1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHỮNG NGÀY BÁC HỒ Ở CHIÊM HOÁ

4 156 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 141,41 KB

Nội dung

NHỮNG NGÀY BÁC HỒ Ở CHIÊM HOÁ Hoàng Thị Đan Chiêm Hoá là một huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang. Nơi đây có nhiều dân tộc cùng chung sống, đông nhất là dân tộc Tày, sau đến người Kinh, Nùng, Dao. Đồng bào các dân tộc ở đây có truyền thống đoàn kết, giàu lòng nhân ái, yêu nước, dũng cảm đấu tranh hống cường quyền, áp bức và giặc ngoại xâm, cần cù sáng tạo trong lao động và có đời sống tinh thần khá phong phú độc đáo. Tổ chức cơ sở cách mạng đầu tiên được hình thành ở Chiêm Hoá, đó là chi bộ Đảng mỏ than Đầm Hồng (xã Ngọc Hội) thành lập ngày 20/3/1940. Từ đó, các cơ sở cách mạng khác lần lượt ra đời từ thị trấn Chiêm Hoá đến các xã, lãnh đạo nhân dân sẵn sàng giành chính quyền từ tay phát xít Nhật. Ngày 16/4/1945, đội giải phóng quân do hai đồng chí Trần Kiên và Trần Hồ từ Chợ Đồn đánh chiếm Đài Thị, Đầm Hồng và các xã khác cùng huyện lỵ Chiêm Hoá lúc đó gọi là châu Khánh Thiện. Ch ính quy ền m ới đ ư ợc thành lập. Từ đó Chiêm Hoá trở thành vùng tự do nối liền với các huyện Na Hang ở phía bắc, Hàm Yên, Sơn Yên, Sơn Dương ở phía Nam tạo thành một dải thống nhất tới vùng Định Hoá Thái Nguyên ngày nay. Tháng 5/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng từ Cao Bằng chuyển về Tân Trào huyện Sơn Dương trực tiếp chỉ đạo cuộc tổng khởi nghĩa toàn quốc. Trên đường từ Bắc Kạn qua Chiêm Hoá, Bác cùng đoàn cán bộ đã dừng chân nghỉ tại thôn Pắc Hóp (xã Kim Phú huyện Chiêm Hoá) sau đó xuôi về Sơn Dương. Nhân dân các dân tộc ở đây đã hết lòng bảo vệ Bác, bảo vệ cán bộ cách mạng. Từ ngày chính quyền mới thành lập, nhân dân các dân tộc ở Chiêm Hoá đoàn kết một lòng ủng hộ cách mạng xây dựng cuộc sống mới. Các phong trào thi đua tăng gia sản xuất chống đói, thành lập các đội tự vệ, luyện tập quân sự, mua công trái kháng chiến, hưởng ứng “Tuần lễ vàng”, xây dựng cuộc sống thực sự dân chủ vùng tự do ph át tri ển m ạnh m ẽ. Quân dân Chiêm Hoá cùng với bộ đội giải phóng quân đã đánh tan mọi dã tâm xâm chiếm lại vùng căn cứ địa kháng chiến của quân Nhật v ào tháng 6/1945, quân Pháp v ào tháng 11/1947 cùng các thế lực phản động ở địa phương m ới ngóc đầu như Nam Dương Hoa kiều hội nh ằm giữ vững chính quyền cách mạng non trẻ. Từ năm 1947, nhi ều cơ quan của Trung ương Đảng và Chính phủ đã di chuyển lên Chiêm Hoá làm việc như: Văn phòng thủ tướng, Ban ATK, Cơ quan Tổng bộ Việt Minh, Bộ Nội Vụ, Bộ Tư Pháp, Bộ Nội thương, Bộ Giáo Dục, Trường công an, Trường Nguyễn Ái Quốc, Sở in tiền của Bộ Tài chính, Ban nông vận Trung ương, Trường Đại học Y khoa, các bệnh viện như Bệnh viện A (nay là bệnh viện Việt Đức), Bệnh viện Bạch Mai, đơn vị không quân H40, cơ sở quân nhu, cơ sở an dưỡng, Đặc biệt, nhi ều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước c ùng h àng lo ạt nh ân s ĩ ỉt í th ức y êu n ư ớc đã sống và làm việc tại Chiêm Hoá như: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trần Đức Thắng, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phan Anh, Tôn Thất Tùng, Hồ Đ ắc Di, Trần Duy Hưng, Nguyễn Văn Huyên, Vũ Đình Hoè, Đồng bào các dân tộc ở Chiêm Hoá còn in đậm trong tâm trí những kỉ niệm sáng đẹp về mối quan hệ giữa các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước với chính quyền và nhân dân địa phương trong hoàn cảnh thiếu thốn, gian khổ gay go của cuộc kháng chiến. Lòng dân và núi rừng Chiêm Hoá hoà làm một tạo thành một chiến luỹ kiên cố che chở, nuôi dưỡng các cơ quan đầu não của chính quyền nước Việt Nam dân chủ cộng hoà còn non trẻ. Ngược lại, các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã đem đến cho đồng bào các dân tộc nơi đây một sinh khí mới của một chế độ dân chủ nhân dân mà trước đó ở rừng núi heo hút này chưa từng có. Riêng hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh đã khắc sâu trong lòng đồng bào các dân tộc nơi đây, bởi những ngày Người đến làm việc tại Chiêm Hoá đ ã gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, được khắc ghi trong những trang sử của cách mạng Việt Nam. Đó là: tháng 2/1951 để chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc l ần thứ 2, Bác đến xã Kim Bình (nay là xã Vinh Quang huyện Chiêm Hoá) từ ngày 5/2/1951 (tức ngày 29 Tết năm Tân Mão). Sáng 6/2/1951 Bác đến chúc Tết các vị Bộ trưởng, sau đó chúc Tết đồng bào địa phương và đồng bào cả nước cùng kiều bào nước ngoài. Thơ chúc Tết năm đó bác viết: Ngày này kháng chiến đã năm xuân Nhiều xuân thắng lợi càng gần thành công Toàn dân hăng hái một lòng Thi đua chuẩn bị tổng phản công kịp thời Ngày 7/2/1951, Bác chủ toạ phiên họp Hội đồng Chính phủ tại địa phương. Từ ngày 11 đến ngày 19/2/1951 là thời gian tiến hành Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai. Trong đại hội này, Bác đã trình bày một bản báo cáo chính trị rất quan trọng nêu lên tình hình quốc tế và trong nước cùng với nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam. Cũng trong Đại hội này, người được bầu làm Chủ tịch Đ ảng mới được đổi tên l à Đ ảng Lao động Việt Nam. Ngay sau l ời khai mạc, Bác đã thay mặt Trung ương Đảng và đồng bào cả nước gửi lời cảm ơn nhân dân địa phương, tặng nhân dân địa phương một bức thêu. Bức thêu này hiện còn lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Trong lời cảm ơn, Bác nêu rõ sự đóng góp của nhân dân Chiêm Hoá trong vi ệc chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần này là: “vật liệu lấy ở xung quanh, đã dùng trên 100 cây mí, một vạn cây mai, 10 vạn cây nứa, 8 vạn lá cọ, 500m 3 gỗ xẻ, đắp trên 3000m 3 đất làm nền nhà, đường đi, hầm tránh máy bay, đã dùng trên 7000 công chuyên môn và hơn một vạn nhân công, ….” Cán bộ và nhân dân các dân tộc ở Chiêm Hoá hết sức xúc động trước cốt cách đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của Bác. Mặc dù bận trăm công nghìn việc - những việc trọng đại của kháng chiến ma Bác phải gánh vác trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ của cuộc kháng chiến - Bác vẫn không quên b ất c ứ chi ti ết n ào v ề nh ững đóng góp của nhân dân địa phương. Ngay sau Đại hội, Bác tham dự cuộc họp của Ban chấp hành của trung ương Đảng Lao Động Việt Nam, sắp xếp bọ máy của Đảng, điều động cán bộ của Đảng và chuẩn bị cho Đảng ra hoạt động công khai. Những ngày Bác Hồ làm việc tại Chiêm Hoá còn được ghi lại bởi các sự kiện chính trị lớn khác như: Ngày 3/3/1951, Bác đến dự Đại hội toàn quôc thống nhất Việt Minh Liên Việt tại Chiêm Hoá. Đây là đại hội của khối đai đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo được củng cố và tăng cường. Ngày 1/5/1951, Bác đến dự và nói chuyện tại lễ khai mạc liên hoan chiến sĩ thi đua va cán bộ gương mẫu toàn quốc tại xã Kiên Đài (Chiêm Hoá). Đại hội này đã tuyên dương 7 anh hùng đàu tiên của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là c ác anh hùng Nguyễn Quốc Trị, La Văn Cầu, Hoàng Hanh, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia khảm và Trần Đại Nghĩa. Năm 1953, cũng tại Kiên Đài, Bác đã chủ trì đại hội kháng chiến toàn quốc, bàn về thu thuế nông nghiệp, cung cấp lương th ực cho công nhân, nhân viên và bộ đội. Bác còn đến làm việc ở Chiêm Hoá rất nhiều ngày trước và sau các sự kiện trên nhưng vì yêu cầu giữ bí mật nên không được ghi chép lưu giữ, nhưng trên khắp mọi nẻo đường, cánh rừng, bản làng trong huỵ ện Chiêm Hoá (căn cứ cách mạng ng ày đó) cho đến ngày nay vẫn còn in đậm trong tâm khảm người dân nơi đây hình bóng vị cha già dân tộc. Với lòng biết ơn đối với cách mạng, lòng biết ơn đối với vị lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhân dân các dân tộc huyện Chiêm Hoá đã hăng hái phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị trong một giai đoạn cách mạng vẻ vang - kháng chiến kiến quốc - giữ vững vùng an toàn khu Việt Bắc, cho đến ngày kháng chiến thành công. . Những ngày Bác Hồ làm việc tại Chiêm Hoá còn được ghi lại bởi các sự kiện chính trị lớn khác như: Ngày 3/3/1951, Bác đến dự Đại hội toàn quôc thống nhất Việt Minh Liên Việt tại Chiêm Hoá. . NHỮNG NGÀY BÁC HỒ Ở CHIÊM HOÁ Hoàng Thị Đan Chiêm Hoá là một huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang. Nơi đây có nhiều dân. cơ sở cách mạng đầu tiên được hình thành ở Chiêm Hoá, đó là chi bộ Đảng mỏ than Đầm Hồng (xã Ngọc Hội) thành lập ngày 20/3/1940. Từ đó, các cơ sở cách mạng khác lần lượt ra đời từ thị trấn Chiêm

Ngày đăng: 13/08/2015, 00:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w