CÁN BỘ NGƯỜI TÀY TRÊN VÙNG DÂN TỘC MÔNG Triều Ân, Dương Sách Hoàng Lâm Giang Trong tập hồi ký “Đầu nguồn” (NXB Văn Học, 1975) đồng chí Đặng Văn Cáp, một cán bộ bí mật Trung ương hoạt động ở căn cứ địa Cao Bằng những năm 1941 - 1945, có kể: “Trong số 43 anh em đã được dự lớp huấn luyện ở Nặm Quang cũng như các anh em Bác mới biết, Bác chú ý đến 3 đồng chí Bình Dương, Bắc Vọng (tên thực là Hoàng Đức Thạc, sau đổi là Lã) và Xích Thắng ( ). Ba đồng chí này được Bác đặc biệt dìu dắt, các đồng chí nói trên đều trở nên những cán bộ cốt cán, sau này giữ những trọng trách của Đảng”. Bình Dương (tên khai sinh là Hoàng Nguyễn Kiên) người cùng quê với đồng chí Lã (Hoàng Đức Thạc), được học hành, chữ nghĩa khá đầy đủ, nhận thức sâu sắc cảnh đời tối tăm thiệt thòi của người dân sống kiếp nô lệ đọa đầy trong chế độ thực dân Pháp và phong kiến vua quan, từ những năm 1930. Với tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, anh đã có mặt trong các đoàn biểu tình đấu tranh chống phu, chống thuế, chống phụ thu lạm bổ trong những năm 1933, 1934, 1935 của các dân tộc: Tày, Nùng, Kinh, thuộc phủ Hoà An, giành được nhiều thắng lợi. Sau đó, anh và hơn chục đồng chí bị đế quốc phong kiến theo dõi, rồi bị bắt giam ở nhà tù. Vì không đủ chứng cớ, thời gian sau đế quốc Pháp phải thả anh. Anh kết bạn đồng canh với thanh niên người Mông ở trên vùng cao núi đá Liên Sơn. Một hôm đoàn thể phân công anh đi chợ Nước Hai bắt liên lạc với cơ sở cách mạng nơi khác đồng thời xem xét những hoạt động của quan lại, đồn Tây phá cách mạng. Nước da anh trắng trẻo, tiếng nhỏ nhẹ, thêm nữa lại biết nói tiếng Mông, anh cải trang thành nữ thanh niên Mông cùng bạn bè đi chợ. Anh làm xong một số việc thì đến gần trưa, mẹ anh rỉ tai anh: “Anh lý trưởng tốt bụng cho biết đã có tờ sức về cho lý trưởng theo dõi, chiều nay quan phủ về bắt Hoàng Nguyễn Kiên, thấy Kiên ở đâu thì bảo Kiên lánh mặt ngay”. Từ đấy Hoàng Nguyễn Kiên đi hoạt động bí mật. Đã nhiều lần anh được đoàn thể cử lên tuyên truyền vận động đồng bào Mông làm cách mạng, tổ chức thanh niên vào Hội đánh Tây (nói tắt là Thanh niên mặt trận Dân Chủ). Biết tin Kiên đã lên căn cứ địa, đồng chí Lã (Phó bí thư Tỉnh Uỷ Cao Bằng) tìm đến gặp ở bản Mông Lũng Phầy, giao nhiệm vụ đi cùng Kim Đao (cán bộ Mông) đến các xóm lũng có người Mông, Dao Đỏ đã được giác ngộ để vận động bà con cùng ký vào tờ đơn tố cáo quan nha, mán mục, động trưởng ức hiếp, ăn chặn, ăn bớt tiền công. Tờ đơn có gần 400 chữ ký và điểm chỉ của người Mông, Dao Đỏ thuộc vùng núi cao các châu Nguyên Bình, Hà Quảng, Trà Lĩnh và phủ Hoà An. Bình Dương cùng Kim Đao đã khơi dậy một làn sóng đấu tranh trong đồng bào Mông, Dao Đỏ. Cuối tháng 4 năm 1938, Tỉnh uỷ giao cho đồng chí Đại Liên (Nông Văn Trang) cán bộ thanh niên Tày đưa đường cho hai đại biểu đồng bào Mông, Dao Đỏ là Kim Đao và Sùng Văn Sà, khôn khéo, mưu trí đưa trót lọt lá đơn có 400 chữ ký vào phủ Thống Sứ ở Hà Nội. Hôm sau đoàn Đại biểu được Xứ ủy Bắc Kỳ đón mời dự cuộc mít tinh lớn tổ chức ở nhà Đấu xảo kỷ niệm ngày Quốc tế lao động (l/5/1938). Đoàn đại biểu được mở rộng tầm nhìn, trở về làm nức lòng đồng bào Mông, Dao Đỏ. Tờ đơn nói trên, chúng gửi trả về quan năm công sứ Cao Bằng. Quan nha gọi hai đại biểu Mông, Dao Đỏ lên tỉnh nghe giải quyết. Theo chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Bình Dương vận động 200 người đi cùng Đại biểu làm cuộc biểu tình. Đoàn biểu tình bị đàn áp dã man, chúng bắt hai đại biểu đứng hàng đầu, đoàn biểu tình bị giải tán. Bình Dương lên Tỉnh uỷ báo cáo và rút kinh nghiệm tổ chức đấu tranh. Qua cuộc đấu tranh, đồng bào vùng cao càng thấy rõ hơn bộ mặt xảo quyệt, gian ác của đế quốc. Từ đó đồng bào phải đoàn kết để chống lại chúng. Những giác ngộ ban đầu ấy, là tiền đề và cơ sở cho sự giác ngộ sâu sắc giai đoạn cách mạng của Mặt trận Việt Minh sau này. Nhưng cũng qua những hoạt động tích cực của người cán bộ Tày Bình D- ương, đồng bào vùng cao nương rẫy được hiểu rõ và chịu ảnh hưởng tích cực của đồng bào vùng thấp Tày, Nùng, Kinh Đồng chí Bình Dương là một trong những cán bộ Tày đi gieo hạt giống cách mạng cho vùng cao. Những năm này, phong trào cách mạng Cao Bằng ở vùng thấp có nhiều hoạt động sôi nổi, các cuộc biểu tình đấu tranh nổ ra liên tiếp. Tinh thần cách mạng ấy ảnh hưởng tốt đến vùng cao. Nhưng mặt khác, đế quốc tăng cường khủng bố, ráo riết truy lùng cán bộ cách mạng. Nhiều cán bộ lãnh đạo Đảng bộ Cao Bằng bị bắt. 43 thanh niên Cao Bằng, theo chủ trương của Tỉnh uỷ, tạm lánh ra nước ngoài, vì họ đã bị lộ, đế quốc đang truy lùng. Bình Dương cũng ở trong số đó. Sau khi được dự lớp huấn luyện do đồng chí Nguyễn Ái Quốc tổ chức ở Nặm Quang, trong mấy tháng đầu năm 41, 43 thanh niên Cao Bằng trở về cơ sở cũ thí điểm phát triển tổ chức Mặt trận Việt Minh và các Hội cứu quốc. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII ở Pác Bó (Cao Bằng) tháng 5 năm 1941 quyết định tổ chức Mặt trận Việt Minh, phong trào phát triển rộng rãi trong toàn tỉnh Cao Bằng và khắp cả nước. Thi hành Nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII “Mở rộng tổ chức vào các tỉnh phong trào còn yếu ớt và dân tộc thiểu số”, Tỉnh uỷ Cao Bằng thấy trư- ớc hết phải phát triển phong trào cách mạng vào vùng dân tộc Mông Hoà An, Nguyên Bình, Hà Quảng, Bảo Lạc để gây đựng nhiều cơ sở cách mạng ở vùng cao, đồng thời tạo cơ sở chuẩn bị mở con đường Tây Tiến thông sang Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc) theo chỉ thị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Giữa năm 1941, Tỉnh uỷ Cao Bằng cử Bình Dương và nhiều cán bộ lên hoạt động vùng dân tộc Mông. Cán bộ tìm bắt liên lạc với cơ sở Hội Đồng minh Phản đế ở Lũng Phầy (Hoà An): Từ đó phát triển phong trào Việt Minh sang các lũng vùng cao huyện Nguyên Bình. Phong trào phát triển theo lối "nhảy cóc" sang các lũng khác, huyện khác theo đường dây họ hàng và kết bạn đồng canh. Nhiều nơi mở các lớp huấn luyện Việt Minh để phổ biến về tình hình thế giới, trong nước, về chương trình, điều lệ Việt Minh, các Hội cứu quốc, về cách tổ chức tự vệ, về các phương pháp vận động cách mạng Các cán bộ người Tày đã kiên trì giảng giải nội dung huấn luyện cho đồng bào mù chữ người Mông, Dao Đỏ. Dần dần đồng bào có cán bộ của họ. Tháng 3 năm 1942, đồng chí Nguyễn Ái Quốc cho di chuyển cơ quan Trung ương từ Pác Bó về căn cứ địa Lam Sơn, gần cơ quan Tỉnh uỷ Cao Bằng. Sự có mặt của lãnh tụ ở căn cứ địa đã cổ vũ tinh thần cách mạng nhân dân các dân tộc rất lớn. Phong trào chung phát triển lên như diều gặp gió. Tháng 5 năm 1942 Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng bầu ra Ban chấp hành Tỉnh uỷ chính thức gồm các đồng chí: Lã (bí thư) Lê Tòng, Bình Dương, Lê Quảng Ba, Bằng Giang, Hoàng Sâm, Hoàng Tô, Dương Mạc Thạch, Lê Khương. Tháng 11 năm 1942, Đại hội Đại biểu Việt Minh toàn tỉnh họp ở Bó Hoài (thành nhà Mạc cũ) cử ra ban Việt Minh tỉnh, đồng chí Lã làm chủ nhiệm. Sau Đại hội này, Tỉnh uỷ Cao Bằng quyết định khai thông con đường Tây Tiến đi côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc). Như vậy là mở rộng căn cứ địa vùng núi cao của đồng bào Mông, Dao Đỏ thuộc các huyện Hoà An, Nguyên Bình, Hà Quảng, Trà Lĩnh, Bảo Lạc (Cao Bằng), Chợ Rã (Bắc Cạn), Nà Hang(Tuyên Quang), Đồng Văn, Quản Bạ, Mèo Vạc (Hà Giang). Thời gian này nhiều cán bộ vùng thấp lên tăng cường cho vùng cao. Cán bộ người Mông, Dao Đỏ được huấn luyện đào tạo. Cán bộ Trung ương lãnh đạo, kiểm tra tình hình và đi sát phong trào. Các bài ca tiếng Việt được dịch ra tiếng Mông, Dao Đỏ. Dự mít tinh với đồng bào Mông, đồng chí Văn (Võ Nguyên Giáp) sáng tác và dạy đồng bào bài hát tiếng Mông. Chỉ năm phút sau là cả cuộc mít tinh đã hát vang lừng: Thùng dè mùa Việt Minh. Thùng dè cư tì pê. Trế mua trế mua xia. Trế mua cứ tì pê. Tố Nhè tố phá kí. Trế mua cứ tì pê Dịch là: Cùng nhau một lòng vào Việt Minh - Hãy cùng nhau một lòng anh chị em ơi - Vùng lên, vùng lên thôi - Vùng đứng lên, anh chị em ơi - Đánh Nhật và đánh Pháp - Vùng đứng lên anh chị em ơi Song song với phát triển các Hội cứu quốc là tổ chức các đội tự vệ địa phương. Đến tháng 3 năm 1943 Tỉnh uỷ đã cử cán bộ quân sự đến phối hợp cùng cán bộ địa ph- ương mở lớp huấn luyện quân sự ở Lũng Dẻ (xã Trùng Khuôn, Nguyên Bình). Lớp này đào tạo cán bộ chỉ huy cho các đội võ trang chiến đấu sau này. Phong trào phát triển mạnh. Đến tháng 5 năm 1943 Đại hội Đại biểu Việt Minh các xã, các lũng đã lần lượt họp bầu ra ban Việt Minh cấp tổng như các tổng Hoàng Diệu (Lũng Lừa, Lũng Kim, Sí Liếng, Thẩm Khấu, Lũng Nặm, Lũng Dẻ, Tỉnh Dảo, Lũng Phầy), tổng Trọng Con (Bình Lãng, Tắp Ná, Thang Tả), tổng Tranh Đấu (chân núi Phya Giạ, Bắc Chợ Rã), tổng Tri Phương, tổng Lê Lợi (Thâm Trù, Tông Sâu), tổng Hi Sinh (các vùng phía đông tổng Lê Lợi), tổng Vần Dính (xung quanh núi Phya Viềng) Trên cấp xã là tổng. Trên cấp tổng là cấp châu (tương đương như huyện). Phong trào phát triển mạnh mẽ với phạm vi rộng. Tháng 7 năm 1943 Tỉnh uỷ Cao Bằng phái cán bộ lên vùng cao để kiểm tra lại phong trào quần chúng. Trước tình hình phong trào trong các dân tộc thiểu số ở đây đã phát triển khá rộng và đã được củng cố khá vững, trước yêu cầu mới của cách mạng, với tinh thần thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Tỉnh uỷ Cao Bằng quyết định lập ra khu Thiện Thuật ở những vùng núi đá cao của đồng bào các dân tộc Mông, Dao. Vùng này có địa hình hiểm trở, địch đến ta có thể đánh và giữ được an toàn. Các tổng nói trên kia chia thành hai cụm để lập ra hai châu. Châu thứ nhất là châu Chí Kiên. Đại biểu các tổng Hoàng Diệu, Trọng Con, Tri Phương, Lê Lợi về tham dự Đại hội thành lập châu và bầu Ban Việt Minh châu Chí Kiên. Đại hội do đồng chí Phạm Văn Đồng chủ toạ, họp ngày 15/9/1943 tại hang Pác Ả trên ngọn núi cao đối diện với làng Nà Ngạn (xã Trùng Khuôn - Nguyên Bình). Ban chấp hành Việt Minh châu có các uỷ viên người Mông, người Dao Đỏ, do đồng chí Xết làm chủ nhiệm. Châu thứ hai là châu Xích Long. Đại biểu các tổng vùng cao Bảo Lạc, Chợ Rã, một phần Hà Quảng về dự Đại hội để bầu Ban Việt Minh châu Xích Long. Đại hội do đồng chí Bình Dương chủ trì, họp ở Lũng Quỷ (xã Ca Thành - Bảo Lạc) ngày 20/9/1943. Ban Việt Minh châu cử đồng chí Tiến, dân tộc Mông làm chủ nhiệm. Đại hội châu Xích Long có cả đại biểu các tổng Hi Sinh, Tranh Đấu, Vần Dính tới dự. Phong trào phát triển mạnh mẽ, củng cố tổ chức được Ban Việt Minh cấp xã cao hơn là cấp tổng, cao hơn nữa là cấp châu. Đồng chí Tỉnh uỷ viên Bình Dương cùng với sự hỗ trợ của các cán bộ Trung ương (các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp ), phát huy đường lối quần chúng, đã huy động nhiều cán bộ người Tày, Nùng, Kinh vùng thấp lên củng cố tổ chức đồng bào Mông, Dao Đỏ đã trở thành căn cứ địa vững chắc. Cấp châu (như huyện) đã có cán bộ người dân tộc Mông, Dao. Cao hơn cấp châu là khu Thiện Thuật. Từ ngày 24 đến ngày 25/9/1943, Đại hội đại biểu thành lập khu Thiện Thuật, bầu ra Ban Việt Minh khu gồm 11 đồng chí, do đồng chí Kim Đao (người Mông) làm chủ nhiệm, cơ quan đặt tại Lũng Lừa (xã Trùng Khuôn, huyện Nguyên Bình). Để có cấp uỷ lãnh đạo khu Thiện Thuật, đồng chí Phạm Văn Đồng triệu tập Hội nghị đảng viên, họp ở Lũng Dẻ, lập ra chi bộ, với 4 đồng chí, do Bình Dương làm Bí thư. Trong hội nghị, chi bộ kết nạp thêm một Đảng viên người Mông (đồng chí Xinh Lý). Vậy là đã có 3 đảng viên người Mông. Bình Dương nhận nhiệm vụ trước Ban tỉnh uỷ Cao Bằng (trực tiếp là đồng chí Lã) xây dựng khu Thiện Thuật với 3 nhiệm vụ: 1. Động viên nhân dân các dân tộc ít người ở trong khu phát huy tinh thần trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, gấp rút chuẩn bị lực l- ượng mọi mặt để tiến tới khởi nghĩa vũ trang chính quyền. 2. Đoàn kết tất cả các dân tộc thành một khối vững chắc để góp phần hoàn thành sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. 3. Đẩy mạnh việc khai thông con đường Tây Tiến qua vùng núi cao các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Hà Giang liên lạc ra biên giới Trung Quốc tạo điều kiện củng cố lực lượng làm hậu thuẫn vững chắc cho cuộc khởi nghĩa sau này. Đến năm 1943, phong trào cách mạng càng lên mạnh, quân địch tiến hành rất nhiều cuộc khủng bố bằng mọi thủ đoạn dã man nhưng địch càng khủng bố đồng bào càng thắt chặt thêm hàng ngũ, cùng nhau ra sức làm tốt mọi việc của đoàn thể, quyết tâm đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng tiến lên. Chỉ thị của Ban Tỉnh uỷ được chi bộ khu và ban Việt Minh khu chấp hành nghiêm chỉnh. Do đó trong thời gian này phong trào cách mạng càng phát triển , các kho thóc bí mật không bị phát hiện, các cơ quan bí mật đều giữ được an toàn, các cơ sở quần chúng vẫn hoạt động đều đặn. Phong trào cách mạng ngày càng mở rộng không ngừng. Đặc biệt đường Tây Tiến đã được khai thông từ Tỉnh Giảo (Hoà An) lên Nặm Quét (Bảo Lạc) ra Nà Viàn (Trung Quốc). Đây là con đường (mũi thứ nhất) liên lạc giữa phong trào cách mạng trong nước với các đồng chí hoạt động cách mạng ở ngoài nước, đồng thời cũng chuyển vũ khí theo đường này về nước. Đầu năm 1944 Ban liên Tỉnh uỷ Cao Bắc Lạng được thành lập, do đồng chí Lã làm bí thư. Đồng thời Ban Việt Minh liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng cũng ra đời. Từ đấy khu Thiện Thuật được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban liên Tỉnh. Vào những ngày đầu năm 1944 đế quốc Pháp càng khủng bố gắt gao khắp tỉnh Cao Bằng. Chúng đem lính từ xa đi vây lùng các làng các lũng nhưng không có kết quả, chúng bèn lập ra một hệ thống đồn binh, đồn bang tá ở ngay các làng, các lũng bao quanh vùng núi đá căn cứ địa Lam Sơn. Cơ quan Ban liên tỉnh và các cán bộ Trung ương vẫn hoạt động an toàn tại vùng núi Lam Sơn. Cán bộ Trung ương và Tổng bộ Việt Minh vẫn ở Tỉnh Giảo chỉ đạo phong trào. Phong trào vùng thấp của tỉnh cũng như vùng cao Thiện Thuật vẫn tiếp tục phát triển và được củng cố. Đế quốc dùng thủ đoạn ra lệnh bắt dân dồn làng. Các xóm lẻ tẻ phải dồn về làng đông người, xung quang rào luỹ dầy, chỉ để một hai cổng ra vào. Thủ đoạn của chúng nhằm cắt đứt quan hệ giữa quần chúng với cán bộ cách mạng ở trên căn cứ địa. Nhưng tr- ước sau chúng đều thất bại. Chi bộ Đảng (do đồng chí Bình Dương làm bí thư) đề ra nhiều biện pháp chống khủng bố: hội viên hoặc cán bộ cơ sở bị lộ thì rút lên căn cứ địa hoạt động bí mật; tổ chức đường dây giao thông chặt chẽ hơn; tăng cường dự trữ lương thực; tuyệt đối giữ bí mật đ- ường đi lối lại; thủ tiêu phản động đầu sỏ, thành lập các đội hộ tương diệt ác Chủ trương của khu Thiện Thuật được Ban liên Tỉnh uỷ chấp nhận. Tháng 5/1944 Ban liên Tỉnh uỷ điều thêm nhiều cán bộ người Tày có nhiều kinh nghiệm công tác tăng cường cho khu Thiện Thuật. Đồng thời giao nhiệm vụ cho khu Thiện Thuật phát triển và củng cố phong trào sang Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn. Chi bộ phân công đồng chí Tô Vũ (Hoàng Đức Tuy) đã từng được Tỉnh uỷ Cao Bằng trước đây cử đi học trường quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc) về làm trưởng đoàn cán bộ sang tổng Côn Lôn (Tuyên Quang). Sau một thời gian ngắn, đoàn cán bộ do Tô Vũ đứng đầu đã tổ chức được cơ sở cách mạng quần chúng tới vùng đồng bào Mông, Dao Tiền, suốt dọc từ chân núi Phya Giạ, Bảo Lạc sang Nà Hang (Tuyên Quang). Tổ công tác do Hồng Đào (Lô Thị Khuyên) đứng đầu được phân công về tổng Tranh Đấu (Bắc Chợ Rã, Bắc Cạn và Bảo Lạc, Cao Bằng). Hồng Đào củng cố lại Ban Việt Minh các cấp xã, cấp tổng. Một đại đội vũ trang chiến đấu cấp tổng được thành lập, do một cán bộ người Mông chỉ huy. Tổ công tác Việt Hưng (Hoàng Thành Châu) được cử sang Đường Thượng và Nhiêu Lài (thuộc Hà Giang) phát triển và củng cố phong trào. Việt Hưng cũng là học sinh trường quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc) về, nên rất gan dạ, gây được uy tín cho cán bộ. Việt Hưng củng cố phong trào và mở Đại hội thành lập Ban Việt Minh tổng Nam Lai. Một tiểu đội vũ trang chiến đấu được thành lập và được huấn luyện đủ sức chiến đấu. Cuối năm 1944, chiến thắng đầu tiên của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ở Phai Khắt, Nà Ngần đã cổ vũ và củng cố thêm lòng tin của đồng bào khu Thiện Thuật. Do phong trào trong khu hoạt động mạnh mẽ nên đã khai thông mũi thứ hai của con đường Tây Tiến, thông suốt từ Hoà An (Cao Bằng) lên Phya Giạ (Bắc Cạn, Tuyên Quang) qua Hà Giang lên các triền núi cao và xuống thung lũng sâu như: Nhiêu Lài, Đ- ường Thượng, Lũng Cống, Ngải Chồ qua Na Chô Cai ra Phan Chi Hoa (Trung Quốc). Cán bộ từ nước ngoài cũng như vũ khí đạn dược theo con đường này về căn cứ địa Lam Sơn, Hoà An an toàn. Giữa tháng 3 năm 1945, Ban liên Tỉnh uỷ Cao - Bắc - Lạng triệu tập cuộc hội nghị cán bộ tại căn cứ địa Lam Sơn để phổ biến chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, thảo luận và quyết định những việc tr- ước mắt. Khu Thiện Thuật dưới sự lãnh đạo của đồng chí Phạm Văn Đồng và các đồng chí Bình Dương, Kim Đao dậy lên một khí thế mới, cán bộ đón đường thuyết phục tàn quân Pháp quay lại cộng tác đánh Nhật hoặc vận động họ nộp vũ khí cho cách mạng. Khắp nơi trong khu Thiện Thuật nổi lên lập chính quyền cách mạng cấp xã, cấp châu. Các đội vũ trang chiến đấu của khu trực diện đánh thắng quân Nhật ở Gia Bằng (Nguyên Bình), Tráng Kìm và cầu Cán Tỉ (Đường Thượng Hà Giang) tiêu diệt các toán thổ phỉ lớn ở Tặc Tẻ và Háng Tháng (Thông Nông, Cao Bằng). Trên đường từ Pác Bó tới Tân Trào, Bác Hồ có dừng chân ở căn cứ địa Lam Sơn mười ngày họp cùng Ban liên Tỉnh uỷ Cao - Bắc - Lạng và đoàn cán bộ Trung ương do đồng chí Hoàng Quốc Việt dẫn đầu đã có mặt cả các đồng chí Phạm Văn Đồng, Lã, Bình Dương Mọi người đều được phân công khẩn trương đi về các ngả chuẩn bị chớp thời cơ khởi nghĩa. Đồng chí Phạm Văn Đồng đi Tân Trào. Từ đây, nhiệm vụ cách mạng của khu Thiện Thuật đã hoàn thành. Nhân dân các dân tộc khu Thiện Thuật đã hoà vào khối đoàn kết lớn các dân tộc vùng cao, vùng thấp các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Hà Giang cùng nhau ra sức xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân. Đồng chí Bình Dương, người cán bộ Tày trên vùng dân tộc Mông, theo sự phân công của Ban liên Tỉnh uỷ Cao - Bắc - Lạng trở về Tỉnh uỷ Cao Bằng nhận nhiệm vụ mới. Cao Bằng, tháng 4 năm 2006 TÀI LIỆU THAM KHẢO Khu Thiện Thuật. Ban nghiện cứu lích sử Đảng KTT Việt Bắc. NXB Việt Bắc 1972. Bác Hồ về nước. Tập hồi ký nhiều tác giả. NXB Văn Học. 1995. . CÁN BỘ NGƯỜI TÀY TRÊN VÙNG DÂN TỘC MÔNG Triều Ân, Dương Sách Hoàng Lâm Giang Trong tập hồi ký “Đầu nguồn” (NXB Văn Học, 1975) đồng chí Đặng Văn Cáp, một cán bộ bí mật Trung. của người cán bộ Tày Bình D- ương, đồng bào vùng cao nương rẫy được hiểu rõ và chịu ảnh hưởng tích cực của đồng bào vùng thấp Tày, Nùng, Kinh Đồng chí Bình Dương là một trong những cán bộ Tày. Bạ, Mèo Vạc (Hà Giang). Thời gian này nhiều cán bộ vùng thấp lên tăng cường cho vùng cao. Cán bộ người Mông, Dao Đỏ được huấn luyện đào tạo. Cán bộ Trung ương lãnh đạo, kiểm tra tình hình và