2 1.1 Giới thiệu về hệ thống quản lý HACCP HACCP là từ viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point trong tiếng Anh và có nghĩa là "hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát đ
Trang 11
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT HỆ THỐNG QUẢN LÝ HACCP 2
1.1 Giới thiệu về hệ thống quản lý HACCP 2
1.2 Lịch sử ra đời của HACCP 3
1.3 Các nguyên tắc thiết lập nên hệ thống HACCP hiệu quả 3
1.4 Lợi ích từ HACCP 5
CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG QUẢN LÝ HACCP TẠI ACECOOK VIỆT NAM 8
2.1 Giới thiệu Công ty ACECOOK Việt Nam 8
2.2 Trình tự tiến hành HACCP 9
2.2.1 Thành lập đội HACCP 9
2.2.2 Phân tích hiện trạng 9
2.2.3 Mô tả sản phẩm 10
2.2.4 Lưu đồ chế biến sản phẩm mì ăn liền 13
2.2.5 Phân tích mối nguy 14
2.2.6 Kế hoạch thẩm tra 24
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG HACCP 25
3.1 Những thành tựu đạt được 25
3.2 Những khó khăn khi áp dụng hệ thống HACCP: 26
KẾT LUẬN 28
Trang 22
1.1 Giới thiệu về hệ thống quản lý HACCP
HACCP là từ viết tắt của Hazard Analysis and Critical
Control Point trong tiếng Anh và có nghĩa là "hệ thống phân tích
mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn", hay "hệ thống phân tích,
xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong
quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm"
HACCP là hệ thống quản lý chất lượng dựa trên cơ sở
phân tích các mối nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu Đó là
công cụ phân tích nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh và chất lượng thực
phẩm HACCP bao gồm những đánh giá có hệ thống đối với tất cả các bước có liên quan trong quy trình chế biến thực phẩm, đồng thời xác định những bước trọng yếu đối với an toàn chất lượng thực phẩm Công cụ này cho phép tập trung nguồn lực kỹ thuật, chuyên môn vào những bước chế biến có ảnh hưởng quyết định đến an toàn chất lượng thực phẩm Phân tích HACCP sẽ đưa ra danh mục những điểm kiểm soát trọng yếu CCP cùng với những mục tiêu phòng ngừa, các thủ tục theo dõi, giám sát và những tác động điều chỉnh từng điểm kiểm soát trọng yếu để duy trì an toàn, chất lượng liên tục cho sản phẩm Phương pháp nghiên cứu HACCP phải thường xuyên thay đổi tùy thuộc vào những thay đổi của quá trình chế biến HACCP là một hệ thống có sơ sở khoa học và có tính logic hệ thống HACCP có thể thích nghi dễ dàng với sự thay đổi như những tiến bộ trong thiết kế thiết bị, quy trình chế biến hoặc những cải tiến kỹ thuật Hệ thống HACCP có khả năng độc lập với những hệ thống quản lý chất lượng khác áp dụng HACCP phù hợp với việc thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng
đã có và là hệ thống đáng để lựa chọn để quản lý an toàn chất lượng thực phẩm trong số rất nhiều những hệ thống quản lý chất lượng khác nhau
Xét riêng về phương diện quản lý an toàn và chất lượng, HACCP là hệ thống đang được toàn thế giới công nhận như là một hệ thống quản lý an toàn và chất lượng thực phẩm hữu hiệu nhất Trước những yêu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng cùng như trách nhiệm của các nhà sản xuất, chế biến thực phẩm, các quốc gia trên toàn thế giới mà đặc biệt là Liên minh Châu Âu (EU), Mỹ, Nhật … đều chính thức ban hành các quy định bắt buộc chỉ cho phép đưa ra thị trường những sản phẩm thực phẩm phải có chứng nhận HACCP
Trang 33
1.2 Lịch sử ra đời của HACCP
Năm 1960, những nguyên tắc HACCP đầu tiên được đề ra bởi công ty sản xuất thực phẩm Pullsbury (Mỹ) Năm 1973, cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) yêu cầu áp dụng HACCP trong sản xuất đồ hộp để chống vi khuẩn gây ngộ độc thịt Clostridium botulinum Đầu những năm 80, HACCP được chấp nhận áp dụng ở nhiều công ty sản xuất thực phẩm lớn ở Mỹ Năm 1985, Mỹ thành lập Ủy ban tư vấn quốc gia về Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm (NACMCF) Uỷ ban này đã tiêu chuẩn hóa các nguyên tắc của HACCP, được ngành công nghiệp thực phẩm và các cơ quan quản lý Mỹ sử dụng Năm 1993, Tổ chức quốc
tế cao nhất về thực phẩm của Liên Hiệp quốc - Ủy ban CODEX công nhận và ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng HACCP (đã được xem xét lại năm 1995, 1997) Năm 1997, EU đã công bố bắt buộc áp dụng hệ thống HACCP đối với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm ở các nước thứ 3 muốn xuất khẩu sản phẩm sang châu Âu Sau đó là Mỹ, Canada, Nhật cũng
Năm 2009, Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 02 - 02: 2009/BNNPTNT Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản – Chương trình đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm theo nguyên tắc HACCP
1.3 Các nguyên tắc thiết lập nên hệ thống HACCP hiệu quả
Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) là một tiêu chuẩn quốc tế xác định các yêu cầu của một hệ thống quản lý thực phẩm an toàn Hệ thống HACCP giúp tổ chức tập trung vào các nguy cơ có ảnh hưởng đến an toàn/vệ sinh thực phẩm và xác định một cách
có hệ thống, thiết lập và thực hiện các giới hạn kiểm soát quan trọng tại các điểm kiểm soát tới hạn trong suốt quá trình chế biến thực phẩm HACCP được xây dựng trên 7 nguyên tắc
sau:
Trang 44
Nguyên tắc 1 - Phân tích mối nguy và xác định các biện pháp phòng ngừa:
Là quá trình thu thập, lập danh sách tất cả các mối nguy có thể hiện diện hoặc tiềm ẩn trong toàn bộ các công đoạn sản xuất, đánh giá mức độ nghiêm trọng của từng mối nguy và
đề ra các biện pháp kiểm soát các mối nguy đó
Nguyên tắc 2 - Xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCP – Critical Control Point):
Điểm kiểm soát tới hạn là điểm, công đoạn hoặc quá trình mà tại đó việc kiểm soát đặc biệt được áp dụng để ngăn chặn, loại trừ hoặc giảm thiểu mối nguy đến mức chấp nhận được Các CCP là những điểm cụ thể trong quá trình sản xuất mà ở đó diễn ra các hoạt động kiểm soát của chương trình HACCP Các CCP có thể thay đổi tuỳ theo sự khác nhau về bố trí mặt bằng xí nghiệp, định dạng sản phẩm, quy trình công nghệ, loại thiết bị sử dụng, nguyên vật liệu và các chương trình tiên quyết Để xác định các CCP trong suốt quá trình sản xuất của doanh nghiệp ta có thể dùng “cây quyết định” Nếu sử dụng đúng, “cây quyết định” có thể trở thành công cụ hữu ích để xác định CCP Tuy nhiên, “cây quyết định” không thay thế được kiến thức chuyên gia, vì nếu chỉ dựa hoàn toàn vào “cây quyết định” có thể dẫn tới những kết luận sai
Nguyên tắc 3 - Thiết lập các giới hạn tới hạn tại mỗi điểm kiểm soát tới hạn:
Giới hạn tới hạn là tiêu chuẩn hay mức cần phải đạt của các chỉ tiêu sinh học, hóa học, vật lý tại mỗi điểm kiểm soát tới hạn Mỗi CCP phải có một hoặc nhiều giới hạn tới hạn cho mỗi mối nguy đáng kể Khi vi phạm giới hạn tới hạn, phải tiến hành hành động sửa chữa để đảm bảo an toàn thực phẩm Trong nhiều trường hợp, giới hạn tới hạn có thể không rõ ràng hoặc không có, do vậy vẫn phải tiến hành thử nghiệm hoặc thu thập thông tin từ các nguồn như các tài liệu khoa học, các hướng dẫn, quy định của cơ quan có thẩm quyền, các chuyên gia hoặc các nghiên cứu thực nghiệm Nếu không có các thông tin cần thiết để xác định ngưỡng tới hạn thì cần phải chọn trị số an toàn Cở sở và tài liệu tham khảo để thiết lập ngưỡng tới hạn phải là một phần của tài liệu hỗ trợ cho kế hoạch HACCP
Nguyên tắc 4 - Giám sát các điểm kiểm soát tới hạn:
Giám sát là đo lường hay quan trắc theo lịch trình các thông số của điểm kiểm soát tới hạn CCP, so sánh chúng với các giới hạn tới hạn đã có Việc giám sát phải thực hiện đúng thủ tục đã đề ra nhằm bảo đảm quá trình sản xuất được kiểm soát, ngăn ngừa sự vi phạm các ngưỡng tới hạn
Trang 5Nguyên tắc 6 - Thiết lập các thủ tục thẩm tra:
Là áp dụng các phương pháp, thủ tục, thử nghiệm mẫu và các hình thức giám sát, đánh giá khác nhằm xác định:
- Kế hoạch HACCP đã được xây dựng là phù hợp mục tiêu mong muốn,
- Quá trình sản xuất phù hợp với kế hoạch HACCP
Nguyên tắc 7 - Thiết lập hệ thống lưu trữ hồ sơ:
Các thủ tục của kế hoạch HACCP phải được lập thành văn bản Hồ sơ của quá trình sản xuất được kiểm soát theo kế hoạch HACCP phải được lưu giữ đầy đủ Tài liệu và hồ sơ này nhằm chứng minh kế hoạch HACCP có hiệu quả và giúp cho việc thực hiện, duy trì, cải tiến
- Chuyển từ loại bỏ thụ động sản phẩm có chứa các chất độc hại sang phòng ngừa chủ động
và toàn diện các nguy cơ gây nhiễm độc thực phẩm
- Chuyển từ kiểm tra độc lập sang công nhận, thừa nhận lẫn nhau thông qua việc áp dụng các nguyên tắc chung của HACCP, đáp ứng được tiến trình hòa nhập và đòi hỏi của thị trường nhập khẩu sản phẩm
a) Lợi ích đối với người tiêu dùng:
Đảm bảo nâng cao sức khoẻ, giảm nguy cơ mắc các bệnh gây ra bởi thực phẩm, cải thiện chất lượng cuộc sống
Trang 66
Tăng sự tin cậy, yên tâm khi sử dụng thực phẩm
Nâng cao nhận thức về vệ sinh thực phẩm
b) Lợi ích đối với Chính phủ:
Nâng cao hiệu quả kiểm soát thực phẩm
Tăng lòng tin của nhân dân về chất lượng thực phẩm được cung cấp
Bảo vệ, cải thiện sức khỏe cộng đồng
Giảm chi phí xử lý ngộ độc thực phẩm và chữa bệnh do thực phẩm không an toàn gây ra
Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại
c) Lợi ích đối ngành công nghiệp và doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm:
Tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất và tổn thất sản phẩm do các mối nguy hại cho an toàn thực phẩm đã được tiên liệu trước, bao quát tất cả quy trình sản xuất từ nguyên liệu thô, chế biến, phân phối… và các biện pháp để kiểm soát chúng một cách hữu hiệu được xác định
Vì vậy hạn chế sản phẩm hỏng, sản phẩm phải thu hồi, giảm chi phí sản xuất và chi phí xử lý các vấn đề do sản phẩm không an toàn gây ra
Tăng cường sự tin cậy của khách hàng và cơ quan quản lý
Bổ sung tốt cho các Hệ thống quản lý chất lượng Cải thiện tính năng động, trách nhiệm
và hiểu biết công việc của đội ngũ nhân viên
Đạt được sự công nhận Quốc tế, bảo vệ thương hiệu của sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và tiếp thị, tăng cơ hội kinh doanh, xuất khẩu thực phẩm
Việc áp dụng hệ thống HACCP cho nhiều lợi ích trông thấy, tuy nhiên hiện nay ở nước ta vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp đạt được chứng chỉ HACCP Nguyên nhân có nhiều
cả về chủ quan lẫn khách quan
Tiêu chuẩn HACCP do CODEX hướng dẫn mới đưa vào nước ta và sản xuất thực phẩm của các cơ sở trong nước vẫn còn manh mún, chủ yếu là thủ công và bán thủ công thì đây quả là thách thức đối với các doanh nghiệp Bởi lẽ, chương trình quản lý chất lượng được coi là tiền quyết bắt buộc phải tuân thủ như GMP (Good Manufacturing Practices – quy phạm
về sản xuất), SSOP (Sanitation Standard Operating Procedures – quy phạm về vệ sinh) chưa được phổ biến ở nước ta, cho dù đây là việc làm đương nhiên của cơ sở chế biến thực phẩm ở nước ngoài Sở dĩ các chương trình quản lý chất lượng thực phẩm chưa được thực hiện tập
Trang 77
trung vào nguyên nhân: hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật còn chưa được các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện Mặt khác, nhiều doanh nghiệp chế biến còn chưa chú ý tới lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đồng thời nhận thức của ban lãnh đạo về vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế
Trang 88
NAM 2.1 Giới thiệu Công ty ACECOOK Việt Nam
Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN
ACECOOK VIỆT NAM
Địa chỉ: Lô II-3 đường số 11, KCN Tân
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất mì ống, mì
sợi và sản phẩm tương tự Sản xuất món ăn,
thức ăn chế biến sẵn Sản xuất và đóng hộp dầu, mỡ động, thực vật Ché biến và bảo quản nước mắm, dầu mỡ
Slogan: Biểu tượng của chất lượng
Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam được hình thành trên nền tảng phát triển của một liên doanh là Công ty Liên doanh Vifon - Acecook (được thành lập ngày 15/12/1993 giữa công ty sản xuất mì ăn liền nổi tiếng Vifon - Việt Nam và tập đoàn thương mại tài chính Marubeni, Acecook - Nhật Bản)
Từ ngày 3/2/2004 Công ty liên doanh Vifon-Acecook được chuyển đổi thành Công ty TNHH Acecook Việt Nam - một trong những nhà sản xuất mì và phở ăn liền hàng đầu tại Việt Nam với hơn 50 chủng loại sản phẩm tiêu thụ trong và ngoài nước
Ngày 18/1/2008 Công ty TNHH Acecook Việt Nam đã chính thức chuyển đổi thành Công ty
Cổ phần Acecook Việt Nam
Acecook Việt Nam hiện sở hữu 6 nhà máy sản xuất trải rộng khắp cả nước, sản phẩm của công ty đa dạng chủng loại kinh doanh trong và ngoài nước bao gồm các sản phẩm mì ăn liền, miến ăn liền, bún ăn liền, phở ăn liền, với những thương hiệu như mì Hảo Hảo, mì Đệ Nhất,
mì Lẩu Thái, mì không chiên ăn liền Mikochi, mì Udon Sưki-Sưki, mì ly cao cấp Enjoy, mì
Số Đỏ, mì Hảo 100, mì Bắc Trung Nam, miến Phú Hương, bún Điểm Sáng, hủ tiếu Nhịp Sống, nước mắm Đệ Nhất, dầu ăn cao cấp Đệ Nhất,
Trang 99
Với 12 năm liền đạt danh hiệu hàng việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn Ngoài ra công ty còn đạt nhiều giải thưởng do ủy Ban nhân dân TP.HCM và Sở công Công nghiệp trao tặng, là thành viên của Hiệp hội mì ăn liền thế giới năm 2007, đạt nhiều chứng chỉ
về an toàn thực phẩm và hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2008, HACCP, IFS, hệ thống quản lý môi trường ISO 14001
2.2 Trình tự tiến hành HACCP
2.2.1 Thành lập đội HACCP
Việc nghiên cứu HACCP đòi hỏi phải thu thập, xử lý và đánh giá các số liệu chuyên môn Do đó, các phân tích phải được tiến hành bởi nhóm cán bộ thuộc các chuyên ngành khác nhau nhằm cải thiện chất lượng các phân tích và chất lượng các quyết định sẽ được đưa ra Công ty đã tuyển chọn đội ngũ nhân viên trong đội HACCP bao gồm nhiều nhân viên trong thuộc các phòng ban khác nhau trong công ty đồng thời thuê công ty Tư Vấn đào tạo cải tiến KAIZEN tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch HACCP, xây dựng hệ thống tài liệu áp dụng, thẩm tra thẩm định quy trình
Đội ngũ HACCP tại Công ty cổ phần ACECOOK Việt Nam: 1 Đội trưởng 2 Đội phó
15 thành viên Tất cả các thành viên kiểm soát chất lượng trong công ty đều là những cử nhân , thạc sĩ tốt nghiệp đúng chuyên môn kiểm sóat chất lượng của sản phẩm trong tất cả các khâu
từ nhập nguyên liệu đến bảo quản và đều đã được đào tạo trang bị kiến thức về HACCP 2.2.2 Phân tích hiện trạng
Phân tích trong các khâu của quy trình sản xuất để tìm ra các mối nguy làm mất an toàn cho sản phẩm có thể xảy ra gọi là (điểm kiểm soát tới hạn- ccp), rồi áp dụng các biện pháp để quản lý, giám sát và xử lý thường xuyên không để mối nguy đó (bao gồm các mối nguy về vi sinh, về hoá học, về vật lý) xảy ra ảnh hưởng đến sự mất an toàn của thực phẩm
Đầu tư nâng cấp nhà xưởng để đạt các yêu cầu : thoáng mát, vệ sinh không ô nhiễm,
dễ và thuận lợi cho sản xuất đồng thời cũng dễ cho thực hiên chế độ làm vệ sinh, chống sự xâm nhập của côn trùng, chống lây nhiễm chéo
Duy trì khám sức khoẻ cho công nhân hằng năm, bố trí lao động hợp lí, trang bị đầy
đủ bảo hộ lao động… để chống lây nhiễm từ người công nhân vào sản phẩm (từ quần áo, bệnh tật của công nhân)
Trang 1010
Xây dựng và thực hiên nghiêm túc chế độ vệ sinh nhà xưởng, vệ sinh máy móc, thiết
bị, dụng cụ định kì và thường xuyên để thực phẩm không bị lây nhiễm qua dụng cụ, thiết bị không sạch
Duy trì chế độ lưu mẫu sản phẩm và hồ sơ sản phẩm đến 2 năm để khi có khiếu nại của khách hàng (khách hàng chỉ cần cho công ty biết sản phẩm đó sản xuất ngày nào) thì công
ty có mẫu để phân tích ngay và thông báo kết quả phân tích cho người tiêu dùng
Duy trì kiểm tra sản phẩm về các chỉ tiêu vi sinh, hoá học, kim loại nặng tại các cơ sở kiểm nghiệm của nhà nước để đánh giá sản phẩm của công ty xem các biện pháp của hệ thống quản lí An toàn vệ sinh thực phẩm đã đạt yêu cầu hay chưa để áp dụng các biện pháp bổ sung
2.2.3 Mô tả sản phẩm
Mô tả Sản phẩm mì thịt bằm:
Tên sản phẩm: Mì thịt bằm
Thành phần Bột mì, dầu shortening, dầu tinh luyện, tinh bột khoai mì, muối, đường,
bột ngọt, gia vị, chất chống oxy hóa, màu tổng hợp
Vùng khai thác nguyên liệu chính (bột mì) là ở các nước Úc, Mỹ, Canada, Ấn Độ, Trung Quốc
Các nguyên liệu còn lại xuất xứ ở Việt Nam
Trang 1111
Chỉ tiêu cảm quan Màu sắc đồng nhất, đặc trưng cho sản phẩm, không bị cháy
Mùi vị: Mùi vị đặc trưng thịt bằm, không có vị lạ, không cháy, khét, chát
Trạng thái: dạng khối hoặc hình dạng xác định, đồng đều, phù hợp với từng loại bao bì, không vụn nát, không có vật lạ, sợi mì không bị đứt nát Chỉ tiêu hóa lý Độ ẩm của vắt mì, % khối lượng 2.0 max
Hàm lượng chất béo của vắt mì, % khố lượng 10.0 max
Hàm lượng carbonhydrat (g/gói) 30 ~40g
Hàm lượng protein (g/gói) 8~10
Hàm lượng NaCl, % khối lượng của vắt mì 2.0 max Chỉ tiêu độc tố, vi
nấm,
Aftopxin B1 µg/kg max 1.0
Aftopxin B2 µg/kg max 10.0 Chỉ tiêu kim loại nặng Cadimi (Ca): mg/kg 0.2
Arsen (As): mg/kg 0.1
Chì (Pb): mg/kg 0.1 Chỉ tiêu vi sinh Coliform : giới hạn cho phép 3 trong 1g
E.coli: giới hạn cho phép 2 trong 1g
Aureus: giới hạn cho phép 3g
Số Samonella: không được có Giới hạn thuốc trừ
Đối tượng sử dụng Dùng cho tất cả mọi người (trừ những người Đạo Hồi)
Bao bì, đóng gói OPP, gói mì được hàn kín miệng, không xì, không lệch nhãn
Trang 1212
Nơi tiêu thụ Thị trường trong nước và xuất khẩu
Thời gian lưu trữ 6 tháng kể từ ngày sản xuất ghi trên bao bì
Thông tin ghi trên
nhãn
Trọng lượng, thành phần, ngày sản xuất, ngày hết hạn, nơi sản xuất
Ngôn ngữ trên bao bì Tiếng Việt, tiếng Hoa, Tiếng Anh
Nước sản xuất Việt Nam
Thành phần dinh
dưỡng
Giá trị dinh dưỡng, chất béo, đạm, canxi, chất xơ, carbonhydrat, Vitamin
Phương pháp chế biến Phương pháp xử lý nhiệt
Điều kiện vận chuyển,
bảo quản
Vận chuyển trên các phương tiện chuyên chở thực phẩm, che đậy cẩn thận, bốc vác nhẹ nhàng, không quăng ném.Được bảo quản trong kho sạch, khô ráo, có biện pháp chống mối mọt, côn trùng
Trang 1313
2.2.4 Lưu đồ chế biến sản phẩm mì ăn liền
HÌNH 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất Mì ăn liền_sản phẩm Mì đệ nhất Thịt bằm
Bột mì
Lưu kho
Trộn bột
(2) Cán – tạo sợi
(7) Thổi nén (8)
Chiên
(9) Làm nguội
Dò kim loại, cân trọng lượng (13)
Đóng gói
(12)
Đóng thùng (15)
Kiểm tra gói mì
(14)
Mì thải ra Xử lý
Phun nước trước hấp (4)
Shorterning
Trang 14HÓA HỌC Độc tố Aflatoxin từ nấm mốc
VẬT LÝ
Dị vật, mọt…
SINH HỌC VSV gây bệnh
Có trong nguyên liệu
Có trong nguyên liệu
- Có trong nguyên liệu
Phát sinh trong quá trình lưu kho tại nơi sản xuất
- Có trong gói nguyên liệu
- Chỉ nhận kiểm tra lô hàng khi có kết quả mẫu gởi đạt từ phòng
Kỹ Thuật Công ty
- Kiểm tra định kỳ bột
mì bên ngoài 6 tháng/lần
- Kiểm tra cảm quan trên từng lô hàng khi nhập vào và sử dụng
- Kiểm tra cảm quan trên từng lô hàng
- Báo kết quả về công
ty để đánh giá nhà cung cấp
- Aflatoxin không phân huỷ trong quá trình chế biến