Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
157 KB
Nội dung
MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG MÔN LQVT A. ĐẶT VẤN ĐỀ Hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” do Bộ Giáo dục & Đào tạo phát động và cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, là giáo viên trực tiếp đứng lớp, chúng tôi đã thực hiện tốt phong trào đó bằng những việc làm thiết thực trong hoạt động giáo dục. Năm 2010 - 2011 là năm tiếp tục đổi mới công tác chăm sóc giáo dục, và đổi mới hình thức dạy học. Nhất là môn LQVT, bản thân tôi hiểu rằng: “Thành công của mỗi tiết dạy cần đảm bảo nội dung, yêu cầu và không thể thiếu đồ dùng dạy học”. Bởi lứa tuổi mầm non với đặc điểm tâm lý là “tư duy trực quan hình tượng”, là trẻ phải được trực tiếp nhìn, trực tiếp sờ, trực tiếp nghe… Nên việc cho trẻ lĩnh hội các kiến thức, mở rộng sự hiểu biết, phát triển trí thông minh tư duy và tưởng tượng, đồng thời phát triển ngôn ngữ cho trẻ LQVT theo hướng đổi mới hình thức tổ chức giáo dục, đều được thông qua việc trẻ sử dụng đồ dùng qua “Học mà chơi” và chơi với các đồ dùng đang được học. Có thể nói đồ dùng chính là “sách giáo khoa” của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn tiện, tạo tâm thế cho trẻ 5 - 6 tuổi chuẩn bị bước vào lớp 1 phổ thông. Chính vì hiểu rõ tầm quan trọng của việc chuẩn bị đủ đồ dùng dạy học, cho nên ngay từ đầu năm học 2010 - 2011tôi đã lấy việc “Làm và sử dụng đồ dùng môn LQVT lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi” làm sáng kiến cho năm học này. B. NỘI DUNG I. Cơ sở khoa học Như chúng ta đã biết, việc dạy trẻ LQVT ở Trường Mầm non chỉ là hình thành những biểu tượng sơ đẳng về toán cho trẻ. Như đã nói ở phần đặt vấn đề, đặc điểm tâm lý của trẻ là “Tư duy trực quan hình tượng”, do vậy việc trẻ được hoạt động trực tiếp với các loại đồ dùng là điều tất yếu, và việc làm đồ dùng dạy toán của cô chính là nhiệm vụ góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành nhiệm vụ của một giáo viên đứng lớp. Tuy nhiên, đồ dùng đã có, cô giáo không nghiên cứu cách sử dụng hợp lý sẽ bị vênh với việc dạy học. Chính vì vậy việc làm và sử dụng đồ dùng của cô giáo trong dạy toán lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi là một “nghệ thuật”. Vì đồ dùng cũng chính là đồ chơi của trẻ, mà đồ dùng, đồ chơi cũng chính là “sách giáo khoa” của trẻ. Sự thành công của mỗi bài dạy chính là sự có mặt của đồ dùng và cách sử dụng của cô giáo. Vì những cơ sở trên tôi xin đưa ra một số biện pháp về việc làm và sử dụng đồ dùng môn LQVT lớp mẫu giáo 5 - 6 tuôi: - Làm đồ dùng tự tạo từ nguyên liệu sẵn có trong thiên nhiên - Làm đồ dùng tự tạo từ nguyên liệu, phế liệu và tận dụng những đồ dùng không sử dụng của gia đình. - Vận động phụ huynh làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục II. Cơ sở thực tiễn 1. Thuận lợi: - Đây là năm học trường tôi vẫn chỉ đạo thực hiện chuyên đề LQVT theo hướng đổi mới hình thức tổ chức giáo dục. Tuy nhiên phương pháp và các bước tiến hành không có gì thay đổi. - Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy nhiều năm, nên tôi hiểu rất rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. - Các cháu đều ở một độ tuổi, rất thích đi học. - Bên cạnh đó là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và đào tạo, đã tổ chức các buổi chuyên đề “Nâng cao chất lượng dạy trẻ LQVT theo hướng đổi mới hình thức giáo dục” - Đặc biệt năm học này nhà trường được xây kiên cố, trẻ được học ở môi trường rộng rãi, thoáng mát, các bậc phụ huynh đã nhận thức được trẻ 5 - 6 tuổi đến lớp là nhu cầu cấp thiết. Nên tôi đã được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh góp tiền mua bộ học toán cho trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nói trên, trong quá trình thực hiện tôi đã gặp một số khó khăn sau: 2. Khó khăn - Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho môn LQVT còn thiếu về các chủng loại như: đồ dùng, tranh ảnh, các biểu tượng và những đồ dùng tự tạo là những nguyên liệu sẵn có ở địa phương, cũng như đồ dùng tạo từ nguyên liệu sẵn có của thiên nhiên. - Khả năng căn vẽ phác họa các mẫu đồ dùng của bản thân tội thực sự hạn chế, cùng với thời gian làm đồ dùng còn rất ít, nên bản thân tôi đã có những lúc rất ngại dạy môn toán vì phải chuẩn bị nhiều đồ dùng trong một tiết dạy. - Cả trường có một lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi, nên việc trao đổi kinh nghiệm còn hạn chế. 3. Điều tra (khảo sát) tình hình thực tế về cơ sở vật chất và đồ dùng, đồ chơi. Ngay từ đầu năm học tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Để đảm bảo có đủ đồ dùng và sắp xếp môi trường cho trẻ làm quen với toán theo hướng đổi mới hình thức tổ chức giáo dục được tốt, tôi đã tiến hành điều tra cụ thể tình hình cơ sở vật chất thực tế của lớp. Qua việc điều tra này tôi thấy các bộ chữ số dùng cho cô và trẻ đã có, nhưng các đồ dùng khác còn thiếu nhiều về các chủng loại. Một số đồ dùng đã có nhưng đã quá cũ, màu sắc, kích thước không phù hợp với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Sau khi đã điều tra cơ sở vật chất, tôi tiến hành điều tra khả năng nhận chức của trẻ về các khái niệm hình dạng, kích thước, định hướng không gian và số lượng. Tôi thấy đa số trẻ lớp tôi đếm vẹt rất tốt, nhưng khả năng định hướng không gian, kích thước còn hạn chế. Với quá trình điều tra thực tế tôi đã thu được một số kết quả sau đây: 4. Phân tích kết quả điều tra: - Về cơ sở vật chất: Tôi đã phân các loại đồ dùng theo các chủng loại khác nhau để dạy trẻ nhận biết về số lượng, hình dạng, kích thước, không gian như bộ đồ dùng: Hoa - Bướm; Thỏ - Ô; Thỏ - Cà rốt và các loại hình khối khác nhau. - Về chất lượng nhận thức của trẻ: Tổng số trẻ được điều tra: 23/23 Trong đó: + Có 9/23 trẻ có khả năng đếm vẹt tốt, chiếm 39,1% + Có 8/23 trẻ có khả năng nhận biết, phân biệt hình dạng, kích thước tốt, chiếm 34,8% + Có 6/23 trẻ còn nhầm lẫn trong việc nhận biết các khái niệm về không gian, chiếm 26,0% Vì vậy, ngay từ khi tổ chức Đại hội phụ huynh của trường, tôi đã xin ý kiến Ban giám hiệu tiến hành tổ chức họp phụ huynh của lớp để phụ huynh thấy được tầm quan trọng của môn LQVT, thấy được sự cần thiết của đồ dùng đối với chất lượng cho trẻ LQVT. Vì vậy chỉ sau một thời gian rất ngắn đầu năm, phụ huynh đã góp tiền mua đầy đủ đồ dùng học tập cho trẻ như: Bộ học toán Mẫu giáo 5 - 6 tuổi của trẻ; bút sáp; vở toán… phục vụ cho việc học tập của trẻ ở trường mầm non. Từ những kết quả trên cùng với nhận thức của bản thân, tôi đã ý thức được nhiệm vụ của bản thân mình trong năm học. Vì thế tôi đã tận dụng thời gian ngoài giờ, sưu tầm nguyên liệu, phế liệu, nghiên cứu tài liệu “Hướng dẫn làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên liệu sẵn có ở địa phương” để nghiên cứu và xây dựng nên nhiều mẫu đồ dùng phong phú, đa dạng cho trẻ LQVT. Qua việc làm này, tôi thấy yêu thích, hứng thú hơn khi dạy trẻ LQVT theo hướng đổi mới hình thức tổ chức giảng dạy. Từ việc sử dụng tốt đồ dùng dạy học đã quyết định được 50% kết quả của các tiết dạy. Đây là một yếu tố quan trọng của người giáo viên khi cho trẻ 5 - 6 tuổi LQVT. Tôi đã áp dụng các biện pháp tích cực sau đây. III. Một sốbiện pháp 1. Làm đồ dùng tự tạo từ những vật liệu sẵn có trong thiên nhiên Để làm tốt nội dung này, trước tiên phải dựa vào điều kiện thực tế của địa phương, dựa vào đặc điểm của từng mùa để sưu tầm nguyên liệu thiên nhiên, kết hợp với việc tranh thủ thời gian ngoài giờ, sưu tầm tìm hiểu qua sách báo, tập san, tài liệu bồi dưỡng chuyên đề có những mẫu đồ dùng được làm từ các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương. Trong quá trình thực hiện, tôi thấy đây là một nguồn cung cấp đồ dùng, đồ chơi tự nhiên phong phú và đa dạng, mùa nào thứ ấy, các cháu được vận dụng các nguyên vật liệu tự nhiên vào các hoạt động vui chơi, học tập, đặc biệt là cho trẻ LQVT từ những đồ dùng tự tạo thiên nhiên này. Cụ thể, lớp tôi đặt tại xóm Trớ, nên rất gần gũi với môi trường nông thôn, nên việc sưu tầm nguyên vật liệu không mấy khó khăn, như: chặt những tay tre, hóp nhỏ, chặt bỏ mấy lấy thân, ống để cho trẻ chơi thổi bong bóng xà phòng; cắt ngắn những đốt tay trẻ nhỏ, nhuộm màu để trẻ chơi xâu vòng, xâu xong cho trẻ đếm và so sánh số hạt vòng để so sánh to - nhỏ, dài - ngắn; lấy cuống rạ khô, cuộng rau muống mang đến lớp cho trẻ ngồi cắt thành đoạn ngắn và trẻ xâu thành vòng; rồi cuộng lá sắn để tết thành những ngôi nhà to - nhỏ, cao - thấp, hoặc dùng những cuồng lá sắn này bẻ từng đoạn, tước ngắn gắn liền với vỏ ngoài của cuống lá để làm dây vòng, đồ trang sức, có thể cùng làm theo cô và đếm số lượng sản phẩm trẻ làm ra… Ngoài những thứ trên tôi còn tận dụng cả những cuộng rơm khô, tước sạch vỏ ngoài để tết tạo dáng búp bê, làm thêm các chi tiết mắt, tóc, sau đó dùng những búp bê này cho trẻ đếm bộ phận trên người búp bê, phân biệt phía phải - trái - trước - sau và cho trẻ nhận biêt, phân biệt các khái niệm cao - thấp; to - nhỏ… Ngoài ra còn có thể sử dụng cả những lá cây để làm đồ dùng nữa, như: lá chuối làm đồng hồ, làm kèn, gấp con mèo; lá nhãn làm con bướm; lá mít làm con trâu, nghé, gáo múc nước. Trong quá trình thực hiện tôi hướng dẫn để trẻ được làm những đồ chơi từ lá cây này. Tất cả những đồ chơi làm bằng lá này, sau khi hướng dẫn cho trẻ cách tự làm đồ chơi tự tạo, tôi đã khéo léo vận dụng để trẻ sử dụng các đồ chơi này so sánh đồng hồ to - nhỏ; kèn ngắn - dài…. Trong quá trình thực hiện việc tận dụng các nguyên liệu tự nhiên cũng được tôi tận dụng nhiều để làm đồ dùng cho trẻ LQVT từ các loại hoa như: xâu vòng bằng hoa bưởi, hoa rau khoai lang, rau muống, hoa dâm bụt, hoa trâm bầu, hoa đại, hoa mướp… để trẻ phân biệt màu sắc, kích thước; hoặc từ cái hoa chuối sau khi bẻ đề vài ngày cho khô nhựa, dùng cho trẻ chơi bán hàng bằng những quả chuối con đó, còn bẹ hoa cho trẻ chơi thả thuyền, đồng thời cho trẻ đếm số lượng thuyền về bến qua trò chơi với nước và cát của trẻ. Ngoài ra tôi còn tranh thủ kết hợp cùng phụ huynh sưu tầm các loại sỏi, hột, hạt, vỏ hến, các nút chai, cúc áo các màu, để bổ sung vào đồ chơi cho trẻ… * Kết quả: Từ việc tranh thủ thời gian ngoài giờ để sưu tầm nguyên liệu sẵn có trong thiên nhiên tôi đã sưu tầm được rất nhiều những viên sỏi nhỏ, nhiều loại cúc áo, nút chai, các loại vỏ ốc, hến, trai và các hột, hạt: na, gấc, hồng xiêm, hồng, trứng gà… Tất cả những nguyên liệu này tôi đều phân nhóm và đựng vào các hộp khác nhau có ký hiệu riêng ở ngoài để thuận tiện cho việc hướng dẫn trẻ. Qua thực tế tôi thấy trẻ hàng ngày vẫn được chơi và sử dụng những đồ chơi có sẵn như ô tô, búp bê … được làm bằng nhựa, gỗ, nay được thay thế bằng các búp bê, rối bằng vải, bằng rơm tết… tất cả đều gây cho trẻ sự tò mò, mới lạ và thích thú với những đồ chơi mới. Bên cạnh việc tận dụng nguyên liệu tự nhiên sẵn có ở địa phương, tôi còn tận dụng các phế liệu từ các đồ gia dụng của gia đình như các biện pháp sau đây. 2. Làm đồ dùng bằng các nguyên vật liệu dễ kiếm để tạo nhiều chủng loại phong phú đa dạng Từ những mảnh bìa cứng, vỏ bao thuốc lá, vỏ bao diêm, các cuốn lịch treo tường… tôi đã tranh thủ thời gian ngoài giờ để làm đồ dùng cho trẻ LQVT như: Bộ đồ dùng “Con sâu chữ số”, tôi vẽ 10 hình tròn tương ứng với các thân của con sâu chữ số và viết các chấm tròn có số lượng từ 1 - 10 thay cho các số. Sau đó vẽ mặt ở phần đầu của con sâu (vẽ cách điệu) để cho trẻ gắn các hình tròn có chấm tròn tương ứng với số hình trên thân con sâu. (Hình vẽ) Nhưng trong quá trình cho tre LQVT theo hướng đổi mới hinh thức, nếu cứ sử dụng một vài loại đồ dùng để trẻ chơi thì trẻ cũng sẽ nhàm chán. Vì vậy từ những vật liệu dễ kiếm, dễ làm tôi đã nghiên cứu làm “Đoàn tàu chữ số”như sau. Dùng 11 vỏ hộp bao diêm, lấy một hộp trang trí làm đầu tàu, dùng nửa trong của bao diêm dán giấy trắng làm các toa tàu. Viết số từ 1 – 10 lên mỗi toa tàu. Dùng vỏ ngoài của bao diêm cắt những hình tròn làm bánh tàu (dùng keo, băng dính hai măt để dán). Dùng chỉ, len để nối các toa tàu với nhau. Với đồ chơi “Đoàn tàu chữ số” này, tôi đã cho trẻ chọn các thẻ chữ số giống với sô ở mỗi toa tàu nào thì đặt đúng thẻ số vào toa tàu đó, cho trẻ đếm xuôi từ toa số 1 đến toa số 10, và đếm ngược lại, hoặc chọn ra các chữ số ở toa tàu có số đứng liền kề trước (sau), hoặc chọn các số lẻ từ bé đến lớn (như hình vẽ) Với bộ đồ dùng “Ống số – Hộp số”, tôi đã tận dụng những cuống chổi chít, những que kem, các hộp dựng sữa Vinamilk, vỏ lon nước ngọt, ống tre, nứa dán giấy các màu để trẻ nhận biết, phân biệt màu, viết các chữ số từ 1 đến 10 và các chấm tròn tương ứng ra phía ngoài của ống tre, vỏ lon… Cắt ngắn các ống chít (que tre) thành đoạn thẳng cao hơn ống, rồi cho trẻ cắm số que vào ống có đúng số lượng chấm tròn và số đã ghi ở ngoài, yêu cầu trẻ đếm số quy đã cắm ở mỗi ống. Với hình thức này tôi thấy trẻ rất hứng thú chơi và nhớ bài sâu sắc hơn. (Hình vẽ) * Kết quả: Với hình thức đổi mới nội dung giáo dục qua trò chơi này, tôi đã chuẩn bị được rất nhiêu đồ chơi phục cho việc LQVT của trẻ, trẻ hứng thú học bài, nhớ bài và hiểu bài sâu sắc. Từ những phế liệu và tận dụng những đồ dùng gia đình tôi đã xây dựng được hàng loạt đồ chơi cho trẻ LQVT để củng cố các khái niệm về số lượng qua các buổi chơi ngoài trời hoặc chơi với cát và nước như sau: Với mảnh xốp dùng dao sắc cắt, tạo dáng các con thuyền, tàu thủy, dùng bút không phai viết các số lên mạn thuyền (mạn tàu), dùng que chít (que tre gọt nhẵn) làm que đẩy cho trẻ chơi “Thuyền về bến”, thuyền có số nào phải về đúng bến có số tương ứng. Qua trò chơi này tôi thấy trẻ rất hứng thú chơi, lại rèn cho trẻ kỹ năng khéo léo, chính xác và chú ý ghi nhớ chủ định. Phát huy tính tò mò khám phá của trẻ, trẻ về nhà khoe với những người thân của mình. Đây cũng là một giải pháp rất quan trọng, một sự tác động lớn trong công tác tuyên truyền qua việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ từ các phế liệu trong gia đình mà tôi đã tiến hành bằng một số việc làm như sau. 3. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục Để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục mà chủ yếu là vận động phụ huynh cùng tham gia làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Trước tiên tôi trưng bày các đồ dùng tự tạo tại góc tuyên truyền của lớp, để hàng ngày phụ huynh đưa đón con nhìn thấy, sau đó dùng thời gian ngoài giờ để trao đổi, trò chuyện với phụ huynh. Mặt khác thông qua các buổi họp phụ huynh, qua các buổi dự giờ, thăm lớp, phụ huynh được tận mắt nhìn thấy con mình được sử dụng các đồ dùng, đồ chơi tự tạo do cô và trẻ cùng làm. Qua đó, phụ huynh không còn có quan điểm “trẻ con biết gì mà học với chả hành, chỉ cần ngoan ngoãn, sạch sẽ, khỏe mạnh…” như trước nữa mà rất chú trọng tới việc học của con. Vì thế qua nội dung các buổi họp phụ huynh, qua giờ đón, trả trẻ tôi đã chủ động trò chuyện cho phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của đồ dùng, đồ chơi cho trẻ như: Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này chủ yếu là “Tư duy trực quan hình tượng”, trẻ phải được trực tiếp hoạt động với đồ vật, đồ chơi qua các tiết học, đồ chơi cho trẻ phải đầy đủ vì được ví như “Bộ sách giáo khoa” của trẻ. Cho nên nhiều phụ huynh đã tò mò và bỏ thời gian ra quan sát các mẫu đồ dùng, đồ chơi của lớp, sau đó sưu tầm nguyên vật liệu và đồ dùng gia đình không sử dụng để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ theo mẫu. Để tranh thủ tối [...]... bậc học phổ thông 2 Kiến nghị Bản thân tôi có mong muốn Phòng GD&ĐT hàng năm sau các buổi học tập chuyên đề sẽ kết hợp tổ chức các hội thi Làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương để cho tất cả giáo viên có điều kiện thực tế tham khảo, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm giữa các cá nhân, các đơn vị bạn về cách làm các loại đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, góp phần tích cực hơn nữa trong... hiểu biết đã có của bản thân để tranh thủ thời gian làm các loại đồ dùng từ nguyên liệu thiên nhiên cho trẻ 3 Tận dụng các nguyên liệu, phế liệu trong sinh hoạt gia đình và các loại đồ dùng không sử dụng của gia đình để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, bằng cách tranh thủ thời gian ngoài giờ sưu tầm các loại phế liệu và đồ dùng của gia đình, và nghiên cứu, tưởng tượng, sáng tạo các loại đồ dùng tự tạo... theo từng chủng loại, sắp xếp các loại đồ dùng ở chỗ thấp vừa tầm với của trẻ, giúp trẻ dễ lấy, dễ cất, có kế hoạch tu sửa những đồ dùng cũ, bổ sung những đồ dùng còn thiếu vào các góc chơi cho trẻ 2 Tích cực sưu tầm các nguyên liệu, phế liệu sẵn có trong thiên nhiên để tự tạo mẫu đồ dùng, đồ vật cho trẻ học bằng cách tham khảo, sưu tầm các tranh ảnh, sách báo, tập san có nội dung hướng dẫn làm đồ dùng... luận: Để làm tốt kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ thật đầy đủ về số lượng, phong phú về chủng loại trước hết cô giáo phải là người nắm vững tình hình thực tế về cơ sở vật chất của lớp, cũng như nắm được mức độ nhận thức của trẻ để có kế hoạch làm đồ dùng từ những vật liệu sẵn có của địa phương Đồng thời vận động phụ huynh cùng tham gia vào làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, góp phần giúp trẻ được nâng... thể viết số lên các khối để trẻ xếp thứ tự và ôn các chữ số (như hình vẽ) và phân biệt màu * Tóm lại: Với việc thực hiện các biện pháp tích cực như điều tra tình hình thực tế, làm đồ dùng tự tạo từ những nguyên vật liệu thiên nhiên, làm đồ dùng từ phế liệu dễ kiếm, dễ làm và vận động phụ huynh cùng làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trẻ qua các góc chơi, các giờ học, nhất là giờ LQVT đã giúp trẻ hứng thú... 4 Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục bằng cách tích cực trao đổi với phụ huynh qua các giờ đón, trả trẻ, qua nội dung các buổi họp, để phụ huyh trực tiếp thấy được tầm quan trọng của đồ dùng, đồ chơi với sự phát triển toàn diện của trẻ… C KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ Từ những kinh nghiệm trên tôi đã rút ra được kết luận và cũng xin có một vài kiến nghị như sau: 1 Kết luận: Để làm tốt kế hoạch làm đồ dùng, đồ. ..ưu việc làm tích cực này để nhờ phụ huynh tuyên truyền tới các phụ huynh khác, với phương châm “Vết dầu loang” này tôi thấy các phụ huynh rủ nhau quyên góp các phế liệu và đồ dùng đã sử dụng của gia đình làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ Ví dụ: Vỏ lon nước ngọt dán giấy màu cho trẻ nhận biết khối trụ, hộp đựng bút chữ A cho trẻ nhận biết khối chữ nhật Đồng thời có thể viết số lên các khối để trẻ... gian làm đồ dùng, để dành phần lớn thời gian cho việc ngiên cứu và nâng cao chất lượng các giờ dạy Do vậy trong quá trình thực hiện tôi đã rút ra cho mình một số kinh nghiệm sau: 1 Để bảo đảm đầy đủ đồ dùng, đồ chơi cho trẻ học các môn nói chung và đủ đồ chơi phục vụ cho môn LQVT nói riêng trước hết cô giáo phải là người trực tiếp điều tra tình hình thực tế về số lượng các đồ dùng, sau đó phân loại đồ. .. bài sâu sắc hơn So sánh chất lượng khảo sát đầu năm với hiện tại tôi đã có kết quả như sau: - Về cơ sở vật chất: Đã bổ sung được đồ dùng tự tạo ở lớp, rẻ tiên, phù hợp với tình hình của lớp, của địa phương, gây được sự chú ý của trẻ và phụ huynh - Về trẻ: Vẫn với 23 cháu của lớp, thì có: + 13/23 cháu đếm vẹt tốt và nhận biết các số từ 1 - 10, chiếm 56,5% + 12/23 cháu nhận biết, phân biệt hình dạng, kích... chơi cho trẻ, góp phần tích cực hơn nữa trong công tác chăm sóc giáo dục toàn diện thế hệ tương lai của đất nước Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã làm được và thực hiện trong năm học này Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn nhà trường, các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành tài liệu này./ NGƯỜI VIẾT Hoàng Minh . sở vật chất của lớp, cũng như nắm được mức độ nhận thức của trẻ để có kế hoạch làm đồ dùng từ những vật liệu sẵn có của địa phương. Đồng thời vận động phụ huynh cùng tham gia vào làm đồ dùng, đồ. những đồ chơi mới. Bên cạnh việc tận dụng nguyên liệu tự nhiên sẵn có ở địa phương, tôi còn tận dụng các phế liệu từ các đồ gia dụng của gia đình như các biện pháp sau đây. 2. Làm đồ dùng bằng các. nghị Bản thân tôi có mong muốn Phòng GD&ĐT hàng năm sau các buổi học tập chuyên đề sẽ kết hợp tổ chức các hội thi Làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương để cho tất