BĐS; ý kiến thứ hai cho rằng TT BĐS là thị trường nhà đất cả về giá trị và số lượng; ý kiến thứ ba cho rằng thị trường BĐS là các hoạt động mua bán trao đổi, cho thuê, thế chấp theo quy luật của nền kinh tế thị trường. Các ý kiến trên đều có cơ sở và luận điểm hợp lí và đúng đắn, tuy nhiên chưa đầy đủ và khái quát. Thị trường BĐS nên được hiểu khái quát như sau: "TT BĐS là tổng thể các quan hệ giao dịch về BĐS dựa trên các quan hệ hàng hoá, tiền tệ diễn ra trong một không gian và thời gian nhất định. Trong cách diễn đạt thông thường, khái niệm thị trường BĐS thường được nhắc đến là nơi diễn ra các quan hệ về giao dịch BĐS. Đó là những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ BĐS được giao dịch. Trong cách diễn dịch này, khái niệm "nơi” không phải đơn thuần chỉ là địa điểm mà nó bao hàm các yếu tố khi các quan hệ về giao dịch BĐS diễn ra. 1.2.2. Đặc điểm của TT BĐS 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 1.2.2.1 Hầu hết ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường, thị trường BĐS đều hình thành và phát triển qua 4 cấp độ: sơ khởi, tập trung hoá, tiền tệ hoá và tài chính hoá. Thứ nhất, cấp độ sơ khởi: Đó là giai đoạn của tất cả mọi người đều có thể tạo lập được nhà của mình. Giai đoạn này chỉ cần có một mảnh đất là có thể hình thành nên một cái nhà và được coi là BĐS. Trong cấp độ này, các chính sách về đất đai, các chủ đất và các cơ quan quản lý đất đai đóng vai trò quyết định. Thứ hai, cấp độ tập trung hoá: Đó là giai đoạn của các doanh nghiệp xây dựng. Trong giai đoạn này, do hạn chế về đất đai, do hạn chế về năng lực xây dựng, không phải ai cũng có thể hình thành và phát triển một toà nhà, một BĐS lớn, một dự án BĐS. Trong cấp độ này, các chính sách về xây dựng và các doanh nghiệp, cơ quan quản lý xây dựng đóng vai trò quyết định. Thứ ba, cấp độ tiền tệ hoá: Đó là giai đoạn của các doanh nghiệp xây dựng. Lúc này, sự bùng nổ của các doanh nghiệp phát triển BĐS, do hạn chế về các điều kiện bán BĐS, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ tiền để phát triển BĐS cho tới khi bán ra được trên thị trường. Trong cấp độ này, các ngân hàng đóng vai trò quyết định trong việc tham gia vào dự án này hoặc dự án khác. Các chính sách ngân hàng, các ngân hàng và các cơ quan quản lý về ngân hàng đóng vai trò quyết định. Thứ tư, cấp độ tài chính hoá: Khi quy mô của thị trường BĐS tăng cao và thị trường phát triển mạnh, do những hạn chế về nguồn vốn dài hạn tài trợ cho thị trường BĐS, các ngân hàng hoặc không thể tiếp tục cho vay đối với BĐS hoặc sẽ đối mặt với các rủi ro. Lúc này, các ngân hàng phải tài chính hoá các khoản cho vay, các khoản thế chấp cũng như các khoản tài trợ cho thị trường nhằm huy động đa dạng hoá các nguồn vốn. Trong cấp độ, các thể chế tài chính, các chính sách tài chính, các tổ chức tài chính và các cơ quan quản lý tài chính là những chủ thể có vai trò quyết định. Có thể thấy rằng, không nhất thiết mỗi một nền kinh tế, mỗi một thị trường BĐS đều tuần tự trải qua từng nấc, từng cung bậc như trên. Cũng không nhất thiết các cấp độ phát triển thị trường phải có giai đoạn như nhau về thời gian. Cũng không nhất thiết, các cấp độ phát triển của thị trường phải là kết thúc giai đoạn này rồi mới chuyển sang giai đoạn khác. Các nền kinh tế, nhất là các nền kinh tế đã phát triển qua cả 4 cấp độ từ rất lâu. Chẳng hạn như Úc và New Zealand, các tài sản BĐS đã được chứng khoán hoá với tỷ lệ rất cao. Các nước có nền kinh tế chuyển đổi đều áp dụng chủ yếu là liệu pháp “sốc”, tức là áp dụng đồng loạt tất cả các cơ chế, chính sách theo chuẩn của các nền kinh tế thị trường nên hiện nay, thị trường BĐS cũng đã ở cấp độ tài chính hoá. Trung Quốc cũng đang chuẩn bị chuyển qua giai đoạn tài chính hoá thị trường BĐS. 1.2.2.2. Trong mỗi cấp độ phát triển của thị trường BĐS, quá trình vận động của thị trường đều có chu kỳ dao động tương tự như nhiều thị trường khác. 10 [...]... giới bất động sản nước ngoài hiện đang có mặt tại Việt Nam Một điều nữa làm cho các công ty bất động sản trong nước gặp khó khăn trong vấn đề tiếp thị đó là thiếu nhân tài trong lĩnh vực này, hầu hết các nhân lực có thể làm được việc đều “chảy” sang các công ty bất động sản nước ngoài • 2.1.4.2 Thách thức Các công ty bất động sản trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ cạnh. .. Ngoài ra doanh nghiệp nước ngoài cũng có một số điểm yếu khi tham gia vào thị trường Việt Nam là: - Khi tham gia vào thị trường Việt Nam , các doanh nghiệp bất động sản nước ngoài không thể hiểu rõ văn hoá, tập quán tiêu dùng của người Việt Nam bằng các doanh nghiệp trong nước nên cũng có một số doanh nghiệp bất động sản nước ngoài khi vào Việt Nam đầu tư đã chủ động “cậy” các doanh nghiệp trong nước. .. cả nước ngoài) đã nhận ra việc cần thiết phải sử dụng một số dịch vụ của doanh nghiệp trong nước Vấn đề là các doanh nghiệp có xây dựng được đội ngũ nhân sự giàu năng lực và tiếp cận được phong cách làm ăn chuyên nghiệp, phù hợp thông lệ quốc tế hay không Như vậy có thể nhìn nhận một thực tế rằng khi cạnh tranh với các doanh nghiệp bất động sản nước ngoài trên thị trường các doanh nghiệp bất động sản. .. tại lẫn các đối thủ tiềm năng. Điều đó khiến cho thách thức này càng trở nên nghiêm trọng khi những đối thủ cạnh tranh của các công ty bất động sản trong nước có năng lực cạnh tranh rất mạnh Các công ty bất động sản trong nước có nguy cơ mất vị thế trong lợi thế đàm phán với khách hàng bởi rất nhiều khách hàng cũ hoặc khách hàng tiềm năng đã và sẽ trở thành khách hàng của các công ty bất động sản nước. .. những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản Khả năng tài chính kém làm các doanh nghiệp không thể tham gia các dự án quy mô lớn, chất lượng cao và thời gian kéo dài Muốn phát triển đặc biệt là trong thời kì hậu khủng hoảng như hiện nay thì các doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm ra hướng đi cho mình Và khá nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện nay đã quyết... bởi nó tác động lên chi phí kinh doanh của họ Bên cạnh đó cũng có những thay đổi trong thị trường bất động sản Sự gia nhập WTO đã tạo ra những thách thức mới đối với thị trường bất động sản trong nước Thứ nhất : các công ty BĐS trong nước phải đối mặt với sự canh tranh từ cả các đối thủ hiện tại lẫn các đối thủ tiềm năng Nhất là các đối thủ tiềm năng là các công ty nước ngoài họ có khả năng tài chính... • Các ngân hàng chưa thực sự là người đồng hành của các nhà đầu tư kinh doanh bất động sản, cũng như người mua nhà ở Chưa có các quỹ đầu tư dài hạn cho bất động sản nói riêng và cho đầu tư các ngành công nghiệp nói chung Hiện nay cho vay đầu tư và kinh doanh bất động sản đều dựa vào vốn huy động ngắn hạn từ trong dân của các ngân hàng, do vậy khi có biến động về tăng lãi suất lập tức đầu tư bất động. .. buộc các doanh nghiệp tham gia phải công khai minh bạch các họat động kinh doanh của mình, qua đó sẽ giúp các doanh nghiệp nâng tầm quản lý, chuẩn hóa và chuyên nghiệp hơn các hoạt động kinh doanh - Mặc dù “lên sàn” là một biện pháp hiệu quả để giúp các doanh nghiệp trong nước qua được giai đoạn khó khăn này tuy nhiên độ minh bạch và hợp tác giữa các công ty còn yếu kém khiến cho hoạt động của các công... trình độ tay nghề cao Các công ty bất động sản nước ngoài sẽ rất e ngại khi phải cạnh tranh với các công ty trong nước ở những mảng cần nhiều nhân lực như mảng xây dựng bởi họ không thể có được ưu thế này - Thứ hai , các công ty bất động sản trong nước nắm bắt nhu cầu và sở thích của khách hàng trong nước tốt hơn các đối thủ đến từ bên ngoài Điều này không có nghĩa là các đối thủ nước ngoài không... đối với các công trình bất động sản lớn”.Theo đánh giá, nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản như môi giới, định giá , quản lý chưa có tính chuyên nghiệp Hầu hết những người hoạt động trong lĩnh vực này chưa được đào tạo, trang bị kiến thức về kinh doanh bất động sản Họ lấy kinh nghiệm kinh doanh từ các lĩnh vực khác mà họ đã trải nghiệm đẻ vận dụng vào kinh doanh bất động sản Đây