1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

DÒNG HỌ MA DOÃN THEO TÂY SƠN CHỐNG QUÂN THANH

3 856 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

DÒNG HỌ MA DOÃN THEO TÂY SƠN CHỐNG QUÂN THANH Hoàng Thị Đan Trong cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Chiêm Hoá từ năm 1943 - 1991 xuất bản tháng 2 - 1995, phần khái quát về điều kiện tự nhiên, lịch sử, kinh tế, xã hội của huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) có đoạn: “Năm 1789 quân dân Chiêm Hoá (lúc đó gọi là Mường Giàng) dưới sự thống lãnh của một vị thủ lĩnh họ Ma đã cùng quân Tây Sơn chặn đánh cánh quân của Tôn Sỹ Nghị sang xâm lược nước ta bị thua trận trên đường chạy về nước, tiêu diệt 3000 tên” 1 . Vị thủ lĩnh đó là ai? Trận đánh diễn ra ở đâu? Con cháu của họ hiện nay sống ở đâu? Là một người sinh ra và lớn lên ở Chiêm Hoá, những câu hỏi đó cứ ám ảnh mãi trong tôi. Cho đến một ngày gần đây có điều kiện về lại Chiêm Hoá và theo sự chỉ dẫn của những người già trong vùng, tôi tìm đến gặp ông Ma Duy Trân, năm nay 70 tuổi, dân tộc Tày, kỹ sư lâm nghiệp đã về hưu ở làng Nghè xã Hùng Mỹ huyện Chiêm Hoá. Ông là một trong những hậu duệ của thủ lĩnh họ Ma Doãn đã nói trên. Theo lời ông Ma Duy Trân kể lại rằng: Từ thời Lê dòng họ Ma Doãn được phong làm thủ lĩnh vùng Mường Giàng (ngày nay là huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang). Đầu tiên là thủ lĩnh Ma Doãn Mận, do có công đánh giặc (không nhớ rõ năm nào, ở đâu) nên đã được phong là : “Tướng quân hầu đái lệnh”. Sau đó trong một trận đánh không cân sức ông Mận và hai đồng sự đã chết. Giặc thả xác ba ông xuống dòng Nậm Ba (nay còn gọi là ngòi Quãng, là một nhánh của dòng sông Gâm, thuộc huyện Chiêm Hoá). Bảy ngày sau xác nổi lên trôi vướng vào một hòn đá cuối làng Quãng (thuộc xã Xuân Quang, huyện Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang). Dân chúng vớt xác đem chôn cất và lập một đền thờ tại hòn đá to bên sông Nậm Ba. Ngày nay đền thờ đó đã bị đổ nát nhưng dân đi thuyền bè qua lại trong vùng vẫn gọi hòn đá to hình đầu con hổ đó là “hòn Ba ông”. Những người vớt được xác ba ông là người họ Hà (ở làng Quãng) được những người họ Ma Doãn nhận kết nghĩa anh em, và được mang chữ đệm “Doãn” tức là họ Hà Doãn. 1 Lị ch sử Đả ng bộ huyệ n Chiêm Hoá, trang 12 Ông Ma Doãn Mận có hai người con trai là Ma Doãn Dảo và Ma Doãn Kiệu. Ông Ma Doãn Dảo đã cùng bố vợ là Ma Công Nhậm lãnh đạo quân dân trong vùng giúp quân Tây Sơn đánh bại một toán tàn quân chạy qua Mường Giàng bị quân của ông Dảo và ông Nhậm chặn đánh, giặc thua chạy lên Hà Giang. Quân của hai ông truy đuổi và giải phóng các huyện Vị Xuyên, Quảng Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc thuộc tỉnh Hà Giang. Với chiến công đó ông Ma Doãn Dảo được triều đình Tây Sơn phong tước “Tề quận công”. Nay mộ ông Ma Doãn Dảo còn ở núi Lạp thuộc xã Thổ Bình huyện Chiêm Hoá. Bia mộ ông khắc bằng chữ Hán, ông Trân cũng không đọc được. Con cháu của ông Ma Doãn Dảo ngày nay vẫn sống ở Bản Cuống, xã Thổ Bình huyện Chiêm Hoá. Ông Ma Doãn Dảo chính là vị thủ lĩnh họ Ma được nhắc đến trong Lịch sử Đảng bộ huyện Chiêm Hoá đã nói ở trên. Ông Ma Doãn Kiệu là em ông Ma Doãn Dảo có 8 người con. Người con thứ tư của ông Kiệu là Ma Doãn Vi sống làm ruộng ở bản Luông xã Hùng Mỹ huyện Chiêm Hoá. Thời kỳ đầu thế kỷ 20 vùng núi phía Bắc nói chung và huyện Chiêm Hoá nói riêng giặc giã loạn lạc liên miên, dân làng bản Luông, bản Ngầu cùng trong trình trạng như vậy. Bọn giặc người Hán câu kết với một số người Dao, thường tụ tập ở Bắc Tú, (huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang) làm nơi xuất phát đi cướp bóc, tàn phá các làng mạc. Khẩu hiệu của chúng là “Giết sạch, đốt sạch. Giết người Kinh lấy muối, giết người Tày (Thổ) lấy ruộng cấy”. Dân bản Luông, bản Ngầu bị giết rất dã man, chỉ còn một gia đình chạy thoát là gia đình anh Ma Văn Vĩnh. Sau cách mạng năm 1945 anh Vĩnh đã theo quân giải phóng đánh đồn Đài Thị (thuộc huyện Chiêm Hoá), sau đó tham gia quân đội. Hiện nay anh Vĩnh là một sỹ quan QĐNDVN đã nghỉ hưu đang sống tại Hà Nội. Một lần giặc đến cướp bóc chém giết và đốt sạch bản Ngầu, sau đó chúng tràn qua bản Luông (còn gọi là bản Nghè), con trai ông Vị tên là Ma Doãn Lệnh đã tổ chức dân làng Nghè và các làng xung quanh mai phục ở đèo Đin Đăm (là đèo giữa bản Ngầu và bản Nghè). Trận đánh diễn ra vô vùng ác liệt, một viên tướng giặc bị giết (xác tên giặc này chôn ở Khuổi Nò - phần mộ đến nay vẫn còn), thu nhiều vũ khí như giáo, mác, súng kíp. Thanh gươm của ông Ma Doãn Lệnh (còn gọi là đội nhất) dùng đánh giặc sau này được con cháu đặt trên bàn thờ tổ tiên của dòng họ Ma Doãn. Dấu tích khu vực ông Lệnh xây dựng đồn nay dân làng vẫn gọi là Pủ Đồn. Đồn được đắp bằng đất, bên ngoài trồng tre bao quanh. Trên nền nhà đinh xưa vẫn còn khu mộ của những người tử trận, có khắc bia ghi bằng chữ Hán. Ngoài Pù Đồn ở Đin Đăm, còn có các đồn Bó Pao, đồn Khau Toóc, đồn Bó Cuống thuộc xã Thổ Bình và xã Minh Đức (huyện Chiêm Hoá) liên quan đến các trận đánh cụ thể mà ông Trân không nhớ rõ. Sau khi ông Lệnh chết, nhân dân đã lập đền Nghè bằng gỗ mít thờ 5 vị (trong đó có ông đội nhất - ông Lệnh) lãnh đạo nhân dân đánh giặc giữ yên bản làng. Rất tiếc đền Nghè đã bị cháy trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Nhà ông Ma Duy Trân cũng bị giặc Pháp ném bom làm cháy vào năm 1953, các di vật như thanh gươm, giáo mác cùng gia phả cũng bị cháy và mất hết. Tuy gia phả của dòng họ Ma Doãn không còn nhưng theo truyền miệng, mỗi khi cúng lễ con cháu trong dòng họ Ma Doãn đều khấn “các hầu”, “các quận” là những tước hiệu có lẽ ở cấp địa phương không thể phong mà chỉ triều đình mới phong được. Tất cả những chứng tích vật thể và phi vật thể còn lưu lại đến ngày nay đã nói lên một phần dù rất nhỏ tinh thần quật cường của một dân tộc cùng các thủ lĩnh dòng họ Ma Doãn (dân tộc Tày) ở huyện Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang trong việc đánh giặc giữ làng lẫy lừng một thời. Ngày nay thế hệ những người già trên 80 tuổi còn được biết hoặc được nghe kể lại sự tích của các địa danh như Pù Đồn, đồn Khau Toóc, đồn Bản Cuống, đồn Bó Pao, đền Nghè, đền Ba ông Nhưng những người già lần lượt qua đời. Thế hệ trẻ ít ai biết đến các sự tích trên. Với lòng mong mỏi những gì thế hệ cha ông đã làm sẽ vẫn còn sáng mãi trong lòng các thế hệ con cháu và luôn tự hào với những truyền thống tốt đẹp đó, tôi mạnh dạn ghi lại những gì ông Trân kể dù chưa được kiểm chứng đầy đủ. Rất mong nhận được nhiều thông tin trao đổi cùng bạn đọc. . trai là Ma Doãn Dảo và Ma Doãn Kiệu. Ông Ma Doãn Dảo đã cùng bố vợ là Ma Công Nhậm lãnh đạo quân dân trong vùng giúp quân Tây Sơn đánh bại một toán tàn quân chạy qua Mường Giàng bị quân của. người họ Hà (ở làng Quãng) được những người họ Ma Doãn nhận kết nghĩa anh em, và được mang chữ đệm Doãn tức là họ Hà Doãn. 1 Lị ch sử Đả ng bộ huyệ n Chiêm Hoá, trang 12 Ông Ma Doãn Mận. DÒNG HỌ MA DOÃN THEO TÂY SƠN CHỐNG QUÂN THANH Hoàng Thị Đan Trong cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Chiêm Hoá từ năm 1943

Ngày đăng: 13/08/2015, 00:29

Xem thêm: DÒNG HỌ MA DOÃN THEO TÂY SƠN CHỐNG QUÂN THANH

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w