Ở Việt Nam, ngành năng lượng được xem như một lĩnh vực đầu tư ít rủi ro do nó là một trong những ngành chủ lực và luôn nhận được sự ưu ái của chính phủ từ khung pháp lý các luật định về
Trang 1Đề tài:
Phân tích PEST các lĩnh vực trong nhóm ngành năng lượng Việt Nam
Trang 2Phân tích PEST ngành điện
• Phân tích kinh tế vĩ mô
Trong thị trường chứng khoán, những yếu tố vĩ mô góp một phần không nhỏ vào tỉ suất sinh lợi của nhà đầu tư Sự thay đổi bất thường trong thị trường chứng khoán thường liên quan đến những thay đổi trong toàn nền kinh tế Trong bài tiểu luận này, để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ sử dụng phân tích PEST để phân tích tình hình vĩ mô của Việt Nam đã, đang và sẽ có tác động như thế nào đến ngành năng lượng
• Yếu tố chính trị
Là một nhà đầu tư, để có được những quyết định đúng đắn chúng ta cần phải xem xét thị trường chứng khoán mà mình chuẩn bị đầu tư ở rất nhiều khía cạnh Một trong những khía cạnh tiềm ẩn nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận kiếm được chính là tình hình chính trị hay nói cách khác là những chính sách của chính phủ của quốc gia đó về lĩnh vực chúng ta chuẩn bị đầu từ Nếu chính phủ quan tâm thúc đẩy lĩnh vực đó phát triển sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc đầu tư và ngược lại
Ở Việt Nam, ngành năng lượng được xem như một lĩnh vực đầu tư ít rủi ro
do nó là một trong những ngành chủ lực và luôn nhận được sự ưu ái của chính phủ từ khung pháp lý (các luật định về thuế ở Việt Nam đều có những chế độ ưu tiên cho ngành năng lượng…) đến các quyết định đầu tư vào cơ sở vật chất
Trong những năm gần đây, ngành năng lượng đã có một sự khởi sắc Chính phủ ta đã quan tâm hơn đến nhóm ngành này khi ban hành những chính sách mới đồng thời xây dựng them nhiều dự án để thúc đẩy ngành năng lượng ngày càng phát triển Tháng 10/2013 Chính Phủ đã Sửa đổi Hiệp định tài trợ dự án “Năng lượng nông thôn 2” do Ngân hang thế giới tài trợ Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường hệ thống quản lý của ngành thong qua thắt chặt việc kiểm tra quy trình vận
Trang 3hành hồ thủy lợi, thủy điện ở 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk Lắc và đẩy mạnh giám sát an toàn các hồ thủy lợi, thủy điện qua văn bản số 21/CT-TTg, ngày
14/10/2013 Không chỉ có những công trình ngành năng lượng được đẩy mạnh
đầu tư, nguồn nhân lực cũng được đặc biệt chú ý Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ người đi đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử Theo đó, người đi đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử sẽ được miễn học phí và ở ký túc xá miễn phí; được cấp sinh hoạt phí hàng tháng Với những nổ lực đó, trong tương lai chắc chắn ngành năng lượng nước ta sẽ ngày càng phát triển với cơ sở vật chất tiên tiến hơn, nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn kĩ thuật cao hơn
Ngoài ra, ngành năng lượng còn có một bước nhảy vọt xa hơn khi từ năm 2005-2014, các đơn vị phát điện sẽ được phép bán điện lên thị trường thông qua các hợp đồng mua bán điện và chào giá cạnh tranh trên thị trường giao ngay Thị trường phát điện cạnh tranh sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động hơn
về giá bán điện mà không hoàn toàn phụ thuộc vào giá thỏa thuận với EVN như hiện nay Sau đó, từ năm 2015 trở đi ngành năng lượng sẽ có nhiều công ty phân phối điện dưới dạng bán buôn và cho đến 2022, sẽ chuyển đổi thành thị trường bán lẻ cạnh tranh
Như vậy thông qua những nổ lực cố gắng hoàn thiện các chính sách về ngành năng lượng của chính phủ, đây hứa hẹn sẽ là một trong những ngành có những bước phát triển nhảnh vọt trong tương lai Chính vì thế, các nhà đầu tư cần đặc biệt chú ý đến lĩnh vực này khi ra quyết định lựa chọn
• Yếu tố kinh tế
Trong đầu tư chứng khoán, bên cạnh việc cân nhắc rủi ro riêng của từng loại chứng khoán, nhà đầu tư còn cần phải xem xét rủi ro hệ thống hay nói cách khác các nhà đầu tư cần quan tâm đến những yếu tô khách quan của nền kinh tế
Sự biến động bất thường trong thị trường chứng khoán liên quan đến những thay
Trang 4đổi trong toàn thể nền kinh tế Phân tích nền kinh tế hiện tại sẽ giúp chúng ta có được một cái nhìn tốt hơn khi bắt đầu thực hiện đầu tư
Trong năm 2013, Chính Phủ ta đã thực hiện đồng bộ các giải pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đồng thời điều hành linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tài khóa và tiền tệ Tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm từ 18,13% năm 2011 xuống còn 6,81% năm 2012, 9 tháng năm 2013 là 4,63%, dự báo cả năm khoảng 7% (kế hoạch khoảng 8%) Tăng trưởng tiếp tục tăng dần qua các quý
và ước đạt 5,54% trong quý III, đưa GDP 9 tháng đầu năm tăng 5,14% cao hơn cùng kỳ năm ngoái GDP quý IV dự báo sẽ tăng ở mức 6% do tổng cầu nền kinh tế
sẽ chuyển biến tích cực hơn khi tính đến tính chất mùa vụ và tác động của độ trễ chính sách (khoảng 9 tháng) trong những tháng cuối năm Do vậy, tăng trưởng cả năm được dự báo có phần khả quan hơn so với mức dự báo ban đầu của Ủy ban
giám sát tài chính quốc gia (5,3%) Một số chỉ số kinh tế vĩ mô chính cũng có dấu
hiệu khả quan hơn như sản xuất, xuất khẩu, lạm phát, vốn đầu tư FDI, tỷ giá, chỉ
số VN Index…
Qua những số liệu trên, chúng ta có thể thấy rằng tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam tương đối tốt và trong tương lai có thể sẽ có sự khởi sắt do những tăng trưởng chỉ ở mức nhẹ, có khả năng tăng cao hơn Chính vì thế, có thể nhận định rằng đây là một môi trường đầu tư tiềm năng Và đây chính là một dấu hiệu đáng mừng cho thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và thị trường ngành năng lượng nói riêng bởi với tang trưởng như thế sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào niềm tin của các nhà kinh doanh thúc đẩy họ đầu tư
Ngoài ra để kiểm tra xem những yếu tố vĩ mô nào thực sự có ảnh hưởng đến tỉ suất sinh lợi của ngành, nhóm còn thu thập số liệu một số chỉ số đại diện cho yếu tố chính sách của chính phủ ( lãi suất cơ bản, Tỉ giá liên ngân hàng), chỉ
số đại diện cho nền kinh tế vĩ mô ( chỉ số VNINDEX, chỉ số CPI, IIP) để phân
Trang 5tích Giới hạn số liệu từ năm 2009-2012, số liệu theo tháng , trên toàn lãnh thổ Việt Nam Nguồn số liệu từ Ngân hàng Nhà nước và Tổng cục thống kê
Nhóm có bảng kết quả sau:
Theo bảng kết quả, chúng ta thấy hệ số của CPI có ý nghĩa ở mức 10% Vậy chứng tỏ yếu tố lạm phát có ảnh hưởng lớn đến tỷ suất sinh lợi của ngành Những yếu tố khác không ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngành vì hiện nay nhóm ngành năng lượng ở nước ta có tính độc quyền cao, được sự bảo trợ khá lớn của nhà nước nên nó có tính bền vững cao đối với các yếu tố biến đổi của xã hội
và kinh tế Vì vậy đối với các nhà đầu tư thích rủi ro thấp, thì việc đầu tư vào ngành năng lượng là một lựa chọn thích hợp
Việc mô hình có ý nghĩa ở mức 20% vì có những biến cần thiết mà nhóm chưa đưa vào mô hình và số liệu không đủ dài để thực hiện nghiên cứu có mức ý nghĩa cao hơn
• Yếu tố xã hội
Trang 6Tất cả mọi người đều nhận thức được rằng năng lượng (trong đó có điện năng) có vai trò thiết yếu trong sự phát triển của mỗi Quốc gia Năng lượng là một trong các nhu cầu thiết yếu đối với sinh hoạt của nhân dân và cũng chính là yếu tố đầu vào không thể thiếu của rất nhiều ngành kinh tế khác, có tác động ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Vì vậy ngành năng lượng mang tính bền vững cao, có khả năng phòng thủ cao trước biến động của kinh tế và cả chính trị, xã hội Trong giai tình hình chính trị và kinh tế có nhiều bất ổn, việc lựa chọn một danh mục có độ rủi ro thấp là một quyết định sang suốt Đó là lý do các nhà đầu tư nên xem xét đưa cổ phiếu ngành điện vào danh mục đầu tư của mình
Ở Việt Nam trong thời gian qua, đa số mọi người đều không hoàn toàn hài lòng với dịch vụ cung cấp điện do giá điện thường xuyên tăng trong 2,3 năm trở lại đây, tình trạng cúp điện vẫn còn phổ biến Tuy nhiên với định hướng phát triển của ngành điện như sau:
• Giai đoạn từ 2005 – 2014: Cho phép cạnh tranh trong lĩnh vực sản
xuất điện, xu hướng này sẽ thay thế độc quyền
• Giai đoạn từ 2015 – 2022: Cho phép cạnh tranh trong lĩnh vực bán
buôn điện
• Sau 2022: cho phép cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ, ngành điện vận
động theo cơ chế thị trường
Với cơ chế như trên, mọi người đều thấy được ngành điện đang phát triển theo hướng thị trường hóa và tất nhiên, tâm lý chung sẽ tin vào sự phát triển của chất lượng dịch vụ của ngành điện nói riêng và ngành năng lượng Việt Nam nói chung Từ đó chúng ta có thể thấy rằng niềm tin vào ngành năng lượng đang ngày được gia tăng , vì vậy việc đầu tư vào ngành này sẽ mang đến tiềm năng sinh lợi cao
Trang 7Ngoài ra mọi người vẫn còn lo ngại về việc ngành năng lượng sắp bị cạn kiệt về nguyên liệu và nguy cơ ô nhiễm môi trường, phát triển thiếu bền vững Nhưng khi các chính sách phát triển ngành năng lượng được công bố rộng rãi thì mối lo ngại đó sẽ giảm dần, dẫn đến niềm tin vào ngành này ngày càng cao Khi
đó việc đầu tư vào ngành năng lượng sẽ được mọi người quan tâm nhiều hơn Đó
là lý do các nhà đầu tư nên xem xét đến ngành năng lượng ngay từ bây giờ
• Yếu tố công nghệ
Như các bạn đã biết, năng lượng đóng vai trò thiết yếu trong đời sống hằng ngày, an ninh quốc phòng và xã hội Hơn thế nữa, với chất lượng cuộc sống ngày càng cao thì nhu cầu tiêu dùng năng lượng sẽ tăng trưởng không ngừng thì công nghệ của ngành năng lượng hiện nay và kế hoạch tương lai không thể không được nhắc đến đặc biệt trong thời gian gần đây, chúng ta chú trọng hơn về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường
Trên thực tế, việc đầu tư và đổi mới công nghệ trong ngành năng lượng đã được đầu tư và thực hiện từ khá lâu, cho đến nay đã có được một số thành tựu như việc xây dựng mạng lưới điện Bắc-Nam đã giúp cải thiện được đáng kể việc thiếu điện ở miền Bắc, đầu tư xây dựng nhà máy điện nguyên tử và phong điện đang được bước đầu thực hiện giúp tìm ra nguồn nguyên liệu thay thế cho nhiệt điện, thủy điện, tạo hiệu quả cao trong sản xuất điện nhằm loại bỏ tình trạng thiếu điện trong mùa khô Ngoài ra, còn việc nâng cấp xây dựng mới các nhà máy sản xuất than, điện, khí… Hơn nữa, với việc lắp đặt nhiều giàn pin mặt trời, động cơ gió, hầm khí sinh học, bếp đun cải tiến cho đồng bào và chiến sĩ các vùng nông thôn hẻo lánh, miền núi và hải đảođã củng cố nền an ninh quốc phòng, tăng cường sức mạnh bảo vệ lãnh thổ…
Gần đây nhất năm 2013, Chính Phủ ta cũng đã phê duyệt 2 dự án tự động hóa vận hành lưới điện với mục đích tự động hóa quá trình điều khiển và vận hành lưới điện phân phối tại tỉnh Quảng Nam và tỉnh Gia Lai nhằm giảm tổn thất điện
Trang 8năng và giảm thiểu thời gian mất điện do sự cố, tăng hiệu quả vận hành và an toàn trong vận hành điều độ cung cấp điện, đảm bảo cấp điện ổn định cho khu vực dự
án, góp phần nâng cao độ tin cậy và hiệu quả của dịch vụ cung cấp điện và dự án
“Đường dây 500 KTDV Hatxan- Pleiku” vay vốn ADB nhằm chuyển tải 80% lượng công suất nguồn thủy điện nhập khẩu từ khu vực Nam Lào và Đông Bắc Campuchia có chi phí phát điện thấp về Việt Nam
Chúng tôi đưa ra một số thành tựu về công nghệ trong ngành năng lượng để các nhà đầu tư có thể nhận thức rõ hơn về mức độ phát triển không ngừng trong tương lai của ngành năng lượng Việt Nam để nhà đầu tư có thể lưu ý về cổ phiếu của lĩnh vực này, đưa ra những quyết định đúng đắn cho danh mục đầu tư của mình
• Phân tích ngành năng lượng
Ở Việt Nam, nhóm ngành năng lượng là một trong những ngành trọng yếu
có ảnh hưởng đến nền kinh tế và cả an ninh quốc phòng Chúng ta có một nguồn năng lượng đa dạng như: khí, dầu, than, thủy điện, năng lượng sinh khối, năng lượng mặt trời, gió…nhưng không thật sự dồi dào
Theo các chuyên gia, tiềm năng ước tính đến nay là: khoảng 4 tỷ tấn dầu quy đổi đối với dầu và khí, khoảng 6 tỷ tấn than và 20.000 MW đối với thủy điện Khí và dầu thô được khai thác chủ yếu ngoài khơi của vùng biển phía Nam, than được khai thác chủ yếu ở phía Bắc Từ năm 1990 Việt Nam bắt đầu xuất khẩu năng lượng Năng lượng xuất khẩu chủ yếu là than và dầu thô
Trong danh sách phân ngành năm 2012, nhóm ngành năng lượng bao gồm các ngành sau: sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí Trong đó chúng tôi đặc biệt chú ý đến 2 ngành chính là sản xuất và phân phối điện, sản xuất và phân phối khí đốt
• Tổng quan ngành điện
Trang 9Đến thời điểm hiện tại điện vẫn là ngành có tính độc quyền cao khi hiện
nay Tâp đoàn điện lực Việt Nam ( EVN) là người mua và người bán điện duy nhất trên thị trường EVN là một trong 6 tập đoàn mạnh của đất nước, giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế
Ngành điện hiện nay vẫn đang là ngành có nhu cầu lớn hơn khả năng sản xuất trong nước Tình trạng thiếu điện Việt Nam vẫn còn tiếp tục xảy ra, đặc biệt
là vào mùa khô khi các dự án thủy điện thiếu nước Việc đầu tư trong ngành được
sự khuyến khích và hỗ trợ rất nhiều từ phía Chính phủ, gần đây nhất trong Công văn số 1465 và số 1472/TTg-QHQT, Chính Phủ có đưa ra những phương án hỗ trợ phát triển ngành điện, thiết thực nhất là việc hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp từ Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển ( IBRD) của WB để đầu tư các dự án điện
• Tổng quan ngành khí
Ngành công nghiệp khí là một trong những ngành phát triển nhanh nhất tại Việt Nam trong thập kỉ vừa qua và tiếp tục được kì vọng sẽ tăng trưởng trong thời gian sắp tới.Theo báo cáo “Xây dựng khung phát triển ngành khí Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới mới được công bố thì qui mô của ngành khí tự nhiên của Việt Nam sẽ tăng lên gấp 3 lần nếu đạt được các mục tiêu Chính phủ đề ra Bên cạnh
đó, theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến 2015, định hướng đến 2025, ngành công nghiệp khí Việt Nam sẽ tiếp tục thăm dò và nhắm tới khai thác mỗi năm 14 tỷ mét khối khí đốt vào năm 2015 và đạt 15-19 tỷ mét khối mỗi năm vào giai đoạn 2016 – 2025 Tổng nhu cầu vốn đầu tư ước tính khoảng từ 9 - 12,5 tỷ USD bao gồm việc nâng cấp và mở rộng hai nhà máy xử lý khí hiện có tại Dinh Cố, đồng thời đầu tư mới một nhà máy xử lý khí đồng bộ với
dự án đường ống dẫn khí mới Nam Côn Sơn và xây thêm hệ thống đường ống dẫn khí từ các mỏ Hải Thạch-Mộc Tinh, Lan Tây, Thiên Ưng, Chim Sáo, các mỏ khác
Trang 10tại khu vực bể Nam Côn Sơn vào bờ và các công trình khác đang chờ Chính Phủ
phê duyệt
• Phân tích SWOT
• Cầu luôn lớn hơn cung
• Ngành được ưu đãi về thuế và chính
sách lãi suất nên hoạt động của
ngành ít chịu rủi ro do sự biến động
của thị trường tài chính
• Đối với ngành điện:
• Tiềm năng thủy điện rất lớn
(lượng mưa lớn, hệ thống sông
ngòi phong phú)
• Nhiệt điện có nguồn nguyên liệu
đa dạng và một số loại nguyên
liệu có thể tái tạo được
• Đối với khí:
• Nhiều sản phẩm về khí đa dạng
thân thiện với môi trường, chất
lượng cao ( CNG, LPG…)
• Nguồn nguyên liệu là dầu mỏ
phong phú
• Ô nhiễm môi trường
• Chi phí đầu tư ban đầu cao
• Thời gian đầu tư lâu
• Hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu
• Trình độ nguồn nhân lực và công nghệ chưa phát triển phù hợp với nhu cầu tiêu dung của nền kinh tế
• Chất lượng đời sống của người dân
ngày càng cao Nền kinh tế đang
trên đà phục hồi, hoạt động sản xuất
kinh doanh được cải thiện và luồng
vốn đầu tư nước ngoài tăng nên nhu
cầu về năng lượng tăng cao
• Nhà nước đã và đang phê duyệt
những công trình nhằm nâng cao cơ
sở vật chất của ngành
• Đối với ngành điện:
• Từ năm 2015 cho phép cạnh
tranh trong lĩnh vực bán buôn
điện Nhiều dự án thủy điện
đang được EVN triển khai xây
dựng để đưa vào vận hành trong
tương lai
• Đối với ngành khí:
• Khí hậu thay đổi thất thường, ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động sản xuất kinh của các công ty trong ngành
• Chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng còn thấp nên đòi hỏi cần có nguồn đầu tư lớn để tu sửa
• Giá không ổn định do phương pháp định giá không rõ rang, không khuyến khích được đầu tư tư nhân cũng như nước ngoài tham gia
• Đối với ngành điện:
• Lượng than trong nước không đủ
để đáp ứng trong việc vận hành các nhà máy thủy điện
• Đối với ngành khí:
• Năng lực chuyển đổi từ tài