GIA PHẢ DÒNG HỌ CẦM BÁ “LO CĂM”, THUỘC CHI TẠO CAI MƯỜNG TRỊNH VẠN

10 266 0
GIA PHẢ DÒNG HỌ CẦM BÁ “LO CĂM”, THUỘC CHI TẠO CAI MƯỜNG TRỊNH VẠN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIA PHẢ DÒNG HỌ CẦM BÁ “LO CĂM”, THUỘC CHI TẠO CAI MƯỜNG TRỊNH VẠN * (Trích bản viết ngày mồng một tháng mười năm Thành Thái thứ 3) (Novembre - 1891) ThS. Vũ Trường Giang Tiểu dẫn: Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ở miền núi Thanh Hóa tồn tại 40 mường của người Thái. Trong số đó có 4 mường lớn tiêu biểu cho 4 tiểu vùng của không gian văn hóa của người Thái ở Thanh Hóa là mường Ca Da (huyện Quan Hóa), mường Khoòng (huyện Bá Thước), mường Đèng (huyện Lang Chánh) và mường Chiếng Ván (huyện Thường Xuân). Người Thái ở miền núi Thanh Hoá có các dòng họ Kha, Ngân, Khoang, Cao, Lộc, Lò, Lương, Mạc, Vi, Cầm, Lang Một dòng họ lớn của người Thái nối đời làm Tạo ở miền núi Thanh Hóa trước Cách mạng tháng Tám 1945 là họ Lo Căm, với các tên gọi Phạm Bá ở vùng Quan Hóa, Cầm Bá ở vùng Thường Xuân, Sầm Văn ở Quỳ Châu (tỉnh Nghệ An). Cầm Bá Thước sinh năm 1859 tại tổng Trịnh Vạn, châu Thường Xuân, mất năm 1895 tại thành phố Thanh Hóa (bị Pháp giết). Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương, Cầm Bá Thước đứng lên lập căn cứ khởi nghĩa ở tổng Trịnh Vạn, rồi sau đó được sự hưởng ứng và giúp đỡ của nhân dân đã nhanh chóng phát triển ra các vùng xung quanh: liên kết với Hà Văn Mao ở châu Quan Hóa (nay thuộc huyện Bá Thước); Lương Văn Tạo ở Mường Xay (Sầm Tớ - Lào); Lang Văn Thiết, Lang Văn Hạnh (Quỳ Châu - Nghệ An) Phong trào chống Pháp của người Thái ở miền núi Thanh Hóa do Cầm Bá Thước lãnh đạo kéo dài 10 năm đã gây cho địch nhiều tổn thất, và đã để lại nhiều bài học quý báu về vận động quần chúng, tổ chức lực lượng, xây dựng căn cứ Chúng tôi xin giới thiệu bản gia phả dòng họ Cầm Bá ở mường Chiếng Ván, châu Thường Xuân (nay là xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) để bạn đọc tham khảo. Bản gia phả này vốn được viết bằng chữ Hán và do chính Cầm Bá Thước soạn. Sau được người cháu là Cầm Bá Bảo dịch ra chữ quốc ngữ. Ông Cầm Bá Bảo là Tri * Vũ Trường Giang sưu tầm và giới thiệu. châu Thường Xuân, sau Cách mạng tháng Tám 1945 là Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính huyện Thường Xuân, đồng kiêm uỷ viên Uỷ ban hành chính Thượng du, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Ông Cầm Bá Bảo đã mất năm 1987. Bản gốc chữ Hán của gia phả hiện nay đã thất lạc, dòng họ và chúng tôi đang tiến hành sưu tầm. Vì thấy đây là bản gia phả quý, bản dịch chép tay nhiều khả năng trung thành với bản gốc, có thể giúp ích cho việc nghiên cứu về lịch sử dòng họ Cầm Bá nói riêng và lịch sử tộc người Thái ở miền núi Thanh Hóa nói riêng. “Tôi là Cầm Bá Thước phụng biên danh vị các cụ từ ông tổ 10 đời lại giờ (trừ ra 10 đời về trước, thời lâu năm, sắc bằng mục nát, không thể nhận rõ mà biên ghi được, và theo tục nhà những ngày kỵ, ngày chết cũng không có biên chép gì cả), để cho con cháu sau biết mà kính phụng. Phụng kê như sau: Ông tổ 10 đời: Cầm Bá Kính Làm Thổ tù, Cai huyện - Toán Lịnh Hầu, đời vua Hoàng Định - Triều Lê (Anne , e 1600) Ông tổ 9 đời: Cầm Bá Lãng Làm Cai tổng - chức Triều Cường Bá, đời vua Dương Đức - Triều Lê (Anne , e 1629). Ông tổ 8 đời: Cầm Bá Vinh Làm Thổ tù - Cai huyện Nghĩa Lậu Hầu, năm vua Dương Đức - Triều Lê (Anne , e 1672). Ông tổ 7 đời: Cầm Bá Bích Làm Thổ tù - Cai huyện, năm vua Bảo Thái - Triều Lê (1720). Ông tổ 6 đời: 1* Cầm Bá Chính (Anh cả không có con) Làm Thổ tù - Cai huyện, chức Quả Cảm Tướng quân, Quân dân vương sứ Ty - Phòng ngự Thiên sự, năm vua Vĩnh Hữu - Triều Lê (1735). 2* Cầm Bá Bàn (Em thứ 3, thừa tự anh cả) Làm Thổ tù - Chánh đội trưởng, năm vua Cảnh Hưng - Triều Lê (1760). Ông tổ 5 đời: Cầm Bá Xuyến Làm Thổ tù, năm vua Chiêu Thống - Triều Lê (1782). Ông tổ 4 đời: Cầm Bá Thiều Thổ tù - Chưởng cơ hầu phòng ngự, chức Thiều Quang hầu, Năm vua Gia Long (1802). Có dự vào bậc Công thần toàn quốc. Ông tổ 3 đời: Cầm Bá Hiển Thổ tù (Chánh đội trưởng, Đô uý), năm vua Gia Long, Minh Mạng (1820). Ông tổ 2 đời: Cầm Bá Tuấn Huyện trưởng - Chánh đội trưởng, năm vua Minh Mạng (1835). Thân phụ: Cầm Bá Tiêu Quản cơ, năm vua Tự Đức (1850)”. ========================================== Observation: Gia phả này từ đời ông bác tôi (Bang tá Lương Thường nhị châu Cầm Bá Thước) là con ông cậu Bá Tiêu làm ra, xin dịch theo nguyên văn chữ Hán ra Quốc ngữ, có chua thêm số năm Tây cho rõ. Bởi vậy Ông tổ 10 đời trong gia phả này, đến nay là ông tổ 13 đời của tôi vậy. Sao y bản chính Thường Xuân, ngày 7 - 1 - 1937 Tri châu Cầm Bá Bảo Phần tiếp tính ngược lại “Ông tổ thứ 11: (có bản riêng nói qua về lịch sử của ông): Cầm Bá Thước. Bang tá hai châu Lương Chánh, Thường Xuân, chức Tán tương quân vụ, thống lĩnh miền Thượng du Thanh Nghệ. Chống Pháp bị hành hình, thọ 36 tuổi. Ông tổ thứ 12 (Dượng phụ): Cầm Bá Thành ( không có con trai). Làm tri châu 9 năm, thọ 29 tuổi. Tự sát tại thị xã Thanh Hoá vì bại lộ việc mưu đánh Tây, trả thù nhà, thù nước. Ông tổ thứ 13 (Cháu phụ): Cầm Bá Vinh. Làm Tri châu 22 năm, thọ 52 tuổi. Thời vua Khải Định, Bảo Đại (năm 1913 - 1935). Em thúc bá ông Cầm Bá Thành. Con trai là Cầm Bá Bảo, cho lập tự nhà Anh “Cầm Bá Thành”; nên Chính phủ Bảo hộ giao chức đó cho quyền giữ, đợi con lớn lưu giao lại. Trong quá trình công tác luôn luôn mâu thuẫn với Nhà nước, đặc biệt là bộ máy Bảo hộ, do đó suốt đời bị khiển trách nhiều hơn. Đến năm thứ 22 cũng về chống lại quan Đại Pháp (Tây Đoan), huy động nhân dân và cho lính bao vây đánh một tốp lính Đoan lên công tác ở địa phương, tại Cửa Đặt. Kết quả trong lúc đó Tây Đoan phải ra mặt xin lỗi, nhận sai trước công chúng và sau đó nó phát đơn kiện lên Toàn quyền. Toà sứ đặc biệt điều tra xét xử, phần thắng về ta mà chỉ mất có một đồng bạc vì án phí hiện hành. Nhưng đi vào thực tế, việc này cũng phải lo lót tốn kém gần 1000 đồng do con trai là Cầm Bá Bảo đảm nhiệm, việc chạy chọt này với tên phó sứ André Bon tỉnh Thanh Hoá lúc bấy giờ. Và cũng trong dịp này, vì bực bội trong mình, vì con đã lớn khôn nên đã xin hưu trí trước thời gian 3 năm và lo cho con lên nối nghiệp nhà. Mục đích là không cho họ khác lên mà nuôi ý chí căm thù trước sau “Nợ nước, thù nhà”. Sao tại bản Cù do phần ông bác Cầm Bá Thước ghi lại và có tiếp ghi thêm các đời sau do ông Cầm Bá Bảo phụng ghi. Ngày 10 tháng 1 năm 1966 Một vài mẩu chuyện về đời ông Bác Cầm Bá Thước (Trích trong “Đọc bài Fi , - Ja - Vai” của bạn Việt Thường”, do ông Cầm Bá Bảo ghi chép, bản chép tay). Ông là người dòng dõi thế tộc ở châu Thường Xuân, tổ tiên ngày trước ở vùng Sơn La di cư vào. Đời đời kế tiếp cai trị châu Thường Xuân, thuộc tỉnh Thanh Hoá. Trái với ông Hà Văn Mao là dòng dõi Võ tướng, ông là con nhà Văn, thân thể ốm yếu, nhưng về tấm lòng yêu nước, ông không quản gian lao, khó nhọc, chống lại giặc Pháp hơn mười năm trời, nay đây, mai đó, phiêu bạt khắp miền thượng du Thanh Hoá đến Nghệ An; có khi phải trốn tránh lên miền biên giới Ai Lao, cửa nhà tan nát, vợ con vất vả ông cũng không màng. Người ta thuật lại rằng: ông vốn người hèn yếu, nhưng gan dạ khác thường. Một hôm thua trận, binh lính chạy hết, ông ngăn cản lại không cho tháo lui và kích thích tấm lòng dũng cảm của họ. Ông những muốn xung trận, đứng vào hạng tiên phong, nhưng thể chất yếu đuối quá, không thể đi bộ, leo dốc, ông hô hào các người tuỳ tùng cáng ông vào trại giặc để chém giết, dưới những làn mưa đạn của giặc bắng ra. Trận ấy giặc phải bỏ chạy, để lại rất nhiều khí giới. Những khi xông trận, ông thường lấy bông bịt tai lại để khỏi nghe tiếng súng. Tôi không nhớ rõ Ông theo Phan Đình Phùng, Tống Duy Tân vào hồi nào, nhưng khi Hà Văn Mao thất trận, phải tự vẫn thì vợ con Hà chạy về ở với ông tại Trịnh Vạn, Cửa Đặt, cùng nhau ăn sắn, ăn mai Ông “đầu hàng” Pháp hai lần, nhưng lần nào có dịp là ông khởi binh đánh lại. Ông thường nói: “Sao tôi ghét những người Pháp tệ, tôi không thể nào sống chung với họ được, tôi ghê tởm bọn Tây lắm”, câu nói đó theo tiếng thổ âm (Căm khui Tây lắm) đã được truyền tụng đời đời. Ông không ghét họ sao được. Họ là bọn người cướp nước, gieo thảm họa cho muôn vạn sinh linh. Họ muốn dân ta sống dưới ách đô hộ cực nhục, để họ tha hồ bóc lột đè nén. Giang sơn gấm vóc của ông cha ta để lại, họ manh tâm dày xéo. Ông cũng là người tri thức, có lương tâm, phải theo tiếng gọi của Cần Vương; ông phải làm tròn nhiệm vụ với Tổ quốc. Muốn chống lại giặc Pháp, ông liên kết với thổ ty ở Thanh Hoá và Nghệ An. Một dòng họ thổ ty ở Nghệ An, sau này vì nghĩa cả tình thâm, mà trở nên thông gia muôn phần khăng khít. Ông lại thân thiện với người Lào ở Mường Vèn, Sầm Tớ, Sầm Nưa để lấy đường vận chuyển súng ống. Trong các đạo binh của ông, có người Lào, người Khạ và nhiều người thượng du Thanh Hoá. Ông với Hà Văn Mao là hai người bạn thân, thề cùng nhau sống chết. Súng của ông, không chỉ có súng Man - Thượng (2) , hột nẻ, mà còn có cả khẩu súng Tây. Có lẽ những khẩu súng ấy là của Cao Thắng chế ra và phân phát cho đạo binh Thanh thứ do ông chỉ huy. Trong những lúc mà Hà Văn Mao và Tôn Thất Thuyết muốn được việc lớn, phải dùng nghiêm lệnh, ông bao giờ cũng là nhà văn lấy nghĩa cả buộc người. Tôi đã được đến làng Bản Cộc, chờ ông Tôn Thất Thuyết sau khi trú ở Thường Xuân. Người đã chỉ cho tôi chỗ ông Tôn Thất Thuyết chém hàng chục người vì yếu đuối, không thể theo ông sang cầu cứu bên Tầu được. Chính ông Cầm Bá Thước đưa ông qua Điền Lư để ông Hà Văn Mao chỉ dẫn đường lối đi Lai Châu, rồi sang Tàu. Ông Tôn Thất Thuyết có cho ông làm Tán tương quân vụ, thống lĩnh miền thượng du Thanh - Nghệ, nhưng ông phải là người ham chức vụ, ông cố chối từ. Ở miền thượng du Nghệ An, muốn tỏ lòng tôn trọng, nhiều nơi còn gọi ông là Tán Thước, theo chức Tán tương quân vụ ông cố chối từ. Nghe đâu ông bị chém hồi 36 tuổi, ông phủ Thọ Xuân mấy lần dỗ ông về hàng, ông không nghe. Khi ông giám binh J.Soler đã bắt được ông, giao cho ông phủ Thọ Xuân giải về Thanh Hoá chịu tội, Ông bị nhốt trong một cái cũi chật hẹp, ông nói với ông phủ Thọ Xuân rằng: “Tôi vì việc nước tất phải hành hình, nhưng tôi có bị tội tình gì mà nhốt tôi trong cái cũi chật hẹp như thế!”. Ông phủ Thọ Xuân cảm phục phải nới rộng xiềng xích. Thế rồi ông bị điệu về chém ở thành phố Thanh Hoá; thi thể ông được người nhà đem về đốt ở Trịnh Vạn, theo tục lệ “ Cầm phải thử tro”, nghĩa là bắt những giòng Cầm phải đốt đi thử lòng trong sạch. “ Cầm” là “Vàng”, dầu thiêu đốt mấy cũng là hoàn vàng. Đời ông Cầm Bá Thước đã chứng tỏ lời nói ấy. Trải bao năm bôn ba việc nước, ông không có thì giờ lo nghĩ đến việc gia đình. Sau khi ông bị bắt, của cải bị tịch thu, con cái phải sống nhờ vào đám dân trung thành. Những đứa con ấy, những khi trốn giặc, có người phải trao đời trên một cái bè ở cửa sông Đặt, có người phải sống vật vưởng ở những ngọn khe, lạch suối, nhưng chí phấn đấu của họ không bao giờ ngừng; dòng máu ông Cầm Bá Thước vẫn truyền trong huyết quản. Sau này con trai ông là Cầm Bá Thành lại nối cái chí cha, làm tri châu mà mật lo việc nước, theo phong trào Đông kinh nghĩa thục, cho người đi mua ngựa ở Lạng Sơn, Lào Cai sắm vũ khí, tích trữ lương thực, trù tính mưu kế với một người đồng chí quán ở Hà Tĩnh, gọi là thầy Kỳ. Lại ngày ngày các đồng chí bàn soạn với nhau ở các làng mà trước kia ông Cầm Bá Thước và ông Tôn Thất Thuyết đã cùng nhau bàn luận. Nhưng về sau câu chuyện bị lộ, bọn mật thám bắt được các giấy tờ bí mật, ông bị bắt cùng lúc với ông Hà Triều Nguyệt là con ông Hà Văn Mao. Ông Hà Triều Nguyệt bị đầy đi Tân Đảo (Nouvelle Calédonie) còn ông Cầm Bá Thành, vì thi thể yếu đuối, lại phải lúc đau yếu trầm trọng, ông nhịn không ăn uống mà tự tử. Ông chết tại nhà người bạn tại thị xã Thanh Hoá trước khi sắp bước chân vào vòng tù tội, khi chết mới có 29 tuổi. Về sau ông Hà Triều Nguyệt vì tình thế phải trở về làm quan với Pháp. Ông có nói với các người thân tín rằng: “Dòng họ Hà và họ Cầm đều có một cái điên, nhưng cái điên ấy ít ai có được, vì cái điên yêu nước”. Tình cảnh ông đã bộc lộ trong mấy câu đó. Cái điên của đồng bào thiểu số, nhiều khi không được bộc bạch, cho nên không mấy người biết, nhưng con cháu ông Hà Văn Mao và ông Cầm Bá Thước bao giờ cũng theo chí lớn của ông cha. Theo mẩu đời ông Cầm Bá Thước thì biết ông yêu nước là dường nào, chí ông khảng khái là dường nào. Bọn Pháp sau này khảo cứu về lịch sử miền Thượng du Thanh Hoá, thường gọi ông “Le rebelle Cầm Bá Thước” (nghĩa là tên phản nghịch Cầm Bá Thước). Ông không phải là tay sai trung thành của Pháp; ông không phải là người phản bội, ông cũng không phải là người giặc cỏ; ông vì nghĩa lớn mà lo việc nước. Trong các chiến công, toà giám binh Thanh Hoá cho việc bắt được ông Cầm Bá Thước là một việc quan trọng. Trong hồi Pháp thuộc, hàng năm vào những ngày 12 tháng 3 hiện ngạch khố xanh Đông Pháp, các đồn trưởng và các giám binh đọc diễn văn nói về việc bắt được ông Cầm Bá Thước ở Trịnh Vạn (Capture de Cầm Bá Thước à Trịnh Vạn). Nếu như người ta ham mồi phú quý, ông cần gì phải đánh lại giặc Pháp. Sau này thất thế, ông muốn đầu hàng, người Pháp vẫn cứ trọng dụng. Chính người Pháp đã nhờ ông phủ Thọ Xuân bao lần dụ dỗ. Đối với các dân tộc thiểu số, người Pháp lại tôn trọng phong tục và chủ quyền, ông có thể đời đời làm chúa tể sơn lâm, nhưng ông là người nghĩa khí không bao giờ chịu để người Pháp lợi dụng. Một người như thế mà nói rằng: “Tự hiến thân cho giặc Pháp” thì thật là phi lý. Trong các người chống lại giặc Pháp, có người sau này phải đầu hàng, như ông Lê Trực ở Quảng Bình, cũng có người phải bắt buộc làm việc cho người Pháp, nhưng họ không phải là người dẫn đường cho bọn Pháp cướp nước. Nếu tôi không lầm thì câu: “Tự hiến thân cho Pháp” của bác Việt Thường có ý nghĩa là tự mình đến quỵ luỵ người Pháp để đưa đường chỉ nẻo cho họ là hại đồng bào. Đời ông Cầm Bá Thước trái hẳn lại lời phê bình không căn cứ đó. Ta nên cải chính để cho đúng với sự thật; và cho khỏi tủi vong linh một người anh hùng có công với đất nước. Bài ông Sầm Văn Kim (cháu ngoại). Sao lại: Cầm Bá Bảo (đích tôn). Tiểu sử sơ lược đời ông nội Cầm Bá Thước (Đọc tại Đền làng Cộc “Sầm Ban Cộc” trong dịp lấy danh hiệu của Người (Đại đội Cầm Bá Thước) vào ngày 26 - 2 - 1950 (tức ngày 10 tháng 1 năm Canh Dần). “Cụ Cầm Bá Thước là người dòng dõi thế tộc ở châu Thường Xuân, tổ tiên ngày trước ở vùng Sơn La di cư vào, dòng họ Cầm - Bá (Tạo Lại), sinh tại làng Chiềng, xã Trịnh Vạn, tổng Trịnh Vạn, châu Thường Xuân (nay là xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân). Cụ Cầm Bá Thước tên huý là “Ló Kắm Pắn”, ngay từ thuở nhỏ Cụ có hai con mắt sáng quắc, giọng nói rắn rõi, cử chỉ lanh lợi, tính nết đằm thắm, đến năm 8 tuổi được rước thầy về nhà học chữ Hán. Sẵn có thiên tư, học đến đâu Cụ biết đến đó, sau một thời gian học tập Cụ trở nên một người ham đọc sách, thích nghiên cứu; tính tình Cụ hết sức thuần tư, không nóng nảy, vui vẻ đối với mọi người, trên thuận dưới hoà, không có kẻ khinh người trọng. Thường thường Cụ làm một việc gì, thì dù một vật dùng, Cụ cũng tỉ mỉ làm đến nơi đến chốn cho đạt được kết quả, mặc dù đồ vật ấy hư hỏng hay không có giá trị, song Cụ đã làm thì làm cho kỳ được, kỳ xong. Phần văn hoá, về Hán tự của Cụ trình độ cử nhân, nhưng Cụ không đi thi, vì Cụ xem sự đậu, hỏng không đáng làm điều, con đường danh lợi đối với Cụ chỉ là vòng cương toả. Mà thứ nhất là mắt Cụ được trông thấy, tai Cụ được nghe cửa cường quyền Pháp đối với dân tộc thiểu số cũng như trung châu dải đất S, đã hun đúc cho lòng Cụ một mối thù vô tận. Rồi ai tự giác và Cụ tự liệu, vả lại sách có câu: “Độc trụ bất thành lâm”, bởi vậy nên Cụ bắt đầu tìm những nhà tri thức, bạn thân đến cảm địa, bàn mưu, tính kế chống giặc, giữ đất nước, rồi chiêu binh, mãi mã v.v Người hồi đó, thấy Cụ có sở thích hay làm nhà, nhưng những nhà đó không có tính cách kiên cố, vì những cột, kèo, tranh, mè đều là những thứ trong một hai năm là hư hỏng, rồi lại làm lại; nghĩa là về sau người ta mới hiểu Cụ làm toàn nhà kháng chiến, và mỗi khi cùng các đồng chí hội họp thảo luận các công việc xong, Cụ đều phân phối đi các nơi hoạt động. Mọi việc làm của Cụ đều có tổ chức, có chương trình kế hoạch, tuy trong hồi bí mật, nhưng tiếng vang của Cụ lọt tới tai các bạn có tài, trưởng cách mạng các nơi, như Tôn Thất Thuyết, Hà Văn Mao, Tống Duy Tân v.v… Tại Thường Xuân, mặc dù bọn cướp nước có súng ống đàng hoàng, quân đội hùng mạnh, nhưng với lòng thiết tha yêu nước của Cụ, đồng chí và toàn thể đồng bào miền núi đoàn kết lại thành một thứ khí giới sắc bén có thể giết được giặc. Thế rồi, nào là Cụ tổ chức liên lạc, giao thông, tiếp tế, phát minh quân nhu, như tên thuốc độc, chông, cạm bẫy, giáo mác, súng hoả mai và cung tên … Cụ là người sợ súng, nhưng mỗi trận đánh cụ đều đứng chỉ huy, trong khi xông trận Cụ thường lấy bông đút nút lỗ tai lại. Mỗi một lần xuất quân Cụ lại thường huấn thị cho các cấp chỉ huy: “Thắng ta không kiêu, bại ta không nản”. Vì vây, nhiều trận làm cho quân Tây phải khiếp vía, kinh hồn, như những trận phía trong Hón Ngồi, trận Vực Lồi, Riềng Nhao (ở thôn Man Lộc, xã Thắng Lộc), Ná Khẹt tại Lệ Khê, những trận này làm cho quân Pháp thiệt hại rất nặng, máu chảy thành khe, thây nằm chật đất. Rồi một thời kỳ Cụ dùng mưu, nhân bọn Pháp định thu hút Cụ bằng cách ban cho Cụ chức Bang tá hai châu là Lang Chánh và Thường Xuân, Cụ nhận cốt là lợi dụng cơ hội để mở rộng liên lạc và tăng cường lực lượng để trở lại việc cũ… Vì thế, Cụ hoạt động về phần khởi nghĩa nhiều hơn là công việc Bang tá hai châu của Cụ, mà quả đúng như vậy, Cụ trở về rút kinh nghiệm trước, hoạt động tích cực hơn. Đối với những người có tội lỗi, lầm đường, lòng nhân từ của Cụ không nỡ hại, nhưng lời lẽ ôn tồn của Cụ, an ủi họ mà khuyên nên hy sinh mà cứu lấy trăm họ, và sau khi hành hình, Cụ cho thân nhân kẻ xấu số tiền chôn cất tử tế. Đối với phụ nữ, thường thường hay đứng ở ngoài đường hay ngoài sông bến nói chuyện với nhau, Cụ rất ghét, nên ra lệnh cấm và phạt, cốt để cho những chuyện bí mật quân sự khỏi lọt ra ngoài. Tính cuộc chiến đấu với bọn Pháp của Cụ được 6, 7 năm trời, từ hồi Cụ 31 tuổi đến năm 36 tuổi, trong thời gian đó biết bao nhiêu trận thắng, có ít trận bại không đáng kể, song tinh thần dân vẫn vững, chiến thuật du kích tinh nhuệ thêm. Còn hồi ông Thượng Vương là tổng đốc Nghệ An, Cụ có lĩnh trách nhiệm đi quyên tiền được 30 nén bạc, viên tổng đốc không thể từ chối, tự xuất số tiền ấy. Đến khi Thượng Vương ra Thanh Hóa trả thù bằng cách là ton hót cùng bọn Pháp để chực tăng công. Biết vậy Cụ vẫn tự nhiên, công việc nước vẫn mang nặng. Có lần quân lính khuyên Cụ nên đầu hàng đi, nhưng Cụ bảo rằng: “Thà chết chứ không trở lại vòng nô lệ”. Rồi Cụ chống đối giặc Pháp cho đến khi bị giặc Pháp bắt nhốt vào cũi, và trong khi khiêng Cụ qua làng Cộc, Cụ có cắm một cành cây, gọi là cây “Chá lúc” vào miếng đất và truyền cho con cháu sau này: nếu Cụ có thế nào thì lập đền thờ Cụ tại nơi Cụ cắm cây, tức là Điện ngày hôm nay. Lãnh ý Cụ, sau khi bọn sai lang “Pháp” bắt được, hành hình Cụ với bạn đồng chí là cụ Tống Duy Tân tại bãi cỏ thị xã Thanh Hóa ngày nay là chỗ chăn bò; con cháu lập ngay đền thờ tại Chòm Lộc này và trong huyết quản của con cháu Cụ và tất cả họ hàng Cầm Bá đều chung một mối căm thù với bọn Pháp. Trên đây chỉ là tóm tắt sơ lược tiểu sử cụ Cầm Bá Thước mà đại đội ngày nay được vinh dự mang tên. Đại đội đã chiến đấu và chiến thắng, làm tròn nhiệm vụ với Tổ quốc và làm vẻ vang cho tên tuổi Cụ, thật đáng khen thay, ngày hôm nay đại đội lại về thăm lăng Tổ. Với cử chỉ quý ấy, toàn thể trong họ hàng rất lấy làm cảm động. Nhưng năm mới, thắng lợi mới, đại đội càng cố gắng thêm, noi theo tinh thần của Cụ, càng chiến đấu mãnh liệt thêm, rồi một thời gian nữa gần đây khúc khải hoàn tiễu trừ giặc Pháp ra khỏi bờ cõi. Chúng ta sẽ cùng ca trước lăng Cụ một lần nữa. Ngày ấy là ngày thắng lớn vinh quang của đất Việt và là ngày vang danh lừng lẫy của đại đội Cầm Bá Thước. Khi dứt lời, toàn thể đại đội hãy cùng chúng tôi hô to các khẩu hiệu sau đây: 1. Tinh thần cụ Cầm Bá Thước bất tử! 2. Noi gương anh dũng của Cầm Bá Thước! 3. Hoan hô đại đội Cầm Bá Thước! 4. Việt Nam độc lập, thống nhất muôn năm! 5. Hồ Chủ tịch muôn năm!” Đọc tại làng Cộc đêm 26 - 2 - 1950 (ngày 10 - 1 năm Canh Dần) Người viết và đọc: Cầm Bá Bảo, cháu đích tôn Cụ Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính huyện Thường Xuân, đồng kiêm uỷ viên Uỷ ban hành chính Thượng du, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa. . GIA PHẢ DÒNG HỌ CẦM BÁ “LO CĂM”, THUỘC CHI TẠO CAI MƯỜNG TRỊNH VẠN * (Trích bản viết ngày mồng một tháng mười năm Thành Thái thứ 3) (Novembre - 1891) ThS. Vũ Trường Giang Tiểu. “Cụ Cầm Bá Thước là người dòng dõi thế tộc ở châu Thường Xuân, tổ tiên ngày trước ở vùng Sơn La di cư vào, dòng họ Cầm - Bá (Tạo Lại), sinh tại làng Chi ng, xã Trịnh Vạn, tổng Trịnh Vạn, châu. nhiều bài học quý báu về vận động quần chúng, tổ chức lực lượng, xây dựng căn cứ Chúng tôi xin giới thiệu bản gia phả dòng họ Cầm Bá ở mường Chi ng Ván, châu Thường Xuân (nay là xã Vạn Xuân,

Ngày đăng: 13/08/2015, 00:33

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan