tổng hợp tình huống, đề cương luật ngân hàng

27 4.4K 12
tổng hợp tình huống, đề cương luật ngân hàng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần 1: Các câu nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý 1. Quỹ tín dụng nhân dân không được cung ứng dịch vụ thanh toán. (sai- quỹ tín dụng nhân dân trung ương đc cung ứng dv thanh tóan- ự tìm cơ sở pl nhé) 2. Công ty cho thuê tài chính không được thực hiện hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá. (sai) 3. Ngân hàng NNVN bảo lãnh cho tổ chức vay vốn nước ngoài khi có chỉ định của Thủ tướng Chính Phủ. (sai- khi có quyết định cụ thể của ttg..xem luật NHNN) 4. Ngân hàng không được cho vay vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng đối với một khách hàng vay. (sai- có trường hợp ngọai lệ- xem Luật các TCTD phần hạn mức cho vay) 5. Tổ chức tín dụng không được góp vốn vào một doanh nghiệp vượt quá 11% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng. (Sai- ko đc vượt quá 11% vốn điều lệ của Dn nhận vốn góp- xem luật các TCTD) Phần 2: Bài tập. A là chủ của Doanh nghiệp tư nhân X. Đồng thời A cũng sở hữu 12% vốn điều lệ của công ty cổ phần Y. A là thành viên ban giám sát của công ty tài chính Z( có vốn điều lệ là 500 tỉ đồng) 1. Doanh nghiệp tư nhân X muốn vay của công ty tài chính Z trên và dựa trên tài sản bảo đảm của ông A là quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản. Hỏi liệu công ty tài Z có đồng ý cho vay hay không? Vì sao?

Phần 1: Các câu nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý 1. Quỹ tín dụng nhân dân không được cung ứng dịch vụ thanh toán. (sai- quỹ tín dụng nhân dân trung ương đc cung ứng dv thanh tóan- ự tìm cơ sở pl nhé) 2. Công ty cho thuê tài chính không được thực hiện hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá. (sai) 3. Ngân hàng NNVN bảo lãnh cho tổ chức vay vốn nước ngoài khi có chỉ định của Thủ tướng Chính Phủ. (sai- khi có quyết định cụ thể của ttg xem luật NHNN) 4. Ngân hàng không được cho vay vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng đối với một khách hàng vay. (sai- có trường hợp ngọai lệ- xem Luật các TCTD phần hạn mức cho vay) 5. Tổ chức tín dụng không được góp vốn vào một doanh nghiệp vượt quá 11% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng. (Sai- ko đc vượt quá 11% vốn điều lệ của Dn nhận vốn góp- xem luật các TCTD) Phần 2: Bài tập. A là chủ của Doanh nghiệp tư nhân X. Đồng thời A cũng sở hữu 12% vốn điều lệ của công ty cổ phần Y. A là thành viên ban giám sát của công ty tài chính Z( có vốn điều lệ là 500 tỉ đồng) 1. Doanh nghiệp tư nhân X muốn vay của công ty tài chính Z trên và dựa trên tài sản bảo đảm của ông A là quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản. Hỏi liệu công ty tài Z có đồng ý cho vay hay không? Vì sao? (không đc vì ông A là thành viên ban kiểm sóat công ty tài chính Z thuộc đối tượng ko dc vay vốn- xem Quy chế cho vay và luật các tctd) 1 2. Công ty Y muốn vay của công ty tài chính Z 30 tỉ. Tài sản đảm bảo là toàn bộ nhà xưởng vào máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất của công ty được định giá là 40 tỉ đồng. Hỏi công ty tài chính Z có đồng ý cho vay không? Vì sao? (ko đc cho vay- chỉ đc cho vay tối đa 5% của 500 tỉ tức là 25 tỉ – xem phần hạn mức cho vay trong luật các TCTD để giải) 3. Do công ty Y vi phạm nghĩa vụ trả tiền vay dẫn đến nợ quá hạn nên công ty Z đã quyết định xử lí tài sản bảo đảm. Khoản nợ của công ty Y là 35 tỉ. Sau khi xử lí tài sản thì được 30 tỉ, vẫn còn thiếu 5 tỉ. Vì vậy công ty Y đã thỏa thuận với A lấy 5 tỉ trong phần vốn góp của mình tại công ty tài chính Z để trả hết còn nợ còn lại. Hỏi công ty Z có đồng ý không? Vì sao? Câu 1 Nhận định? giải thích (6đ) a. Mọi tổ chức tín dụng đều được vay tái cấp vốn từ Ngân hàng nhà nước. b. Hợp đồng tín dụng phải được công chứng, chứng thực mới có giá trị pháp lý. c. Các giao dịch mua bán của người nước ngoài trên lãnh thổ VN được phép thanh toán bằng ngoại tệ d. Séc bảo chi thể hiện cam kết bảo lãnh của ngân hàng sẽ trả đủ số tiền trên tờ séc cho người thụ hưởng. e. Tín dụng ngân hàng là 1 hình thức của hoạt động cho vay. f. Chỉ có thống đốc ngân hàng nhà nước mới có quyền đặt TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Câu 2: Cty TNHH Thành Công do ông Thành làm giám đốc - đại diện theo pháp luật, được thành lập và hoạt động theo đúng pháp luật hiện hành. Ngày 10/4/2K9, cty Thành công 2 có yêu cầu xin vay 2 tỹ đồng tại ngân hàng thương mại Nam Bắc; thời han vay: 6 tháng, lãi: 1,1%/tháng, mục đích sử dụng: kinh doanh. yêu cầu: a. Ông thành có được phép dùng ngôi thuộc sở hữu của mình được định giá 5 tỷ, thế chấp để đảm bảo các khoản vay trên của cty Thành công ko? vì sao? b. Giả sử đến 6/2k9, do cần vốn để sửa chữa nhà nên ông Thành muốn sử dụng ngôi nhà trên để tiếp tục thế chấp ờ Ngân hàng Á đông để vay số tiền 1 tỷ. Căn cứ vào những quy định pháp luật hiện hành, anh chị hãy hướng dẫn các thủ tục pháp lý cho ông Thành để thực hiện nguyện vọng nói trên. C. Giả sử, đến ngày 10/10/2k9 là thời điểm đáo hạn khoản nợ của cty Thành công đối với ngân hàng Nam Bắc nhưng cty kinh doanh thua lỗ không trả được nợ, trong khi đó khoản nợ của ông Thành chưa đến hạn, Ngân hàng Nam Bắc có được xử lý ngôi nhà là tài sản thế chấp để thu nợ hay không? Tại sao? Câu 1: Nhận định (6 điểm) A. Cty tài chính không được mở tài khoản và cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng. B. CHi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triểu tỉnh Bình Dương là một pháp nhân. C. Bảo lãnh ngân hàng là một trong các hình thức cấp tín dụng. D. Người bị ký phát trong quan hệ thanh toán bằng séc là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. E. Ngân hnàg nước ngoài chỉ được phép mở chi nhành mà không được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài trên lãnh thổ VN. F. Ngân hàng nhà nước VN là cơ quan quảng lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. 3 Câu 2. 4 điểm A) Phân tích nguyên tắc hạn chế rủi ro, khắc phục tổn thất trong hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng. B) Vì sao tổ chức tín dụng không được phép trực tiếp thực hiện hoạt đông kinh doanh bất động sản. Lý thuyết: các câu nhận định sau đây đúng hay sai? tại sao? (6 điểm) 1. Tổ chứ tín dụng đc dùng vốn tự có để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp. 2. Chủ tịch HĐQT của TCTD này không được tham gia điều hành TCTD khác. 3. TCTD đc coi lâm vào tình trạng phá sản nếu TCTD đó không thanh toán đc các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu. 4. Thư tín dụng là cam kết bảo lãnh của ngân hàng mở thư tín dụng đối với bên bán. 5. Tái cấp vốn là hoạt động mua bán ngắn hạn giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ. 6. Tài sản bảo đảm bắt buộc phải thuộc sở hữu của người đi vay. Phần 2 Bài tập (4 điểm) Ngày 23/5/2009, ông Thạch kí hợp đồng tín dụng số 234/2009 với ngân hàng Nam Hải vay 1 tỷ đồng trong thời hạn 6 tháng, lãi suất 1,2%/ tháng. phương thức trả nợ: vốn gốc trả làm 2 lần vào cuối tháng thứ 3 và cuối tháng thứ 6. tiền lãi sẽ trả vào đầu mỗi tháng kể từ tháng giải ngân đầu tiên.tuy nhiên do tình hình kinh doanh gặp khó khăn nên ông Thạch đã vi phạm không trả lãi 3 tháng liên tiếp kể từ ngày giải ngân. 1. Anh chị hãy tư vấn cho ông Thạch cách giải quyết? 4 2. Sau khi có văn bản thông báo thu hồi nợ trước hạn, ngân hàng đã chấm dứt HĐTD và yêu cầu ông Thạch phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Hỏi ngân hàng có thu hồi nợ trước hạn đc k? 3. Ngân hàng quyết định làm đơn khởi kiện ông Thạch ra tòa.xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong trường hợp này? Lý thuyết(6 điểm) 1, Tín chấp là biện pháp bảo đảm không bằng tài sản. 2,Tổ chức tín dụng phi ngân hàng không được phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn để huy động vốn. 3,Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng có điều kiện. 4,Hợp đồng tín dụng phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực mới có hiệu lực pháp luật. 5,Mọi tổ chức tín dụng đều được thực hiện hoạt động bao thanh toán. 6:Tổ chức tín dụng chỉ cho vay trên cơ sở nhu cầu vốn vay của khách hàng và vốn tự có của tổ chức tín dụng đó. Bài tập (4 điểm) 1:Ngân hàng X huy động vốn từ các cổ đông để góp vốn vào dự án nhà ở Hùng Vương.Nhận xét hành vi của ngân hàng. 2:Ngân hàng Y bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.Trong thời gian kiểm soát đặc biệt, ông A là Giám đốc một chi nhánh của ngân hàng Y đã có hành vi chuyển nhượng cổ phần của mình tại ngân hàng cho ông B.Ban kiểm soát đặc biệt đã ra quyết định đình chỉ hoạt động nói trên và quyền điều hành của ông A.Nhận xét hành vi của Ban kiểm soát. ĐỀ CƯƠNG MÔN LUẬT NGÂN HÀNG Chương 1: NHNN VIỆT NAM 5 1/ Hiểu biết về các mô hình NHTW trên thế giới: NHTW là một định chế tài chính giữ vai trò quản lý tiền tệ và hoạt động của hệ thống ngân hang nhằm điều tiết lưu thong tiên tệ, góp phần ổn định và tăng trưởng nền kinh tế. Mỗi quốc gia sẽ có mô hình NHTW riêng phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế xã hội và thể chế chính trị của chính quốc gia đó. Trên thế giới hiện nay tồn tại hai mô hình ngân hàng trung ương phổ biến, đó là NHTW trực thuộc CP và NHTW độc lập với chính phủ. - NHTW trực thuộc CP: là mô hình mà trong đó Ngân hàng trung ương nằm trong chính phủ và chịu sự chi phối trực tiếp của Chính phủ về nhân sự, về tài chính và đặc biệt về các quyết định liên quan đến việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ. Điển hình là Ngân hàng nhà nước Việt Nam. - Chính Phủ quyết định các chính sách tiền tệ cũng như việc thực thi chúng. NHTW là một cơ quan chuyên môn trong hệ thống các cơ quan của chính phủ về lĩnh vực tài chính, sử dụng các công cụ tài chính để thực thi các chính sách do Chính phủ đưa ra. - Có hai dạng trực thuộc: + là một cơ quan ngang bộ và dưới quyền trực tiếp của người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng + dưới quyền của một cơ quan thuộc chính phủ như Bộ Tài chính. - Mô hình này thể hiện quan điểm cho rằng các chính sách tiền tệ là một bộ phận của chính sách kinh tế tài chính nên cần đặt dưới sự quản lý chung của CP. - Ưu điểm: Chính sách tiền tệ được quản lý trong tổng hoà các chính sách kinh tế khác giúp cho nền kinh tế phát triển ổn định và đảm bảo kế hoạch dài hạn của quốc gia. Sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ và Ngân hàng chặt chẽ giúp cho chính sách kinh tế vĩ mô được điều chỉnh và kiểm soát một cách hiệu quả. Mô hình này phù hợp với các quốc gia có thị trường tài chính chưa phát triển cao với khả năng dự báo và thống kê còn kém. Sự can thiệp của CP sẽ là sự hỗ trợ cho các chủ thể khi thị trường tài chính biến động sâu sắc. - Khuyết điểm: CP nhiều lúc đưa ra quyết định không phù hợp với thị trường vì bị ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan, tác động của các chính sách khác hoặc do tiêu cực trong chính trị. Do đó, một số chính sách không phù hợp với sự vận hành của thị trường. - Sự độc lập không cao. - Cả chính sách tài khóa ( thu chi của Chính phủ do Bộ tài chính quản lí) và chính sách tiền tệ ( do NHNN quản lí) đều chịu sự chi phối và điều chỉnh của Chính Phủ. - Thường thấy ở các quốc gia tập quyền cao như: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Indonesia, Việt Nam… 1.1 NHTW độc lập chính phủ: là mô hình trong đó Ngân hàng trung ương không chịu sự quản lí của Chính phủ mà là của Quốc hội. quan hệ giữa Ngân hàng trung ương và chính phủ là quan hệ hợp tác. Điển hình là Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ. - Theo mô hình này, NHTW là một cơ quan trực thuộc Quốc hội và chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc Hội về tất cả những hoạt động của mình, Mặc dù độc lập nhưng 6 giữa NHTW và Chính phủ vẫn có mối quan hệ hợp tác với nhau, không chi phối nhau. NHTW được quyết định tất cả các mục tiêu, chỉ tiêu hoạt động và việc thực thi các chính sách tiền tệ của quốc gia. - Mô hình này dựa trên quan điểm tiền tệ là nguồn hoạt động của quốc gia, cần được quản lý độc lập . Tính chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực cao nhất đại diên cho toàn dân là Quốc Hội thể hiện quyền lực của toàn dân trong việc quyết định tất cả các vấn đề của quốc gia. - Ưu điểm: + Do tính độc lập nên các chính sách tiền tệ chỉ tuân theo sự vận hành của thị trường mà không chịu áp lực từ các thế lực chính trị và ý chí chủ quan của CP. + Tăng hiệu quả của mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách và ổn định hệ thống tài chính. + Được giao quyền lựa chọn mục tiêu mà không chịu sự can thiệp, chủ đạo từ chính phủ hay cơ quan liên quan khác. + Độc lập trong việc thực thi chính sách nên tăng tính chủ động và giảm độ trễ nãi của chính sách tiền tệ. + có thể từ chối trong mục tiêu thâm hụt ngân sách. + Tự chủ về cơ chế tổ chức và cơ chế tài chính, nhân sự. + Có trách nhiệm giải trình đầy đủ và minh bạch. - Nhược điểm: + Mô hình này chỉ phù hợp với các quốc gia có thị trường tài chính phát triển cao với trình độ thống kê và dự báo thị trường tốt. hoàn toàn tuân theo quy luật thị trường đôi khi làm ảnh hưởng đến các chính sách phát triển kinh tế chung của quốc gia, các chủ thể có tiềm lực không cao dễ dẫn đến nguy cơ gục ngã trước sự khắc nghiệt của thị trường. + Sự thực hiện hài hòa giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. + Thường thấy ở các quốc gia như: Hoa Kỳ, Anh, đức và Nhật bản… 3/ Chứng minh Ngân hàng trung ương là Ngân hàng của Ngân hàng? Phân tích vai trò người cho vay cuối cùng của Ngân hàng trung ương? Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam? Trả lời: Ngân hàng Trung ương là “ngân hàng của các ngân hàng”, là ngân hàng độc quyền phát hành tiền, là cơ sở quản lý của quốc gia về tiền tệ, hoạt động ngân hàng. Ngân hàng TW có những chức năng vô cùng quan trọng trong việc điều hành sự ổn định của hoạt động hệ thống ngân hàng nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Những chức năng của ngân hàng TW bao gồm: phát hành tiền, là cơ quan thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, là ngân hàng của chính phủ và đóng vai trò là “Ngân hàng của các ngân hàng – là người cho vay cuối cùng. Xin đi phân tích chức năng “ngân hàng của các ngân hàng, đóng vai trò là người cho vay cuối cùng”: Chức năng ngân hàng của các ngân hàng của ngân hàng TW thể hiện rất rõ qua vai trò là người cho vay cuối cùng (lender of last resort). Như chúng ta đã biệt, trong quá trình hoạt động của mỗi ngân hàng đều có lúc khó khăn và không đủ khả năng thanh toán do những yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau. Điều này vô cùng nguy hiểm nếu như 7 không giải quyết một cách nhanh chóng. Bởi hoạt động của hệ thống ngân hàng luôn tồn tại hiệu ứng Domino. Khi một ngân hàng khó khăn, hay sụp đổ có thể kéo theo 1 loạt các ngân hàng khác sụp đổ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc gia. Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho các ngân hàng thương mại bằng nhiều phương pháp khác nhau: +Tái chiết khấu: ngân hàng trung ương mua lại những phiếu nợ chưa đến hạn mà ngân hàng thương mại đã chiết khấu cho khách hàng trước đấy, thông qua nghiệp vụ này ngân hàng trung ương có thể giúp các ngân hàng thõa mãn được nhu cầu thanh toán, đồng thời ngân hàng trung ương cũng thực hiện việc cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế theo yêu cầu của chính sách tiền tệ. Vì vậy trong nghiệp vụ tái chiết khấu, lãi suất tái chiết khấu cũng là công cụ quan trọng hàng đầu để có thể tác động đến việc mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng tín dụng cho nền kinh tế. Nghĩa là, ngân hàng trung ương không là người tác nghiệp, không phải là người rực tiếp cho vay đối với nền kinh tế nhưng hoàn toàn có khả năng chi phối đến khối lượng tín dụng mà hệ thống ngân hàng trong nước cung ứng cho nền kinh tế. +Cho vay bổ sung nguồn vốn ngắn hạn cho các ngân hàng thương mại. +Cho vay bù đắp vốn trong thanh toán liên ngân hàng. Tuy nhiên, chức năng ngân hàng của các ngân hàng không chỉ dừng lại ở vai trò người cho vay cuối cùng, ngân hàng TW còn là tổ chức chịu trách nhiệm trọng yếu trong việc tổ chức hệ thống thanh toán quốc gia, là nơi mở tài khoản và thực hiện trung gian thanh toán cho các ngân hàng trung gian. Ngân hàng trung ương còn nhận tiền gửi và bảo quản tiền tệ cho các ngân hàng thương mại. Đặc biệt nó có thể là cơ quan chịu trách nhiệm chính hoặc duy nhất hoặc phối hợp trong việc tổ chức giám sát, quản lý hoạt động của các ngân hàng trung gian tuỳ theo luật mỗi nước. Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam: Dưới tình hình thực tế của Việt Nam, chức năng; nhiệm vụ;quyền hạn của NHNN Việt Nam được quy định tại NĐ 96/2008/NĐ-CP. Theo quy định này, ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ quản lí nền kinh tế vĩ mô thì về hoạt động nghiệp vụ ngân hàng của NHTW được quy định tại mục 14. Theo đó, NHTW thực hiện các nghiệp vụ sau đây: a) Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền; b) Thực hiện tái cấp vốn để cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế; c) Điều hành thị trường tiền tệ; thực hiện nghiệp vụ thị trường mở; d) Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng; quản lý nhà nước đối với hoạt động thanh toán; cung ứng dịch vụ thanh toán; tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích, mở rộng và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đ) Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước; 8 e) Tổ chức hệ thống thông tin và cung ứng dịch vụ thông tin ngân hàng; quản lý các tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Việt Nam; g) Thực hiện các nghiệp vụ khác của Ngân hàng Trung ương. Mà đa phần đối tượng mà NHTW hướng đến chính là các NHTM, NHCS chính vì vậy, ngay cả trong thực tiễn ở Việt Nam cũng cho thấy được vai trò của NHTW VN khá tương đồng với các nước trên thế giới. Chức năng của NHNN: a. Phát hành tiền và điều tiết lưu thông là việc đưa tiền đã in vào lưu thông thông qua nguyên tắc cân đối giữa cung và cầu; bảm đảo cân bằng giữa vàng, hàng hóa, trái phiếu, ngoại tệ; tập trung thống nhất qua 4 kênh: cho vay đối với nên kinh tế tái cấp vốn, cho vay chính phủ việc cho vay này dẽ bị lạm phát cho lượng tiền lưu thông trên thị trường tang tuy nhiên về lâu dài nguồn vốn sẽ phát huy hiệu quả tích cực, phát hành qua thị trường mở, phát hành tiền để tang dự trữ tiền tệ của- NHTW tham gia thị trường ngoại hối với tư cách là người tổ chức và điều hành thị trường. b. NH của các NH ( như trên câu 5) c. NH của CP - NHNN là chủ ngân hàng của CP: thể hiện qua việc chính phủ ủy quyền cho bộ tài chính or kho bạc ( tùy theo từng quốc gia) đứng tên và làm chủ tài khoản ở ngân hàng trung ương gửi các khoản tiền thế, ngân sách và rút ra sử dung khi có nhu cầu cần thiết. điều này càng thể hiện rõ nét khi CP rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách lúc này NHTW sẽ cho vay về nguyên tắc có thể thế chấp bằng các loại tài sản mà chính phủ. Trong trường hợp không thế chấp thì ngân hàng có quyền từ chối. Nếu ngân hàng trung ương không từ chối được thì nó đành phát hành tiền mặt ngoài dự kiến cho chính phủ làm cho tổng cung về tiền tăng lên và nền kinh tế cũng sẽ biến động theo. - Là ngân hàng của CP thông qua việc NHNN làm đại lý cho CP: ngân hàng trung ương thay mặt chính phủ tổ chức thu thuế qua hệ thống ngân hàng của nó, thay mặt chính phủ trong các thỏa thuận tài chính, viện trợ, vay mượn, chuyển nhượng và thanh toán với nước ngoài. Mở tài khoản và giao dịch với kho bạc nhà nước. Ngoài ra với tư cách này nó có thể phát hành trái phiếu, cổ phiếu… trong và ngoài nước. - Là cố vấn TC cho CP: do chính sách tiền tệ có ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế QG do đó khi NHNN sẽ cố vấn cho CP giúp hài hòa các chính sách tiền tệ trong điều tiết vĩ mô của CP, đại diện CP trong việc thương lượng đàm phán và ký kết các ĐUQT trong lĩnh vực tiền tệ NH.Với vai trò này NHNN đã ảnh hưởng 1 cách gián tiếp đến việc điều tiết chính sách tiền tệ của CP. Câu 8/ ý nghĩa của sự xuất hiện thành viên độc lập? sự xuất hiện này có lợi và hại gì đối với TCTD? Tham gia vào HĐQT THDL có lợi gì? Quyền và nghĩa vụ? KN: Theo Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) thành viên Hội đồng quản trị độc lập không được công ty hoặc cá nhân liên quan tuyển dụng trong vòng 5 năm gần đây; không có 9 mối quan hệ với công ty tư vấn của công ty hoặc các bên liên quan; không có quan hệ với khách hàng hoặc nhà cung cấp lớn của công ty hoặc các bên liên quan… Như vậy có thể hiểu Thành viên độc lập trong HĐQT là người có khả năng đưa ra ý kiến độc lập và khách quan tại mọi thời điểm, không chịu sự tác động chi phối đến các quyết định hoặc xung đột lợi ích. Như vậy ý nghĩa của sự xuất hiện thành viên độc lập là: - Cân bằng giữa lợi ích của đông lớn và cổ đông nhỏ bởi TV độc lập họ hoàn toàn có ý kiến độc lập k bị ảnh hưởng bởi các cổ đông lớn trong HĐQT từ đó tạo ra thế đối trọng với các cổ đông lớn, bảo vệ lợi ích chung cũng như của các cổ dông nhỏ - Do được bổ nhiệm là cổ động độc lập tức cá nhân đó phải được sự tin tưởng và có một trình độ nhất định, họ sẽ khách quan trong việc lắng nghe để hóa giải những bất đồng trong ban lãnh đạo công ty. - Giúp nâng cao hiệu quả và minh bạch hơn, làm giảm nguy cơ lạm dụng quyền hạn của những người quản lý công ty lợi ích giữa một bên là cổ đông với tư cách người sở hữu vốn với một bên là những người quản lý điều hành công ty với tư cách người trực tiếp quản lý sử dụng vốn. Những người quản lý thường không phải là cổ đông nắm giữ phần vốn góp đáng kể nhưng lại là người điều hành mọi hoạt động của công ty và vì vậy có thể họ sẽ ưu tiên các quyền lợi cá nhân, quyền lợi nhóm hơn là quyền lợi của các cổ đông. Bất lợi - khó khăn bởi đối với tổ chức tín dụng, việc tìm kiếm những người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn và kinh nghiệm để trở thành thành viên Hội đồng quản trị độc lập là rất khó khăn đối với trình độ nhân lực ở VN hiện nay. TVĐL có thể không phải là những người có am hiểu sâu sắc về TCTD lĩnh vực hoạt động . Chính vì thiếu kiến thức chuyên sâu và sự am hiểu nên họ khó có thể đưa ra những chất vấn thích đáng - các thành viên HĐQT không là người trực tiếp điều hành hoạt động, lại không có trong tay bộ máy điều hành nên đôi khi tiếng nói của họ thường trở thành "không chính thống" và trở nên không mấy hiệu lực. - không thể động lập theo đúng nghĩa đen của nó vì để được bổ nhiệm là TVĐL họ phải được HĐQT bổ nhiệm thông qua tham vấn tín nhiệm từ các thành viên điều hành do đó sẽ ảnh hưởng nhất định đến sự độc lập của TVĐL khi đưa ra các vấn đề. Giải pháp - điều kiện trở thành thành viên HĐQT - chức năng, nhiệm vụ quyền hạn như những quyết định nào thì cần có sự phê duyệt đồng thuận của tất cả các thành viên HĐQT độc lập, chẳng hạn các giao dịch vượt quá một ngưỡng giá trị nào đó,… - chế độ xử lý khi vi phạm - cơ chế bảo vệ quyền lợi của TV độc lập - nhóm họp thường xuyên, không có sự tham gia của thành viên điều hành để chia sẻ ý kiến và những mối lo ngại. Cần chỉ định một thành viên ID cao cấp 10 [...]... đến năm 2011 I Ngân hàng 1 Ngân hàng thương mại a Ngân hàng thương mại Nhà nước 3.000 tỷ đồng b Ngân hàng thương mại cổ phần 3.000 tỷ đồng c Ngân hàng liên doanh 3.000 tỷ đồng d Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 3.000 tỷ đồng đ Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài 15 triệu USD 2 Ngân hàng chính sách 5.000 tỷ đồng 3 Ngân hàng đầu tư 3.000 tỷ đồng 4 Ngân hàng phát triển 5.000 tỷ đồng 5 Ngân hàng hợp tác 3.000 tỷ... JP Morgan Chase Bank (Mỹ) Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định, trừ các... tất cả các hoạt động ngân hàng Tổ chức tín dụng bao gồm : ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vĩ mô và quỹ tín dụng nhân dân Theo Luật các tổ chức tín dụng 2010 , ở Việt Nam có các loại tổ chức tín dụng sau: 11 Các tổ chức tín dụng nhà nước Các ngân hàng thương mại cổ phần Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài Ngân hàng hợp tác xã Quỹ tín dụng nhân dân Các ngân hàng liên doanh Các... khách hàng Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác Với sự phát triển kinh tế hiện này, tại VN tồn tại rất nhiều các tổ chức tín dụng duới nhiều hình thức khác nhau Tính đến tháng 12 / 2010 , ở VN có 5 ngân hàng thương mai nhà nước, 1 ngân hàng chính sách , 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 5 ngân hàng liên doanh, 5 ngân. .. dụng, và ngân hàng độc quyền phát hành tiền vào lưu thông Hệ thống các tổ chức tin dụng tại VN hiện nay đang chịu sự điều chỉnh của 2 luật : Luật ngân hàng nhà nước 2010 và luật các tổ chức tín dụng 2010 Sự ra đời của 2 luật này đã phần nào khắc phục được những bất cập trong luật cũ và đáp ứng được nhu cầu phát triển và hội nhập của nước ta 5/ Tại sao Ngân hàng thương mại luôn bị đặt trong tình trạng... Ngày 16/6/2010 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội khóa XII chính thức thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011 Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối;... (Đ 15 Luật các TCTD) Điều kiện về kho tiền và trụ sở: Để khai trương hoạt động, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp Giấy phép phải có đủ các điều kiện sau đây: có kho tiền đủ điều kiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, có trụ sở đủ điều kiện bảo đảm an toàn tài sản và phù hợp với yêu cầu hoạt động ngân hàng (Đ 26, Luật các TCTD) Ngoài ra nếu TCTD có các hoạt động ngân hàng. .. khách hàng Trường hợp thứ hai, hợp đồng thế chấp bị vô hiệu hoặc bị hủy bỏ, chấm dứt đơn phương sẽ không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng tín dụng, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng tín dụng thỏa thuận hủy bỏ hay chấm dứt hợp đồng này Từ việc phân tích trên, có thể thấy: Xét trong mối quan hệ giữa hợp đồng tín dụng với hợp đồng bảo đảm tiền vay thì không thể coi hợp đồng tín dụng là hợp đồng... hợp đồng chính và hợp đồng bảo đảm tiền vay (trong đó có hợp đồng thế chấp tài sản) là hợp đồng phụ Do đó, cũng không có cơ sở để khẳng định rằng, bản chất mối quan hệ giữa hợp đồng tín dụng với hợp đồng thế chấp là quan hệ giữa hợp đồng chính và hợp đồng phụ, vì các lý do sau đây: Thứ nhất, về khía cạnh học thuật, tự thân mỗi hợp đồng này (tức hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp) đều đã có đầy đủ... hàng hợp tác xã Quỹ tín dụng nhân dân Các ngân hàng liên doanh Các công ty tài chính Các công ty cho thuê tài chính Văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài Ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài NHTW=> NHTG: Ngân hàng chính sách: Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam Ngân hàng thương mại: + NHTM Nhà nước: NHTM CP Ngoại thương Việt Na; NHTM CP Công thương Việt Nam; NHTM CP đầu tư và phát triển VN; NH Nông . minh Ngân hàng trung ương là Ngân hàng của Ngân hàng? Phân tích vai trò người cho vay cuối cùng của Ngân hàng trung ương? Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam? Trả lời: Ngân hàng Trung ương là ngân hàng. Ngân hàng của các ngân hàng – là người cho vay cuối cùng. Xin đi phân tích chức năng ngân hàng của các ngân hàng, đóng vai trò là người cho vay cuối cùng”: Chức năng ngân hàng của các ngân hàng. đến năm 2011 I Ngân hàng 1 Ngân hàng thương mại a Ngân hàng thương mại Nhà nước 3.000 tỷ đồng b Ngân hàng thương mại cổ phần 3.000 tỷ đồng c Ngân hàng liên doanh 3.000 tỷ đồng d Ngân hàng 100% vốn

Ngày đăng: 13/08/2015, 11:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan