1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LỊCH SỬ THÁI QUA SỬ THI KHỦN CHƯỚNG

9 283 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 340,29 KB

Nội dung

LỊCH SỬ THÁI QUA SỬ THI KHỦN CHƯỚNG GS.TSKH. Phan Đăng Nhật Cho đến nay, sử thi Thái đã được công bố rộng rãi 2 bản tiêu biểu (chưa kể những sách xuất bản ở các địa phương). - Bản Thạo Hùng hay Chương do Maha Sila Vỉavong công bố lần đầu tiên năm 1943, ở Thái Lan. - Bản Chưởng do Phan Đăng Nhật chủ biên, Vi Vản Kỳ cố vấn, sưu tầm ở miền Tây Nghệ An. Chúng tôi đã nghiên cứu so sánh 33 bản trên và đã chứng minh đó là một bộ ba sử thi Chương của người Thái lưu truyền ở các vùng và các quốc gia khác nhau. Sau đây là vấn đề lịch sử Thái được phản ánh qua sử thi Khủn Chưởng. Chủ đề chung của sử thi là phản ánh những vấn đề lớn ảnh hưởng đền toàn bộ cộng đồng. Đối với tiểu loại sử thi thì thiết chế xã hội, nội dung trên được cụ thể hoá bằng ba nhiệm vụ anh hùng; đánh giặc, lấy vợ và làm lụng, trong đó đánh giặc là trung tâm. Sau đây chúng tôi xét nhiệm vụ đánh giặc của Khủn Chưởng vì vấn đề này gần gũi với lịch sử Thái. Xét theo mục đích gần của việc đánh giặc có thể chia làm bốn loại: đánh giặc để trả thù, đánh giặc để đòi nợ, đánh giặc để lấy vợ, đánh giặc kết hợp với các mục đích trên. Sử thi Khủn Chưởng xét về mục tiêu gần thuộc loại đánh giặc kết hợp với lấy vợ. Khủn Chưởng sinh ra để đánh giặc. Thuở còn bé, ngay khi nhận lời đầu thai xuống trfần gian làm con của Khủn Chỏm, chàng đã đặt ra một trong những điều kiện cho việc xuống trần là, vua cha phải cung cấp vũ khí để sẵn sàng đánh giặc : Xin ngưạ, voi, lính tráng cha ơi. Xin cha những trai tơ gái đẹp. Lao cán vàng xin vài trăm chiếc Súng hạt nổ tra bằng thuốc độc Chiếc nón vàng hộ mệnh che thân Phép thần thông biến hoá tàng hình Biết độn thổ bay cao xuyên đá Tám vạn ná, lẫy đồng hai lá Băn một làn mà nhả hai tên Dao sẵc ngọt xin ba triệu chiếc Ngoài ra còn ba trăm voi, ba trăm ngựa trắng, ba trăm ngựa đen, ba trăm ngựa vàng, bảy triệu quân lính Tất cả chủ yếu chuẩn bị cho chiến binh. Và cha con Chương đã tiến hành sáu cuộc chiến tranh một cuộc đánh Anh Cả, một cuốc đánh thần Rồng, hai lần đánh Phạ Huồn, đánh Mường Pán và đánh Men Xòng. Mở đầu cuộc đời chiến chinh ở trần thế của Chưởng là đánh Anh Cả. Ua Cà và Ăm Cái là hai cô gái đẹp, con bác Sầm, quan hệ gia đình với Chươlrng là con chị gái và con em trai. Anh Cả còn gọi là Tạo Quạ, tạo của Mường Quạ, đem quân sang uy hiếp bác Sầm, đfoi lấy hai nàng. Bác Sầm cử người đi cầu cứu Chưởng. Chàng tực giận kéo quân sang đánh. Anh Cả thua, Chưởng đưa hai nàng về mường Hả Xái. Cuộc chiến tranh thứ hai diễn ra giữa Chưởng và Phạ Huồn. Phạ Huần là then ở mường Trời thấp, có nàng con gái rất xinh đẹp, Xí Đá, còn gọi là Căm Dắt. Chưởng ước ao được cưới nàng Xỉ Đá làm vợ, đã cho người thân, Hản Pái và Ai Quàng đến mường Phà Huồn để dam hỏi. Trong bữa rượu người của Phạ Huồn, Xày Con, quá chén, buông lời xấc xược, Quàng, Hản bỏ về thưa với Chưởng. Chàng tức giận kéo quân đi đánh mường then. Cuộc chiến đấu xảy ra ác liệt, Phạ Huồn phải cầu cứu các then. Cuối cùng Chưởng tử trận. Hồn Chưởng cùng bảy triệu quân lính lên trời. Để trả thù, Chưởng kéo quân lên đánh Then Vắn, Then Chằng, Then Ná,Then Ví, Then Chà Các then đều thua. Chưởng lấy trăm nàng tóc thơ, cả kho vàng kho bạc, chiếm toàn bộ mươlfng Liên Pán, Nọi và giao cho Ai Quàng trấn giữ. Đây là cuôc chiến tranh lần thứ ba do Chưởng chủ trì. Tạo Hùng cho người đi lên mường Phạ Huồn chộc vũ khí và quân trang, mà trước đây Phạ Huồn cướp được do đánh thắng Chưởng, Phạ Huồn xử cực hình đối với phái bộ của Hùng, Hùng kéo quân lính lên đánh trả thù. Để tập hợp thêm lực lượng, đặc biệt để có thể dùng thuỷ chiến, Hùng đã đánh bại Thần Rồng và thu phục vị này theo chàng. Đánh Thần Rồng là một cuộc chiến tranh, do Tạo Hùng chủ trì, không kém phần quyết liệt. Nó có mục đích phục vụ cho cuộc chiến tranh quan trọng hơn, đánh Phạ Huồn. Trên bộ đoàn quânTạo Hùng kéo đến mường Phạ Huồn, dưới nước quân Thần Rồng đào sông vây kín, Phạ Huồn sợ hãi cầu cứu chín họ nhà trời. Các then sợ hãi không dám tham chiến, khuyên Phạ Huồn đầu hàng. Tạo Hùng tấn công. Phạ Huồn thua, chạy trốn. Phú Kắm thấhy cảnh chiến tranh khùng khiếp, dùng mưu kéo cả đoàn quân cùng vũ khí, voi ngựa lên trời. Tạo Hùng kéo quân đi gặp Phú Kắm, hỏi tìm cha. Được biết cha ở mường Mén Xòng, chàng nhờ Phú Kắm bắc cầu vàng cầu bạc để đi qua. Phò Then (chủ mường Mén Xòng) cử Chưởng ra nghênh chiến. Phát hiện ra con mình, Chưởng lui quân. Pò Then xuất trận. Nhân khi Hùng thắng thế, Chưởng bất ngờ đánh Pò then từ phía sau. Quân then đại bại, then bị giết. Cũng như các sử thi khác, các anh hùng chiến thắng nhờ tài năng và sức mạnh chiến đấu. Sau đây là cuộc chiến đấu của Kắm Hùng với Phà Huồn, trả thù cho Khủn Chưởng (bố): Voi Kắm Hùng tấn công phía trước Voi Kắm Khường tấn công phía sau Khủn Lốm tuốt gươm dài nhảy vào đâm chém Khủn Xắng từ phía bên tiến thảng xông vào Phà Huồn thấy hoang mang hoảng sợ Tiếng voi gầm ngựa hý đinh tai Xác người chết ngổn ngang chật ních Xác ngựa voi chất đống giữa đồng Hai vị tướng quần nhau đao vẫn sáng quắc Và đây là cuộc chiến đấu giữa Hùng và Than Mén Xòng : Chợt Hùng dậm chân lao vào như tên bắn Hùng vùng gươm chém bổ xuống đầu Mén Xòng vội rút gươm đánh trả Những đường lao như sao sáng bầu trời Những thanh đao chạm nhau chan chát Ngàn vạn người bên Then ngã xuống. Nhưng không chỉ có thế ngoài vũ lực các anh hùng còn là những người có mưu trí. Trên đường Tạo Hùng đi đánh Phà Huồn, xẩy ra một cuộc tao ngộ chiến với Vua Rồng. Đây là một cuộc chiến đấu khó khăn vì Vua Rồng có thế mạnh ở lòng đất và đáy nước. Tạo Hùng phải nghĩ đến kế nung vôi và đan lưới. Đương nhiên, Vua Rồng dùng thế mạnh dâng nước. Nhưng đã có núi vôi nung, nước sôi lên, thuỷ quái bị mù mặt, lại mắc lưới không tháo lui được. Vua Rồng đầu hàng : Xin mở kho vàng kho bạc ra lỗi với tạo anh Xin giao cả bản mường trai gái Nộp cả dinh Long Vương lộng lẫy ngai vàng. Tạo Hùng không màng những thứ đó, mà chỉ yêu cầu Vua Rồng đi đánh Phà Huồn. Đây cũng là một cao kiến, có tính chiến lược, biết tập trung vào nhiệm vụ số một là đánh Phà Huồn. Quả nhiên, vai trò của Vua Rồng quyết định cho chiến thắng, khi ông mở đầu cuộc chiến đấu bằng cách đào sông bao vây mường Túm Váng. Một trường hợp khác đáng nêu lên là mưu lược của Pú Kắm, nhằm ngăn chặn bàn tay tàn sát của Tạo Hùng, cháu ông. Ở trên cao nhìn xuống, Phú Kắm thấy cảnh tàn sát khủng khiếp của Tạo Hùng, Khủn Lốm, bèn sai đội ca múa nhà trời (Chúa nàng tơ) xuống ca hát trong một cái nong khồng lồ. Tạo Hùng mê tiếng hát, tiếng khèn, rủ quân lính mang theo voi ngựa đi hát. Lựa lúc đang say sưa, Phú cho kéo cả cái nong khồng lồ lên. Đoàn quân bỏ cuộc chém giết lên trời. Những câu chuyện dùng mưu trí trên đây, cũng giống như “con ngựa thành Troa” của thần thoại Hy Lạp, không phải anh hùng ca dân tộc Việt Nam nào cũng có, chúng đem lại sự tươi mát nhẹ nhàng, đề cao trí thông minh bên cạnh những cảnh chém giết đẫm máu. Không những Chưởng, mà cả con trai, Tạo Hùng, đều là những anh hùng chiến trận và là chiến tranh. Đây là một vấn đề cần được lý giải. Chiến tranh có phải là nội dung chủ đạo của các sử thi khác và tại sao ? Chiến tranh là đề tài chủ đạo phổ quát cho sử thi trên thế giới. Trung tâm của Iliat là cuộc chiến tranh thành Troa. Trung tâm của sử thi Ramayana là cuộc chiến tranh của anh hùng Rama với bọn quỷ Ravana để giành lại nàng Sita. Xã hội trong sử thi Ấn Độ Mahabharata chống chất những mâu thuẫn. Mâu thuẫn giữa dân chủ bộ lạc và chiếm hữu nô lệ, mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp bao gồm mâu thuẫn các dòng họ và cá nhân. Tất cả những mâu thuẫn trên đay được tích tụ, dồn nén lại và nổ ra thành chiến tranh. Cuộc chiến tranh liên miên, tàn phá dữ dội nhất kéo dài 18 ngày, cả bộ lạc Kuru bị giết, bộ lạc Pandava chỉ sống sót một ít. Riêng anh hùng Bhíma giết 10 vạn người. Toàn bộ tổng số người bị giết lên đến trăm triệu. Người Ấn Độ giải thích việc miêu tả chiến tranh tàn khốc nhằm phục vụi cho tư tưởng phi bạo lực. Sự tàn sát thảm hại của chiến tranh cho người ta bài học về tự kìem chế phẫn nộ và căm thù. Jawahaflan. Nêru trong bộ sách lớn Phát hiện Ấn Độ đã chỉ rõ sự mâu thuẫn thống nhất “rất Ấn Độ” giữa bạo lực chiến tranh và phi bao lực (người Ấn gọi là ahimsa): “Sự nhấn mạnh vào phi bạo lực, nơi này là nơi khác quả là lý thú rõ ràng là quan niệm về ahimsa - tức là phí bạo lực, có thể liên quan rất nhiều đến động cơ, đến sự không tồn tại của một giải pháp bạo lực về tinh thần, đến kỷ luật tự thân và sự kidfm chế phẫn nộ và căm thù” 2 . Chúng ta tin ở cách giải thích Jawaharlan Nêru, nhà chính trị lớn, nhà tư tưởng lớn và nhà văn hoá lớn của Ấn Độ, rằng: sử thi Ấn Độ đưa ra sự tàn bạo của chiến tranh là vì lý tưởng hoà bình. Hê ghen đã tổng kết lại và cho rằng chiến tranh là đề tài thích hợp nhất với sử thi: “Nói chung, người ta có thể nói rằng, tình huống thích hợp nhất với sử thi là các cuộc xung đột của trạng thái chiến tranh. Thực vậy, trong chiến tranh, chính là tòn bộ dân tộc đang vận động Sự miêu tả sinh động nhất thích hợp với loại sử thi là tình trạng chiến tranh thực tế, như tình trạng trong Ramayana, Mahabharata, trong Iliat và nhiều sử thi khác” 3 . Engels nói, thời đại anh hùng ca là thời đại chiến tranh, chiến tranh đã trở thành một hoạt động thường xuyên, mọi người trong tư thế thường trực để chiến đấu và chiến tranh lúc bấy giờ là “bà đỡ của lịch sử”, “Những vấn đề mâu thuẫn bên ngoài thị tộc, bộ lạc chỉ có thể giải quyết bằng chiến tranh” 4 . Sử thi Việt Nam, tiểu loại thiết chế xã hội, cũng không ngoài quy luật chung, lấy chiến tranh làm đề tài chủ đạo, trung tâm. 2 Jawaharlan Nêru: Phát hiện Ấn Độ, Tập I, Phạm Thuý Ba và dịch, NXB Văn học, H.1990, tr.70. 3 Hêghen: Mỹ học, tập 3, NXB Nghệ thuật, M, 1971, tr.440-441 4 F.Engels: Nguồn gốc của gia đình, NXB Sự thật, Hà Nội, 1961, tr.248-249. Các sử thi Êđê như Đam Xăn, Xing Nhã, Đam Dí, Khinh Dú chủ yếu có đề tài trung tâm là chiến tranh. “Các sử thi Êđê thuộc loại đề tài chiến tranh chiếm hết tổng số sử thi: 84%, trong số sử thi hiện được biết đến)” 5 . Sử thi Ôtmông của đồng bào Mnông là một bộ sử thi phổ hệ (genealogical epic) đồ sộ, bao gồm mấy trăm tác phẩm đơn thể. Những vấn đề lớn của lịch sử cộng đồng được cụ thể hoá thành ba nhiệm vụ anh hùng: làm lụng, lao động nương rẫy, bảo vệ mùa màng, chăn dắt gia súc nhằm đảm bảo một đời sống no đủ, giàu sang, là nhiệm vụ thường xuyên mà người anh hùng Tiăng đã thực hiện tận tụy, xuất sắc suốt đời mình, qua 37 kiếp. Tuy nhiên, nhiệm vụ hàng đầu và trung tâm là đánh giặc. Đứng đầu là Tiăng, các anh hùng đã thực hiện một cách lỗi lạc 100 cuộc chiến tranh, trong đó có chiến tranh đòi nợ, chiến tranh trả thù, chiến tranh lấy vợ và chiến tranh kết hợp” 6 Tóm lại sử thi thế giới và sử thi các dân tộc Việt Nam, tiểu loại thiết chế xã hội, chủ yếu lấy chiến tranh làm đề tài trung tâm. Thời bấy giờ, các thị tộc bộ lạc xẩy ra chiến tranh liên miên, nếu kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến suy thoái toànbộ. Lịch sử đòi hỏi có một người thủ lĩnh anh hùng có uy tín lớn, có sức mạnh và tài chiến trận siêu việt, khả dĩ khuất phục được tất cả để thống nhất lực lượng vào một mối, đem lại hoà bình, ấm no và giàu có. Con người đó là Đăm Xăn, Xing Nhã ở Êđê; Tiăng kon Rong, Lêng, Mbvong ở Mnông và ở người Thái là Khủn Chưởng. Hình tượng Khủn Chưởng có cội nguồn sâu xa từ lịch sử dân tộc Thái. Quá trình ổn định địa bàn cư trú của người Thái ở Việt Nam (Tây Bắc, Mai Châu, miền núi Thanh Nghệ) là một quá trình lâu dài. Có một bộ phận người Tày-Thái cổ đã có mặt ở khu vực này vào những năm thuộc niên kỷ thứ nhất trước công nguyên 7 . Số lượng này chắc chưa nhiều. Một bộ phận người Thái đến Việt Nam vào thời kỳ trước sau thuế kỷ thứ X. Trước đó đã có các cư dân bản địa lâu đời Môn-Khơme và các nhóm Nam Á khác cư trú. Người Thái truyền lại rằng lúc đó đã có “555 giống Xá” (tức là thổ dân bản địa). Người Thái đến Việt Nam tất nhiên có sự đụng độ với cư dân đã sinh sống ở đấy từ trước. Do lúc bấy giờ đất rộng, người thưa, sự gặp gỡ trên, có lúc được thu xếp bằng 5 Phan Đăng Nhật, Sử thi Êđê, NXB Khoa học xã hội, H, 1991, tr.77 6 Phan Đăng Nhật: Kể dòng con cháu mẹ Chếp, Sở Văn hoá thông tin Dak Lak xuất bản, 2003, tr.16-17. 7 Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên): Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái, Nxb Khoa học xã hội, 1977, tr.29 hoà bình, thương lượng, nhưng thế tất không tránh khỏi chiến tranh. Cuộc chiến đấu đó nhiều khi ác liệt, đã được ghi lại trong tác phẩm sử ca Thái Tây pu xấc (con đường chinh chiến của ông cha) và sách Quám tô mương (Kể chuyện bản mường). Suốt trong các thế kỷ đầu của thiên niên kỷ thứ II các chúa đất Thái phân tranh làm chủ các mường lớn: Mường Lò, Mường La, Mường Muổi, Mường Vạt, Mường Thanh, Mường Quài, Mường Than, Xốp Cộp Trên con đường lịch sử đó, các chiến binh và thủ lĩnh Thái vừa là nông bình vừa là lính chiến. Họ có nhiệm vụ khai phá đồng ruộng trên địa bàn vừa chiếm được. Ông bèn lùa gái trai vào phá Phá rừng cây hu làm ruộng Phá rừng cây xa làm bản 8 Nhưng phần lớn là hoạt động gươm đao: Hãy phóng tầm mắt chiếm lấy Lò Min Hãy lao mác chiếm đồng Lò lớn Nhìn thấy không, đồng Lò đầy rừng cây hu, cây xa Để ổn định cư trú ở Việt Nam, người Thái không những chỉ phải chiến đấu với tộc người cư trú trước mà còn phải theo đuổi những cuộc chiến tranh nội bộ kéo dài. Lịch sử còn ghi lại một trong những giai đoạn lịch sử chiến tranh tiêu biểu là từ “sau Tà Ngần (thế kỷ XIV), các dòng họ quý tộc Thái ở các nơi đã nổi lelen xưng hùng xưng bá. Họ đã huy động sức người sức của ne3sm vào cuộc cạnh tranh chấp để bành trường thế lực. Từ thế kỷ XV trở đi không có một thế kỷ nào lại không xẩy ra cuộc giành giật nhau, thôn tính nhau về đất đai, rừng núi và cư dân. Rút cuộc cuối cùng chẳng thế lực nào hợp nhất được toàn bộ các mường thành một vùng có kinh tế - chính trị thống nhất. Trái lại, từ những cuộc đổ máu đó đã đưa lại một đáp số lịch sử và một hình thức mường mới: châu mường đã xuất hiện” 10 . Châu mường là đơn vị hành chính lớn nhất trên vùng cư trú của người Thái. Sau một thời gian phân chia bằng chiến tranh và hoà bình hình thành 16 châu mường. 8 Táy pu xẫ, dẫn theo Cầm Trọng: Người Thái ở Tây bắc Việt Nam, Nxb khoa học xã hội, H.1978, r.369 10 Cầm Trọng: Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, sách đã dẫn, tr.308, 312, 340 Sau khi đã hình thành châu mường, giới hạn và vị thế của các mường cũng chưa ổn định. Các chúa mường đều có tham vọng đưa châu mường của mình vươn lên thành mường lớn, Mường Luông. Muốn vậy họ phải dùng chiến tranh để thần phục các mường khác. Tóm lại, từ khi di chuyển đến Việt Nam, cho đến khi ổn định sự phân ranh giới và vị thế các mường ở địa bàn cư trú này, người Thái phải tổ chức chiến tranh liên tục với nhiều mục tiêu và đối tượng khác nhau: chống với tộc người cư trú trước, chống với lực lượng đồng tộc đối địch để khuất phục họ, đưa vị trí của châu mường mình lên cao hơn. Như vậy đủ rõ, đề tài chiến tranh trong sử thi Khủn Chưởng chính là sự phản ánh lịch sử chiến tranh nêu trên của người Thái. Để tiến hành chiến tranh liên tục như vậy, người Thái cần có một tổ chức chiến tranh thường trực. Các chẩu mường (người đứng đầu châu mường), phìa và bô lão toàn mường (thẩu kể háng mương) chính là các tướng lĩnh quân sự của mường, mà người chỉ huy quân sự là chẩu mường. Trong thời kỳ chinh chiến, yêu cầu của người Thái là chiến đấu chiếm đoạt của cải vật chất, đặc biệt là đất đai để cư trú và khai phá ruộng đồng. Muốn có những thứ này không có cách nào khác là tổ chức ra những đoàn quân chinh chiến và mở ra các đợt di chuyển dân cư tới vùng đất mới. Mục đích này được ghi chép rõ ràng trong sách của chẩu mường “Có làm giặc mới có thóc để ăn (Dệt xấc te cọ chăng đẩy khẩu kỉn). Như vậy tinh thần có tổ chức quân sự này ra đời từ thời kỳ đi tìm mường (pang tó mương). Lúc đó, có lẽ mỗi một người đàn ông đến tuổi trưởng thành là một người lính chiến và ngược lại một lính chiến là là một thôn dân khai phá đất mới thành ruộng. Khủn Chưởng và con trai, Tạo Hùng, không phải ai khác, chính là hình ảnh phóng đại của chẩu mường hùng mạnh, vừa là tù trưởng, vừa là thủ lĩnh quân sự, là người đứng đầu bộ chỉ huy đội quân Thái, mà tướng lĩnh, những Ai Quang, Xảm Hiếu, Khun Lốm là bo lão toàn mường (khẩu ké hang mường). Các nhân vật anh hùng này được sáng tạo ra từ tinh thần chiến tranh và lịch sử chinh chiến của người Thái các thế kỷ trước 11 . 11 Người Thái ở miền núi Nghệ An có nguồn gốc trực tiếp từ Tây Bắc, thiên di và o theo nhiều đợt. Đợt sơm nhất là khoảng thế kỷ thứ 10, đợt muộn nhất cũng cách ngà y nay trên 200 năm. Do có nhiều thời điểm thiên di khác nhau, nên bộ phận người Thái ở Nghệ An đã hình thà nh các nhóm Thái địa phương như : nhóm Thái Tà y Mường (có nơi gọi là Thái Hà ng Tổng hoặc Tà y Chiềng), nhóm Thái Tà y Thanh (cói nơi gọi là Mán Thanh) Gọi là Tà y Mường vì khi thiên di đi theo đơn vị mường: Tà y Thanh có gốc từ Mường Thanh (Điện biên. Những tên trên là tên gọi tự xưng của đồng bà o. Do có quá trình tộc người như trên nên lịch sử xa xưa của người Thái ở Nghệ An và lịch sử của người Thái Tây Bắc có thể coi là hoà hợp với nhau. Tóm lại, sử thi Khủn Chưởng phản ánh lịch sử chiến chinh của người Thái, qua đó ca ngợi truyền thống anh hùng dũng cảm trong chiến đấu và sản xuất, chiến đấu để sản xuất, để “đảy khẩu kín” của đồng bào. Tình thần Khủn Chưởng cần được học tập, tiếp thu để xây dựng và bảo vệ CNXH trong thời đại ngày nay. . LỊCH SỬ THÁI QUA SỬ THI KHỦN CHƯỚNG GS.TSKH. Phan Đăng Nhật Cho đến nay, sử thi Thái đã được công bố rộng rãi 2 bản tiêu biểu (chưa kể. xa xưa của người Thái ở Nghệ An và lịch sử của người Thái Tây Bắc có thể coi là hoà hợp với nhau. Tóm lại, sử thi Khủn Chưởng phản ánh lịch sử chiến chinh của người Thái, qua đó ca ngợi truyền. sử thi Chương của người Thái lưu truyền ở các vùng và các quốc gia khác nhau. Sau đây là vấn đề lịch sử Thái được phản ánh qua sử thi Khủn Chưởng. Chủ đề chung của sử thi là phản ánh những vấn

Ngày đăng: 13/08/2015, 00:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w